What's new

An Giang - tháng Ramadan và lời chào Assalamu alaikum

1. An Giang đối với tôi khá mơ hồ. Trong hình dung của tôi, đó là những cánh đồng lúa chín mênh mông, là những ngôi chùa Khmer cổ kính, là lễ hội đua bò, là cây thốt nốt, là sông, là núi... Những thứ đó hấp dẫn đến lạ, đủ để ấp ủ một chuyến đi.

2. Ramadan, theo Wiki, là tên gọi tháng thứ 9 của âm lịch Ả Rập. Tháng Ramadan theo dương lịch thay đổi từng năm, không có ngày thống nhất. Nhiều người gọi Ramadan một cách đơn giản là “tháng nhịn ăn” hoặc “tháng ăn chay”, nhưng cả hai cách gọi đó đều không đúng, tên gọi tháng Ramadan là chính xác. Trong suốt một tháng lễ này, tất cả các tín đồ đạo Hồi đều thực hiện nghiêm túc quy định: không ăn, không uống, không hút thuốc... nghĩa là không được đưa bất kể thứ gì vào miệng (kể cả không sinh hoạt tình dục), nhưng chỉ áp dụng vào ban ngày – cụ thể là từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn mà thôi.
Tính toán và hiểu nôm na, mỗi năm tháng Ramadan sẽ lùi lại 1 tháng dương lịch. Như năm ngoái rơi vào khoảng tháng 7, năm nay tháng 8, năm sau tháng 9. Năm 2012, tháng Ramadan bắt đầu từ ngày 20 tháng 7 dương lịch.

3. Bạn. Tôi có một người bạn thân từ hồi cấp 3. Tên đầy đủ của nó là Mohamed Yasin. Bạn bè chỉ đơn giản gọi là Sin. Gặp nhiều người lạ nó hay xưng tên là Sinh hay Xinh gì đó cho người ta khỏi hỏi thêm. Bố nó gốc Malaysia và là tín đồ đạo Hồi. Dĩ nhiên, nó cũng theo đạo Hồi. Nó có dòng máu lai lai nên đẹp trai, da ngăm ngăm, thời học sinh các em mê tít (mà giờ vẫn vậy)(kiss). Bà cô thể dục còn cứ khăng khăng là nó giống Kiatisuk - Thái Lan.
205160_136367056435126_2270131_n.jpg

Lúc còn đi học trưa nào nó cũng sang nhà tôi ăn dằm nằm dề chờ tiết học buổi chiều vì nhà nó xa quá. Chơi với nó lâu, tôi phần nào hiểu được cách sinh hoạt của một người theo đạo Hồi. Điểm khác biệt nhất của người Hồi giáo là họ tuyệt đối không ăn thịt heo (họ cho con heo là con vật dơ bẩn). Còn đối với những thứ thịt khác như bò, gà, dê... thì phải chính tay người trong Đạo giết thịt thì mới được ăn. Hải sản như tôm, mực hay các con lưỡng cư khác như ếch, nhái thì vô tư. Lúc mới chơi, nhà tôi cứ trách "sao mời thằng này ăn cơm hoài mà nó không ăn". Sau chơi thân rồi nó tự lục tủ lạnh nhà tôi tự chiên trứng tự ăn.

4. Phượt. Trong một lần cafe cà pháo nói chuyện bâng quơ, tôi rủ nó phượt An Giang. Nó đồng ý ngay. Lúc đó tôi mới biết, thì ra An Giang là thủ phủ của đạo Hồi ở miền Nam. Việc hành hương đến những nơi như vậy là rất tốt đối với người Hồi giáo, thậm chí còn đặc biệt hơn trong dịp Ramadan này. Nó đề xuất đem theo quần áo và lương thực để tặng cho người dân địa phương. Từ lúc quyết định đến lúc khởi hành chưa đến 1 tuần. Cung đường được phác thảo sơ sơ thế này
181107_10151947537220088_1914979102_n.jpg

Trong đó chúng tôi sẽ ghé VQG Tràm Chim - Tân Châu (làng đạo Hồi) - Châu Đốc - rừng tràm Trà Sư - nhà mồ Ba Chúc - đồi Tà Pạ ở Tri Tôn - Thoại Sơn Long Xuyên - đi ngang Sa Đéc Mỹ Tho về Sài Gòn

Chuyến đi của chúng tôi cuối cùng chẳng theo kế hoạch, bỏ lỡ rất nhiều nơi tôi muốn đi, nhưng chỉ vậy là quá đủ.

Định bụng lên phượt tìm thêm chiến hữu nhưng do gấp gáp sợ tổ chức không chu đáo nên thôi (mà cuối cùng thì ăn ở đi đứng cũng chật vật thiệt). Dù sao bạn bè thân dễ thông cảm cho nhau hơn. Đến sát ngày khởi hành thì chúng tôi chốt quân số ở 4 người, toàn nam. May sao ngày khởi hành 1 đứa rủ thêm được chị bạn, vậy là có người lo công việc thủ quỹ, hậu cần. 5 người 3 xe, 1 xe chở đồ, An Giang thẳng tiến.
376341_10151947092495088_1191884795_n.jpg
 
Từ TPHCM, chúng tôi chọn con đường N2, nối ra quốc lộ 62 đi qua Long An, hướng về Đồng Tháp. Đường N2 cực đẹp và vắng xe, có thể là một sự lựa chọn cho các bạn nào mới mua xe và muốn thử xe.
09:00AM - đường N2
552295_10151947084675088_488955629_n.jpg

483221_10151947094615088_1437180297_n.jpg


Sự sung sướng không kéo dài được lâu khi chúng tôi bắt đầu từ quốc lộ 62 nối vào tỉnh lộ 829. Đường nhiều đoạn còn đang xây - 10:00AM - tỉnh lộ 829
599943_10151947096710088_838845945_n.jpg


Chạy một mạch đến giữa trưa, chúng tôi đến được VQG Tràm Chim
293870_10151947097020088_962138001_n.jpg

Giá thuê xuồng cho 1 chuyến ngắn nhất là 500k, cho dù là 12 người hay 5 người. Mặc dù bảng giá có thuyền 8 và thuyền 4 nhưng chúng tôi được trả lời là chưa mua thuyền.
527132_10151950577450088_205626383_n.jpg


Chị nhân viên tiếp tân ở đấy rất biết làm du lịch. Sau khi trả lời các câu hỏi của chúng tôi một cách lạnh lùng, chị ấy buông 1 câu đại loại là "Ở đây cũng ko có gì chơi đâu anh, mấy anh ra KDL Gáo Giồng chơi dzui hơn, đây em chỉ đường tắt cho đi nè...". Với thái độ tiếp thu, chúng tôi đi. Ra ngoài rìa Tràm Chim, chúng tôi tranh thủ chụp vài tấm hình coi như đã đến Tràm Chim .
562908_10151947112505088_964617739_n.jpg


Chạy ngược đường trở lại theo sự hướng dẫn của chị Tràm Chim, chúng tôi hỏi đường thì người ta nói ai chỉ mà đi đường này cho xa vậy, phải đi thế này thế này mới đúng. Vậy là phải quay lại. Hỏi thêm người dân địa phương mà mãi chúng tôi vẫn bị lạc, không đến được KDL Gáo Giống, chúng tôi quyết định ghé vào chợ Gáo Giồng ăn tạm cho qua cơn đói.

Trong bữa ăn này, cũng như nhiều bữa ăn khác trong chuyến đi, chúng tôi thực sự nể phục bạn mình, cũng như những tín đồ Hồi giáo khác. 200km và 7h chạy xe liên tục giữa trời nắng, Sin nó vẫn ko được ăn, ko hút thuốc và quan trọng nhất là ko được uống giọt nước nào.
 
2. Ramadan, theo Wiki, là tên gọi tháng thứ 9 của âm lịch Ả Rập. Tháng Ramadan theo dương lịch thay đổi từng năm, không có ngày thống nhất. Nhiều người gọi Ramadan một cách đơn giản là “tháng nhịn ăn” hoặc “tháng ăn chay”, nhưng cả hai cách gọi đó đều không đúng, tên gọi tháng Ramadan là chính xác. Trong suốt một tháng lễ này, tất cả các tín đồ đạo Hồi đều thực hiện nghiêm túc quy định: không ăn, không uống, không hút thuốc... nghĩa là không được đưa bất kể thứ gì vào miệng (kể cả không sinh hoạt tình dục), nhưng chỉ áp dụng vào ban ngày – cụ thể là từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn mà thôi.
Tính toán và hiểu nôm na, mỗi năm tháng Ramadan sẽ lùi lại 1 tháng dương lịch. Như năm ngoái rơi vào khoảng tháng 7, năm nay tháng 8, năm sau tháng 9. Năm 2012, tháng Ramadan bắt đầu từ ngày 20 tháng 7 dương lịch.

Đính chính lại giúp bạn đoạn đỏ đỏ này thôi, lễ hội Ramadan của người theo đạo Hồi được tính theo lịch Âm (lịch mặt trăng), và ngày chính xác có thể khác nhau theo từng nước, phù thuộc vào các giáo sĩ xem mặt trăng của ngày trước ngày bắt đầu (VD như đến chiều 19/07 mới biết chính xác ngày 20/07 có phải ngày bắt đầu của lễ hội hay không) và chênh lệch không quá 1 ngày.

Mỗi năm lễ hội lại lùi lại 20 ngày chứ không phải 1 tháng, chẳng hạn năm 2011 là tầm 10/08/2011, năm 2012 là ngày 20/07/12.
 
Sau khi bị lạc ở Gáo Giồng, chúng tôi quyết định sẽ chạy một mạch đến nơi mà không ghé ngang dọc bất cứ chỗ nào nữa. Từ Hồng Ngự (Đồng Tháp), chúng tôi bắt phà An Hạ sang địa phận Tân Châu. Sở dĩ nhắc đến phà An Hạ vì nó hơi đặc biệt hơn các thể loại phà khác mà tôi đã từng đi. Phà cũng khá to, bằng một nửa dạng phà Cát Lái. Ở cuối phà có 1 cái chân vịt lớn và người ta điều khiển phà giống như điều khiển xuồng, vỏ lãi, tắc ráng vậy. Thậm chí sau khi phà rời bến, người lái phà còn trèo lên chỗ ngồi trên cao khoảng 4m để nhìn đường, dùng 1 thanh sắt dài cột vào cần điều khiển ở chân vịt phía dưới để điều khiển qua trái, phải.
555731_10151947153195088_1997803458_n.jpg


Trên đường qua địa phận Tân Châu, đúng 6h20, Sin nó bảo tất cả dừng lại một quán hủ tíu chay ven đường. Theo quy định thì đến 1 giờ chính xác trong ngày là giờ xả chay thì người đạo Hồi bắt buộc phải ăn hay uống một cái gì đó. Giờ xả chay hôm đó là 6h24ph. Chúng tôi cứ tưởng nó phải làm nghi thức gì đó, nhưng nó đơn giản là lẩm nhẩm cầu nguyện một chút rồi ăn.

Sau đó chúng tôi qua phà Châu Giang vào địa phận Châu Đốc. Ban đầu chúng tôi dự định ghé vào một thánh đường khá nổi tiếng là thánh đường Mubarak ở huyện Phú Tân xin ngủ nhờ. Nhưng Sin bảo là những ngày này ở những thánh đường lớn có khá đông người nên khả năng xin ngủ lại được sẽ ít hơn. Người dân địa phương chỉ chúng tôi qua cầu Cồn Tiên vào huyện An Phú, cách trung tâm Châu Đốc khoảng 5km, ở đó có nhiều thánh đường của người Hồi giáo.
Khi đến nơi, chúng tôi gặp 2 thánh đường, một lớn, một nhỏ, cách nhau khoảng 50m. Chúng tôi quyết định vào cái nhỏ để tăng khả năng xin ngủ lại. Đây là cổng thánh đường đó.
318887_10151947153590088_679344341_n.jpg

Sin nó bảo chúng tôi dắt xe vào bên trong. Từ trong sân thánh đường, chúng tôi thấy mọi người đang tổ chức cầu nguyện
564473_10151947165465088_621645073_n.jpg

Chúng tôi chỉ thấy toàn đàn ông. Khi cầu nguyên họ đội mũ và quấn xà rông. Đến nơi đúng lúc cầu nguyện nên Sin lấy ra cái mũ của nó rồi vào cầu nguyện chung, không kịp quấn xà rông. Theo quy định thì một người Hồi giáo phải cầu nguyện/ hành lễ 5 lần một ngày: Sáng, trưa, xế, chiều và tối. Do cả ngày hôm nay chúng tôi chạy xe trên đường nên Sin phải "trả bài" lại, nghĩa là cầu nguyện bù lại cho tất cả những lần không cầu nguyện được.
555531_10151947164765088_1617919281_n.jpg

