Dongdiephuyen
Phượt tử
* Nick thành viên: Dongdiephuyen
* Email: [email protected]
* Điện thoại: 01692305565
* Tên bài viết: ĐẾN GẦN ĐỂ ĐƯỢC ĐI XA.
_____________________________________
Khi tôi còn bé, mẹ tôi nhìn vào lòng bàn chân tôi và bảo: "Nốt ruồi nó định sẵn ở chân bây rồi, thể nào bây cũng sẽ đi miết!". Tôi nghe, thích thú và tin tưởng tuyệt đối vào điều đó. Mỗi lần viết lưu bút cho những đứa bạn trong lớp, tôi thường ghi vào mục sở thích của mình là "rong bước chân trần du lịch đến những miền đất hứa". Ấy thế mà đến gần ngày tròn 18 tuổi, tôi vẫn chưa một lần thực hiện chuyến đi nào đúng chất balô bụi. Dần dà tôi mất niềm tin vào điều mẹ tôi nói. Ngay lúc tưởng chừng niềm tin ấy bị dập tắt hoàn toàn thì trong tôi lại bùng lên một ý nghĩ: "Phải đi! Cứ đi bừa đi. Lang bạt một lần, xa gần không quan trọng!"
Ngày tôi bắt đầu hành trình, tôi kém tuổi 18 đúng hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Tôi xem chuyến đi này như một món quà đặc biệt dành tặng riêng mình nhân ngày quan trọng của đời người.
Từ lâu, tôi luôn ấp ủ những chuyến đi xa cho mở mang hiểu biết với đời. Thế nhưng, chị tôi hay mắng: “Sông nhỏ bây bơi chưa rành mà cứ ào ra biển lớn”. Khi ấy, không biết câu nói có lay động tôi không nhưng suy đi ngẫm lại, tôi chỉ chọn điểm đến của hành trình đầu tiên trong đời mình là quần đảo Hải Tặc – nơi cách nhà gần 3h di chuyển. Đến giờ, phải thú nhận một điều rằng, chính câu nói ấy của chị - người bạn đồng hành trong chuyến đi này – đã mang đến cho tôi một hành trình tuyệt vời mà tôi sẽ kể cho bạn nghe ngay lúc này đây.
Chú thích ảnh: Khung cảnh thanh bình từ đảo Hòn Tre nhìn ra các đảo nhỏ khác của quần đảo Hải Tặc.
Có lẽ, bạn đọc đang thắc mắc là sao quần đảo này tên lạ thế? Tôi cũng chú thích để mọi người hiểu thêm rằng: Sở dĩ quần đảo có tên đặc biệt như vậy là vì vào những thế kỉ trước, bọn cướp biển thường đến đây để xây dựng sào huyệt và cướp phá tài sản của ngư dân. Đến đầu thế kỉ 20, nạn cướp biển vẫn hoành hành. Rất nhiều vàng bạc, châu báu được giấu bí mật trên đảo. Năm 1981, người dân trên đảo đã phát hiện hai người đến đây với đầy đủ dụng cụ dò tìm, đào vàng. Quần đảo này nằm giữa vùng biển Hà Tiên – Phú Quốc. Đây là xã đảo Tiên Hải thuộc thị xã Hà Tiên với hai ấp Hòn Tre và Hòn Ngang.
Trước lúc bắt đầu chuyến đi, tôi có online xem những chia sẻ của những người đi trước để lại. Phác hoạ những nét đầu tiên về quần đảo Hải Tặc trong tôi là một cụm đảo chừng hơn mười lăm hòn nhỏ, điện bật theo giờ, nước ngọt ít nhiều tuỳ mùa, chỉ được cái hải sản thì vô kể. Tôi nghĩ: ở nhà đầy đủ tiện nghi vật chất, chuyến “lang bạt” đầu tiên mà có chừng ấy là ổn lắm rồi.
Cách hai tiếng trước giờ tàu chạy, tôi mới lục tục chuẩn bị hành trang. Nói hành trang có lẽ hơi ngoa chứ thật tình trong balô chỉ có đúng 1 bộ đồ, 1 áo mưa (lúc này đang vào đầu mùa mưa), 1 chai nước, 1 bánh sandwich và 120 nghìn đồng. Lúc ra khỏi nhà, mẹ tôi xách lên thấy balô nhẹ tênh nên nhắm nhét vào thêm đủ thứ. Bà thốt lên: “Mày ở thế nào với bây nhiêu đây chỗ “đất khách quê người” hả con?”. Thế là tôi vâng vâng dạ dạ ngoan ngoãn để mẹ khỏi lo. Đến chừng mẹ quay đi thì tôi lại lôi ra tất cả những thứ theo tôi là dư thừa cho một chuyến đi theo kiểu “bụi”.
Sau một đoạn đường di chuyển từ nhà đến bến tàu Hà Tiên, chúng tôi lên tàu chuyến 14h30 (mà cả ngày cũng chỉ có duy nhất chuyến này ra đảo). Ngồi chừng năm phút, bác chủ tàu đến thu 40 nghìn tiền vé. Ôi, thế thì sẽ mất veo 80 nghìn cho cả lượt đi về. Tôi hơi hoảng khi nghĩ đến việc mình sẽ ăn gì với khoảng 40 nghìn trong 2 ngày 1 đêm tiếp theo. Cũng may, lúc ấy người đồng hành có kinh nghiệm hơn tôi – kinh nghiệm hơn đúng một chuyến phượt – trấn an: “Dư sức, khỏi lo! Có ông Tây đi du lịch suốt hai năm với kinh phí chừng 1,5 euro mỗi ngày mà chẳng sao kìa”.
Chú thích ảnh: Sau lưng người đồng hành cùng tôi là con tàu chở khách ra đảo. Trước đây, mỗi ngày có 2 chuyến ra đảo vào lúc 9h30 và 14h30. Nhưng do chủ tàu của chuyến 9h30 đã cho tàu lên ụ để sửa chữa nên bây giờ chỉ còn một chuyến duy nhất ra đảo. Ảnh chụp lúc 14h ngày 25/5/2013.
Khi tàu còn neo tại bến, thời tiết rất ủng hộ chúng tôi. Trời xanh biếc, lững thững vài đám mây trắng lướt nhẹ trên nền trời. Chúng tôi tranh thủ chụp hình liên tục nhưng cũng dè chừng hết pin; bởi cả hai chị em chỉ có một máy ảnh du lịch hạng “gà”, mà trên đảo thì đâu phải lúc nào cũng có điện.
Đến lúc tàu vừa ra khỏi cửa sông Đông Hồ, trời bỗng dưng nổi dông lớn. Mây xám, biển động, gió quật, thuyền lắc mạnh. Tôi đùa cảm giác ấy như mình đang chơi tàu lượn siêu tốc – rất đáng sợ nhưng không muốn ngừng lại. Kết quả của việc không muốn ngừng lại là tôi nôn thốc nôn tháo, tệ thật! Vậy là từ lúc tàu chạy đến khi tàu cập cảng, tôi cứ tiếc hùi hụi vì chỉ kịp nhìn được vài cảnh đẹp với “pose” được dăm ba tấm ảnh nước non hữu tình.
Gần đến nơi, từ trên tàu nhìn vào đảo rất lạ, mọi thứ đều mang lại cảm giác quy củ, từ tốn, không ồn ào tranh giành… Cứ ngỡ rằng đảo là nhà và tôi là đứa con tha phương đang trở về với nơi chôn rau cắt rốn.
Chú thích ảnh: Đây là cầu cảng mới được xây dựng lại cách đây không lâu. Cầu cảng là nơi tập trung rất đông ghe thuyền, tàu tuần tra của bộ đội biên phòng. Ngay đường dẫn vào cầu cảng là Uỷ ban nhân dân xã Tiên Hải. Hình ảnh chụp lúc tàu chuẩn bị cập cảng lúc 16h ngày 25/5/2013.
* Email: [email protected]
* Điện thoại: 01692305565
* Tên bài viết: ĐẾN GẦN ĐỂ ĐƯỢC ĐI XA.
_____________________________________
Khi tôi còn bé, mẹ tôi nhìn vào lòng bàn chân tôi và bảo: "Nốt ruồi nó định sẵn ở chân bây rồi, thể nào bây cũng sẽ đi miết!". Tôi nghe, thích thú và tin tưởng tuyệt đối vào điều đó. Mỗi lần viết lưu bút cho những đứa bạn trong lớp, tôi thường ghi vào mục sở thích của mình là "rong bước chân trần du lịch đến những miền đất hứa". Ấy thế mà đến gần ngày tròn 18 tuổi, tôi vẫn chưa một lần thực hiện chuyến đi nào đúng chất balô bụi. Dần dà tôi mất niềm tin vào điều mẹ tôi nói. Ngay lúc tưởng chừng niềm tin ấy bị dập tắt hoàn toàn thì trong tôi lại bùng lên một ý nghĩ: "Phải đi! Cứ đi bừa đi. Lang bạt một lần, xa gần không quan trọng!"
Ngày tôi bắt đầu hành trình, tôi kém tuổi 18 đúng hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Tôi xem chuyến đi này như một món quà đặc biệt dành tặng riêng mình nhân ngày quan trọng của đời người.
Từ lâu, tôi luôn ấp ủ những chuyến đi xa cho mở mang hiểu biết với đời. Thế nhưng, chị tôi hay mắng: “Sông nhỏ bây bơi chưa rành mà cứ ào ra biển lớn”. Khi ấy, không biết câu nói có lay động tôi không nhưng suy đi ngẫm lại, tôi chỉ chọn điểm đến của hành trình đầu tiên trong đời mình là quần đảo Hải Tặc – nơi cách nhà gần 3h di chuyển. Đến giờ, phải thú nhận một điều rằng, chính câu nói ấy của chị - người bạn đồng hành trong chuyến đi này – đã mang đến cho tôi một hành trình tuyệt vời mà tôi sẽ kể cho bạn nghe ngay lúc này đây.
Có lẽ, bạn đọc đang thắc mắc là sao quần đảo này tên lạ thế? Tôi cũng chú thích để mọi người hiểu thêm rằng: Sở dĩ quần đảo có tên đặc biệt như vậy là vì vào những thế kỉ trước, bọn cướp biển thường đến đây để xây dựng sào huyệt và cướp phá tài sản của ngư dân. Đến đầu thế kỉ 20, nạn cướp biển vẫn hoành hành. Rất nhiều vàng bạc, châu báu được giấu bí mật trên đảo. Năm 1981, người dân trên đảo đã phát hiện hai người đến đây với đầy đủ dụng cụ dò tìm, đào vàng. Quần đảo này nằm giữa vùng biển Hà Tiên – Phú Quốc. Đây là xã đảo Tiên Hải thuộc thị xã Hà Tiên với hai ấp Hòn Tre và Hòn Ngang.
Trước lúc bắt đầu chuyến đi, tôi có online xem những chia sẻ của những người đi trước để lại. Phác hoạ những nét đầu tiên về quần đảo Hải Tặc trong tôi là một cụm đảo chừng hơn mười lăm hòn nhỏ, điện bật theo giờ, nước ngọt ít nhiều tuỳ mùa, chỉ được cái hải sản thì vô kể. Tôi nghĩ: ở nhà đầy đủ tiện nghi vật chất, chuyến “lang bạt” đầu tiên mà có chừng ấy là ổn lắm rồi.
Cách hai tiếng trước giờ tàu chạy, tôi mới lục tục chuẩn bị hành trang. Nói hành trang có lẽ hơi ngoa chứ thật tình trong balô chỉ có đúng 1 bộ đồ, 1 áo mưa (lúc này đang vào đầu mùa mưa), 1 chai nước, 1 bánh sandwich và 120 nghìn đồng. Lúc ra khỏi nhà, mẹ tôi xách lên thấy balô nhẹ tênh nên nhắm nhét vào thêm đủ thứ. Bà thốt lên: “Mày ở thế nào với bây nhiêu đây chỗ “đất khách quê người” hả con?”. Thế là tôi vâng vâng dạ dạ ngoan ngoãn để mẹ khỏi lo. Đến chừng mẹ quay đi thì tôi lại lôi ra tất cả những thứ theo tôi là dư thừa cho một chuyến đi theo kiểu “bụi”.
Sau một đoạn đường di chuyển từ nhà đến bến tàu Hà Tiên, chúng tôi lên tàu chuyến 14h30 (mà cả ngày cũng chỉ có duy nhất chuyến này ra đảo). Ngồi chừng năm phút, bác chủ tàu đến thu 40 nghìn tiền vé. Ôi, thế thì sẽ mất veo 80 nghìn cho cả lượt đi về. Tôi hơi hoảng khi nghĩ đến việc mình sẽ ăn gì với khoảng 40 nghìn trong 2 ngày 1 đêm tiếp theo. Cũng may, lúc ấy người đồng hành có kinh nghiệm hơn tôi – kinh nghiệm hơn đúng một chuyến phượt – trấn an: “Dư sức, khỏi lo! Có ông Tây đi du lịch suốt hai năm với kinh phí chừng 1,5 euro mỗi ngày mà chẳng sao kìa”.
Khi tàu còn neo tại bến, thời tiết rất ủng hộ chúng tôi. Trời xanh biếc, lững thững vài đám mây trắng lướt nhẹ trên nền trời. Chúng tôi tranh thủ chụp hình liên tục nhưng cũng dè chừng hết pin; bởi cả hai chị em chỉ có một máy ảnh du lịch hạng “gà”, mà trên đảo thì đâu phải lúc nào cũng có điện.
Đến lúc tàu vừa ra khỏi cửa sông Đông Hồ, trời bỗng dưng nổi dông lớn. Mây xám, biển động, gió quật, thuyền lắc mạnh. Tôi đùa cảm giác ấy như mình đang chơi tàu lượn siêu tốc – rất đáng sợ nhưng không muốn ngừng lại. Kết quả của việc không muốn ngừng lại là tôi nôn thốc nôn tháo, tệ thật! Vậy là từ lúc tàu chạy đến khi tàu cập cảng, tôi cứ tiếc hùi hụi vì chỉ kịp nhìn được vài cảnh đẹp với “pose” được dăm ba tấm ảnh nước non hữu tình.
Gần đến nơi, từ trên tàu nhìn vào đảo rất lạ, mọi thứ đều mang lại cảm giác quy củ, từ tốn, không ồn ào tranh giành… Cứ ngỡ rằng đảo là nhà và tôi là đứa con tha phương đang trở về với nơi chôn rau cắt rốn.
Last edited: