Cẩm nang du lịch Văn Miếu Quốc Tử Giám cập nhật năm 2021
Du lịch Hà Nội du khách tham quan được rất nhiều địa điểm đẹp như: Hồ Gươm, Hồ Tây, Lăng Bác,... Trong đó Văn Miếu Quốc Tử Giám chính là địa điểm được nhiều người lựa chọn tham quan trong chuyến đi của mình. Cùng VietAIR đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về địa điểm du lịch này nhé !1.Giới thiệu chung địa điểm du lịch Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ở đường Quốc Tử Giám, thuộc khu vực quận Đống Đa, Hà Nội. Bốn mặt của văn nó là 4 phố chính: phía Nam là phố Quốc Tử Giám (cổng chính), phía Bắc là đường Nguyễn Thái Học, phía Đông là phố Văn Miếu và phía Tây là phố Tôn Đức Thắng.
Văn Miếu là nơi lưu giữ rất nhiều dấu ấn lịch sử văn hóa ngàn năm rất cổ kính, trang nghiêm. Đặt chân đến nơi đây du khách sẽ được tìm hiểu văn hóa cũng như tham quan khung cảnh đẹp nhất của Văn Miếu.
2.Du lịch Văn Miếu Quốc Tử Giám nên đi vào thời gian nào?
Tham quan tại Văn Miếu du khách có thể lựa chọn được bất cứ thời điểm nào trong năm. Theo kinh nghiệm của VietAIR thì mọi người nên đi vào mùa xuân để được xin chữ của các ông Đồ, cầu mong cho một năm may mắn và thành công.
3.Thời gian đóng, mở cửa ở Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Hội đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Nội. Văn Miếu mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần, lễ Tết để phục vụ nhu cầu tham quan cho các du khách trong nước, nước ngoài.
- Từ thứ 2 – Thứ 6: Mở cửa từ 7h30 đến 18h.
- Thứ Bảy, Chủ nhật mở muộn hơn 30 phút (tức 8h) và đóng muộn hơn 3 tiếng (21h).
- Thời gian mở cửa theo mùa: Vào mùa hè (tính từ 15/4 – 15/10), Văn Miếu mở cửa đón khách từ 7h30 và đóng lúc 18h. Mùa lạnh (tính từ 16/10 – 14/4 năm sau), du khách có thể đến tham quan Văn Miếu từ 8h đến 18h.
4.Tham quan tại Văn Miếu Quốc Tử Giám có gì nổi bật?
Khi đi du lịch tham quan tại Văn Miếu du khách sẽ có nhiều khám phá mới mẻ như:
- Hồ Văn
Giữa lòng hồ Văn là gò Kim Châu. Tại Hồ Văn nơi diễn ra các buổi bình văn chương của các nho sĩ kinh thành xưa.
- Văn Miếu Môn
- Đại Trung Môn
- Giếng Thiên Quang, bia Tiến sĩ
Phía hai bên giếng Thiên Giang là 2 dãy bia đá lớn được gọi là bia tiến sĩ. Trên mỗi bia giếng khắc các tác phẩm nghệ thuật từ hồi xa xưa đều có mang ý nghĩa tâm linh.
5.Ý nghĩa của Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn miếu Quốc Tử Giám không chỉ được coi là đại học đầu tiên của đất nước Đại Việt mà nó là nơi được ví như ngọn lửa sáng rực thắp sáng lên truyền thống hiếu học của dân tộc ta.
Ngày nay Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn là nơi tổ chức hội thơ, là nơi khen tặng những học sinh ưu tú, xuất sắc. Đồng thời, Văn Miếu là điểm dừng chân của các du khách trong nước và quốc tế khi đến với Hà Nội.
Vào dịp đầu xuân Văn Miếu Quốc Tử Giám là điểm “xin chữ” của người dân thủ đô trong những ngày tết truyền thống với mong muốn cầu cho một năm an lành, sức khỏe và có nhiều niềm tin đỗ đạt cao.
6.Lưu ý khi đi tham quan tại Văn Miếu Quốc tử giám
Nếu du khách đi tham quan tại Văn Miếu Quốc Tử Giám thì bạn cần lưu ý:
- Đến địa điểm trang nghiêm thì mọi người nên lựa chọn các trang phục lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ.
- Không được mặc váy quần quá ngắn hoặc hở hang.
- Tuyệt đối không đội nón, mũ hay hút thuốc hay mang các vật liệu dễ cháy nổ trong khuôn viên Văn Miếu.
- Nếu bạn dâng hương ở Văn Miếu thì chỉ thắp 1 nén hương đúng nơi quy định
- Đi nhẹ nói khẽ giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường
- Không thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan, lừa đảo, cờ bạc trong Văn Miếu
- Không được xoa đầu rùa hay sờ vào các hiện vật tại Văn Miếu.