Trước tiên tôi xin nói là tên quốc gia đó là CAMBODIA, tên gọi đầy đủ trong các văn bản nhà nước là :
KINGDOM OF CAMBODIA
.....Nation – Religon – King.....
Tạm dịch theo ngôn ngữ thanh niên bây giờ là :
.....VƯƠNG QUỐC CAMBODIA
Quốc gia – Tôn giáo – Hoàng đế
Còn thời tôi đi học mà đứa nào dịch kiểu đó là đời tàn luôn. Phải dịch như sau :
Nước có Vua CAM-BÔ-ĐI-A (phát âm là Nước có vua cầm bô đi i....)
Nước - Đạo - Vua
Hoàn toàn không có chữ nào như Độc lập, Cộng hoà, Nhân dân, Dân chủ, Tự do, …
Ôiiiiiiiiiii !!!, Thật là tội nghiệp !!!
Còn chữ Campuchia chỉ tồn tại trong khoảng thời gian 1979 – 1990.
Xin các bạn dùng cho đúng từ ngữ.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong vài tháng qua tôi có 2 thread về chợ xe đạp sida bên Cambodia
Chỗ bán xe đạp xịn (Japan), giá bèo
https://www.phuot.vn/threads/36205-Chỗ-bán-xe-đạp-xịn-(Japan-chính-gốc)-giá-bèo
Cambodia, chuyến đi mua xe đạp
https://www.phuot.vn/threads/45157-Cambodia-chuyến-đi-mua-xe-đạp
Rất vui khi được nhiều bạn xem qua, cũng có nhiều bạn quan tâm nhiều, muốn làm một chuyến qua đó sắm chiếc xe xịn.
Nhiều bạn đã liên lạc với tôi hỏi thăm chi tiết đủ thứ.
Có nhiều comment trên thread về vấn đề này, kẻ nói ngược, người nói xuôi đủ cả.
Qua những comment đó, những thắc mắc qua email & DT, tôi thấy mình nên làm thêm cái thread mới này.
CƠ SỞ DỮ LIỆU THREAD NÀY :
- Tôi vì kiếm cơm nên thường xuyên qua lại nước này, trong vài năm vừa qua thời gian tôi ờ bên đó nhiều hơn ở VN
- Chợ xe đạp bên đó tôi đi cũng khoảng gần trăm lần rồi
- Tôi đã từng trải qua thời bao cấp ở VN, thời mà người người đạp xe, nhà nhà có xe đạp. Thời đó đã có lúc tôi phải nhét giấy báo vô vỏ xe đạp vì không có ruột xe thay. Thời đó tôi đã từng chen lấn + giấy giới thiệu để vô những cửa hàng Kim khí Điện máy mua phụ tùng xe đạp, mà chỉ mua được những cái họ bán, chứ không có để mà mua những cái mình cần, còn những cái mình thích chỉ là trong mơ. Thời mà khi dây xích bị giãn tôi phải đục từng mắt xích ra lộn trục lại. Thời mà vợ tôi có bầu 9 tháng 9 ngày còn đạp xe đi làm. Đến ngày hôm sau tôi chở vợ đi sanh cũng bằng xe đạp, cái yên sau phải lấy cái áo mưa lót cho đỡ đau mông
- Học vấn, nghề nghiệp của tôi không phải là máy móc, nhưng đã bổ xung cho tôi rất nhiều trong kỹ năng cơ khí, điện tử. Tôi làm nghề gì tạm thời bí mật nhé !
- Xin lỗi là tôi NỔ nhiều quá, nhưng ý tôi muốn các bạn hiểu rằng là những số liệu dưới đây là từ những kinh nghiệm thực tế mà ra. Không phải là tối đi ngủ nằm mơ rồi sáng ra kể lại. Không phải là những câu chuyện tán dóc ngoài quán cafe được tường thuật lại. Không phải là những lời nói đao to búa lớn bên bàn nhậu.
