Victor_Nguyen
Phượt thủ
Muốn thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp của một vùng đất, đôi khi du khách phải vượt qua những chướng ngại, thử thách hết sức phiền nhiễu như lừa đảo, chặt chém. Đừng biến mình thành “gà mờ” bởi các chiêu trò chỉ dành cho dân du lịch.
Một bức tượng nhân sư thế này thường được chào bán với giá E£300, tuy nhiên giá trị thực của nó là từ E£20-30.
Chặt chém với giá gấp 20 lần
Nếu bạn là một tay trả giá có hạng thì Ai Cập sẽ là điểm đến số một dành cho bạn. Nếu như đã “đánh bại” hầu hết các chiêu chặt chém tại quê nhà Việt Nam thì hãy thử sức với Ai Cập, nơi mà tìm thấy những món đồ bán với giá cố định là việc quá khó.
Nắng nóng và khô của sa mạc sẽ làm chùn chân nhiều du khách khi muốn đi bộ quanh khu vực kim tự tháp Giza, Cairo, Ai Cập. Để không bị hớ, hãy tham khảo giá trước khi thuê bất cứ phương tiện đi lại nào.
Tại đất nước mà hơn 11% GDP đến từ du lịch, du khách sẽ dễ dàng bị bủa vây bằng rất nhiều các chiêu trò làm giá. Một chiếc áo bán cho dân Ai Cập ngoài chợ trời với giá E£30 (1 USD= 6 Egyptian pound) vẫn được hét giá E£300 như thường. Ngay cả với những thực phẩm thông dụng như bánh mì mà dân bản địa có thể mua với giá rẻ như bèo là E£1/10 chiếc thì khách du lịch vẫn bị chém gấp 10 thậm chí 20 lần.
Nếu không đặt phòng hay đặt vé trên những trang web hoặc đại lý uy tín, bạn rất có khả năng bị chém gấp đôi hoặc ba lần khi ở Thái Lan. Người Thái có cách rất khôn khéo để che giấu mức giá thật sự của một vé xe bus hay một phòng khách sạn, nhất là khi bạn đặt nó thông qua một đại lý khác. Họ sẽ thường hỏi bạn là “Bạn trả bao nhiêu cho đại lý kia?” chứ không bao giờ nói giá gốc.
Mẹo để không bị chặt chém: Luôn hỏi kĩ giá trước khi mua hàng, thuê dịch vụ cũng phải hỏi rõ giá tiền đưa ra đã là trọn gói hay chưa (tránh trường hợp đi được nửa đường bị bỏ lại và đòi thêm tiền). Hãy mua hàng hay ăn ở những nơi đông dân địa phương, hỏi họ về giá hoặc nhìn cách họ trả tiền.
Khảo sát giá cả trong sách hướng dẫn du lịch hoặc các trang web đặt vé xe bus hay khách sạn như agoda.com, hostelworld.com, hostelbookers.com để nắm mặt bằng chung về giá trước khi đặt tại những đại lý không tên tuổi.
Một bức tượng nhân sư thế này thường được chào bán với giá E£300, tuy nhiên giá trị thực của nó là từ E£20-30.
Chặt chém với giá gấp 20 lần
Nếu bạn là một tay trả giá có hạng thì Ai Cập sẽ là điểm đến số một dành cho bạn. Nếu như đã “đánh bại” hầu hết các chiêu chặt chém tại quê nhà Việt Nam thì hãy thử sức với Ai Cập, nơi mà tìm thấy những món đồ bán với giá cố định là việc quá khó.
Nắng nóng và khô của sa mạc sẽ làm chùn chân nhiều du khách khi muốn đi bộ quanh khu vực kim tự tháp Giza, Cairo, Ai Cập. Để không bị hớ, hãy tham khảo giá trước khi thuê bất cứ phương tiện đi lại nào.
Tại đất nước mà hơn 11% GDP đến từ du lịch, du khách sẽ dễ dàng bị bủa vây bằng rất nhiều các chiêu trò làm giá. Một chiếc áo bán cho dân Ai Cập ngoài chợ trời với giá E£30 (1 USD= 6 Egyptian pound) vẫn được hét giá E£300 như thường. Ngay cả với những thực phẩm thông dụng như bánh mì mà dân bản địa có thể mua với giá rẻ như bèo là E£1/10 chiếc thì khách du lịch vẫn bị chém gấp 10 thậm chí 20 lần.
Nếu không đặt phòng hay đặt vé trên những trang web hoặc đại lý uy tín, bạn rất có khả năng bị chém gấp đôi hoặc ba lần khi ở Thái Lan. Người Thái có cách rất khôn khéo để che giấu mức giá thật sự của một vé xe bus hay một phòng khách sạn, nhất là khi bạn đặt nó thông qua một đại lý khác. Họ sẽ thường hỏi bạn là “Bạn trả bao nhiêu cho đại lý kia?” chứ không bao giờ nói giá gốc.
Mẹo để không bị chặt chém: Luôn hỏi kĩ giá trước khi mua hàng, thuê dịch vụ cũng phải hỏi rõ giá tiền đưa ra đã là trọn gói hay chưa (tránh trường hợp đi được nửa đường bị bỏ lại và đòi thêm tiền). Hãy mua hàng hay ăn ở những nơi đông dân địa phương, hỏi họ về giá hoặc nhìn cách họ trả tiền.
Khảo sát giá cả trong sách hướng dẫn du lịch hoặc các trang web đặt vé xe bus hay khách sạn như agoda.com, hostelworld.com, hostelbookers.com để nắm mặt bằng chung về giá trước khi đặt tại những đại lý không tên tuổi.