Nhân ngày 20.11 được nghỉ, lại vác con ngựa sắt ra lau chùi và tra dầu, căn chỉnh bộ số cho ngon lại để sáng sớm xuất phát đi 3 địa điểm là núi Sập, núi Tượng và núi Ba Thê gần Thoại Sơn, An Giang.
Xuất phát 6 giờ sáng từ núi Sập, bỏ qua địa điểm này để lúc về leo sau, chạy một mạch đến núi Ba Thê và bắt đầu đạp thẳng lên núi. Hôm nay ngày 20.11 nhưng cũng ít người leo núi sáng, đường lên núi thì vắng nhưng cũng không đến nỗi nguy hiểm, lâu lâu có vài hàng quán hay nhà dân xuất hiện. Leo được lưng chừng thì cảm thấy đau ngực và thở dốc, có những con dốc đứng dù có vặn về líp nhỏ nhât cũng không thể leo nổi, phải xuống dắt. Núi Ba Thê cũng không quá cao nhưng cũng không quá thấp cho những ai muốn đứng ngắm nhìn đất trời ở nơi cao. Đường lên núi thì tuyệt vời, nhưng có những cua ôm núi rất hiểm, các tay xe nên cẩn thận khi trời mưa, phanh thắng nên đảm bảo an toàn, đừng dại dột mà thử cảm giác mạnh ở núi này.
Xuất phát 6 giờ sáng từ núi Sập, bỏ qua địa điểm này để lúc về leo sau, chạy một mạch đến núi Ba Thê và bắt đầu đạp thẳng lên núi. Hôm nay ngày 20.11 nhưng cũng ít người leo núi sáng, đường lên núi thì vắng nhưng cũng không đến nỗi nguy hiểm, lâu lâu có vài hàng quán hay nhà dân xuất hiện. Leo được lưng chừng thì cảm thấy đau ngực và thở dốc, có những con dốc đứng dù có vặn về líp nhỏ nhât cũng không thể leo nổi, phải xuống dắt. Núi Ba Thê cũng không quá cao nhưng cũng không quá thấp cho những ai muốn đứng ngắm nhìn đất trời ở nơi cao. Đường lên núi thì tuyệt vời, nhưng có những cua ôm núi rất hiểm, các tay xe nên cẩn thận khi trời mưa, phanh thắng nên đảm bảo an toàn, đừng dại dột mà thử cảm giác mạnh ở núi này.
Cua ôm núi nguy hiểm, ở vị trí này thì bên tay trái là đường xuống núi, bên tay phải là qua núi Nhỏ nơi có cây đao, sau phía người chụp là lên tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát.
Ở trên đỉnh núi ngày thường thì rất yên tĩnh, khung cảnh nhìn từ trên này thì rất tuyệt, có thể nhâm nhi cà phê mà tận hưởng khung cảnh bình yên với ruộng lúa và trời đất. Từ chân núi đi lên đến đoạn nếu để ý bạn sẽ thấy có 2 ngã rẽ một ngã thì đi tiếp lên chỗ tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, còn ghẹo phải sẽ qua tượng đá hình cây đao và miếu ông . Đây là cua gheo tách hai ngọn núi, ở bên tượng phật thì có Nhà Trưng Bày Văn hóa Óc Eo - An Giang và chùa. Ở bên này cao hơn bên Cây Đao hay Núi Nhỏ, có ghế đá để ngồi ngắm cảnh, gió mát vi vu, sương giăng trên các cánh đồng khiến không gian trở nên trong lành hút hồn kẻ lang thang.Khung cảnh nhìn từ trên núi
Núi Ba Thê gắn liền với hình ảnh Cây Đao có từ xa xưa, bên núi Nhỏ thì có Chót Ông Tà, giống như một cái miếu và cả một cái di tích có một hòn đá chơ vơ, trên đầu có một phiến đá tròn giống cái nón nên nhiều người gọi là Vọng Thê.Chân dung kẻ leo núi
Với những đứa trẻ sống dưới chân núi, chụp mấy tấm làm kỉ niệm hẹn dịp nào đó rửa gửi tặng mấy đứa.
Tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát
Nhà trưng bày Văn hóa Óc Eo An Giang, đi sớm quá nên chưa mở cửa vào tham quan được nên chưa rõ bên trong có gì, hẹn ngày quay trở lại
Phong cảnh thật hữu tình, kiếm ly cà phê mà ngồi nhâm nhi cả buổi thì thật tuyệt, trời buổi sáng ở trên này lạnh lạnh.
Rảnh rỗi nên khám phá hầm với mấy đứa nhóc, rất là thú vị khi len lỏi trong từng hốc đá trong ánh đèn le lói từ... cây đèn cầy.
Cây đao bằng đá ở núi Nhỏ, chịu khó đi tiếp qua cây cầu sắt sẽ thấy Chót Ông Tà
Một vị trí đẹp để ngắm mây trời, nhưng cũng đủ làm rung tim kẻ dám ra đây, đứng mà không đàng hoàng, hiu hiu gặp vài con gió là làm siêu nhân xuống núi liền.