SỐ LIỆU :
Chợ xe bên Cambodia :
Nguồn gốc xe đạp sida :
- 100% nhập từ Japan
- 80% có dán tem "Made in China". Cái này làm nhiều bạn dị ứng, chê bai
- 20% từ Taiwan, Euro, USA, Malaysia ...
Phân loại xe :
* Theo tiêu chuẩn ISO 16.000, 2012 của Tam Anh
- 10% xe đạp sida là loại xe ve chai, loại này bán theo lô, giá khoảng chừng 10 – 20 đô/chiếc. Sơn trầy trụa rải rác, rỉ sét vài chỗ, kinh kiện loại thường hoặc trung bình. Con buôn VN chủ yếu là mua loại này. So sánh với thị trường VN thì tôi thấy chợ xe ở khu Cầu Sắt là loại xe này. Còn ở Châu Đốc có loại nào tôi chưa đi nên không biết
- 50% xe đạp sida là loại xe xoàng, có thể so sánh với loại Martin ở VN, hoặc các loại mà học sinh phổ thông bây giờ dùng nhiều. Giá khoảng 20 - 30 đô/chiếc.
- 30% là xe tốt, phụ tùng nổi tiếng như Shimano SIS, sơn còn nguyên, không rỉ sét. Giá khoảng 50 – 60 đô/chiếc. So với thị trường VN thì tôi nghĩ ngon hơn loại ASAMA mới.
- 10% là xe xịn, còn mới 99%, vỏ xe gai còn tua tủa, xích đĩa vừa khít. Ở VN tầm cỡ Giant cũng chưa bằng. Giá khoảng 100 đô/chiếc
- 10% là xe vô cùng xịn, giá ở VN cỡ trên ngàn đô, còn giá Cambodia khoảng 200 – 300 đô. Loại này có chiếc nào là con buôn Thailand lấy hết, họ đã đặt hàng từ trước. May mắn thì mình chỉ thấy khi mới dỡ hàng trong containner ra, hoặc đang bao bìa carton & dán băng keo để chuyển đi Thailand. Tôi mà muốn loại này thì tôi phải dặn chủ shop, khi có chiếc nào họ gọi DT tôi đến lấy
Tóm lại:
- Xe xịn có, xe xoàng cũng có.
- Lái buôn Thailand gom hết hàng top trên, Lái buôn VN gom hết hàng top dưới.
- Còn dân chơi xe VN chọn loại nào? Đoạn sau sẽ rõ
Thị trường xe đạp VN :
- Dân chơi xe đạp còn ít
- Giá còn cao so với mức lương
- Mua - Bán lèo tèo, hàng xịn phải kiếm mua từ nước ngoài
- Thông tin dạng truyền khẩu là chủ yếu, ca ngợi, chê bai theo phong trào
- Thợ có kiến thức, trình độ sửa xe đạp dòng xịn còn rất hiếm hoi
Đặc điểm mua bán ở Cambodia
- Thật thà, hiền lành, vui vẻ: tôi có thể nắm nghía nửa ngày, lấy chạy thử cả cây số cả chục chiếc xe, cuối cùng là không mua cũng không sao, còn được mời uống nước nữa chứ.
- Khi thấy dân VN thì họ thường nói thách nhiều hơn. Nhưng có thể trả giá thoải mái, có thể trả ¼ giá rồi không mua vẫn được mời uống nước vui vẻ, hẹn lần sau gặp lại. Không như chợ Đồng Xuân Hanoi hoặc chợ Bến Thành Saigon.
- Dân VN chỉ biết & hỏi vài hiệu xe (Giant, Trek, …) nên những hiệu này họ đẩy giá lên rất cao. Tôi giả dạng là dân Cambodia thì vẫn mua được mấy hiệu đó với giá bình thường.
Đặc điểm khách hàng VN :
- Luôn nghi ngờ mình đang bị lừa đảo (luộc đồ, hàng giả, …), bán giá cao. Phòng thủ kỹ lưỡng
- Chỉ chuộng một vài hiệu xe như tôi đã trình bày đoạn trên.
