Hoàn hôn trên biển
Đầu tháng 07/2013, cả nhà có chuyến du hí Côn Đảo nhân dịp chị họ chống lầy, cho nên kết hợp đi dự đám cưới và du hí một vòng Côn Đảo. Sau 12 tiếng đồng hồ lênh đênh trên tàu Côn Đảo 10, từ 5h chiều hôm trước xuất phát đến 7h sáng hôm sau mới đến được Côn Đảo, hòn đảo linh thiêng mà ai cũng ước một lần đặt chân đến. Vừa đến được nhà, 2 chị em quăng hành lý và mượn 1 chiếc xe dạo một vòng. Trước tiên là chạy thẳng lên đèo Ông Đụng, hai bên đường, một bên là núi với cây cối mọc um tùm, bên kia là vực biển hơn nữa con đường lại ngoằn nghèo nhưng chỉ nguy hiểm cho mấy bợm nhậu nếu xảy tay lái mà trượt xuống bờ vực là bay thẳng xuống biển. Tay lái lụa như ta thì khỏi lo, vì đường nhựa đẹp mà không một bóng người qua lại nên cứ thoải mái nhấn ga, vi vu với những ngọn gió mang hơi thở trong lành lẫn theo mùi vị mằm mặn của biển và ngọn gió khác mang hơi thở tươi mát của núi rừng khiến cho ta có cảm giác như đang lạc vào chốn tiên cảnh. Nhìn từ lưng chừng đèo xuống vực biển, cảm giác như đang bon bon trên đường đèo Hải Vân, giống y về độ ngoằn ngèo nhưng độ cao của đèo thì thua xa đèo Hải Vân. Nhưng khi đến được Cầu Ma Thiên Lãnh, hai chị em hơi thất vọng vì nơi đây chỉ là một tấm bia ghi lại sơ lược lịch sử của Cầu Ma Thiên Lãnh và thấy hai mống cầu nhỏ xíu và rỉ sét. Như vầy thì không có cảnh nào lãng mạng để chụp choẹt vài phô ảnh rồi, nhưng khi đọc lịch sử về nó lại oai hung không thể tả được.
Cầu Ma Thiên Lãnh, đó là một cây cầu do người Pháp bắt các tù nhân xây dựng trên núi cao để vượt sang phía bên kia núi. Từ năm 1930-1945 thực dân Pháp mở nhánh này đến sở Ông Câu để tiện kiểm soát tù vượt ngục. Trong suốt những năm đó chỉ mới xây được 2 mố cầu, mỗi mố cao khoảng 8m. Do địa thế núi cheo leo, hiểm trở, lao dịch nặng nhọc quá sức Cầu chưa làm xong nhưng đã có tới 356 tù nhân bỏ mạng vì đói, vì rét, và vì tai nạn. Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, công trình này bỏ dở dang.
Sở dĩ có Tên MA THIÊN LÃNH do tù nhân lấy tên ngọn núi Ma Thiên Lãnh ở Triều Tiên, địa thế hiểm ác khó lên xuống, phỏng theo truyện tàu “Tiết Nhân Qúi Chinh Đông” đặt tên cho cầu này.
Thắp vội nén nhang, hai chị em trở ngược về chạy qua Miếu Bà Phi Yến
Nhìn thẳng An Sơn Miếu, bên kia ngã 3 đường là hồ An Hải bạt ngàn sen, ôi hương sen thơm thoang thoảng, từng búp sen hồng hé nụ e ấp nhưng mơn mởn như thiếu nữ tuổi đôi mươi. Thằng em ghé tai nói nhỏ: “Biết vậy em mang theo bộ áo yếm cho chị chụp với hồ sen như cái cô hotgirl nào đó chỉ mặc 1 cái yếm bé tí tạo dáng với sen làm dậy sóng cộng động mạng”. Áh, chị mà chụp như thế là người coi ngộ độc liền, cho chị xin chữ bình an.
Hồ bị chia đôi hồ bởi đường Hoàng Phi Yến, nhìn phía bên phải hồ sẽ thấy chùa Vân Sơn được xây dựng trên ngọn Núi Một, có lẽ đây là ngôi chùa mang phong cảnh đẹp nhất Việt Nam. Nhìn từ sen An Hải là một ngôi chùa oai nghiêm trên một ngọn núi vờn mây, những áng mây tựa như làn sương mong mảnh ôm ấp bờ núi vững chãi. Hình ảnh này làm ta liên tưởng đến một cô gái dịu ngọt đang dựa đầu vào bờ vai vững chãi của người yêu mình, sorry Phật Tổ, đang ở chỗ linh thiêng mà tâm hồn con không được trong sáng. Nhìn từ chùa trông thẳng ra biển là phong cảnh rất ngoạn mục của biển với những con sóng dịu dàng và phẳng lặng đang mơn man làn cát trắng, ôi không dám liên tưởng tiếp nếu không phải nói sorry lần 2.
Từ đường mang tên bà Hoàng Phi Yến đi hết hồ sen An Hải, quẹo trái là đường Nguyện Đức Thuận là đi thẳng vào trung tâm, còn quẹo tay phải là chạy đến Bếm Đầm, tức bến tàu đi đến cảng Cát Lở về lại Vũng Tàu.
Trở lại cầu tàu lịch sử 914, tạt vào café Côn Sơn ngồi uống nước ép, tuy nước ép không ngon nhưng khung cảnh thì khỏi phải nói, đúng là thiên đường biển đảo có khác. Ngồi bên gốc bàng khổng lồ, nghe tiếng sóng biển vỗ rì rào, từng cơn gió biển mơn man lấy mặt,lấy thân thể ta, và những tia nắng chói chang xiên qua những lá bàng âu yếm lấy làn da của ta. Tự dưng nhớ đến câu thơ của Xuân Diệu:
Anh xin làm biển biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt...
Cũng có khi ào ạt
Như nghiến nát bờ em
Là lúc chiều yêu mến
Ngập bến của ngày đêm.
Ôi ước gì mình có người yêu, ngay lúc này đây mình sẽ có những nụ hôn êm đềm mãi mãi, cho đến mãi muôn đời. Nhưng rất tiếc, ngó tới ngó lui chỉ có mình ta và biển cả, và cả thằng em đang chổng đít dưới bờ cát để chụp vài kiểu ảnh biển và núi.
Bất chợt, tiếng chuông điện thoại reo, người nhà gọi về nhà để ăn trưa và nghỉ ngơi để chiều đi đám cưới. Tức quá đi, cảm giác đang lâng lâng mà đánh tụt cả cảm hứng.
8h tối sau khi đi đám cưới về đến nhà nghỉ, chả biết làm gì mà ngồi đợi 12 đêm để đi ra viếng nghĩa trang Hàm Dương thì lâu quá. Mình đưa ra ý kiến, hay là chúng ta đi sớm đi, vì con nghe nói 12h đông người lắm, mình khấn vái xin xỏ gì thì sợ cô Sáu không nghe thấy, mà có nghe chắc cũng quên vì nhiều người xin quá cô sẽ lẫn lộn mất. Thế là cả nhà ôm bao trái cây, hoa lá nhang đèn mang mà mẹ đã chuẩn bị sẵn từ đất liền, khệ lệ mang đến nghĩa trang. Khi đặt chân đến cửa nghĩa trang về đêm mới thấy được sự linh thiêng, hùng vỹ về “ngôi nhà” của những anh hùng quyết tử cho Tổ quốc. Bác quản trang nói mọi người đến sớm quá nên chịu khó lần mò theo những ngọn ánh đèn mờ ảo trên những ngôi mộ, giờ mở đèn chiếu sáng chỉ được mở lúc 10h đêm. Nghĩa trang thì rộng mênh mông mà những ngọn đèn trên mộ là đèn sử dụng năng lượng mặt trời, nên buổi tối chỉ leo loét như những đốm ma chơi. Nhưng lỡ đến rồi, mà gia đình mình mười mấy người lận, sợ gì, cứ mò theo con đường lớn mà đi. Đi khoảng 50 mét thấy con đường bẻ nhánh, rẽ theo tay mặt đi khoảng 100 mét tự dưng thấy có bức rào, ui choa đậu phộng đường, tại sao không rào phía đầu đường để đỡ mất công quay lại. Đường thì tối đen, tiếng ếch nhái côn trùng trong đêm đang ríu gọi hoà vào tiếng gió rít qua những ngọn phi lao, khiến cho ta có cảm giác lành lạnh sau gáy. Lần mò một hồi cũng đến được Đài Tưởng Niệm các anh hùng liệt sỹ, không ngờ đài tưởng niệm lại to đẹp và uy nghi như vậy. Kính cẩn nghiêng mình trước vong linh của hơn 20 000 chiến sỹ cách mạng ở nghĩa trang, thật sự nếu không được đến đây, đứng trước nơi đây, tôi thấy mình thật nhỏ bé, nhỏ bé trước những mất mát những hy sinh, nhỏ bé trước cả một thế hệ anh hùng đã ra đi để bảo vệ cho nền độc lập. Và cảm nhận được nỗi đau thương, mất mát của một thời – thời của đạn bom, khói lửa, thời của những người Mẹ xa con, người vợ xa chồng mà không biết có ngày gặp lại thì tôi cũng chưa khi nào hình dung được những mất mát ấy lại lớn và đau thương đến vậy.
Trước khi đi mẹ có dặn, mẹ đã viết sẵn 4 trang giấy những bài khấn để trong giỏ trái cây, nhớ lấy khấn trước đài tưởng niệm, nhưng sao lại tìm hoài không thấy mà có thấy cũng làm sao mà đọc. Cũng may có ông Bác đi cùng biết khấn, bác râm ran một tràng dài dưới sự nhắc tuồng của papa, xin cám ơn các anh hùng đã ngã xuống để hàng triệu người cảm nhận được cuộc sống hòa bình, ấm no hôm nay.
Tiếp tục đi sâu vào nghĩa trang, len lỏi qua những ngôi mộ cuối cùng cũng đứng được trước mộ cô Sáu (người dân Côn Đảo vẫn trìu mến gọi chị Võ Thị Sáu bằng cô). Mộ cô Sáu là ngôi mộ to nhất và đẹp nhất ở khu này, khói hương và hoa trắng lúc nào cũng có trên mộ cô. Võ Thị Sáu, người anh hùng đã hy sinh khi tuổi còn thanh xuân, không một chút e sợ trước kẻ thù, trước lúc hy sinh chị vẫn hát bài Tiến quân ca hòa lẫn với tình yêu quê hương đất nước. Dáng hiên ngang và ngạo nghễ của chị đã khiến kẻ thù khiếp sợ. Chị Sáu hy sinh nhưng tinh thần và tâm hồn của chị mãi mãi bất diệt cùng non sông đất nước. Ôi, mới 16 tuổi, cái tuổi mà ăn chưa no, lo chưa tới, thậm chí cho đến tận bây giờ đã hơn nửa đời người rồi mà mình chả làm gì nên hồn, vậy mà chị người con gái kiên trung bất khuất, đã làm được một điều lớn lao như thế. Khi sống chị đã chiến đấu gan dạ, làm khiếp sợ biết bao kẻ thù. Khi nằm xuống, linh hồn chị vẫn bảo vệ dân lành, phù hộ cho những người thành tâm và tiêu diệt cái ác, cái xấu. Giữa thế giới của người sống và người đã khuất mà mình cảm nhận là rất gần.
Muốn lắm, muốn được thắp cho tất cả các Anh các Chị những nén nhang thành kính, nhưng làm sao có thể đi hết được bây giờ? Bởi vì nơi các anh các chị yên nghỉ rộng lớn quá, bao la quá mà đêm tối thế này, lỡ có lạc trong đó thì bể mật mất. Thôi thì, xin được thắp nén nhang trong Tâm để gửi đến các Anh các Chị, mong là các Anh các Chị hiểu được tấm lòng biết ơn của mình.
Đầu tháng 07/2013, cả nhà có chuyến du hí Côn Đảo nhân dịp chị họ chống lầy, cho nên kết hợp đi dự đám cưới và du hí một vòng Côn Đảo. Sau 12 tiếng đồng hồ lênh đênh trên tàu Côn Đảo 10, từ 5h chiều hôm trước xuất phát đến 7h sáng hôm sau mới đến được Côn Đảo, hòn đảo linh thiêng mà ai cũng ước một lần đặt chân đến. Vừa đến được nhà, 2 chị em quăng hành lý và mượn 1 chiếc xe dạo một vòng. Trước tiên là chạy thẳng lên đèo Ông Đụng, hai bên đường, một bên là núi với cây cối mọc um tùm, bên kia là vực biển hơn nữa con đường lại ngoằn nghèo nhưng chỉ nguy hiểm cho mấy bợm nhậu nếu xảy tay lái mà trượt xuống bờ vực là bay thẳng xuống biển. Tay lái lụa như ta thì khỏi lo, vì đường nhựa đẹp mà không một bóng người qua lại nên cứ thoải mái nhấn ga, vi vu với những ngọn gió mang hơi thở trong lành lẫn theo mùi vị mằm mặn của biển và ngọn gió khác mang hơi thở tươi mát của núi rừng khiến cho ta có cảm giác như đang lạc vào chốn tiên cảnh. Nhìn từ lưng chừng đèo xuống vực biển, cảm giác như đang bon bon trên đường đèo Hải Vân, giống y về độ ngoằn ngèo nhưng độ cao của đèo thì thua xa đèo Hải Vân. Nhưng khi đến được Cầu Ma Thiên Lãnh, hai chị em hơi thất vọng vì nơi đây chỉ là một tấm bia ghi lại sơ lược lịch sử của Cầu Ma Thiên Lãnh và thấy hai mống cầu nhỏ xíu và rỉ sét. Như vầy thì không có cảnh nào lãng mạng để chụp choẹt vài phô ảnh rồi, nhưng khi đọc lịch sử về nó lại oai hung không thể tả được.
Cầu Ma Thiên Lãnh, đó là một cây cầu do người Pháp bắt các tù nhân xây dựng trên núi cao để vượt sang phía bên kia núi. Từ năm 1930-1945 thực dân Pháp mở nhánh này đến sở Ông Câu để tiện kiểm soát tù vượt ngục. Trong suốt những năm đó chỉ mới xây được 2 mố cầu, mỗi mố cao khoảng 8m. Do địa thế núi cheo leo, hiểm trở, lao dịch nặng nhọc quá sức Cầu chưa làm xong nhưng đã có tới 356 tù nhân bỏ mạng vì đói, vì rét, và vì tai nạn. Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, công trình này bỏ dở dang.
Sở dĩ có Tên MA THIÊN LÃNH do tù nhân lấy tên ngọn núi Ma Thiên Lãnh ở Triều Tiên, địa thế hiểm ác khó lên xuống, phỏng theo truyện tàu “Tiết Nhân Qúi Chinh Đông” đặt tên cho cầu này.
Thắp vội nén nhang, hai chị em trở ngược về chạy qua Miếu Bà Phi Yến
Nhìn thẳng An Sơn Miếu, bên kia ngã 3 đường là hồ An Hải bạt ngàn sen, ôi hương sen thơm thoang thoảng, từng búp sen hồng hé nụ e ấp nhưng mơn mởn như thiếu nữ tuổi đôi mươi. Thằng em ghé tai nói nhỏ: “Biết vậy em mang theo bộ áo yếm cho chị chụp với hồ sen như cái cô hotgirl nào đó chỉ mặc 1 cái yếm bé tí tạo dáng với sen làm dậy sóng cộng động mạng”. Áh, chị mà chụp như thế là người coi ngộ độc liền, cho chị xin chữ bình an.
Hồ bị chia đôi hồ bởi đường Hoàng Phi Yến, nhìn phía bên phải hồ sẽ thấy chùa Vân Sơn được xây dựng trên ngọn Núi Một, có lẽ đây là ngôi chùa mang phong cảnh đẹp nhất Việt Nam. Nhìn từ sen An Hải là một ngôi chùa oai nghiêm trên một ngọn núi vờn mây, những áng mây tựa như làn sương mong mảnh ôm ấp bờ núi vững chãi. Hình ảnh này làm ta liên tưởng đến một cô gái dịu ngọt đang dựa đầu vào bờ vai vững chãi của người yêu mình, sorry Phật Tổ, đang ở chỗ linh thiêng mà tâm hồn con không được trong sáng. Nhìn từ chùa trông thẳng ra biển là phong cảnh rất ngoạn mục của biển với những con sóng dịu dàng và phẳng lặng đang mơn man làn cát trắng, ôi không dám liên tưởng tiếp nếu không phải nói sorry lần 2.
Từ đường mang tên bà Hoàng Phi Yến đi hết hồ sen An Hải, quẹo trái là đường Nguyện Đức Thuận là đi thẳng vào trung tâm, còn quẹo tay phải là chạy đến Bếm Đầm, tức bến tàu đi đến cảng Cát Lở về lại Vũng Tàu.
Trở lại cầu tàu lịch sử 914, tạt vào café Côn Sơn ngồi uống nước ép, tuy nước ép không ngon nhưng khung cảnh thì khỏi phải nói, đúng là thiên đường biển đảo có khác. Ngồi bên gốc bàng khổng lồ, nghe tiếng sóng biển vỗ rì rào, từng cơn gió biển mơn man lấy mặt,lấy thân thể ta, và những tia nắng chói chang xiên qua những lá bàng âu yếm lấy làn da của ta. Tự dưng nhớ đến câu thơ của Xuân Diệu:
Anh xin làm biển biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt...
Cũng có khi ào ạt
Như nghiến nát bờ em
Là lúc chiều yêu mến
Ngập bến của ngày đêm.
Ôi ước gì mình có người yêu, ngay lúc này đây mình sẽ có những nụ hôn êm đềm mãi mãi, cho đến mãi muôn đời. Nhưng rất tiếc, ngó tới ngó lui chỉ có mình ta và biển cả, và cả thằng em đang chổng đít dưới bờ cát để chụp vài kiểu ảnh biển và núi.
Bất chợt, tiếng chuông điện thoại reo, người nhà gọi về nhà để ăn trưa và nghỉ ngơi để chiều đi đám cưới. Tức quá đi, cảm giác đang lâng lâng mà đánh tụt cả cảm hứng.
8h tối sau khi đi đám cưới về đến nhà nghỉ, chả biết làm gì mà ngồi đợi 12 đêm để đi ra viếng nghĩa trang Hàm Dương thì lâu quá. Mình đưa ra ý kiến, hay là chúng ta đi sớm đi, vì con nghe nói 12h đông người lắm, mình khấn vái xin xỏ gì thì sợ cô Sáu không nghe thấy, mà có nghe chắc cũng quên vì nhiều người xin quá cô sẽ lẫn lộn mất. Thế là cả nhà ôm bao trái cây, hoa lá nhang đèn mang mà mẹ đã chuẩn bị sẵn từ đất liền, khệ lệ mang đến nghĩa trang. Khi đặt chân đến cửa nghĩa trang về đêm mới thấy được sự linh thiêng, hùng vỹ về “ngôi nhà” của những anh hùng quyết tử cho Tổ quốc. Bác quản trang nói mọi người đến sớm quá nên chịu khó lần mò theo những ngọn ánh đèn mờ ảo trên những ngôi mộ, giờ mở đèn chiếu sáng chỉ được mở lúc 10h đêm. Nghĩa trang thì rộng mênh mông mà những ngọn đèn trên mộ là đèn sử dụng năng lượng mặt trời, nên buổi tối chỉ leo loét như những đốm ma chơi. Nhưng lỡ đến rồi, mà gia đình mình mười mấy người lận, sợ gì, cứ mò theo con đường lớn mà đi. Đi khoảng 50 mét thấy con đường bẻ nhánh, rẽ theo tay mặt đi khoảng 100 mét tự dưng thấy có bức rào, ui choa đậu phộng đường, tại sao không rào phía đầu đường để đỡ mất công quay lại. Đường thì tối đen, tiếng ếch nhái côn trùng trong đêm đang ríu gọi hoà vào tiếng gió rít qua những ngọn phi lao, khiến cho ta có cảm giác lành lạnh sau gáy. Lần mò một hồi cũng đến được Đài Tưởng Niệm các anh hùng liệt sỹ, không ngờ đài tưởng niệm lại to đẹp và uy nghi như vậy. Kính cẩn nghiêng mình trước vong linh của hơn 20 000 chiến sỹ cách mạng ở nghĩa trang, thật sự nếu không được đến đây, đứng trước nơi đây, tôi thấy mình thật nhỏ bé, nhỏ bé trước những mất mát những hy sinh, nhỏ bé trước cả một thế hệ anh hùng đã ra đi để bảo vệ cho nền độc lập. Và cảm nhận được nỗi đau thương, mất mát của một thời – thời của đạn bom, khói lửa, thời của những người Mẹ xa con, người vợ xa chồng mà không biết có ngày gặp lại thì tôi cũng chưa khi nào hình dung được những mất mát ấy lại lớn và đau thương đến vậy.
Trước khi đi mẹ có dặn, mẹ đã viết sẵn 4 trang giấy những bài khấn để trong giỏ trái cây, nhớ lấy khấn trước đài tưởng niệm, nhưng sao lại tìm hoài không thấy mà có thấy cũng làm sao mà đọc. Cũng may có ông Bác đi cùng biết khấn, bác râm ran một tràng dài dưới sự nhắc tuồng của papa, xin cám ơn các anh hùng đã ngã xuống để hàng triệu người cảm nhận được cuộc sống hòa bình, ấm no hôm nay.
Tiếp tục đi sâu vào nghĩa trang, len lỏi qua những ngôi mộ cuối cùng cũng đứng được trước mộ cô Sáu (người dân Côn Đảo vẫn trìu mến gọi chị Võ Thị Sáu bằng cô). Mộ cô Sáu là ngôi mộ to nhất và đẹp nhất ở khu này, khói hương và hoa trắng lúc nào cũng có trên mộ cô. Võ Thị Sáu, người anh hùng đã hy sinh khi tuổi còn thanh xuân, không một chút e sợ trước kẻ thù, trước lúc hy sinh chị vẫn hát bài Tiến quân ca hòa lẫn với tình yêu quê hương đất nước. Dáng hiên ngang và ngạo nghễ của chị đã khiến kẻ thù khiếp sợ. Chị Sáu hy sinh nhưng tinh thần và tâm hồn của chị mãi mãi bất diệt cùng non sông đất nước. Ôi, mới 16 tuổi, cái tuổi mà ăn chưa no, lo chưa tới, thậm chí cho đến tận bây giờ đã hơn nửa đời người rồi mà mình chả làm gì nên hồn, vậy mà chị người con gái kiên trung bất khuất, đã làm được một điều lớn lao như thế. Khi sống chị đã chiến đấu gan dạ, làm khiếp sợ biết bao kẻ thù. Khi nằm xuống, linh hồn chị vẫn bảo vệ dân lành, phù hộ cho những người thành tâm và tiêu diệt cái ác, cái xấu. Giữa thế giới của người sống và người đã khuất mà mình cảm nhận là rất gần.
Muốn lắm, muốn được thắp cho tất cả các Anh các Chị những nén nhang thành kính, nhưng làm sao có thể đi hết được bây giờ? Bởi vì nơi các anh các chị yên nghỉ rộng lớn quá, bao la quá mà đêm tối thế này, lỡ có lạc trong đó thì bể mật mất. Thôi thì, xin được thắp nén nhang trong Tâm để gửi đến các Anh các Chị, mong là các Anh các Chị hiểu được tấm lòng biết ơn của mình.