What's new

Hữu tình Côn Sơn

Hữu tình Côn Sơn

Côn Sơn có suối, nước chảy rì rầm làm đàn cầm
Côn Sơn có đá, mưa xối rêu xanh đậm, ta lấy làm chiếu thảm
Trong núi có thông, muôn dặm rờn biếc một vùng, ta tha hồ nghỉ ngơi
Trong rừng có trúc, ngàn mẫu in biếc lục, ta tha hồ ngâm nga bên gốc...

Côn Sơn tức núi Kỳ Lân, hay tên dân gian quen gọi núi Hun, cao gần 200m, dài trên 1km, nay thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Phía Bắc giáp núi Ngũ Nhạc, cao 238m, trên đỉnh có miếu thờ thần gọi là Ngũ Nhạc Linh Từ, phía tây tiếp nối núi U Bò, có một thung lũng xanh tươi, những mái nhà tranh ẩn hiện trong lũy tre lang. Phía Đông là chùa và hồ Côn Sơn. Hướng Đông Bắc có một quả núi hình hoa sen quanh năm tươi tốt có tên là Bài Vọng nơi để di hài Phi Khanh, cha của Nguyễn Trãi. Phía Nam là xóm núi Tiên Sơn và bãi giẽ thanh hoa tương truyền do bà Trần Nguyên Đán trồng. Chùa Côn Sơn, tục gọi là chùa Hun, được dựng vào thế kỷ 13, đến thế kỷ 17, 18 đã được trùng tu mở rộng và mấy năm gần đây được tôn tạo lại. Chùa được kiến trúc 83 gian, có 385 pho tượng, trong đó có những tượng cao 2-3 mét. Quanh chùa co 14 bia đá từ thời Hậu Lê. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã dừng chân bên suối và đọc văn bia công đức Côn Sơn vào một ngày xuân (15-2-1965). Sau chùa là nhà tổ, trong có tượng thờ quan tư đồ phụ chính Trần Nguyên Đán cùng ba vị tổ: Trần Nhân Tông - người sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Việt Nam; rồi đến Pháp Loa và Huyền quang. Vị tam tổ Huyền Quang, theo điển tích, đã giữ được tấm gương lòng sắc sắc - không không, vượt qua thử thách dục tình của cung nữ Điểm Bích. Người được vua Anh Tôn cử đến kiểm nghiệm xem sư Huyền Quang có ức chế được tình dục hay không? Sau khi sư tổ viên tịch, vua Trần Minh Tôn cho xây tháp cho sư phía sau chùa Côn Sơn gọi là Tháp Huyền Quang hay Đăng Minh bảo tháp, bên Thanh Hư động nổi tiếng. Ngày mất của ông cũng được lấy làm ngày hội mùa xuân Côn Sơn (22-1 Âm lịch).

Thắp xong tuần hương ở nhà thờ tổ, mời bạn bắt đầu hành trình lên bàn cờ
Tiên - cũng là đỉnh Côn Sơn. Hơn 900 bậc đá xếp uốn lượn qua các đồi thông rì rào lọc nắng, gió lồng lộng thổi quần quít vị hương ngai ngái nồng của thông mã vị.. Trên đỉnh là khu đất bằng phẳng còn nền di tích của một kiến trúc cổ hình chữ công. Bốn phía trập trùng đồi cây, mênh mông sông nước Lục Đầu Giang, ngửa mặt lên thăm thẳm trời xanh, bạn sẽ thấy khoáng đạt tầm mắt, mở mang tâm hồn, cảm nhận được thanh khí thiên nhiên, dễ dàng tìm được mình trong cõi hư vô.. Xa thêm nữa về hướng Đông - Bắc, theo đường núi 5 km, len lỏi qua thung lũng xanh tươi, êm đềm làng quê, bạn sẽ đến thăm đền Kiếp Bạc - một di tích lịch sử nổi tiếng - nơi lưu giữ nhiều vật tích quý báu cùng biết bao truyền thuyết ly kỳ về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Do một sự trùng hợp ngẫu nhiên, bắt đầu hội Kiếp Bạc (16-8 Âm lịch) là ngày mất của Nguyễn Trãi thì kết thúc hội là ngày mất của Trần Hưng Đạo (20-8 Âm lịch). Mấy năm gần đây, hội Côn Sơn - Kiếp Bạc đã trở thành một dịp lễ hội lớn, thu hút rất nhiều khách thập phương trong nước và ngoài nước.

Sáu thế kỷ trước, Côn Sơn như Cảnh thần tiên hiện dưới ngòi bút của Phi Khanh: "Khói đầu non, ràng ngoài đảo, gấm vóc phô bày. Hoa dọc suối, cỏ ven rừng, biếc hồng phất phới.." Giờ đây, quan năm tháng phôi phai, thiên nhiên môi trường ở đây đang xuống cấp đến mức báo động. Do rừng phòng hộ đầu nguồn bị chặt phá nhiều nên lượng nước trong suối hầu như cạn kiệt, chỉ còn biết trông chờ vào nước mưa trời ban. Trông dòng suối trơ đá, rác thải và đồ ăn thừa mà đau lòng. Hồ Côn Sơn cũng đang khát nước, lượng nước hiện đủ để tồn tại một cái đầm. Rừng thông vẫn còn nhưng trúc thì đã bị tuyệt diệt? Việc quản lý còn lỏng lẻo để một số người vẫn chăn trâu bò, kiếm củi trong di tích.

Dù cảnh quan đã đổi thay, con người cũng trở nên vô tình với thiên nhiên hơn, nhưng hồ xưa khí thiêng vẫn còn đó, Côn Sơn vẫn đang mơ ước đến ngày mai sẽ, ".. có bóng mát để nghỉ, chổ vắng để ngồi, mùi thơm để ngửi, sắc đẹp để xem. Phàm những hình ảnh trong mát, tiếng suối reo xa với mà hư không, sâu thẳm mà yên lặng, hợp với tai mắt và tâm hồn người ta ở đây có đủ cả...
 
Bác QUOCBAO nhớ trích dẫn nguồn nha
Ai lại copy và paste nhưng chả nói giề làm em cứ tưởng bác viết.....
 
Trông cảnh đẹp thế nhưng các bác thử thuê phòng ở gần hồ mấy ngày nồm xem. Nước ướt sũng cả tường, trần, nền và ở lâu cũng sẽ đau người phết.
Túm lại sẽ chẳng làm được gì :LL
 
TRONG LŨNG CÔN SƠN

Mở trường trong lũng Côn Sơn
Không dây mực cũng sim vờn tím tay
Tan trường mây rủ cùng mây
Học trò bay với bướm bay ngang đèo

Côn Sơn ấm tiếng thông reo
Phong tình cỏ sắc phong lưu gió ngàn
Suối Côn Sơn vọng tiếng đàn
Tiếng con chim cuốc thời gian đong đầy
 
Chỉ dẫn Thắng cảnh Côn Sơn:

IMG_1551_1.jpg


IMG_1512.JPG


IMG_1526.JPG


IMG_1554.JPG
 
Last edited:
Côn Sơn, ngẫm thế sự:

Ngẫm thế sự bời bời ngán nỗi,
Cuộc tang thương biến đổi khôn lường,
Oan khiên một giấc mơ màng,
Viếng đời gọi có mấy hàng hôm nay...
(Hehe, thơ modify chuyện Tam Quốc)

Chùa Côn Sơn:
IMG_1556_1.jpg


IMG_1490.jpg


Đường lên Bạch Vân am:
IMG_1499.jpg


Quần thể chùa:
IMG_1529_1.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,305
Bài viết
1,174,980
Members
192,029
Latest member
shopdenled9
Back
Top