Vịnh Hạ Long ….
Nào là bọt tung trắng xóa, nào là mây mù đầy trời, nào là nắng he hé qua làn mây dầy cộp, nào là hò, là hát … chúng tôi đang lênh đênh trên đường ra Cửa Vạn, nơi được giới thiệu là một làng chài trên vịnh.
Ảnh 1: Thuyền cá trên vịnh Hạ Long
Xa xa sau các hòn đảo, làng chài hiện ra đầy háo hức. Nhỏ nhắn, xinh xắn nhưng có nét gì đấy hơi man mác buồn. Làng chài nằm gọn trong một vụng nước rộng, được bao quanh bởi các hòn đảo nối dài với nhau che sóng, che gió. Những chiếc thuyền con tà tà trôi qua trước mắt, to có, nhỏ có, chở người có, bán hàng có, người lớn có, trẻ con có, người già cũng có ... Không tấp nập xô bồ, không ồn ào náo nhiệt, không khí nơi đây nếu không bị cái tiếng máy cano phá vỡ thì thật vô cùng yên bình và trong trẻo.
Ảnh 2: Sinh họat bình lặng của người dân vạn chài
Làn nước xanh trong, những ngôi nhà gỗ nhỏ nhắn trên bè phao, những chiếc thuyền câu mực, đánh cá đèn nằm chềnh ềnh trước vài hiên nhà đầy ngái ngủ, những ánh mắt nửa quen nửa lạ xuất hiện trên các khung cửa, trên những chiếc thuyền nhỏ, thuyền to ... chào đón tôi.
Lạ lẫm thật, tôi cũng đã lang thang khá nhiều vùng miền, làng bản vùng cao, làng cổ đồng bằng, làng bên bờ sông nam bộ hay cả làng chài ven biển tôi đã đi rồi mà lần đầy tôi được đến một làng chài nổi. Bắt tay vào khám phá thôi.
À, ở đây có cả trường học, có có bệnh xá nhỏ, nhiều nhà có tivi, loa đài, chỉ có điều là tôi không thấy có chợ (sau mới hỏi ra là muốn đi mua hàng thì phải đi thuyền đến chỗ khác, 40.000/2 lượt đi-về, chứ ở đây chỉ bán những thứ nho nhỏ không đáng kể).
Tôi hỏi sơ qua người dân về việc đi học của các cháu (chả gì thì cũng là tương lai Cửa Vạn, tương lai Hạ Long) thấy bảo các cháu có đi học, cũng xóa mù hết cấp 1, lại mới thêm 2 lớp dậy bổ túc đến lớp 9. Nhưng các cháu cũng bỏ nhiều lắm vì cũng phải vừa học vừa phụ giúp gia đình làm việc, chắc các cô giáo phải vất vả trong vận động lắm. Mong cho cái chữ đến nhiều hơn cho cuộc sống người dân tấn tới.
Thế rồi chúng tôi cũng vào trường học, gặp gỡ các cháu, những đôi mắt hồn nhiên tinh nghịch, những nụ cười rạng rỡ tươi vui, những nét láu lỉnh đáng yêu hay rụt rè ngần ngại thật vô cũng đáng yêu. Chơi đùa với các cháu, hát những bài hát thiếu nhi, chơi vài trò chơi nho nhỏ, được thấy các cháu vui đùa, trong lòng chúng tôi cũng ngập tràn hạnh phúc.
Ảnh 3: Nụ cười hồn nhiên (ảnh chụp tại lớp học Cửa Vạn)
Ngày hôm đó chúng tôi tá túc lại gia đình nhà anh Thục, một gia đình vào loại khá giả nhất trong làng. Nhà anh Thục cũng như tất cả các ngôi nhà khác quanh đó đều làm hoàn toàn bằng gỗ được đặt trên những thùng phuy to nổi dập dềnh trên mặt nước. Hỏi anh Thục chúng tôi được biết các gia đình ở Cửa Vạn hiện nay sống chủ yếu bằng nghề đánh cá và nuôi cá bè. Đánh cá thì tùy từng mùa, tùy từng con nước, con trăng còn nuôi cá bè khá hơn, ổn định hơn, quanh năm có thể sinh lợi.
Vì là nhà nổi, sống ngay trên mặt nước nên các gia đình tận dụng cả bên dưới nhà để nuôi cá. Người dân trong làng nuôi chủ yếu là cá vược, cá giò, tu hài … tuy nhiên sản lượng còn chưa cao.
Khi nhận được băn khoăn của tôi về chuyện điện nước, anh Thục có cho biết, điện thì lấy từ máy phát, tivi hay loa đài là có thể bật thoải mái, nước ngọt thì hiếm hơn, phải lấy từ xa đến. Tôi cũng để ý thấy có những chiếc thuyền đi vào làng đưa nước ngọt cho nhà dân, không biết họ phải mua với giá bao nhiêu, âu cũng là khó khăn của cảnh lênh đênh trên sóng nước.
Mà ở đây lạ lắm, ánh dương còn chưa tắt hẳn, trời còn sang tưng bừng, cái giờ mà ở thành phố người người ùa ra khỏi cơ quan, xí nghiệp, ồn ã, nhốn nháo hòa vào nhau trên các con phố chật chội, thì ở đây cái không khí đầm ấm của bữa cơm chiều lại tràn ngập khắp nơi. Họ tranh thủ lúc trời sáng để dùng bữa cơm cho đỡ cảnh tù mù hay còn có câu chuyện gì khác chăng?
Ảnh 4: Bữa cơm chiều đầm ấm
Qua tìm hiểu tôi được biết, bữa sang của các gia đình bắt đầu lúc … 8 – 9h sang, còn bữa chiều là lúc 15h30 – 16h00. Đó là do thói quen công việc bao đời nó hằn vào cái nếp sống của người dân nơi đây. Họ ăn chiều sớm để chuẩn bị thuyền bè ra khơi đánh cá, rồi họ lênh đênh theo con cá qua đêm đến sang mới trở về với những khoang thuyền đầy … hay vơi. Để rồi các bữa ăn cứ bị xáo trộn như thế từ bao giờ chắc người dân ở đó cũng không nhớ nổi nữa. Bữa cơm chiều bình dị là thế, đơn giản là thế mà sao đột nhiên tôi hôm đấy tôi cũng lót dạ được 5 -6 bát cơm mới thật là kì, hay cái niềm vui khám phá những điều mới mẻ khiến tôi như thế. Sau bữa cơm rộn vang tiếng cười và những câu chuyện kể, chúng tôi hòa mình vào cuộc sống sản xuất của người dân làng chài.
“Mùa này đang lạnh, cá ít lắm, mực cũng không có nhiều, đánh 1 lần mà không có nhiều thì mình về em nhé.” – Anh Thục nói với tôi như vậy khi chúng tôi lênh đênh ra nơi thả lưới. Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, anh cười rồi nói: “Giờ có nuôi cá lồng rồi nên không sợ mùa đông lạnh thiếu cá như trước, chỉ cần có cá mồi nuôi cá lồng là vẫn đảm bảo đời sống và kinh tế gia đình. Còn đi đánh thế này tốn tiền xăng, tiền dầu và công sức lắm”. 30 phút sau chúng tôi đến nơi thả lưới, đèn công suất lớn được bật lên trong tiếng máy nổ rền vang. Chúng tôi lại ngồi thêm 1 tiếng nữa chờ cá “ăn đèn”. Những câu chuyện về chài lưới như những bài học nhỏ vội vã dành cho chúng tôi, giúp chúng tôi biết thêm nhiều hơn về đời sống và văn hóa nơi đây, cũng như vịnh Hạ Long nói chung.
Ảnh 5: Thành quả nhỏ nhoi
Nhìn con sóng bên mạn thuyền, anh Thục cho biết đã tới lúc thả lưới. Hì hục với dây, ròng rọc, cần trục, lưới cá, vòng sắt … hai vợ chồng anh Thục mất đến hơn 10 phút mới thả được lưới xuống biển (đoạn này chúng tôi chỉ mó tay vào cho vui chứ không giúp được vì anh Thục bảo chưa biết cách thì nguy hiểm). Rồi lại chờ đợi. Ánh mắt chúng tôi như dán chặt vào luồng đèn (lúc này đã được tập trung về 1 chỗ) chờ mẻ lưới từ từ được kéo lên. Từng chút, từng chút một …
Không có gì … À cũng có đấy chứ, nhưng chỉ dặt là cá nhỏ, có cả mấy con mực nhỏ xíu, một con cá vược con, một con cá kìm mũi dài thoòng… “Hôm nay không được rồi, đi đánh cho biết thế thôi, ta về nhé”, anh Thục cười nói. Dù chúng tôi ai cũng muốn ở lại nữa, đánh thử lần nữa nhưng cũng biết trước kết quả không thay đổi được, đành cười trừ với thành quả nho nhỏ của mình.
Âu cũng là trong cái rủi có cái may, trên đường về chúng tôi hỏi về nét đặc sắc trong văn hóa văn nghệ thì được giới thiệu với một bạn trong đội văn nghệ của làng chài. Tiếng hò nơi đây thật đặc biệt, nó da diết, thiết tha, man mác. Âm điệu lên bổng xuống trầm cùng ca từ mềm mại như làm quyện chặt không gian của biển đêm. Tiếng hò xa dần, nhỏ dần theo điệu hát nhưng tiếng hò lại cứ vang mãi trong lòng những lữ khách chúng tôi. Rồi cứ thế điệu hò theo chúng tôi vào giấc ngủ bồng bềnh …
Bình minh ở làng đến muộn hơn tôi tưởng, mặt trời uể oải tỏa những tia nắng chẳng đủ xuyên qua lớp mù buổi sang, những vách núi xếp thành hang vây quanh lại càng khiến cho nơi đây chậm thấy ánh mặt trời. Nếp sinh họat cũng theo đó mà chậm lại. Khi chúng tôi đang lên đênh trên thuyền nhỏ ngó quanh làng và “đi tìm đồ ăn sáng” thì những vận động đầu tiên của ngày mới mới diễn ra trong các gia đình.
Ảnh 6: Bình minh tại Cửa Vạn
Và có lẽ quyết định “đi tìm đồ ăn sáng” là quyết định sai lầm nhất của chúng tôi. Lưu ý lại với các bạn: Ở đây họ không có thói quen ăn sáng và chỉ ăn cơm (như một bữa chính) vào 8-9h sang nên cũng gần như không có đồ ăn sang. Họa hoằn lắm thì có 1 thuyền hàng bán xôi, chè (theo lời dân địa phương) mà chúng tôi tìm mãi không gặp. Lại phải cười trừ với nhau và tui nghỉu về nhà anh Thục thôi.
Sáng nay chúng tôi được học hát điệu hò mà đêm trước được thưởng thức. Quả thực là hát dân ca không hề dễ như chúng ta vẫn tưởng tượng. Sự mềm mại, nét luyến láy, thậm chí cả việc phải hát trệch từ đi để giữ làn điệu gây khá nhiều khó khăn cho chúng tôi. Tập mãi, tập mãi, rồi hát thử, hát đối chán chê cuối cùng chúng tôi cũng hát được …. gần đúng. Những tiếng cười, tiếng vỗ tay ngập tràn không gian ngôi nhà gỗ xinh xắn. Tiếng hò vang vọng mặt nước xanh trong, đánh thức cả một vùng không gian êm đềm. Yêu lắm những câu hò.
Rồi cũng đến giờ chia tay, đầy nuối tiếc, bịn rịn với gia đình ấm cúng đó, ngôi làng nhỏ xinh đó, vùng biển mênh mang đó, chúng tôi đành lên tàu về đất liền. Chúng tôi đã có được nhiều hơn một chuyến đi du lịch thuần túy, nhiều hơn một cuộc chơi vu vơ, nơi chúng tôi đã đến để lại cho chúng tôi quá nhiều kỉ niệm sâu sắc. Có lẽ trong long chúng tôi đều có chung một suy nghĩ, “rồi chúng con sẽ quay trở lại, một ngày gần thôi, con hứa …”.