- Kiến thức về hiệu xe, linh kiện xe còn nhiều hạn chế. Khi lựa thì chỉ biết nhìn màu sơn xem có bị trầy không, có rỉ sét không.
- Quá choáng váng trước cả chục ngàn chiếc xe, không có chiếc nào giống chiếc nào, mà hầu hết lại là những hiệu xe chưa từng nghe nói đến bao giờ.
BÀN LUẬN
Trò chơi nào cũng lắm công phu
Cái cần thiết nhất khi đi mua xe đạp ở Cambodia là kiến thức về xe & phụ tùng. Bên đó thì loại xe thường, xe xịn đều có cả, nhưng xe xịn ít hơn. Trong đống vàng thau lẫn lộn đó ta phải biết đâu là vàng, đâu là thau.
Mất công, tốn chi phí qua đó mà lại đem cục thau về thì kỳ cục quá.
Nếu cục thau thôi cũng đủ xài thì không cần phải xuất ngoại cho tốn kém.
Những bạn trong các chuyến đi trước thì đều bị tẩu hoả nhập ma, choáng váng trước rừng xe có cả ngàn kiểu, hàng trăm hiệu mà chưa từng nghe nói tới.
Và chính tôi bây giờ cũng còn choáng váng khi đứng trước rừng xe đó. Muốn lựa được chiếc xe ngon tôi phải tốn gần chục buổi (hơn vài ngày) mới được. Do đó lựa dùm thì tôi không dám, tư vấn chút ít thì được.
Lần sắp tới bạn nào đi cùng thì tôi sẽ cho uống vài viên thuốc an thần trước khi vô chợ xe nhé !!!
Dòng xe xịn là một trò ăn chơi đòi hỏi kiến thức nhiều, kỹ năng vận hành, sửa chữa cao thì mới cảm nhận được nhiều nỗi sung sướng (gọi là PHÊ).
Còn mỗi chút đem ra thợ thì theo tôi chưa nên chơi xe xịn, vì khi đó sẽ không có được cái gọi là PHÊ của thú chơi xe đạp, trái lại chỉ thêm bực mình vì cái xe nó cứ không chịu theo ý mình, thấy khó sử dụng, phiền phức, tốn tiền hoài, ...
Các bạn nên biết rằng sau mỗi lần đem ra thợ thì xế của bạn sẽ xuống một hoặc vài cấp.
Khả năng này là 99,9%. Vì tôi thấy chỉ có khoảng 00,1% thợ là có khả năng sửa dòng xe xịn đúng bài bản
Vì Lái buôn Thailand gom hết hàng top trên, Lái buôn VN gom hết hàng top dưới, điều này làm một số bạn chưa đi Cambodia có cái nhìn sai lệch về xe sida, đã có những phát biểu là "của rẻ là của ôi", "tiền nào của nấy", ... Xin nói cho rõ lại lần nữa là thượng vàng hạ cám, cái gì cũng có, cái chính là mình thích cái gì, khả năng (kiến thức, thời gian & túi tiền) mình chọn được cái gì
KẾT LUẬN :
- Cần hiểu rõ chính mình: kiến thức (về xe đạp), năng lực, ý thích của mình trước khi đâm đầu vô cái trò xe đạp này
- Thượng vàng, hạ cám, cỡ nào cũng có. Nhưng đã đi Cambodia thì chỉ nên mang vàng ròng về cho bõ công, bõ của.
- Muốn chọn được xe ngon thì phải có kiến thức, thời gian mới thực hiện được. Đi du lịch theo tua, hoặc chỉ ghé Phnom Penh vội vội, vàng vàng thì khó có khả năng có được chiếc xe ưng ý.
- Sau khi mua về thì phải độ thêm (tuỳ ý thích & túi tiền), phải tân trang lại (vì là đồ sida mà). Tối thiểu nhất là phải vô dầu mỡ các trục, dây thắng, dây số. Vậy bạn có tự làm được không ??? Hay để vậy chạy luôn ??? Hay đem ra thợ ???
- Cuối cùng, hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định qua Cambodia mua xe đạp
KINGDOM OF CAMBODIA
.....Nation – Religon – King.....
Tạm dịch theo ngôn ngữ thanh niên bây giờ là :
.....VƯƠNG QUỐC CAMBODIA
Quốc gia – Tôn giáo – Hoàng đế
Còn thời tôi đi học mà đứa nào dịch kiểu đó là đời tàn luôn. Phải dịch như sau :
Nước có Vua CAM-BÔ-ĐI-A (phát âm là Nước có vua cầm bô đi i....)
Nước - Đạo - Vua
Hoàn toàn không có chữ nào như Độc lập, Cộng hoà, Nhân dân, Dân chủ, Tự do, …
Ôiiiiiiiiiii !!!, Thật là tội nghiệp !!!
Còn chữ Campuchia chỉ tồn tại trong khoảng thời gian 1979 – 1990.
Xin các bạn dùng cho đúng từ ngữ.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong vài tháng qua tôi có 2 thread về chợ xe đạp sida bên Cambodia
Chỗ bán xe đạp xịn (Japan), giá bèo
https://www.phuot.vn/threads/36205-Chỗ-bán-xe-đạp-xịn-(Japan-chính-gốc)-giá-bèo
Cambodia, chuyến đi mua xe đạp
https://www.phuot.vn/threads/45157-Cambodia-chuyến-đi-mua-xe-đạp
Rất vui khi được nhiều bạn xem qua, cũng có nhiều bạn quan tâm nhiều, muốn làm một chuyến qua đó sắm chiếc xe xịn.
Nhiều bạn đã liên lạc với tôi hỏi thăm chi tiết đủ thứ.
Có nhiều comment trên thread về vấn đề này, kẻ nói ngược, người nói xuôi đủ cả.
Qua những comment đó, những thắc mắc qua email & DT, tôi thấy mình nên làm thêm cái thread mới này.
CƠ SỞ DỮ LIỆU THREAD NÀY :
- Tôi vì kiếm cơm nên thường xuyên qua lại nước này, trong vài năm vừa qua thời gian tôi ờ bên đó nhiều hơn ở VN
- Chợ xe đạp bên đó tôi đi cũng khoảng gần trăm lần rồi
- Tôi đã từng trải qua thời bao cấp ở VN, thời mà người người đạp xe, nhà nhà có xe đạp. Thời đó đã có lúc tôi phải nhét giấy báo vô vỏ xe đạp vì không có ruột xe thay. Thời đó tôi đã từng chen lấn + giấy giới thiệu để vô những cửa hàng Kim khí Điện máy mua phụ tùng xe đạp, mà chỉ mua được những cái họ bán, chứ không có để mà mua những cái mình cần, còn những cái mình thích chỉ là trong mơ. Thời mà khi dây xích bị giãn tôi phải đục từng mắt xích ra lộn trục lại. Thời mà vợ tôi có bầu 9 tháng 9 ngày còn đạp xe đi làm. Đến ngày hôm sau tôi chở vợ đi sanh cũng bằng xe đạp, cái yên sau phải lấy cái áo mưa lót cho đỡ đau mông
- Học vấn, nghề nghiệp của tôi không phải là máy móc, nhưng đã bổ xung cho tôi rất nhiều trong kỹ năng cơ khí, điện tử. Tôi làm nghề gì tạm thời bí mật nhé !
- Xin lỗi là tôi NỔ nhiều quá, nhưng ý tôi muốn các bạn hiểu rằng là những số liệu dưới đây là từ những kinh nghiệm thực tế mà ra. Không phải là tối đi ngủ nằm mơ rồi sáng ra kể lại. Không phải là những câu chuyện tán dóc ngoài quán cafe được tường thuật lại. Không phải là những lời nói đao to búa lớn bên bàn nhậu.
SỐ LIỆU :
Chợ xe bên Cambodia :
Nguồn gốc xe đạp sida :
- 100% nhập từ Japan
- 80% có dán tem "Made in China". Cái này làm nhiều bạn dị ứng, chê bai
- 20% từ Taiwan, Euro, USA, Malaysia ...
Phân loại xe :
* Theo tiêu chuẩn ISO 16.000, 2012 của Tam Anh
- 10% xe đạp sida là loại xe ve chai, loại này bán theo lô, giá khoảng chừng 10 – 20 đô/chiếc. Sơn trầy trụa rải rác, rỉ sét vài chỗ, kinh kiện loại thường hoặc trung bình. Con buôn VN chủ yếu là mua loại này. So sánh với thị trường VN thì tôi thấy chợ xe ở khu Cầu Sắt là loại xe này. Còn ở Châu Đốc có loại nào tôi chưa đi nên không biết
- 50% xe đạp sida là loại xe xoàng, có thể so sánh với loại Martin ở VN, hoặc các loại mà học sinh phổ thông bây giờ dùng nhiều. Giá khoảng 20 - 30 đô/chiếc.
- 30% là xe tốt, phụ tùng nổi tiếng như Shimano SIS, sơn còn nguyên, không rỉ sét. Giá khoảng 50 – 60 đô/chiếc. So với thị trường VN thì tôi nghĩ ngon hơn loại ASAMA mới.
- 10% là xe xịn, còn mới 99%, vỏ xe gai còn tua tủa, xích đĩa vừa khít. Ở VN tầm cỡ Giant cũng chưa bằng. Giá khoảng 100 đô/chiếc
- 10% là xe vô cùng xịn, giá ở VN cỡ trên ngàn đô, còn giá Cambodia khoảng 200 – 300 đô. Loại này có chiếc nào là con buôn Thailand lấy hết, họ đã đặt hàng từ trước. May mắn thì mình chỉ thấy khi mới dỡ hàng trong containner ra, hoặc đang bao bìa carton & dán băng keo để chuyển đi Thailand. Tôi mà muốn loại này thì tôi phải dặn chủ shop, khi có chiếc nào họ gọi DT tôi đến lấy
Tóm lại:
- Xe xịn có, xe xoàng cũng có.
- Lái buôn Thailand gom hết hàng top trên, Lái buôn VN gom hết hàng top dưới.
- Còn dân chơi xe VN chọn loại nào? Đoạn sau sẽ rõ
Thị trường xe đạp VN :
- Dân chơi xe đạp còn ít
- Giá còn cao so với mức lương
- Mua - Bán lèo tèo, hàng xịn phải kiếm mua từ nước ngoài
- Thông tin dạng truyền khẩu là chủ yếu, ca ngợi, chê bai theo phong trào
- Thợ có kiến thức, trình độ sửa xe đạp dòng xịn còn rất hiếm hoi
Đặc điểm mua bán ở Cambodia
- Thật thà, hiền lành, vui vẻ: tôi có thể nắm nghía nửa ngày, lấy chạy thử cả cây số cả chục chiếc xe, cuối cùng là không mua cũng không sao, còn được mời uống nước nữa chứ.
- Khi thấy dân VN thì họ thường nói thách nhiều hơn. Nhưng có thể trả giá thoải mái, có thể trả ¼ giá rồi không mua vẫn được mời uống nước vui vẻ, hẹn lần sau gặp lại. Không như chợ Đồng Xuân Hanoi hoặc chợ Bến Thành Saigon.
- Dân VN chỉ biết & hỏi vài hiệu xe (Giant, Trek, …) nên những hiệu này họ đẩy giá lên rất cao. Tôi giả dạng là dân Cambodia thì vẫn mua được mấy hiệu đó với giá bình thường.
Đặc điểm khách hàng VN :
- Luôn nghi ngờ mình đang bị lừa đảo (luộc đồ, hàng giả, …), bán giá cao. Phòng thủ kỹ lưỡng
- Chỉ chuộng một vài hiệu xe như tôi đã trình bày đoạn trên.
