dohongtuong
Phượt thủ
+ Nick thành viên: dohongtuong
+ Địa chỉ email và số điện thoại: [email protected] - 0169 7878 382
+ Tên bài dự thi: Chinh phục Fansipan mùa đỗ quyên đỏ - tháng 3/2013
Bài viết đã được đăng và chia sẻ trên facebook cá nhân, trong quá trình dự thi có chỉnh sửa lại. Toàn bộ hình ảnh sử dụng trong bài viết được chụp bởi các bạn đồng hành, không phải của tác giả bài viết.
Giống như các cụ ngày xưa viết thư pháp phải theo đúng quy trình, lễ nghi, nay em viết cái report này cũng phải theo quy trình ăn no – ngủ kĩ – rửa sạch mặt mũi chân tay cho tỉnh táo rồi mới bắt đầu.
Hành trình chinh phục Fansipan của đoàn mình đã kết thúc 2 ngày trước, nhưng có lẽ nó vẫn còn vẹn nguyên trong lòng mỗi người. Report Chinh phục Fansipan mùa đỗ quyên của mình xin bắt đầu từ cái thời điểm mà đoàn mình chụp tấm hình kỉ niệm trước cửa ga Hà Nội cho đến khi mọi người leo Fan xong về đến nhà nghỉ Đỗ Quyên, các ngày đi chơi ở Hà Nội được ghi chép riêng.
Phần 1 – Hội quân, lên đường và bữa trưa dưới ánh nắng
Ngày đầu tiên, cũng là lần đầu tiên cả đoàn hội ngộ đông đủ, cũng là ngày mà cả đoàn lên đường chinh phục nóc nhà Đông Dương. Tàu LC1 (Hà Nội – Lào Cai) chạy lúc 22h nhưng mới hơn 21h nhà ga đã mở cửa tàu cho khách lên. Lúc ấy đa số anh em đang ngồi uống nước trước cửa ga, ngoại trừ một số người còn đi ăn đêm lót dạ. Tầm 21h30, sau khi hú hét, réo gọi một hồi mọi người cũng về đủ, tập trung chụp một tấm hình kỉ niệm lúc khởi hành rồi tay xách nách mang, thân ai nấy chạy lên tàu. Nhìn cái đám người lũ lượt nhốn nháo ấy, có người nào đó mách nhau: “Phượt đấy!”. Vâng, chúng cháu là dân phượt đây!
22h, đoàn tàu lăn bánh rời ga Hà Nội. Mình đi ghế phụ toa 9, cả nhà đi ghế mềm toa 1, thế nhưng do cái khung cảnh loạn lạc hơn cả xe buýt giờ cao điểm ở dưới đấy, mình tay xách nách mang hành lý từ toa 9 lên toa 1, vẫn là ghế phụ, nhưng ghế phụ khoang điều hòa. Trời run rủi sao cho đoàn mình ngồi gần một đoàn các cô chú công chức đi Sa Pa chơi, cô trưởng đoàn khá dễ tính và thân thiện nên cho mình ngồi gần để hỏi chuyện, vì là mình cũng tầm tuổi con gái cô. Hoàn cảnh gặp gỡ rất chi là vui vẻ, nhưng không may thay cũng có một hội “ghế phụ khoang điều hòa” khác xuất hiện, và rất nhiều chuyện dở khóc dở cười diễn ra sau đấy. Trước hết là cô trưởng đoàn bên kia, mình, một chú cựu thủy thủ tàu viễn dương của hội “ghế phụ khoang điều hòa” và chú trưởng khoang – 4 người lập thành một đội “quýt chém gió” (tức là vừa ăn quýt vừa chém gió). Ban đầu mình rất hào hứng nghe các cô chú kể chuyện từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á, nhưng đêm càng khuya thì mình càng buồn ngủ mà các cô chú cứ như thế làm sao mình ngủ được? Sau đó là vụ một chú trong hội “ghế phụ khoang điều hòa” để một túi các loại bia, nước ngọt ngay trên đầu chị Uyên, lúc tàu lắc lư, túi bia rơi ngay xuống đầu chị Uyên, đến ngày hôm sau vẫn còn u. Tiếp nữa là sau khi các cô chú hội “ghế phụ khoang điều hòa” ăn no uống say ở toa ăn uống trở về, hết lớn