Nào là bọt tung trắng xóa, nào là mây mù đầy trời, nào là nắng he hé qua làn mây dầy cộp, nào là hò, là hát … chúng tôi đang lênh đênh trên đường ra Cửa Vạn, nơi được giới thiệu là một làng chài trên vịnh.
Ảnh 1: Thuyền cá trên vịnh Hạ Long
Xa xa sau các hòn đảo, làng chài hiện ra đầy háo hức. Nhỏ nhắn, xinh xắn nhưng có nét gì đấy hơi man mác buồn. Làng chài nằm gọn trong một vụng nước rộng, được bao quanh bởi các hòn đảo nối dài với nhau che sóng, che gió. Những chiếc thuyền con tà tà trôi qua trước mắt, to có, nhỏ có, chở người có, bán hàng có, người lớn có, trẻ con có, người già cũng có ... Không tấp nập xô bồ, không ồn ào náo nhiệt, không khí nơi đây nếu không bị cái tiếng máy cano phá vỡ thì thật vô cùng yên bình và trong trẻo.
Ảnh 2: Sinh họat bình lặng của người dân vạn chài
Làn nước xanh trong, những ngôi nhà gỗ nhỏ nhắn trên bè phao, những chiếc thuyền câu mực, đánh cá đèn nằm chềnh ềnh trước vài hiên nhà đầy ngái ngủ, những ánh mắt nửa quen nửa lạ xuất hiện trên các khung cửa, trên những chiếc thuyền nhỏ, thuyền to ... chào đón tôi.
Lạ lẫm thật, tôi cũng đã lang thang khá nhiều vùng miền, làng bản vùng cao, làng cổ đồng bằng, làng bên bờ sông nam bộ hay cả làng chài ven biển tôi đã đi rồi mà lần đầy tôi được đến một làng chài nổi. Bắt tay vào khám phá thôi.
À, ở đây có cả trường học, có có bệnh xá nhỏ, nhiều nhà có tivi, loa đài, chỉ có điều là tôi không thấy có chợ (sau mới hỏi ra là muốn đi mua hàng thì phải đi thuyền đến chỗ khác, 40.000/2 lượt đi-về, chứ ở đây chỉ bán những thứ nho nhỏ không đáng kể).
Tôi hỏi sơ qua người dân về việc đi học của các cháu (chả gì thì cũng là tương lai Cửa Vạn, tương lai Hạ Long) thấy bảo các cháu có đi học, cũng xóa mù hết cấp 1, lại mới thêm 2 lớp dậy bổ túc đến lớp 9. Nhưng các cháu cũng bỏ nhiều lắm vì cũng phải vừa học vừa phụ giúp gia đình làm việc, chắc các cô giáo phải vất vả trong vận động lắm. Mong cho cái chữ đến nhiều hơn cho cuộc sống người dân tấn tới.
Thế rồi chúng tôi cũng vào trường học, gặp gỡ các cháu, những đôi mắt hồn nhiên tinh nghịch, những nụ cười rạng rỡ tươi vui, những nét láu lỉnh đáng yêu hay rụt rè ngần ngại thật vô cũng đáng yêu. Chơi đùa với các cháu, hát những bài hát thiếu nhi, chơi vài trò chơi nho nhỏ, được thấy các cháu vui đùa, trong lòng chúng tôi cũng ngập tràn hạnh phúc.
Ảnh 3: Nụ cười hồn nhiên (ảnh chụp tại lớp học Cửa Vạn)
Ngày hôm đó chúng tôi tá túc lại gia đình nhà anh Thục, một gia đình vào loại khá giả nhất trong làng. Nhà anh Thục cũng như tất cả các ngôi nhà khác quanh đó đều làm hoàn toàn bằng gỗ được đặt trên những thùng phuy to nổi dập dềnh trên mặt nước. Hỏi anh Thục chúng tôi được biết các gia đình ở Cửa Vạn hiện nay sống chủ yếu bằng nghề đánh cá và nuôi cá bè. Đánh cá thì tùy từng mùa, tùy từng con nước, con trăng còn nuôi cá bè khá hơn, ổn định hơn, quanh năm có thể sinh lợi.