Sau khi cầu nguyện xong, mọi người nghỉ giải lao một chút, họ đổ ra sân thánh đường, nói chuyện, hút thuốc. Thấy có người lạ, họ đổ dồn ánh mắt dò xét về chúng tôi. Thật sự là lúc đó chúng tôi rất ái ngại với những ánh mắt ấy. Lúc đó tôi nghĩ thầm, nếu bạn là một người bình thường vào chùa hay nhà thờ, sẽ chẳng ai để ý đến bạn; nhưng nếu bạn vào thánh đường Hồi giáo thì họ sẽ để ý bạn ngay.
Sin hỏi thăm cho bọn tôi được tá túc tại thánh đường, những người có trách nhiệm ở thánh đường trả lời là đối với Sin thì dễ, còn đối với chúng tôi thì không biết được, họ phải hỏi "cấp trên". Nghe vậy, bọn tôi hơi thất vọng vì mục đích của chuyến đi là muốn tìm hiểu nhiều hơn nếp sống của người Hồi giáo. Lúc đó 4 đứa còn lại tính với nhau là nếu ko ở được sẽ chạy ngược ra Châu Đốc nghỉ đêm và ngày mai sẽ vào tìm hiểu sau.
Người đứng đầu chùa Phật giáo gọi là trụ trì, nhà thờ Công giáo là cha xứ, còn đối với thánh đường Hồi giáo thì gọi là ông Giáo Cả. Sin bảo để nói chuyện với ông Giáo Cả xin cho chúng tôi ở lại. Một điểm nữa của đạo Hồi, khác với Phật giáo hay Thiên Chúa giáo, bạn có thể cúng ở bất cứ chùa nào, hay bạn có thể đi lễ ở bất cứ nhà thờ nào, người Hồi giáo chỉ sinh hoạt tại một thánh đường nhất định, được phân chia dựa trên chỗ ở của bạn. Ở SG Sin nó sinh hoạt ở một thánh đường trên đường CMT8 (ngoài ra nếu bạn để ý, có một số thánh đường Hồi giáo khác trên Nguyễn Văn Trỗi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa khúc Q1, và Trần Hưng Đạo). Chính vì mọi người chỉ sinh hoạt tại một thánh đường nhất định nên có cảm giác vai trò của ông Giáo Cả lớn hơn cả một người đứng đầu về mặt tâm linh, ông còn là người quyết định việc cho phép bạn được hay không được ở lại dân cư vùng đó.
Sin nói chuyện với ông Giáo Cả, người đội nón trắng
409620_10151947166450088_920931399_n.jpg

Thấy vậy, dân chúng xúm lại để xem có chuyện gì, chúng tôi là ai, tại sao đến đây
562677_10151947165960088_872460814_n.jpg

Cuộc nói chuyện diễn ra nhanh chóng do mọi người sắp hết giờ giải lao và tiếp tục vào cầu nguyện. Chưa có quyết định cuối cùng nhưng tín hiệu khá khả quan. Ông Giáo Cả nói có thể cho chúng tôi ở lại, nhưng chưa biết ở đâu. Được cái là sau đó chúng tôi được mời vào sảnh bên nghe giảng đạo, nghĩa là họ đã bỏ cái dò xét ban đầu đối với người lạ và xem chúng tôi là khách. Vậy là ổn.
Nước suối Islam
208962_10151947168610088_1761489961_n.jpg
 
Ngồi trong sảnh bên của thánh đường, tôi hỏi đi hỏi lại xem có chụp hình được ko? Sau khi đã chắc chắn mới lấy cái máy ra chụp. Ban đầu cũng chú ý lắng tai nghe, nhưng do họ có dùng một số từ chuyên môn trong đạo nên tôi không hiểu lắm, đại ý là khuyên mọi người sống tốt đời đẹp đạo và vững tâm trong mùa Ramadan này.
376717_10151947168115088_1058965521_n.jpg

Ngồi một lúc bắt đầu chán, tôi đi loanh quanh chụp hình. Đây là hình nhìn từ của chính của lễ đường. Lúc này bạn tôi (mặc áo xanh) đã thay xà rông.
602500_10151947170800088_834163552_n.jpg

Cận cảnh chánh điện, chụp vào sáng hôm sau
179187_10151950339770088_254455205_n.jpg

Đạo Hồi rất khắt khe đối với phụ nữ. Như nhiều người đã biết, phụ nữ phải quấn khăn trùm đầu, ngoài ra còn bị phân biệt đối xử trong rất nhiều các hoạt động khác. Trong suốt buổi tối hôm đó, tôi cứ đinh ninh là chỉ có đàn ông cầu nguyện, thậm chí ko biết đến sự có mặt của phụ nữ. Mãi đến cuối buổi mới phát hiện ra là phụ nữ cũng vào thánh đường cầu nguyện nhưng phải lên lầu trên, giống như kiểu bạn đi xem nhà hát và mua vé trên lầu vậy.
Hình chụp trên lầu vào sáng hôm sau
564069_10151950340035088_1769385496_n.jpg