tiếng đòi lập sòng lại nhốn nháo xếp chỗ ngủ, chọc cười nhau đến tận sáng sớm hôm sau, khi cả hội xuống tàu rồi cả khoang mới được yên. Cái khoang điều hòa nó mát, càng về khuya nó càng mát, rồi thành mát lạnh, rồi rét lúc nào không hay. Nửa đêm đang trong cơn buồn ngủ mà thấy rét run tỉnh cả người. Mình lọ mọ lấy đôi tất đá bóng đi vào cho đỡ lạnh hai chân, nhắm mắt được một lát thì trời sáng, cả khoang tỉnh giấc, chuẩn bị xuống tàu. Đến lúc này mình mới biết rõ mặt anh Phúc và anh Hoàng Lê Trung – Trung Lee (vì đêm qua tối quá mà cũng vội vàng nên chưa kịp nhìn rõ mặt).
7h40 sáng 23.3, tàu LC1 đến ga Lào Cai. Lúc ra xe để đi Sa Pa, thấy mấy xe đẩy bán trái cây mà tự chửi mình hâm: hôm qua chạy quanh Hà Nội mua cả chục kg táo giá đắt cắt cổ mà chẳng thèm nghĩ trên Sa Pa, Lào Cai cũng bán đầy. Cả đoàn không kịp chụp tấm hình trước ga Lào Cai vì phải lên xe đi Sa Pa cho kịp giờ. Mình ngồi xe đầu với hơn 10 mems khác trong đoàn: chị Toàn, anh Đức, anh Danh,... Trên đường đi anh em vừa ngắm cảnh ruộng bậc thang (nhưng không có lúa chín) vừa tán dóc, tầm 40 phút sau là tới khách sạn. Mọi người chẳng kịp ngắm Sa Pa, chạy ào vào tắm rửa, chuẩn bị hành lí, ăn sáng rồi lên đường.
Bữa sáng vội vàng ở Sa Pa không còn món nào khác ngoài phở, mỗi người gọi nhanh một tô phở bò hoặc gà rồi ăn cho kịp lên xe xuống Cát Cát. Mình đi xe đầu, ngồi chung với chị Huyền, anh Lee Cùi Bắp và 4-5 porter gì đấy. Trên đường xuống Cát Cát, vừa qua khỏi chợ Sa Pa, nhìn phía bên tay trái là thấy dãy Hoàng Liên Sơn sừng sững cao tận trời. Trong đời mình chưa bao giờ nhìn thấy núi cao như thế, nói thật đến bây giờ nghĩ lại mình vẫn còn thấy rợn ngợp. Mình đang đi trong chuyến hành trình chinh phục cái đỉnh núi, à không, cái dãy núi cao ngất ấy, và nếu làm được, mình cũng tự thấy khâm phục bản thân mình. Anh tài xế chỉ vào một trong những đỉnh núi nhấp nhô rồi bảo: “Đỉnh Fansipan đấy!”. Mình hỏi lại: “Thật ạ?” “Ừ. Còn hôm nay đoàn mình leo lên 2800 là ở đằng kia”, anh nói rồi chỉ tay về một đỉnh núi khác, cách cái đỉnh được cho là Fansipan vừa rồi mấy đỉnh núi. Mình bị sốc, vì hai cái địa điểm trông chả có vẻ gì là liên quan tới nhau cả. “Hôm nay mình leo lên đấy, rồi lại leo xuống, hôm sau leo lên tới đỉnh”, anh tài xế phụ họa. “Vậy là tự làm khó mình rồi!” – mình thở dài. “Đúng rồi! Cái này người ta gọi là “tự tát vào mặt mình” đấy!” – anh tài xế tuyên bố thẳng thừng. Vừa nói xong là xuống đến cổng Cát Cát, xe dừng lại bên một quán nước ghi là “FanPang 3143”. Trong lúc chờ mọi người đến, ba người đi lòng vòng, núp dưới mái hiên một căn nhà gỗ, chụp hình. Lúc này chị Huyền mới chia sẻ với mình là chị bị say tàu với lại say xe chặng Hà Nội – Lào Cai, Lào Cai – Sa Pa. Mình nghe mà thấy ngưỡng mộ, vì bị say như thế mà vẫn gắng gượng để thực hiện cái phi vụ này. Cũng may là chị đã uống thuốc và không bị nặng lắm, nếu không thì uổng công ra tận đây rồi mà không leo Fan được. Rồi cả đoàn cũng đến đông đủ, và lên đường, lúc này đã là 10h30’ sáng.
Các anh porter đi trước, đoàn mình lũ lượt theo sau, ai cũng hí hửng phấn khởi. Đi ngang một bác kiểm lâm, bác dặn: “Không được đốt lửa trong rừng, không được chụp hình chặt cây rừng!”. Cái vế sau thì mình hiểu chứ còn cái vế “không được đốt lửa trong rừng” thì mình không hiểu lắm, vì nghe nói sẽ nấu ăn trên núi mà không được đốt lửa thì nấu ăn bằng gì? Nhưng thôi cả đoàn cứ “dạ, dạ” rồi đi cho mau.
Đoạn đường đầu khá êm và đẹp, bắt đầu là một vây cầu treo nho nhỏ, những tam cấp giữa mấy thửa ruộng bậc thang (tất nhiên là cũng không có lúa chín mà chỉ có cái hoa gì trông như hoa cây nhọ nồi nhưng màu tím phớt), qua những đoạn đường núi khá bằng phẳng. Sau khi leo tầm 30 phút, cả đoàn lên được một đỉnh đồi, dừng chân chụp ảnh lấy khí thế rồi đi tiếp. Đi tầm 30 phút nữa thì gặp một con suối, lại dừng chân chụp hình. Không biết chị Bích hào hứng hí hửng thế nào mà vấp té xuống suối, ướt hết cả đôi giày trông đến khổ. Mọi người thấy thế cũng chẳng dám bén mảng đến gần suối nữa, lo vác ba lô lên vai đi tiếp là vừa.
Đoạn đường tiếp theo bắt đầu dốc, và trời cũng nắng nóng hơn. Do thể lực không đồng đều nên cả đoàn chia thành nhiều tốp nhỏ. Mình phát hiện ra một sự thật khá là kì lạ là porter nhóm đầu hễ cứ thấy mình đuổi kịp là xách gùi quay lưng đi, như kiểu không muốn thấy mặt mình vậy :’(.Công sức đuổi theo hộc hơi, mà chưa kịp nghỉ đã phải đi tiếp, thật bực bội >”<. Porter tên Sở, mà anh Danh nghe tai nọ xọ tai kia ra thành “Sin”, gọi nhầm tên người ta đến ngày hôm sau mới biết. Dù sao thì trong buổi sáng ngày đầu tiên, sau nhiều ngày không tập thể lực, mình vẫn theo kịp và không làm chậm tiến độ của cả đoàn.