Vì là nhà nổi, sống ngay trên mặt nước nên các gia đình tận dụng cả bên dưới nhà để nuôi cá. Người dân trong làng nuôi chủ yếu là cá vược, cá giò, tu hài … tuy nhiên sản lượng còn chưa cao.
Khi nhận được băn khoăn của tôi về chuyện điện nước, anh Thục có cho biết, điện thì lấy từ máy phát, tivi hay loa đài là có thể bật thoải mái, nước ngọt thì hiếm hơn, phải lấy từ xa đến. Tôi cũng để ý thấy có những chiếc thuyền đi vào làng đưa nước ngọt cho nhà dân, không biết họ phải mua với giá bao nhiêu, âu cũng là khó khăn của cảnh lênh đênh trên sóng nước.
Mà ở đây lạ lắm, ánh dương còn chưa tắt hẳn, trời còn sang tưng bừng, cái giờ mà ở thành phố người người ùa ra khỏi cơ quan, xí nghiệp, ồn ã, nhốn nháo hòa vào nhau trên các con phố chật chội, thì ở đây cái không khí đầm ấm của bữa cơm chiều lại tràn ngập khắp nơi. Họ tranh thủ lúc trời sáng để dùng bữa cơm cho đỡ cảnh tù mù hay còn có câu chuyện gì khác chăng?
Ảnh 4: Bữa cơm chiều đầm ấm
Qua tìm hiểu tôi được biết, bữa sang của các gia đình bắt đầu lúc … 8 – 9h sang, còn bữa chiều là lúc 15h30 – 16h00. Đó là do thói quen công việc bao đời nó hằn vào cái nếp sống của người dân nơi đây. Họ ăn chiều sớm để chuẩn bị thuyền bè ra khơi đánh cá, rồi họ lênh đênh theo con cá qua đêm đến sang mới trở về với những khoang thuyền đầy … hay vơi. Để rồi các bữa ăn cứ bị xáo trộn như thế từ bao giờ chắc người dân ở đó cũng không nhớ nổi nữa. Bữa cơm chiều bình dị là thế, đơn giản là thế mà sao đột nhiên tôi hôm đấy tôi cũng lót dạ được 5 -6 bát cơm mới thật là kì, hay cái niềm vui khám phá những điều mới mẻ khiến tôi như thế. Sau bữa cơm rộn vang tiếng cười và những câu chuyện kể, chúng tôi hòa mình vào cuộc sống sản xuất của người dân làng chài.
“Mùa này đang lạnh, cá ít lắm, mực cũng không có nhiều, đánh 1 lần mà không có nhiều thì mình về em nhé.” – Anh Thục nói với tôi như vậy khi chúng tôi lênh đênh ra nơi thả lưới. Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, anh cười rồi nói: “Giờ có nuôi cá lồng rồi nên không sợ mùa đông lạnh thiếu cá như trước, chỉ cần có cá mồi nuôi cá lồng là vẫn đảm bảo đời sống và kinh tế gia đình. Còn đi đánh thế này tốn tiền xăng, tiền dầu và công sức lắm”. 30 phút sau chúng tôi đến nơi thả lưới, đèn công suất lớn được bật lên trong tiếng máy nổ rền vang. Chúng tôi lại ngồi thêm 1 tiếng nữa chờ cá “ăn đèn”. Những câu chuyện về chài lưới như những bài học nhỏ vội vã dành cho chúng tôi, giúp chúng tôi biết thêm nhiều hơn về đời sống và văn hóa nơi đây, cũng như vịnh Hạ Long nói chung.
Ảnh 5: Thành quả nhỏ nhoi
Nhìn con sóng bên mạn thuyền, anh Thục cho biết đã tới lúc thả lưới. Hì hục với dây, ròng rọc, cần trục, lưới cá, vòng sắt … hai vợ chồng anh Thục mất đến hơn 10 phút mới thả được lưới xuống biển (đoạn này chúng tôi chỉ mó tay vào cho vui chứ không giúp được vì anh Thục bảo chưa biết cách thì nguy hiểm). Rồi lại chờ đợi. Ánh mắt chúng tôi như dán chặt vào luồng đèn (lúc này đã được tập trung về 1 chỗ) chờ mẻ lưới từ từ được kéo lên. Từng chút, từng chút một …
Không có gì … À cũng có đấy chứ, nhưng chỉ dặt là cá nhỏ, có cả mấy con mực nhỏ xíu, một con cá vược con, một con cá kìm mũi dài thoòng… “Hôm nay không được rồi, đi đánh cho biết thế thôi, ta về nhé”, anh Thục cười nói. Dù chúng tôi ai cũng muốn ở lại nữa, đánh thử lần nữa nhưng cũng biết trước kết quả không thay đổi được, đành cười trừ với thành quả nho nhỏ của mình.
Âu cũng là trong cái rủi có cái may, trên đường về chúng tôi hỏi về nét đặc sắc trong văn hóa văn nghệ thì được giới thiệu với một bạn trong đội văn nghệ của làng chài. Tiếng hò nơi đây thật đặc biệt, nó da diết, thiết tha, man mác. Âm điệu lên bổng xuống trầm cùng ca từ mềm mại như làm quyện chặt không gian của biển đêm. Tiếng hò xa dần, nhỏ dần theo điệu hát nhưng tiếng hò lại cứ vang mãi trong lòng những lữ khách chúng tôi. Rồi cứ thế điệu hò theo chúng tôi vào giấc ngủ bồng bềnh …
Bình minh ở làng đến muộn hơn tôi tưởng, mặt trời uể oải tỏa những tia nắng chẳng đủ xuyên qua lớp mù buổi sang, những vách núi xếp thành hang vây quanh lại càng khiến cho nơi đây chậm thấy ánh mặt trời. Nếp sinh họat cũng theo đó mà chậm lại. Khi chúng tôi đang lên đênh trên thuyền nhỏ ngó quanh làng và “đi tìm đồ ăn sáng” thì những vận động đầu tiên của ngày mới mới diễn ra trong các gia đình.
Ảnh 6: Bình minh tại Cửa Vạn
Và có lẽ quyết định “đi tìm đồ ăn sáng” là quyết định sai lầm nhất của chúng tôi. Lưu ý lại với các bạn: Ở đây họ không có thói quen ăn sáng và chỉ ăn cơm (như một bữa chính) vào 8-9h sang nên cũng gần như không có đồ ăn sang. Họa hoằn lắm thì có 1 thuyền hàng bán xôi, chè (theo lời dân địa phương) mà chúng tôi tìm mãi không gặp. Lại phải cười trừ với nhau và tui nghỉu về nhà anh Thục thôi.
Sáng nay chúng tôi được học hát điệu hò mà đêm trước được thưởng thức. Quả thực là hát dân ca không hề dễ như chúng ta vẫn tưởng tượng. Sự mềm mại, nét luyến láy, thậm chí cả việc phải hát trệch từ đi để giữ làn điệu gây khá nhiều khó khăn cho chúng tôi. Tập mãi, tập mãi, rồi hát thử, hát đối chán chê cuối cùng chúng tôi cũng hát được …. gần đúng. Những tiếng cười, tiếng vỗ tay ngập tràn không gian ngôi nhà gỗ xinh xắn. Tiếng hò vang vọng mặt nước xanh trong, đánh thức cả một vùng không gian êm đềm. Yêu lắm những câu hò.
Rồi cũng đến giờ chia tay, đầy nuối tiếc, bịn rịn với gia đình ấm cúng đó, ngôi làng nhỏ xinh đó, vùng biển mênh mang đó, chúng tôi đành lên tàu về đất liền. Chúng tôi đã có được nhiều hơn một chuyến đi du lịch thuần túy, nhiều hơn một cuộc chơi vu vơ, nơi chúng tôi đã đến để lại cho chúng tôi quá nhiều kỉ niệm sâu sắc. Có lẽ trong long chúng tôi đều có chung một suy nghĩ, “rồi chúng con sẽ quay trở lại, một ngày gần thôi, con hứa …”.