Nội quy lớp học của người Hồi giáo. Điều số 8... nếu theo điều này chắc hồi trước tôi đã bị đuổi học rồi.
531450_10151947169720088_929486446_n.jpg

Sau khi nghe giảng đạo, họ lại đứng lên cầu nguyện. Tôi lại lấy máy ảnh ra bấm. Có những khoảng lặng im phăng phắc. Mặc dù được cho phép chụp hình nhưng tiếng chập màn hình vẫn làm tôi ái ngại.
Một vài tấm ảnh lúc cầu nguyện
255216_10151947185695088_38278486_n.jpg

532396_10151947186215088_1036792261_n.jpg
 
Sau khi cầu nguyện xong xuôi, mọi người quây quần lại ở sảnh trước "tra khảo" chúng tôi. Chúng tôi giải thích mình là sinh viên, muốn tìm hiểu thêm về Hồi giáo cũng như tập tục sinh hoạt của người đạo Hồi. Cuộc nói chuyện dần cởi mở hơn. Họ đa số là người Chăm nhưng khác với người Chăm ở vùng Nam Trung Bộ, đoạn từ Bình Thuận, Ninh Thuận ra Phú Yên, Bình Định chủ yếu theo đạo Bà la môn. Trò chuyện với mấy em nhỏ, chúng nó dạy cho tôi cách chào hỏi trong tiếng Chăm là "à xa lam mu a le khum" (assalamu alaikum), dịch ra là "chúc bạn bình an". Khi được chào thì người kia đáp lại là "wa a le khum a xa lam" (Wa alaikum assalaam).
599270_10151947187260088_354672477_n.jpg

Chúng tôi có nói với họ rằng chúng tôi không quan trọng chuyện ở lắm, có thể ngủ ở thánh đường, không thì sẽ kiếm nhà nghỉ nào ngủ cũng được. Họ bảo rằng không ở lại thánh đường được, đơn giản vì muỗi. Sau đó họ nói với nhau bằng tiếng Chăm nên tôi không hiểu, nhưng cuối cùng thì được sắp xếp cho ở lại tại nhà em của ông Giáo Cả. Trước khi ra về, chúng tôi được cho biết là sẽ có một gia đình khác mời chúng tôi ăn bữa đầu ngày vào sáng hôm sau.
Ông Giáo cả chỉ vào chị 7 và hỏi:"em gái này muốn ở riêng hay ở chung với các em trai".
561300_10151947188610088_1140706293_n.jpg

Chúng tôi quyết định sẽ ở chung, chị 7 sẽ ngủ với con gái của anh chủ nhà, chúng tôi ngủ ở phòng khách. Chủ nhà là anh Khobir, nhà của anh đối diện với thánh đường
487805_10151947190585088_316262512_n.jpg

Giống như những ngôi nhà khác ở vùng này, nhà của họ là nhà sàn, lót gỗ. Phòng khách chỉ có tủ TV và tủ đựng lễ phục. Chúng tôi không thấy có tủ thờ.
309393_10151947189990088_1618470527_n.jpg

Sau đó biết chúng tôi chưa ăn tối, một anh khác chạy đi hỏi trong xóm có nhà nào còn thức ăn không. Có một gia đình ở đầu đường, cách đó khoảng 200m mời chúng tôi ăn bữa tối. Đi cả ngày bụng đói meo, chúng tôi gật đầu ngay. Bữa cơm tối hôm đó có gà ram, tôm rim, canh gà lá giang:
376668_10151947190980088_2145573578_n.jpg

Trong lúc ăn cơm, họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Chăm, chỉ trừ khi nói chuyện với chúng tôi thì bằng tiếng Việt. mặc dù vậy, âm sắc của họ hơi khó nghe nên nhiều khi nói tiếng Việt mà tôi cứ tưởng nói tiếng Chăm, phải lắng tai nghe mới rõ. Chụp chung với gia đình chủ nhà:
319357_10151947191540088_806604160_n.jpg

Gia đình cho chúng tôi ăn cơm có cho thuê nhà trọ. Ở trong nhà trọ có một anh Việt Kiều Canada gốc Quảng Ninh, xuất ngoại từ 5 tuổi. Sau đó gia nhập Hồi giáo và trở về nước cách đây 6 năm. Anh đang trên đường ngao du và đã ở An Giang được 6 tháng. Hỏi tại sao anh không ở TPHCM, anh nói Hồi giáo ở trên đó ít nhiều bị ô nhiễm nên anh chọn An Giang làm điểm dừng chân.
531474_10151947192995088_213191649_n.jpg
 
Về nhà ngủ chưa được bao lâu, chúng tôi bị gọi dậy để đi ăn bữa cơm đầu ngày. Một gia đình khác mời chúng tôi từ tối hôm trước. Đúng 3h30 là họ sang tận nơi mời. Bữa cơm sáng này rất quan trọng với người Hồi giáo. Nó giúp họ đủ năng lượng để nhịn cho cả ngày, từ lúc mặt trời mọc, đến lúc mặt trời đi ngủ. Cả đám lục đục thay quần áo, vác cái mặt ngái ngủ sang ăn cơm. Sang đến nơi thì bữa đã được dọn xong xuôi.
488048_10151947195425088_2048685413_n.jpg

Bữa cơm sáng rất thịnh soạn
208854_10151947196415088_516183257_n.jpg


Người Hồi giáo ăn trong đĩa và ăn bằng muỗng, ko có chén bát. Có một số nơi họ ăn bằng tay và chỉ ăn bằng tay phải. Theo quan điểm của họ thì tay phải dùng để ăn và tay trái để đi vệ sinh. Do đó, thời xưa có một hình phạt khá đau đớn trong đạo Hồi là chặt tay phải. Khi đó thì tay dùng để đi vệ sinh và tay để ăn là một. Phụ nữ không được ngồi chung mâm. Chị 7 là khách nên được đặc cách
217902_10151947196970088_545999066_n.jpg

Gia đình tốt bụng thứ 3 mà chúng tôi gặp
396815_10151947306425088_772945630_n.jpg


Sau bữa ăn sáng, đàn ông sẽ lên thánh đường cầu nguyện, còn phụ nữ cầu nguyện ở nhà. Chúng tôi cũng xin phép về nhà. Trong lúc đợi Sin về có chụp mấy tấm với cái nón
487356_10151947198305088_100580941_n.jpg


Sáng hôm sau thức dậy khá trễ, chúng tôi tranh thủ đi thăm quan một vòng và phát bánh kẹo cho trẻ con trong xóm. Hình chụp thánh đường vào ban ngày
487698_2275161695082_430794926_n.jpg

Gần đó là một thánh đường khác to hơn rất nhiều
309486_10151947449550088_174477471_n.jpg
 
Chúng tôi có tranh thủ ra chợ mua nửa cân trà và một cây vợt muỗi tặng cho các gia đình đã giúp đỡ chúng tôi. Chia tay chủ nhà, chúng tôi lên đường đi Trà Sư. Vài tấm hình trên đường đi:
576058_10151947452250088_1993831298_n.jpg

580760_10151947452790088_716565486_n.jpg


Rừng tràm Trà Sư là một trong những điểm hay ho nhất trong chuyến đi. Giá dịch vụ là 55k/người. Hình ảnh về Trà Sư:
599545_10151947454525088_1824627084_n.jpg

Dòng sông bèo
425057_10151947455455088_1913791000_n.jpg

552195_10151947456280088_2066308412_n.jpg

293701_10151947472345088_1567253668_n.jpg

553434_10151947473740088_1217029723_n.jpg
 
Hết đoạn đường có thể đi bằng tắc ráng, chúng tôi được chuyển sang đò chèo tay để đi ra bãi cò. Đi bằng đò thong thả như vậy mới cảm nhận được nét đẹp của rừng Trà Sư. Đây thực sự là một địa điểm mà mình khuyên anh em nhà phượt nên ghé qua một lần.
582159_10151947475915088_890532915_n.jpg

580894_10151947478025088_1946743017_n.jpg



Hỏi thăm thì biết được Trà Sư sẽ đẹp nhất vào mùa nước nổi, khoảng tháng 8 đến tháng 10 âm lịch. Lúc đó nước sẽ dâng cao hơn hiện giờ 2m và tràn ngập bèo tấm
Chỗ đen đen là mực nước dâng lên
487724_10151947477300088_1981486980_n.jpg

295494_10151947479650088_1273163585_n.jpg

251981_10151947480200088_1260839775_n.jpg

547874_10151947480630088_2034003930_n.jpg


Ống nhòm xài tiền xu. 5k/lần/1 phút rưỡi.
293753_10151947481515088_712488041_n.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,687
Bài viết
1,135,248
Members
192,407
Latest member
Dungpham11223344
Back
Top