Đến khoảng 12h30, đoàn dừng chân ở một cái chòi để ăn trưa. Cái chòi khá nhỏ, trông giống như cái bếp để nấu ăn hơn vì toàn là muội than. Anh em vào ngồi hóng mát để tập trung đông đủ rồi ăn trưa. Trong lúc đó, porter dọn bữa trưa ra, các anh trải một tấm bạt lớn ngay chỗ đất phẳng gần đấy, dưới ánh nắng mà không hề có tí chút bóng mát dù là tự nhiên hay nhân tạo. Anh em đang ngồi hóng mát trong này nhìn ra mà phát hoảng, chẳng ai nghĩ sẽ ăn trưa dưới ánh nắng và nhiệt độ như thế. Nhưng các anh porter đã quyết thì chúng em nào dám cãi, cũng lũ lượt kéo nhau ra xếp chỗ ngồi ăn như thường. Bởi thế nên mới có tấm hình kinh điển là hai mươi mấy mạng người ngồi ăn trưa giữa nắng, còn hai mươi mấy cái ba lô thì chễm chệ ngồi trong bóng mát, lại thêm một giai thoại nữa là sau này anh em có nhớ nhau thì rủ nhau ra nắng ngồi ăn trưa để nhớ về kỉ niệm ngày hôm nay. Bữa trưa có xôi thập cẩm ăn với giò và muối đậu phộng. Gói xôi trông cũng không bao nhiêu mà 2-3 người ăn mới hết. Mình với Bánh Bò do có ăn chung một hộp cơm chiên trước đó nên nỗ lực lắm mới phụ chị Dung ăn hết một gói xôi. Đang ăn thì từ đâu có một đàn dê núi, tầm chục con, chạy đến, đứng xa nhìn cả đoàn một lát rồi quay lưng đi mất. Phải ở trong cái hoàn cảnh ấy mới thấy được cái hài hước, và sự hồn nhiên khi được sống giữa thiên nhiên. May mà mọi người trong lúc ăn vẫn không quên tác nghiệp, có chụp được tấm hình đàn dê, không thì uổng cái khoảnh khắc đó quá.
Bữa TRƯA đúng nghĩa
Tấm hình kinh điển là đây... @@
Sau khi ăn xong, vì cũng chẳng có chỗ nghỉ nên mọi người lại tiếp tục lên đường, lúc này là hơn 1 giờ.
(còn tiếp)
+ Địa chỉ email và số điện thoại: [email protected] - 0169 7878 382
+ Tên bài dự thi: Chinh phục Fansipan mùa đỗ quyên đỏ - tháng 3/2013
Bài viết đã được đăng và chia sẻ trên facebook cá nhân, trong quá trình dự thi có chỉnh sửa lại. Toàn bộ hình ảnh sử dụng trong bài viết được chụp bởi các bạn đồng hành, không phải của tác giả bài viết.
Giống như các cụ ngày xưa viết thư pháp phải theo đúng quy trình, lễ nghi, nay em viết cái report này cũng phải theo quy trình ăn no – ngủ kĩ – rửa sạch mặt mũi chân tay cho tỉnh táo rồi mới bắt đầu.
Hành trình chinh phục Fansipan của đoàn mình đã kết thúc 2 ngày trước, nhưng có lẽ nó vẫn còn vẹn nguyên trong lòng mỗi người. Report Chinh phục Fansipan mùa đỗ quyên của mình xin bắt đầu từ cái thời điểm mà đoàn mình chụp tấm hình kỉ niệm trước cửa ga Hà Nội cho đến khi mọi người leo Fan xong về đến nhà nghỉ Đỗ Quyên, các ngày đi chơi ở Hà Nội được ghi chép riêng.
Phần 1 – Hội quân, lên đường và bữa trưa dưới ánh nắng
Ngày đầu tiên, cũng là lần đầu tiên cả đoàn hội ngộ đông đủ, cũng là ngày mà cả đoàn lên đường chinh phục nóc nhà Đông Dương. Tàu LC1 (Hà Nội – Lào Cai) chạy lúc 22h nhưng mới hơn 21h nhà ga đã mở cửa tàu cho khách lên. Lúc ấy đa số anh em đang ngồi uống nước trước cửa ga, ngoại trừ một số người còn đi ăn đêm lót dạ. Tầm 21h30, sau khi hú hét, réo gọi một hồi mọi người cũng về đủ, tập trung chụp một tấm hình kỉ niệm lúc khởi hành rồi tay xách nách mang, thân ai nấy chạy lên tàu. Nhìn cái đám người lũ lượt nhốn nháo ấy, có người nào đó mách nhau: “Phượt đấy!”. Vâng, chúng cháu là dân phượt đây!
22h, đoàn tàu lăn bánh rời ga Hà Nội. Mình đi ghế phụ toa 9, cả nhà đi ghế mềm toa 1, thế nhưng do cái khung cảnh loạn lạc hơn cả xe buýt giờ cao điểm ở dưới đấy, mình tay xách nách mang hành lý từ toa 9 lên toa 1, vẫn là ghế phụ, nhưng ghế phụ khoang điều hòa. Trời run rủi sao cho đoàn mình ngồi gần một đoàn các cô chú công chức đi Sa Pa chơi, cô trưởng đoàn khá dễ tính và thân thiện nên cho mình ngồi gần để hỏi chuyện, vì là mình cũng tầm tuổi con gái cô. Hoàn cảnh gặp gỡ rất chi là vui vẻ, nhưng không may thay cũng có một hội “ghế phụ khoang điều hòa” khác xuất hiện, và rất nhiều chuyện dở khóc dở cười diễn ra sau đấy. Trước hết là cô trưởng đoàn bên kia, mình, một chú cựu thủy thủ tàu viễn dương của hội “ghế phụ khoang điều hòa” và chú trưởng khoang – 4 người lập thành một đội “quýt chém gió” (tức là vừa ăn quýt vừa chém gió). Ban đầu mình rất hào hứng nghe các cô chú kể chuyện từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á, nhưng đêm càng khuya thì mình càng buồn ngủ mà các cô chú cứ như thế làm sao mình ngủ được? Sau đó là vụ một chú trong hội “ghế phụ khoang điều hòa” để một túi các loại bia, nước ngọt ngay trên đầu chị Uyên, lúc tàu lắc lư, túi bia rơi ngay xuống đầu chị Uyên, đến ngày hôm sau vẫn còn u. Tiếp nữa là sau khi các cô chú hội “ghế phụ khoang điều hòa” ăn no uống say ở toa ăn uống trở về, hết lớn tiếng đòi lập sòng lại nhốn nháo xếp chỗ ngủ, chọc cười nhau đến tận sáng sớm hôm sau, khi cả hội xuống tàu rồi cả khoang mới được yên. Cái khoang điều hòa nó mát, càng về khuya nó càng mát, rồi thành mát lạnh, rồi rét lúc nào không hay. Nửa đêm đang trong cơn buồn ngủ mà thấy rét run tỉnh cả người. Mình lọ mọ lấy đôi tất đá bóng đi vào cho đỡ lạnh hai chân, nhắm mắt được một lát thì trời sáng, cả khoang tỉnh giấc, chuẩn bị xuống tàu. Đến lúc này mình mới biết rõ mặt anh Phúc và anh Hoàng Lê Trung – Trung Lee (vì đêm qua tối quá mà cũng vội vàng nên chưa kịp nhìn rõ mặt).
7h40 sáng 23.3, tàu LC1 đến ga Lào Cai. Lúc ra xe để đi Sa Pa, thấy mấy xe đẩy bán trái cây mà tự chửi mình hâm: hôm qua chạy quanh Hà Nội mua cả chục kg táo giá đắt cắt cổ mà chẳng thèm nghĩ trên Sa Pa, Lào Cai cũng bán đầy. Cả đoàn không kịp chụp tấm hình trước ga Lào Cai vì phải lên xe đi Sa Pa cho kịp giờ. Mình ngồi xe đầu với hơn 10 mems khác trong đoàn: chị Toàn, anh Đức, anh Danh,... Trên đường đi anh em vừa ngắm cảnh ruộng bậc thang (nhưng không có lúa chín) vừa tán dóc, tầm 40 phút sau là tới khách sạn. Mọi người chẳng kịp ngắm Sa Pa, chạy ào vào tắm rửa, chuẩn bị hành lí, ăn sáng rồi lên đường.
Bữa sáng vội vàng ở Sa Pa không còn món nào khác ngoài phở, mỗi người gọi nhanh một tô phở bò hoặc gà rồi ăn cho kịp lên xe xuống Cát Cát. Mình đi xe đầu, ngồi chung với chị Huyền, anh Lee Cùi Bắp và 4-5 porter gì đấy. Trên đường xuống Cát Cát, vừa qua khỏi chợ Sa Pa, nhìn phía bên tay trái là thấy dãy Hoàng Liên Sơn sừng sững cao tận trời. Trong đời mình chưa bao giờ nhìn thấy núi cao như thế, nói thật đến bây giờ nghĩ lại mình vẫn còn thấy rợn ngợp. Mình đang đi trong chuyến hành trình chinh phục cái đỉnh núi, à không, cái dãy núi cao ngất ấy, và nếu làm được, mình cũng tự thấy khâm phục bản thân mình. Anh tài xế chỉ vào một trong những đỉnh núi nhấp nhô rồi bảo: “Đỉnh Fansipan đấy!”. Mình hỏi lại: “Thật ạ?” “Ừ. Còn hôm nay đoàn mình leo lên 2800 là ở đằng kia”, anh nói rồi chỉ tay về một đỉnh núi khác, cách cái đỉnh được cho là Fansipan vừa rồi mấy đỉnh núi. Mình bị sốc, vì hai cái địa điểm trông chả có vẻ gì là liên quan tới nhau cả. “Hôm nay mình leo lên đấy, rồi lại leo xuống, hôm sau leo lên tới đỉnh”, anh tài xế phụ họa. “Vậy là tự làm khó mình rồi!” – mình thở dài. “Đúng rồi! Cái này người ta gọi là “tự tát vào mặt mình” đấy!” – anh tài xế tuyên bố thẳng thừng. Vừa nói xong là xuống đến cổng Cát Cát, xe dừng lại bên một quán nước ghi là “FanPang 3143”. Trong lúc chờ mọi người đến, ba người đi lòng vòng, núp dưới mái hiên một căn nhà gỗ, chụp hình. Lúc này chị Huyền mới chia sẻ với mình là chị bị say tàu với lại say xe chặng Hà Nội – Lào Cai, Lào Cai – Sa Pa. Mình nghe mà thấy ngưỡng mộ, vì bị say như thế mà vẫn gắng gượng để thực hiện cái phi vụ này. Cũng may là chị đã uống thuốc và không bị nặng lắm, nếu không thì uổng công ra tận đây rồi mà không leo Fan được. Rồi cả đoàn cũng đến đông đủ, và lên đường, lúc này đã là 10h30’ sáng.
Các anh porter đi trước, đoàn mình lũ lượt theo sau, ai cũng hí hửng phấn khởi. Đi ngang một bác kiểm lâm, bác dặn: “Không được đốt lửa trong rừng, không được chụp hình chặt cây rừng!”. Cái vế sau thì mình hiểu chứ còn cái vế “không được đốt lửa trong rừng” thì mình không hiểu lắm, vì nghe nói sẽ nấu ăn trên núi mà không được đốt lửa thì nấu ăn bằng gì? Nhưng thôi cả đoàn cứ “dạ, dạ” rồi đi cho mau.
Đoạn đường đầu khá êm và đẹp, bắt đầu là một vây cầu treo nho nhỏ, những tam cấp giữa mấy thửa ruộng bậc thang (tất nhiên là cũng không có lúa chín mà chỉ có cái hoa gì trông như hoa cây nhọ nồi nhưng màu tím phớt), qua những đoạn đường núi khá bằng phẳng. Sau khi leo tầm 30 phút, cả đoàn lên được một đỉnh đồi, dừng chân chụp ảnh lấy khí thế rồi đi tiếp. Đi tầm 30 phút nữa thì gặp một con suối, lại dừng chân chụp hình. Không biết chị Bích hào hứng hí hửng thế nào mà vấp té xuống suối, ướt hết cả đôi giày trông đến khổ. Mọi người thấy thế cũng chẳng dám bén mảng đến gần suối nữa, lo vác ba lô lên vai đi tiếp là vừa.
Đoạn đường tiếp theo bắt đầu dốc, và trời cũng nắng nóng hơn. Do thể lực không đồng đều nên cả đoàn chia thành nhiều tốp nhỏ. Mình phát hiện ra một sự thật khá là kì lạ là porter nhóm đầu hễ cứ thấy mình đuổi kịp là xách gùi quay lưng đi, như kiểu không muốn thấy mặt mình vậy :’(.Công sức đuổi theo hộc hơi, mà chưa kịp nghỉ đã phải đi tiếp, thật bực bội >”<. Porter tên Sở, mà anh Danh nghe tai nọ xọ tai kia ra thành “Sin”, gọi nhầm tên người ta đến ngày hôm sau mới biết. Dù sao thì trong buổi sáng ngày đầu tiên, sau nhiều ngày không tập thể lực, mình vẫn theo kịp và không làm chậm tiến độ của cả đoàn.
Đến khoảng 12h30, đoàn dừng chân ở một cái chòi để ăn trưa. Cái chòi khá nhỏ, trông giống như cái bếp để nấu ăn hơn vì toàn là muội than. Anh em vào ngồi hóng mát để tập trung đông đủ rồi ăn trưa. Trong lúc đó, porter dọn bữa trưa ra, các anh trải một tấm bạt lớn ngay chỗ đất phẳng gần đấy, dưới ánh nắng mà không hề có tí chút bóng mát dù là tự nhiên hay nhân tạo. Anh em đang ngồi hóng mát trong này nhìn ra mà phát hoảng, chẳng ai nghĩ sẽ ăn trưa dưới ánh nắng và nhiệt độ như thế. Nhưng các anh porter đã quyết thì chúng em nào dám cãi, cũng lũ lượt kéo nhau ra xếp chỗ ngồi ăn như thường. Bởi thế nên mới có tấm hình kinh điển là hai mươi mấy mạng người ngồi ăn trưa giữa nắng, còn hai mươi mấy cái ba lô thì chễm chệ ngồi trong bóng mát, lại thêm một giai thoại nữa là sau này anh em có nhớ nhau thì rủ nhau ra nắng ngồi ăn trưa để nhớ về kỉ niệm ngày hôm nay. Bữa trưa có xôi thập cẩm ăn với giò và muối đậu phộng. Gói xôi trông cũng không bao nhiêu mà 2-3 người ăn mới hết. Mình với Bánh Bò do có ăn chung một hộp cơm chiên trước đó nên nỗ lực lắm mới phụ chị Dung ăn hết một gói xôi. Đang ăn thì từ đâu có một đàn dê núi, tầm chục con, chạy đến, đứng xa nhìn cả đoàn một lát rồi quay lưng đi mất. Phải ở trong cái hoàn cảnh ấy mới thấy được cái hài hước, và sự hồn nhiên khi được sống giữa thiên nhiên. May mà mọi người trong lúc ăn vẫn không quên tác nghiệp, có chụp được tấm hình đàn dê, không thì uổng cái khoảnh khắc đó quá.
Bữa TRƯA đúng nghĩa
Tấm hình kinh điển là đây... @@
Sau khi ăn xong, vì cũng chẳng có chỗ nghỉ nên mọi người lại tiếp tục lên đường, lúc này là hơn 1 giờ.
(còn tiếp)
Last edited: