Núi Phú Sĩ kỉ niệm ngày 18/7/2013
Nhật Bản được hình thành bởi 6,852 đảo lớn nhỏ. Trong đó có 4 đảo nổi tiếng nhất là Hokkaido ở phía Bắc, đảo Honshu kéo dài từ Đông sang Tây, đảo Shikoku và Kyushu. Trong đó đảo Honshu to nhất khoảng 228,000km2, gấp 12,5 lần đảo Shikoku, gồm các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Nagoya.
Ngọn núi Phú Sĩ cũng nằm trên đảo Honshu. Chân núi to và trải rộng ra hai tỉnh là Yamanashi và Shizuoka. Tỉnh Yamanashi nổi tiếng là vùng trồng nho và đào rất ngon. Có lịch sử trồng nho từ 1,300 năm trước. Nổi tiếng nhất là nho Kyoho. Về sản lượng, nho ở đây đứng nhất Nhật Bản còn đào chiếm 90% sản lượng cả nước. Tỉnh Shizuoka nổi tiếng về trồng và sản xuất trà các loại. Diện tích trồng trà đứng đầu Nhật Bản, chiếm 40%.
Núi Phú Sĩ cao 3,776m. Được chia thành 9 tầng cộng tầng cao nhất là đỉnh núi. Tầng 1 cao 1,405m. Tầng 2 cao 1,596m. Tầng 3 cao 1,786m. Tầng 4 cao 2,045m. Tầng 5 cao 2,305m. Tầng 6 cao 2,450m. Tầng 7 cao 2,750m. Tầng 8 cao 3,350m. Tầng 9 cao 3,570m.
Hiện tại xe buýt và ô tô có thể chạy lên đến tầng 5 của núi. Nơi đây có đền thờ, shop bán hàng lưu niệm, nhà hàng, phòng thông tin, dịch vụ cưỡi ngựa lên tầng 6. Vào mùa leo núi có thể thấy rất nhiều các đoàn du lịch, dân leo núi chuyên nghiệp lẫn không chuyên, người già và cả học sinh trung học v.v...
Từ tầng 5 leo đến đỉnh núi mất trung bình 6 tiếng. Thời gian được phép leo núi của năm nay dự định là từ 1/7 đến 14/9. Có 3 đường leo núi chính là Subaru, Gotenba và Fujikyu. Đường Subaru là dễ leo và có nhiều người leo nhất. Vì ít chướng ngại vật và đỡ lạc đường hơn các đường khác.
Ngày 22/6/2013, núi Phú Sĩ được công nhận là Di sản Văn hoá thế giới. Năm 2014 thì bắt đầu thu phí leo núi là 1,000 Yên. Số tiền này được dùng cho việc bảo vệ môi trường và người leo núi.
Từ tầng 6 đến tầng 9, mỗi tầng đều có nhà vệ sinh, nhà nghỉ, nhà hàng. Hàng hoá được các cửu vạn vác lên núi, một số khác được chở lên bằng xe cơ giới nhỏ. Nên giá cả ở đây có phần nhỉnh hơn dưới mặt đất. Ví dụ: đi nhà vệ sinh một lần 200~400 Yên, nước sôi cho một ly mì gói là 200 Yên, mì ly là 600 Yên, ngủ vài tiếng ở nhà nghỉ khoảng 5,000 Yên v.v...
Nhà nghỉ rất nhỏ, được chia thành các ô nhỏ và dài chỉ đủ cho một người nằm. Trả tiền trước và có thể đặt bữa ăn. Giày dép phải bỏ vào túi xốp và đem vào trong buồng ngủ của mình. Trong buồng ngủ có sẵn một cái túi ngủ. Tránh không được làm ồn vì ai cũng rất mệt mỏi, chỉ muốn ngủ nghỉ vài tiếng để tiếp tục leo núi.
Thời gian leo núi là vào mùa hè, nên ban ngày có thể lên hơn 30 độ. Nhưng ban đêm rất lạnh, -3 độ hoặc hơn. Cộng thêm gió từ trên cao khiến ai cũng rùng mình. Khi đang leo thì cảm thấy rất mát mẻ vì vận động mạnh, nhưng lúc nghỉ ngơi thì cái lạnh thấm vào da thịt, có lẽ vì vậy nên ai cũng muốn leo cho nhanh.
Một số người sợ độ cao hay bị thiếu oxy thì có thể mua bình xịt oxy với giá 3,000 Yên. Học sinh sinh viên có thể tiết kiệm tiền ngủ trọ bằng cách trải áo mưa ngủ ngay bên cạnh lối đi. Đặc biệt càng về đêm thì càng náo nhiệt nên cũng rất khó chợp mắt.
Hầu hết mọi người leo núi Phú Sĩ với hai mục đích chính là chinh phục độ cao núi và trở thành người ngắm mặt trời mọc đầu tiên ở Đông Nam Á. Vì thế, từ 0h các dòng người bắt đầu leo lên gần đỉnh núi. Trên tay ai cũng cầm đèn pin soi đường, có người đeo đèn lên trán để rãnh tay leo núi. Ngoài ra có rất nhiều người cầm gậy có gắn chuông đồng nhỏ để làm hiệu cho nhau tránh lạc đoàn.
Từ trên cao nhìn xuống chỉ thấy hàng trăm ánh đèn nối đuôi nhau lên núi chứ không thấy bóng người. Nhìn ra xa có thể thấy được thị trấn dưới chân núi. Mình đi vào dịp trăng tròn nên còn thấy được mặt trăng. Ánh trăng chiếu vào các vách đá nên cũng đỡ vất vả để tìm đường. May mắn hơn trong lúc ngồi nghỉ ngơi gần tầng 8, mình còn thấy được cả pháo hoa đang bắn dưới thị trấn. Mùa hè ở Nhật cũng là mùa của pháo hoa.
Cố gắng lên đến đỉnh sớm hơn giờ mặt trời mọc để giành được một chỗ đứng xem bình minh. Mặt trời mọc vào khoảng 4h45. Trên đỉnh núi thì hẹp mà còn bị chiếm diện tích bởi miệng núi lửa sâu 237m, đường kính 780m. Và hoàn toàn không còn tuyết phủ. Chỉ còn trơ lại đồi trọc đầy đất cát và đá lởm chởm.
Sau khi xem mặt trời mọc thì có nhiều người ngủ lại xung quanh miệng núi. Đường xuống núi dễ đi hơn vì chỉ là đường dốc thoai thoải, không có đá to chắn ngang đường. Những dễ bị đau khớp gối vì phải đi xuống dốc liên tục nhiều giờ. Mặc dù đi xuống nhanh hơn leo lên khoảng 2h.
Trời sáng có thể thấy được hiện tượng khí tượng rất gần gũi với nhiều người là nước ở năm hồ dưới chân nui bốc hơi vì sức nóng của mặt trời. Hơi nước bay lên cao và lan toả rộng khắp nhờ những cơn gió. Khi lên đến độ cao nhất định thì hoá thành mây. Các đám mây họp lại thành cả bầu trời mây xanh ngắt. Ngoài phần thưởng của chuyến đi vất vả là được ngắm ông mặt trời và chinh phục độ cao 3,776m của núi. Còn có thể ngắm hiện tượng ngưng tụ thành mây này thì quả thật rất không uổng công sức.
Kết thúc hai ngày một đêm leo núi, mình về nhà ngủ đúng ba ngày ba đêm và còn bị đau chân, ê ẩm toàn thân một tuần !!! Nhưng những tấm hình đẹp và kỉ niệm về núi Phú Sĩ thì luôn tuyệt vời!!
Nhật Bản được hình thành bởi 6,852 đảo lớn nhỏ. Trong đó có 4 đảo nổi tiếng nhất là Hokkaido ở phía Bắc, đảo Honshu kéo dài từ Đông sang Tây, đảo Shikoku và Kyushu. Trong đó đảo Honshu to nhất khoảng 228,000km2, gấp 12,5 lần đảo Shikoku, gồm các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Nagoya.
Ngọn núi Phú Sĩ cũng nằm trên đảo Honshu. Chân núi to và trải rộng ra hai tỉnh là Yamanashi và Shizuoka. Tỉnh Yamanashi nổi tiếng là vùng trồng nho và đào rất ngon. Có lịch sử trồng nho từ 1,300 năm trước. Nổi tiếng nhất là nho Kyoho. Về sản lượng, nho ở đây đứng nhất Nhật Bản còn đào chiếm 90% sản lượng cả nước. Tỉnh Shizuoka nổi tiếng về trồng và sản xuất trà các loại. Diện tích trồng trà đứng đầu Nhật Bản, chiếm 40%.
Núi Phú Sĩ cao 3,776m. Được chia thành 9 tầng cộng tầng cao nhất là đỉnh núi. Tầng 1 cao 1,405m. Tầng 2 cao 1,596m. Tầng 3 cao 1,786m. Tầng 4 cao 2,045m. Tầng 5 cao 2,305m. Tầng 6 cao 2,450m. Tầng 7 cao 2,750m. Tầng 8 cao 3,350m. Tầng 9 cao 3,570m.
Hiện tại xe buýt và ô tô có thể chạy lên đến tầng 5 của núi. Nơi đây có đền thờ, shop bán hàng lưu niệm, nhà hàng, phòng thông tin, dịch vụ cưỡi ngựa lên tầng 6. Vào mùa leo núi có thể thấy rất nhiều các đoàn du lịch, dân leo núi chuyên nghiệp lẫn không chuyên, người già và cả học sinh trung học v.v...
Từ tầng 5 leo đến đỉnh núi mất trung bình 6 tiếng. Thời gian được phép leo núi của năm nay dự định là từ 1/7 đến 14/9. Có 3 đường leo núi chính là Subaru, Gotenba và Fujikyu. Đường Subaru là dễ leo và có nhiều người leo nhất. Vì ít chướng ngại vật và đỡ lạc đường hơn các đường khác.
Ngày 22/6/2013, núi Phú Sĩ được công nhận là Di sản Văn hoá thế giới. Năm 2014 thì bắt đầu thu phí leo núi là 1,000 Yên. Số tiền này được dùng cho việc bảo vệ môi trường và người leo núi.
Từ tầng 6 đến tầng 9, mỗi tầng đều có nhà vệ sinh, nhà nghỉ, nhà hàng. Hàng hoá được các cửu vạn vác lên núi, một số khác được chở lên bằng xe cơ giới nhỏ. Nên giá cả ở đây có phần nhỉnh hơn dưới mặt đất. Ví dụ: đi nhà vệ sinh một lần 200~400 Yên, nước sôi cho một ly mì gói là 200 Yên, mì ly là 600 Yên, ngủ vài tiếng ở nhà nghỉ khoảng 5,000 Yên v.v...
Nhà nghỉ rất nhỏ, được chia thành các ô nhỏ và dài chỉ đủ cho một người nằm. Trả tiền trước và có thể đặt bữa ăn. Giày dép phải bỏ vào túi xốp và đem vào trong buồng ngủ của mình. Trong buồng ngủ có sẵn một cái túi ngủ. Tránh không được làm ồn vì ai cũng rất mệt mỏi, chỉ muốn ngủ nghỉ vài tiếng để tiếp tục leo núi.
Thời gian leo núi là vào mùa hè, nên ban ngày có thể lên hơn 30 độ. Nhưng ban đêm rất lạnh, -3 độ hoặc hơn. Cộng thêm gió từ trên cao khiến ai cũng rùng mình. Khi đang leo thì cảm thấy rất mát mẻ vì vận động mạnh, nhưng lúc nghỉ ngơi thì cái lạnh thấm vào da thịt, có lẽ vì vậy nên ai cũng muốn leo cho nhanh.
Một số người sợ độ cao hay bị thiếu oxy thì có thể mua bình xịt oxy với giá 3,000 Yên. Học sinh sinh viên có thể tiết kiệm tiền ngủ trọ bằng cách trải áo mưa ngủ ngay bên cạnh lối đi. Đặc biệt càng về đêm thì càng náo nhiệt nên cũng rất khó chợp mắt.
Hầu hết mọi người leo núi Phú Sĩ với hai mục đích chính là chinh phục độ cao núi và trở thành người ngắm mặt trời mọc đầu tiên ở Đông Nam Á. Vì thế, từ 0h các dòng người bắt đầu leo lên gần đỉnh núi. Trên tay ai cũng cầm đèn pin soi đường, có người đeo đèn lên trán để rãnh tay leo núi. Ngoài ra có rất nhiều người cầm gậy có gắn chuông đồng nhỏ để làm hiệu cho nhau tránh lạc đoàn.
Từ trên cao nhìn xuống chỉ thấy hàng trăm ánh đèn nối đuôi nhau lên núi chứ không thấy bóng người. Nhìn ra xa có thể thấy được thị trấn dưới chân núi. Mình đi vào dịp trăng tròn nên còn thấy được mặt trăng. Ánh trăng chiếu vào các vách đá nên cũng đỡ vất vả để tìm đường. May mắn hơn trong lúc ngồi nghỉ ngơi gần tầng 8, mình còn thấy được cả pháo hoa đang bắn dưới thị trấn. Mùa hè ở Nhật cũng là mùa của pháo hoa.
Cố gắng lên đến đỉnh sớm hơn giờ mặt trời mọc để giành được một chỗ đứng xem bình minh. Mặt trời mọc vào khoảng 4h45. Trên đỉnh núi thì hẹp mà còn bị chiếm diện tích bởi miệng núi lửa sâu 237m, đường kính 780m. Và hoàn toàn không còn tuyết phủ. Chỉ còn trơ lại đồi trọc đầy đất cát và đá lởm chởm.
Sau khi xem mặt trời mọc thì có nhiều người ngủ lại xung quanh miệng núi. Đường xuống núi dễ đi hơn vì chỉ là đường dốc thoai thoải, không có đá to chắn ngang đường. Những dễ bị đau khớp gối vì phải đi xuống dốc liên tục nhiều giờ. Mặc dù đi xuống nhanh hơn leo lên khoảng 2h.
Trời sáng có thể thấy được hiện tượng khí tượng rất gần gũi với nhiều người là nước ở năm hồ dưới chân nui bốc hơi vì sức nóng của mặt trời. Hơi nước bay lên cao và lan toả rộng khắp nhờ những cơn gió. Khi lên đến độ cao nhất định thì hoá thành mây. Các đám mây họp lại thành cả bầu trời mây xanh ngắt. Ngoài phần thưởng của chuyến đi vất vả là được ngắm ông mặt trời và chinh phục độ cao 3,776m của núi. Còn có thể ngắm hiện tượng ngưng tụ thành mây này thì quả thật rất không uổng công sức.
Kết thúc hai ngày một đêm leo núi, mình về nhà ngủ đúng ba ngày ba đêm và còn bị đau chân, ê ẩm toàn thân một tuần !!! Nhưng những tấm hình đẹp và kỉ niệm về núi Phú Sĩ thì luôn tuyệt vời!!
Last edited: