ÂM NHẠC KHÔNG KHOẢNG CÁCH
Tổng hợp video hòa nhạc đường phố:
http://ouo.io/rFvhhK
Trong buổi nói chuyện chuyên đề “Quản trị cuộc đời” diễn giả Giản Tư Trung có đề cập đến nhiều lý do dẫn đến bạo lực (nhất là bạo lực học đường), tệ nạn xã hội, hủy hoại môi trường… ngày nay nhưng cơ bản nhất chính là do sự vô cảm và thiếu hiểu biết của con người “Chuyện mà học sinh đánh nhau thì nước nào cũng có, thời nào cũng có, chẳng có gì lạ. Cái lạ nằm ở sự vô cảm, người ta giật mình vì tại sao ở thời bình này, ở cái thời “văn minh” này mà con người dửng dưng, thấy bình thường, thậm chí đứng xem như là…. xem phim. Từ hiện tượng này tôi nhớ đến một câu nói nổi tiếng mà tôi đã đọc được ở đại sảnh của một trường cấp 2 trong một chuyến khảo cứu các trường phổ thông ở nước ngoài, đó là “Thế giới là một nơi nguy hiểm, không phải vì những kẻ gây ra tội ác, mà là vì những con người chỉ đứng nhìn và chẳng làm gì cả”. Sự cằn cỗi trong tâm hồn, cộng với sự còi cọc của trí tuệ và sự thiếu thốn tinh thần là những nguyên nhân dẫn tới sự vô cảm, khiến người ta bon chen, chụp giựt… Có nhiều nguyên liệu để chế biến “thức ăn” cho con người có tâm hồn, nhưng có một thứ rất quan trọng là văn học và nghệ thuật”.
Ông nhấn mạnh rằng văn học cùng với sáu loại hình nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, vũ kịch (khiêu vũ và sân khấu), kiến trúc, điện ảnh…sẽ góp phần bồi dưỡng, nâng cao thẩm mỹ lẫn tâm hồn nhưng quan trọng là đọc cái gì? Nghe cái gì? Xem cái gì?
Vì vậy tôi dành thời gian tìm hiểu đời sống âm nhạc trong cuộc sống thường nhật của người dân lúc đặt chân đến châu Âu – nơi mà âm nhạc cổ điển đã phát triển vượt bậc hàng thế kỷ, nơi mà không chỉ các khán phòng hòa nhạc mà khắp phố phường đều vang lên giai điệu, tiếng đàn, lời ca.
Ở xứ sở hoa tulip Hà Lan tuy không có nhiều nghệ sỹ đường phố như các nước khác nhưng tôi lại dễ dàng tìm thấy cây đàn piano: tại nhà trọ (hostel) Shelter City, thư viện trung tâm Amsterdam… Chỗ đặt cây đàn piano ở nhà trọ là nơi mọi người quây quần mỗi tối để đàn, hát các tiết mục “cây nhà lá vườn” nhưng được đầu tư khá kỹ lưỡng. Đó cũng là dịp để từng bạn đại diện cho mỗi nước có thể lên biểu diễn các tác phẩm âm nhạc của quốc gia mình. Tôi thực sự ngạc nhiên vì điểm chung của tất cả các bạn ở đây dù là sinh viên hay giáo viên, kỹ sư… thì họ đều là dân đi du lịch bụi như tôi nhưng hầu như ai cũng có khả năng chơi ghi ta, piano. Tôi cảm thấy mình may mắn vì trước đây có tìm hiểu đôi chút về âm nhạc để có thể trao đổi kiến thức với các bạn cũng như tự tin hơn khi chơi một nhạc phẩm Việt lúc tới lượt mình.
Tôi đặt chân đến Antwerp – thủ phủ kim cương của Bỉ - đúng lúc có một đoàn các em học sinh, giáo viên cầm cờ, đánh trống, thổi kèn đang từ từ tiến vào khu vực trung tâm của ga. Tiết mục này được duy trì đều đặn mỗi sáng chủ nhật. Tôi vô cùng thích thú khi đứng xem họ biểu diễn, liên tưởng đến hình ảnh chào cờ, nghi thức Đội ở Việt Nam.
Buổi biểu diễn hòa tấu nhạc cổ điển ngoài trời tại Quảng trường Lớn_Bruges_Bỉ
Nhưng Paris mới thực sự là nơi âm nhạc vang lên rộn rã khắp mọi nẻo đường. Âm nhạc đường phố gần như là một nét văn hóa đặc trưng của thủ đô hoa lệ này. Họ tự hào đề biển “Âm nhạc giữa lòng đất” (Music Paris Underground) ở lối đi xuống tàu điện ngầm và mỗi ngày trôi qua tôi lại bắt gặp nhiều nghệ sỹ với những nhạc cụ cực kỳ đa dạng: đàn cello, vĩ cầm (violin), đàn viola, các loại sáo, kèn clarinet, đàn accordion, ghi ta, trống hang…
Theo lời một bạn thì âm nhạc đường phố còn là cách để sinh viên nhạc viện như bạn thực tập, rèn luyện bản lĩnh sân khấu, có nhiều thời gian để nói chuyện với mọi người về cái hay, cái đẹp của loại hình âm nhạc cổ điển. Đó là một “sân khấu” có thể có ở bất cứ thời điểm nào, bất cứ nơi nào và công chúng sẽ là những vị giám khảo đầu tiên.
Không chỉ ở các ga trung tâm, các điểm tham quan nổi tiếng như tháp Eiffel, nhà thờ Đức Bà, dọc hai bờ sông Seine… mà ở bất kỳ góc nào, thậm chí là ngay trên metro, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp cũng như có cơ hội thưởng thức các tiết mục của nghệ sỹ đường phố hoặc có thể là chính bạn trong lúc cao hứng bất chợt, tạt vào “mượn tạm” cây đàn dương cầm đặt ở góc quán cà phê nào đó để đem hết trọn vẹn cảm xúc với Paris vào các tác phẩm, sợ rằng nếu để đến ngày mai hoặc trở về nhà thì sẽ không còn nguyên vẹn nữa…
Ca sĩ và khán giả cùng hát theo những bài hát tiếng Anh truyền thống ở đồi Montmatre_Paris_Pháp
Tôi chợt nghĩ rằng nếu như không có những nghệ sỹ “hát rong” này thì chắc là Paris sẽ bớt đi lãng mạn bởi sự hòa quyện giữa âm nhạc, cảnh sắc, đất trời và các công trình kiến trúc tuyệt mỹ. Dù là vì lý do gì đi nữa nhưng những nghệ sỹ này đã đứng ở thì chủ động: mang không khí tràn ngập âm nhạc đến thật gần công chúng, biến những giai điệu cổ điển trở thành hơi thở quen thuộc của cuộc sống hàng ngày – điều mà chỉ khi đi xa Paris rồi bạn mới thực sự thấy nhớ, thấy thiếu…
Tôi đặt ra kế hoạch đến Barcelona (Tây Ban Nha) bởi thông tin về dự án “Play Me – I’m Yours” trên trang web www.streetpianos.com cập nhật rằng có đến 24 điểm trong thành phố này được đặt piano ở những nơi công cộng. Đây là dự án được khởi xướng bởi nghệ sỹ Luke Jerram: đặt những cây đàn piano tại những nơi công cộng như công viên, quảng trường, trạm xe buýt, chợ, phà… để cho tất cả mọi người có thể thư giãn, chơi bất cứ lúc nào. Dự án này rất thành công và nhận được sự cổ vũ nhiệt liệt của giới truyền thông lẫn đông đảo người dân khắp nơi.
Dự án Play me Im Yours ở Barcelona_Tây Ban Nha_Ảnh streetpianos.com
Không phát triển âm nhạc đường phố như ở Paris nhưng tại các thành phố ở Ý, người ta dễ dàng bắt gặp những anh chàng ăn vận trang phục thời Phục Hưng mời mua vé những vở diễn opera rất phổ biến.
Tôi cứ tiếc hoài khi ở những nơi được xem là cái nôi của âm nhạc hàn lâm mà không thể mua được vé để vào xem hòa nhạc ở Paris (Pháp) hay vở diễn opera ở Venice, Florence (Ý) với mong muốn cảm nhận trọn vẹn hơn không khí âm nhạc khi mình tìm hiểu. Tùy quy mô chương trình mà giá vé dao động từ 70 đến 300 euro và thường được bán hết từ trước ngày biểu diễn 6 tháng đến 1 năm.
Bù lại thì bạn cũng sẽ dễ dàng bắt gặp những biển quảng cáo khá nhỏ bên đường giới thiệu những buổi hòa nhạc cá nhân nhưng khá chuyên nghiệp của các nghệ sỹ trẻ với giá mềm hơn (15 euro) khi đặt chân đến Rome (Ý).
Hoạt động tương tự như thế này cũng được Nhóm bạn yêu nhạc cổ điển Sài Gòn duy trì nhiều năm qua với mong muốn nhân rộng hơn sự quan tâm đến thể loại nhạc “kén người nghe” này, thành phần tham gia là các bạn trẻ đang học tập và làm việc tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh, vé tham dự là hoàn toàn miễn phí.
Buổi diễn định kỳ của Nhóm bạn yêu nhạc cổ điển Sài Gòn
Tuy có nhiều khó khăn nhưng Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh thường xuyên phối hợp với Nhà hát Thành phố để duy trì đều đặn hằng tháng những buổi hòa nhạc cổ điển ở mức giá vừa phải nhưng lượng khán giả đến xem vẫn chưa nhiều.
Bên cạnh đó, Nhạc viện cũng tổ chức những lớp học năng khiếu ngoài giờ kết hợp biểu diễn cuối khóa cho học viên, tạo điều kiện nâng cao thẩm mỹ âm nhạc cho người dân. Một số nhạc sỹ, giảng viên cũng nỗ lực mang âm nhạc cổ điển đến gần với công chúng nhằm thay đổi cách nhìn, nhận thức thông qua chương trình “Tiếng dương cầm hát” tổ chức hàng năm với thông điệp: “Loại hình âm nhạc cổ điển hay còn gọi nôm na là nhạc hàn lâm không có gì xa lạ. Thói quen giới trẻ nghe nhạc hiện nay đang có xu hướng nghe theo trào lưu, theo mốt và thiếu hướng dẫn để chọn lọc. Đa số chỉ biết tới những thể loại nhạc dễ dãi, chóng qua và chỉ một thiểu số còn gắn với các giai điệu du dương, tinh tế, có ý nghĩa mang tính giáo dục cao…”
Nhưng chỉ với nỗ lực phía Nhạc viện, các cá nhân thôi thì vẫn chưa đủ mà còn đòi hỏi sự chung tay, ủng hộ hết mình của cả cộng đồng, công chúng khán giả lẫn các cơ quan chức năng và giới truyền thông.
Còn bạn? Hãy bắt đầu là những người ủng hộ mạnh mẽ dòng nhạc này nhé!
Tổng hợp video hòa nhạc đường phố:
http://ouo.io/rFvhhK
Trong buổi nói chuyện chuyên đề “Quản trị cuộc đời” diễn giả Giản Tư Trung có đề cập đến nhiều lý do dẫn đến bạo lực (nhất là bạo lực học đường), tệ nạn xã hội, hủy hoại môi trường… ngày nay nhưng cơ bản nhất chính là do sự vô cảm và thiếu hiểu biết của con người “Chuyện mà học sinh đánh nhau thì nước nào cũng có, thời nào cũng có, chẳng có gì lạ. Cái lạ nằm ở sự vô cảm, người ta giật mình vì tại sao ở thời bình này, ở cái thời “văn minh” này mà con người dửng dưng, thấy bình thường, thậm chí đứng xem như là…. xem phim. Từ hiện tượng này tôi nhớ đến một câu nói nổi tiếng mà tôi đã đọc được ở đại sảnh của một trường cấp 2 trong một chuyến khảo cứu các trường phổ thông ở nước ngoài, đó là “Thế giới là một nơi nguy hiểm, không phải vì những kẻ gây ra tội ác, mà là vì những con người chỉ đứng nhìn và chẳng làm gì cả”. Sự cằn cỗi trong tâm hồn, cộng với sự còi cọc của trí tuệ và sự thiếu thốn tinh thần là những nguyên nhân dẫn tới sự vô cảm, khiến người ta bon chen, chụp giựt… Có nhiều nguyên liệu để chế biến “thức ăn” cho con người có tâm hồn, nhưng có một thứ rất quan trọng là văn học và nghệ thuật”.
Ông nhấn mạnh rằng văn học cùng với sáu loại hình nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, vũ kịch (khiêu vũ và sân khấu), kiến trúc, điện ảnh…sẽ góp phần bồi dưỡng, nâng cao thẩm mỹ lẫn tâm hồn nhưng quan trọng là đọc cái gì? Nghe cái gì? Xem cái gì?
Vì vậy tôi dành thời gian tìm hiểu đời sống âm nhạc trong cuộc sống thường nhật của người dân lúc đặt chân đến châu Âu – nơi mà âm nhạc cổ điển đã phát triển vượt bậc hàng thế kỷ, nơi mà không chỉ các khán phòng hòa nhạc mà khắp phố phường đều vang lên giai điệu, tiếng đàn, lời ca.
Ở xứ sở hoa tulip Hà Lan tuy không có nhiều nghệ sỹ đường phố như các nước khác nhưng tôi lại dễ dàng tìm thấy cây đàn piano: tại nhà trọ (hostel) Shelter City, thư viện trung tâm Amsterdam… Chỗ đặt cây đàn piano ở nhà trọ là nơi mọi người quây quần mỗi tối để đàn, hát các tiết mục “cây nhà lá vườn” nhưng được đầu tư khá kỹ lưỡng. Đó cũng là dịp để từng bạn đại diện cho mỗi nước có thể lên biểu diễn các tác phẩm âm nhạc của quốc gia mình. Tôi thực sự ngạc nhiên vì điểm chung của tất cả các bạn ở đây dù là sinh viên hay giáo viên, kỹ sư… thì họ đều là dân đi du lịch bụi như tôi nhưng hầu như ai cũng có khả năng chơi ghi ta, piano. Tôi cảm thấy mình may mắn vì trước đây có tìm hiểu đôi chút về âm nhạc để có thể trao đổi kiến thức với các bạn cũng như tự tin hơn khi chơi một nhạc phẩm Việt lúc tới lượt mình.
Tôi đặt chân đến Antwerp – thủ phủ kim cương của Bỉ - đúng lúc có một đoàn các em học sinh, giáo viên cầm cờ, đánh trống, thổi kèn đang từ từ tiến vào khu vực trung tâm của ga. Tiết mục này được duy trì đều đặn mỗi sáng chủ nhật. Tôi vô cùng thích thú khi đứng xem họ biểu diễn, liên tưởng đến hình ảnh chào cờ, nghi thức Đội ở Việt Nam.
Buổi biểu diễn hòa tấu nhạc cổ điển ngoài trời tại Quảng trường Lớn_Bruges_Bỉ
Nhưng Paris mới thực sự là nơi âm nhạc vang lên rộn rã khắp mọi nẻo đường. Âm nhạc đường phố gần như là một nét văn hóa đặc trưng của thủ đô hoa lệ này. Họ tự hào đề biển “Âm nhạc giữa lòng đất” (Music Paris Underground) ở lối đi xuống tàu điện ngầm và mỗi ngày trôi qua tôi lại bắt gặp nhiều nghệ sỹ với những nhạc cụ cực kỳ đa dạng: đàn cello, vĩ cầm (violin), đàn viola, các loại sáo, kèn clarinet, đàn accordion, ghi ta, trống hang…
Theo lời một bạn thì âm nhạc đường phố còn là cách để sinh viên nhạc viện như bạn thực tập, rèn luyện bản lĩnh sân khấu, có nhiều thời gian để nói chuyện với mọi người về cái hay, cái đẹp của loại hình âm nhạc cổ điển. Đó là một “sân khấu” có thể có ở bất cứ thời điểm nào, bất cứ nơi nào và công chúng sẽ là những vị giám khảo đầu tiên.
Không chỉ ở các ga trung tâm, các điểm tham quan nổi tiếng như tháp Eiffel, nhà thờ Đức Bà, dọc hai bờ sông Seine… mà ở bất kỳ góc nào, thậm chí là ngay trên metro, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp cũng như có cơ hội thưởng thức các tiết mục của nghệ sỹ đường phố hoặc có thể là chính bạn trong lúc cao hứng bất chợt, tạt vào “mượn tạm” cây đàn dương cầm đặt ở góc quán cà phê nào đó để đem hết trọn vẹn cảm xúc với Paris vào các tác phẩm, sợ rằng nếu để đến ngày mai hoặc trở về nhà thì sẽ không còn nguyên vẹn nữa…
Ca sĩ và khán giả cùng hát theo những bài hát tiếng Anh truyền thống ở đồi Montmatre_Paris_Pháp
Tôi chợt nghĩ rằng nếu như không có những nghệ sỹ “hát rong” này thì chắc là Paris sẽ bớt đi lãng mạn bởi sự hòa quyện giữa âm nhạc, cảnh sắc, đất trời và các công trình kiến trúc tuyệt mỹ. Dù là vì lý do gì đi nữa nhưng những nghệ sỹ này đã đứng ở thì chủ động: mang không khí tràn ngập âm nhạc đến thật gần công chúng, biến những giai điệu cổ điển trở thành hơi thở quen thuộc của cuộc sống hàng ngày – điều mà chỉ khi đi xa Paris rồi bạn mới thực sự thấy nhớ, thấy thiếu…
Tôi đặt ra kế hoạch đến Barcelona (Tây Ban Nha) bởi thông tin về dự án “Play Me – I’m Yours” trên trang web www.streetpianos.com cập nhật rằng có đến 24 điểm trong thành phố này được đặt piano ở những nơi công cộng. Đây là dự án được khởi xướng bởi nghệ sỹ Luke Jerram: đặt những cây đàn piano tại những nơi công cộng như công viên, quảng trường, trạm xe buýt, chợ, phà… để cho tất cả mọi người có thể thư giãn, chơi bất cứ lúc nào. Dự án này rất thành công và nhận được sự cổ vũ nhiệt liệt của giới truyền thông lẫn đông đảo người dân khắp nơi.
Dự án Play me Im Yours ở Barcelona_Tây Ban Nha_Ảnh streetpianos.com
Không phát triển âm nhạc đường phố như ở Paris nhưng tại các thành phố ở Ý, người ta dễ dàng bắt gặp những anh chàng ăn vận trang phục thời Phục Hưng mời mua vé những vở diễn opera rất phổ biến.
Tôi cứ tiếc hoài khi ở những nơi được xem là cái nôi của âm nhạc hàn lâm mà không thể mua được vé để vào xem hòa nhạc ở Paris (Pháp) hay vở diễn opera ở Venice, Florence (Ý) với mong muốn cảm nhận trọn vẹn hơn không khí âm nhạc khi mình tìm hiểu. Tùy quy mô chương trình mà giá vé dao động từ 70 đến 300 euro và thường được bán hết từ trước ngày biểu diễn 6 tháng đến 1 năm.
Bù lại thì bạn cũng sẽ dễ dàng bắt gặp những biển quảng cáo khá nhỏ bên đường giới thiệu những buổi hòa nhạc cá nhân nhưng khá chuyên nghiệp của các nghệ sỹ trẻ với giá mềm hơn (15 euro) khi đặt chân đến Rome (Ý).
Hoạt động tương tự như thế này cũng được Nhóm bạn yêu nhạc cổ điển Sài Gòn duy trì nhiều năm qua với mong muốn nhân rộng hơn sự quan tâm đến thể loại nhạc “kén người nghe” này, thành phần tham gia là các bạn trẻ đang học tập và làm việc tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh, vé tham dự là hoàn toàn miễn phí.
Buổi diễn định kỳ của Nhóm bạn yêu nhạc cổ điển Sài Gòn
Tuy có nhiều khó khăn nhưng Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh thường xuyên phối hợp với Nhà hát Thành phố để duy trì đều đặn hằng tháng những buổi hòa nhạc cổ điển ở mức giá vừa phải nhưng lượng khán giả đến xem vẫn chưa nhiều.
Bên cạnh đó, Nhạc viện cũng tổ chức những lớp học năng khiếu ngoài giờ kết hợp biểu diễn cuối khóa cho học viên, tạo điều kiện nâng cao thẩm mỹ âm nhạc cho người dân. Một số nhạc sỹ, giảng viên cũng nỗ lực mang âm nhạc cổ điển đến gần với công chúng nhằm thay đổi cách nhìn, nhận thức thông qua chương trình “Tiếng dương cầm hát” tổ chức hàng năm với thông điệp: “Loại hình âm nhạc cổ điển hay còn gọi nôm na là nhạc hàn lâm không có gì xa lạ. Thói quen giới trẻ nghe nhạc hiện nay đang có xu hướng nghe theo trào lưu, theo mốt và thiếu hướng dẫn để chọn lọc. Đa số chỉ biết tới những thể loại nhạc dễ dãi, chóng qua và chỉ một thiểu số còn gắn với các giai điệu du dương, tinh tế, có ý nghĩa mang tính giáo dục cao…”
Nhưng chỉ với nỗ lực phía Nhạc viện, các cá nhân thôi thì vẫn chưa đủ mà còn đòi hỏi sự chung tay, ủng hộ hết mình của cả cộng đồng, công chúng khán giả lẫn các cơ quan chức năng và giới truyền thông.
Còn bạn? Hãy bắt đầu là những người ủng hộ mạnh mẽ dòng nhạc này nhé!