- Kiến thức về hiệu xe, linh kiện xe còn nhiều hạn chế. Khi lựa thì chỉ biết nhìn màu sơn xem có bị trầy không, có rỉ sét không.
- Quá choáng váng trước cả chục ngàn chiếc xe, không có chiếc nào giống chiếc nào, mà hầu hết lại là những hiệu xe chưa từng nghe nói đến bao giờ.
BÀN LUẬN
Trò chơi nào cũng lắm công phu
Cái cần thiết nhất khi đi mua xe đạp ở Cambodia là kiến thức về xe & phụ tùng. Bên đó thì loại xe thường, xe xịn đều có cả, nhưng xe xịn ít hơn. Trong đống vàng thau lẫn lộn đó ta phải biết đâu là vàng, đâu là thau.
Mất công, tốn chi phí qua đó mà lại đem cục thau về thì kỳ cục quá.
Nếu cục thau thôi cũng đủ xài thì không cần phải xuất ngoại cho tốn kém.
Những bạn trong các chuyến đi trước thì đều bị tẩu hoả nhập ma, choáng váng trước rừng xe có cả ngàn kiểu, hàng trăm hiệu mà chưa từng nghe nói tới.
Và chính tôi bây giờ cũng còn choáng váng khi đứng trước rừng xe đó. Muốn lựa được chiếc xe ngon tôi phải tốn gần chục buổi (hơn vài ngày) mới được. Do đó lựa dùm thì tôi không dám, tư vấn chút ít thì được.
Lần sắp tới bạn nào đi cùng thì tôi sẽ cho uống vài viên thuốc an thần trước khi vô chợ xe nhé !!!
Dòng xe xịn là một trò ăn chơi đòi hỏi kiến thức nhiều, kỹ năng vận hành, sửa chữa cao thì mới cảm nhận được nhiều nỗi sung sướng (gọi là PHÊ).
Còn mỗi chút đem ra thợ thì theo tôi chưa nên chơi xe xịn, vì khi đó sẽ không có được cái gọi là PHÊ của thú chơi xe đạp, trái lại chỉ thêm bực mình vì cái xe nó cứ không chịu theo ý mình, thấy khó sử dụng, phiền phức, tốn tiền hoài, ...
Các bạn nên biết rằng sau mỗi lần đem ra thợ thì xế của bạn sẽ xuống một hoặc vài cấp.
Khả năng này là 99,9%. Vì tôi thấy chỉ có khoảng 00,1% thợ là có khả năng sửa dòng xe xịn đúng bài bản
Vì Lái buôn Thailand gom hết hàng top trên, Lái buôn VN gom hết hàng top dưới, điều này làm một số bạn chưa đi Cambodia có cái nhìn sai lệch về xe sida, đã có những phát biểu là "của rẻ là của ôi", "tiền nào của nấy", ... Xin nói cho rõ lại lần nữa là thượng vàng hạ cám, cái gì cũng có, cái chính là mình thích cái gì, khả năng (kiến thức, thời gian & túi tiền) mình chọn được cái gì
KẾT LUẬN :
- Cần hiểu rõ chính mình: kiến thức (về xe đạp), năng lực, ý thích của mình trước khi đâm đầu vô cái trò xe đạp này
- Thượng vàng, hạ cám, cỡ nào cũng có. Nhưng đã đi Cambodia thì chỉ nên mang vàng ròng về cho bõ công, bõ của.
- Muốn chọn được xe ngon thì phải có kiến thức, thời gian mới thực hiện được. Đi du lịch theo tua, hoặc chỉ ghé Phnom Penh vội vội, vàng vàng thì khó có khả năng có được chiếc xe ưng ý.
- Sau khi mua về thì phải độ thêm (tuỳ ý thích & túi tiền), phải tân trang lại (vì là đồ sida mà). Tối thiểu nhất là phải vô dầu mỡ các trục, dây thắng, dây số. Vậy bạn có tự làm được không ??? Hay để vậy chạy luôn ??? Hay đem ra thợ ???
- Cuối cùng, hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định qua Cambodia mua xe đạp
Last edited: