Tôi đã từng đi rất nhiều nơi, đến nhiều vùng đất của Tổ Quốc tôi. Tôi đã từng chạy xe một mình qua cầu Hàm Rồng nhìn dòng sông Mã “gầm lên khúc độc hành”, tôi từng bước đi trên cầu Lệ Thủy mạch máu của Nghệ Tĩnh, đứng ngắm nhìn sông Hương lững lờ trôi trên Cầu Tràng Tiền và ngồi uống cà phê bên bờ sông Hàn ngắm cầu Rồng cùng “thành phố ánh sáng” về đêm. Chưa ở đâu nơi tôi dừng chân có cảm xúc lạ như Đà nẵng. Thời gian tôi ở đây, tôi đã đi hết 10km sông Hàn và đứng trên 6 cây cầu bắc qua sông Hàn để ngắm cái vị của Đà Nẵng. Tôi đặc biệt thích Đà Nẵng về đêm!
1. Cầu Quay sông Hàn
Đã nghe từ lâu tôi tò mò đến đây cùng vài người bạn uống cà phê bên sông và chờ đợi đến sáng sớm để được chứng kiến điều độc đáo nhất mà tôi nghe nói về một câu cầu ở Việt Nam.
Cầu Quay sông Hàn là cây cầu có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam và là cầu quay đầu tiên do kỹ sư và công nhân Việt Nam thiết kế, thi công năm 1998 - 2000. Cây cầu dài gần 500m, rộng 12m này nối liền hai tuyến đường trung tâm giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà. Hàng ngày, cứ đến 1h sáng, phần giữa của cây cầu lại quay 90 độ để mở đường cho tàu thuyền lớn qua lại.
2. Cầu rồng
Đang nắm giữ kỷ lục cầu Rồng thép lớn nhất thế giới. Được khởi công vào giữa năm 2009, nối dài tuyến đường Nguyễn Văn Linh từ sân bay quốc tế Đà Nẵng đến đường Hoàng Sa - Trường Sa. Ở đây 2 tuần, tối nào tôi và những người bạn của mình đều được chiêm ngưỡng sự hùng vĩ sự mạnh mẽ cũng như không kém phần mượt mà của cầu Rồng, Tình yêu của tôi dành cho vùng đất này ngày qua ngày được nhân lên gấp bội. Mỗi tối thứ 7 và chủ nhật hàng tuần Rồng thép sẽ phun lửa và nước, thật oai hùng Tổ quốc tôi, kỳ diệu nhân dân tôi dòng dõi “con Rồng cháu Tiên”.
3. Cầu Trần Thị Lý
Cây cầu thứ ba tôi ấn tượng nhất, buổi tối tôi xách máy ảnh đi dọc theo bờ sông Hàn hướng ra biển, xa khoảng vài trăm mét một cánh buồm đỏ thắm đập vào mắt của một người suốt mấy năm nay chỉ quen với đường đất núi rừng. Bạn tôi bảo đó là cầu Trần Thị Lý, tôi theo anh bạn lên đài vọng cảnh, trên này vịnh Đà Nẵng hiện ra một cách hoàn thiện nhất, chưa bao giờ vòm trời rộng thế.
Anh bạn tôi kể: “Đây là cây cầu cổ nhất của Đà Nẵng, trước đây người dân gọi là cầu Trịnh Minh Thế. Sau đổi thành cầu Trần Thị Lý. Đây là cầu dây văng một mặt phẳng, với kết cấu dây và tháp nghiêng đầu tiên ở Việt Nam”.
Tôi thì lại nhớ đến mấy câu thơ của nhà thơ Tố Hữu viết tặng người nữ anh Hùng Trần Thị Lý, người cán bộ cách mạng phụ trách đường dây liên lạc bí mật của tỉnh Quảng Nam tại Đà Nẵng.
“Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, là mây hay là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?”
4. Cầu Nguyễn Văn Trỗi
Nằm giữa cầu Trần Thị Lý và cầu Rồng là cầu Nguyễn Văn Trỗi có "tuổi thọ" cao nhất. Cây cầu này do hãng RMK (Mỹ) thiết kế và thi công hoàn thành năm 1965 với kiến trúc vòm bằng giàn thép Poni hiếm hoi tại Việt Nam, mục đích phục vụ cho chiến tranh. Việc lấy tên anh hùng Nguyễn Văn Trỗi đặt cho cầu để tưởng nhớ người thực hiện cuộc đánh bom nhằm mưu sát Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara năm 1964. Cây cầu này đã có lần nằm trong danh sách tháo dỡ để xây dựng cây cầu mới bắt kịp với những công kỳ kỳ vĩ ở Đà Nẵng nhưng bạn tôi nói nó đã được bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh quyết định giữ lại để làm cầu đi bộ, điều này được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân và các nhà nghiên cứu khoa học lịch sử
5. Cầu Thuận Phước
Hơi xa thành phố, cầu Thuận Phước là cây cầu dây võng dài nhất Việt Nam. Cây cầu nối bán đảo Sơn Trà và quận Hải Châu, là chiếc chìa khóa vàng dẫn vào nàng tiên Sơn Trà đang say ngủ với nhiều giá trị tiềm năng. Đêm về, cầu Thuận Phước như một nàng công chúa mỹ miều, rực rỡ đèn in bóng xuống sông Hàn.
6. Cầu Tiên Sơn
Trong sáu cây cầu chính bắc qua sông Hàn chỉ có cầu Tiên Sơn được khánh thành vào năm 2002 là tôi đi vào sang chủ nhật, buổi sáng cuối cùng tôi ở lại Đà Nẵng. Có lẽ so với các cây cầu trên thì Tiên Sơn không có gì nổi bật, không long lanh ánh đèn về đêm, không hoa mỹ trong văn chương hay được sự ngợi ca của khách du lịch nhưng cầu Tiên chính là cây cầu góp phần lớn nhất tạo nên diện mạo Đà Nẵng ngày hôm nay, là đểm nối quan trọng giúp cảng biển Đà Nẵng - một trong những cảng biển lớn nhất Việt Nam trở nên sầm uất
Tôi mong trở lại Đà Nẵng - “thành phố ánh sáng”, “thành phố đáng sống nhất” của Đất Nước tôi một ngày không xa để tôi có thể hiểu thêm về sông Hàn về những cây cầu về con người nơi đây.
1. Cầu Quay sông Hàn
Đã nghe từ lâu tôi tò mò đến đây cùng vài người bạn uống cà phê bên sông và chờ đợi đến sáng sớm để được chứng kiến điều độc đáo nhất mà tôi nghe nói về một câu cầu ở Việt Nam.
Cầu Quay sông Hàn là cây cầu có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam và là cầu quay đầu tiên do kỹ sư và công nhân Việt Nam thiết kế, thi công năm 1998 - 2000. Cây cầu dài gần 500m, rộng 12m này nối liền hai tuyến đường trung tâm giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà. Hàng ngày, cứ đến 1h sáng, phần giữa của cây cầu lại quay 90 độ để mở đường cho tàu thuyền lớn qua lại.
2. Cầu rồng
Đang nắm giữ kỷ lục cầu Rồng thép lớn nhất thế giới. Được khởi công vào giữa năm 2009, nối dài tuyến đường Nguyễn Văn Linh từ sân bay quốc tế Đà Nẵng đến đường Hoàng Sa - Trường Sa. Ở đây 2 tuần, tối nào tôi và những người bạn của mình đều được chiêm ngưỡng sự hùng vĩ sự mạnh mẽ cũng như không kém phần mượt mà của cầu Rồng, Tình yêu của tôi dành cho vùng đất này ngày qua ngày được nhân lên gấp bội. Mỗi tối thứ 7 và chủ nhật hàng tuần Rồng thép sẽ phun lửa và nước, thật oai hùng Tổ quốc tôi, kỳ diệu nhân dân tôi dòng dõi “con Rồng cháu Tiên”.
3. Cầu Trần Thị Lý
Cây cầu thứ ba tôi ấn tượng nhất, buổi tối tôi xách máy ảnh đi dọc theo bờ sông Hàn hướng ra biển, xa khoảng vài trăm mét một cánh buồm đỏ thắm đập vào mắt của một người suốt mấy năm nay chỉ quen với đường đất núi rừng. Bạn tôi bảo đó là cầu Trần Thị Lý, tôi theo anh bạn lên đài vọng cảnh, trên này vịnh Đà Nẵng hiện ra một cách hoàn thiện nhất, chưa bao giờ vòm trời rộng thế.
Anh bạn tôi kể: “Đây là cây cầu cổ nhất của Đà Nẵng, trước đây người dân gọi là cầu Trịnh Minh Thế. Sau đổi thành cầu Trần Thị Lý. Đây là cầu dây văng một mặt phẳng, với kết cấu dây và tháp nghiêng đầu tiên ở Việt Nam”.
Tôi thì lại nhớ đến mấy câu thơ của nhà thơ Tố Hữu viết tặng người nữ anh Hùng Trần Thị Lý, người cán bộ cách mạng phụ trách đường dây liên lạc bí mật của tỉnh Quảng Nam tại Đà Nẵng.
“Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, là mây hay là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?”
4. Cầu Nguyễn Văn Trỗi
Nằm giữa cầu Trần Thị Lý và cầu Rồng là cầu Nguyễn Văn Trỗi có "tuổi thọ" cao nhất. Cây cầu này do hãng RMK (Mỹ) thiết kế và thi công hoàn thành năm 1965 với kiến trúc vòm bằng giàn thép Poni hiếm hoi tại Việt Nam, mục đích phục vụ cho chiến tranh. Việc lấy tên anh hùng Nguyễn Văn Trỗi đặt cho cầu để tưởng nhớ người thực hiện cuộc đánh bom nhằm mưu sát Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara năm 1964. Cây cầu này đã có lần nằm trong danh sách tháo dỡ để xây dựng cây cầu mới bắt kịp với những công kỳ kỳ vĩ ở Đà Nẵng nhưng bạn tôi nói nó đã được bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh quyết định giữ lại để làm cầu đi bộ, điều này được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân và các nhà nghiên cứu khoa học lịch sử
5. Cầu Thuận Phước
Hơi xa thành phố, cầu Thuận Phước là cây cầu dây võng dài nhất Việt Nam. Cây cầu nối bán đảo Sơn Trà và quận Hải Châu, là chiếc chìa khóa vàng dẫn vào nàng tiên Sơn Trà đang say ngủ với nhiều giá trị tiềm năng. Đêm về, cầu Thuận Phước như một nàng công chúa mỹ miều, rực rỡ đèn in bóng xuống sông Hàn.
6. Cầu Tiên Sơn
Trong sáu cây cầu chính bắc qua sông Hàn chỉ có cầu Tiên Sơn được khánh thành vào năm 2002 là tôi đi vào sang chủ nhật, buổi sáng cuối cùng tôi ở lại Đà Nẵng. Có lẽ so với các cây cầu trên thì Tiên Sơn không có gì nổi bật, không long lanh ánh đèn về đêm, không hoa mỹ trong văn chương hay được sự ngợi ca của khách du lịch nhưng cầu Tiên chính là cây cầu góp phần lớn nhất tạo nên diện mạo Đà Nẵng ngày hôm nay, là đểm nối quan trọng giúp cảng biển Đà Nẵng - một trong những cảng biển lớn nhất Việt Nam trở nên sầm uất
Tôi mong trở lại Đà Nẵng - “thành phố ánh sáng”, “thành phố đáng sống nhất” của Đất Nước tôi một ngày không xa để tôi có thể hiểu thêm về sông Hàn về những cây cầu về con người nơi đây.