What's new

[Chia sẻ] Chuyến phiêu lưu gia vị qua văn hóa ẩm thực Á - Âu: Top 10 món ăn đặc trưng

KhanhLinhhh

Phượt tử
Văn hóa ẩm thực thường là nơi chứa đựng toàn bộ những nét tinh hoa độc đáo của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Sự khác biệt trong mỗi nền văn hóa đã tạo ra những đặc trưng riêng trong từng món ăn tại mỗi vùng miền. Điều này trở thành đề tài nghiên cứu đặc biệt thu hút được sự chú ý của giới chuyên môn.

Bài viết sau đây chính là chìa khóa mà bạn cần để khai phá hành trình kỳ diệu và sự đa dạng của thế giới ẩm thực Á – Âu, nơi mà văn hóa, hương vị và mùi thơm hòa quyện.

1. Sự khác biệt trong văn hóa 02 nền ẩm thực

Sự khác biệt trong văn hóa ăn uống giữa châu Á và châu Âu xuất phát chủ yếu từ những nét đặc trưng của mỗi khu vực, điều kiện tự nhiên khác nhau dẫn tới sự khác nhau về thực phẩm cũng như thói quen, khẩu vị ăn uống.

1.1 Nguyên liệu và kỹ thuật chế biến

Bị ảnh hưởng bởi các tập quán nấu ăn và truyền thống của một nền văn hóa cụ thể, thực phẩm châu Á và thực phẩm phương Tây đã phát triển tự nhiên khác biệt theo nhiều cách.

Đồ ăn châu Á được biết đến với nhiều loại nguyên liệu và hương vị đa dạng. Do đa phần các nước châu Á chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới nên các thành phần phổ biến thường có trong thức ăn sẽ gồm gạo, tỏi, hạt vừng, hành, … Hấp, luộc và xào là phương pháp chế biến phổ biến tại các quốc gia phương Đông. Đáng chú ý là các món châu Á đều ít nhiều được phục vụ ấm hoặc nóng và hiếm khi sống và lạnh (sushi là ngoại lệ phổ biến).

Ngược lại, do điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ôn đới, nhiều món ăn phương Tây thường được chế biến từ lúa mạch hoặc lúa mì. Xà lách, sữa chua và pho mát là những lựa chọn phổ biến của người dân phương Tây. Đồng thời, với khí hậu khắc nghiệt, những món cung cấp nhiều năng lượng sẽ được ưa chuộng hơn. Người châu Âu cũng chuộng hình thức chiên hoặc nướng trong các đồ ăn của họ từ gà rán, pizza, cá và khoai tây chiên, parmigiana, bánh nướng thịt và thịt cừu nướng…

1.2 Hương vị của các món ăn

Một sự khác biệt nữa giữa 2 nền văn hóa ẩm thực đó là sự kết hợp gia vị trong các món. Đối với châu Á những loại nguyên liệu như muối, đường, hạt nêm, nước mắm… sẽ là những nguyên liệu được sử dụng phổ biến nhất. Trong khi đối với người phương Tây, mỗi món sẽ có một loại nước sốt khác nhau.

Là vùng đất của hương liệu nên đồ ăn châu Á thường sử nhiều loại gia vị khác nhau, tạo nên hương vị thơm và đậm đà. Chúng thường có các thành phần được sử dụng làm nổi bật mùi vị như giấm, bột ngũ vị, rượu nấu ăn, nước sốt,, xì dầu và nước tương. Gừng, ớt và tỏi cũng là nguyên liệu chính trong nhiều bữa ăn ở các nước phương Đông.

So với châu Á, đồ ăn phương Tây có thể có khẩu vị nhạt nhẽo hơn. Nước sốt chế biến dường như được phục vụ nhiều hơn với thực phẩm phương Tây. Sốt cà chua, mù tạt, sốt mayonnaise, sốt thịt nướng là một số loại nước sốt phổ biến người ta tìm thấy với các món của Mỹ, châu Âu và Úc. Những loại nguyên liệu có hương vị tương tự nhau sẽ được hạn chế, thay vào đó những nguyên liệu có hơi hướng đối nghịch nhau lại được kết hợp phổ biến

1.3 Phong cách ăn uống

Trong văn hóa của người châu Âu, một món sẽ không tuân theo bất kỳ một nguyên tắc chuẩn mực nào, thay vào đó là sự sáng tạo và tính tiện lợi. Trong khi đó, với những nét cầu kì truyền thống, đồ ăn châu Á thường được chế biến theo những công thức nhất định với những chuẩn mực riêng. Một món ăn được coi là ngon không chỉ dựa vào hương vị mà nó còn phải mang tính truyền thống dân tộc ở trong đó.

Trong văn hóa Á Đông, hầu hết các món được thiết kế để dùng chung với cơm hoặc mì, và gạo và mì được cho là món ăn chính và thiết yếu trong mỗi bữa ăn. Người châu Á có truyền thống quây quần trong bữa cơm và chia sẻ thức ăn. Do đó khi ăn, mỗi người đều sẽ có một bát cơm trắng và ba đến bốn món ăn được đặt ở giữa bàn – mọi người đều được thử mọi thứ và điều này đồng nghĩa với sự san sẻ, yêu kính lẫn nhau trong văn hóa.

Ngược lại, người phương Tây thường chú trọng hơn vào tự do và cá nhân nên các món ăn riêng lẻ phổ biến hơn trong các nền văn hóa phương Tây. Người châu Âu cũng thường đặt các món ăn khác nhau vào đĩa của mình hoặc ăn theo từng phần đã được phân chia sẵn. Điều này có mặt tích cực là tạo nên sự công bằng và thuận tiện hơn trong các bữa tiệc đông người.

Ngoài ra, những người châu Á thường đánh giá món ăn thông qua hương vị, màu sắc, hình thức, đề cao tính ngon miệng hơn là giá trị dinh dưỡng. Còn đối với những người châu Âu, giá trị dinh dưỡng của món ăn lại được chú trọng hàng đầu, họ ít khi quan tâm đến mùi vị, hình thức và màu sắc ra sao.

Trong ăn uống, người phương Tây dùng dao, thìa, đĩa thì những người châu Á lại ưu tiên sử dụng đũa.

Ngày nay nhờ vào sự giao thoa về văn hóa giữa các quốc gia đã trở nên phổ biến, các món ăn cũng được kết hợp đa dạng giữa Đông và Tây dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo nên nhiều hương vị độc đáo và hấp dẫn. Tuy nhiên các món ăn truyền thống vẫn là nét đặc trưng, thể hiện tinh hoa văn hóa, ẩm thực của từng quốc gia, từng nền văn hóa, bất kể là Âu hay Á.

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,147
Bài viết
1,173,966
Members
191,971
Latest member
ykubecom
Back
Top