What's new

Độc hành Yên Tử.

Sau đợt leo Fan, vĩnh có tranh thủ về thăm quê và dự đám cưới thằng em trai con ông chú.Trước đó có ghé qua quảng ninh để thăm bà cô ở đó.Một sự tình cờ ngẫu nhiên nhà cô mình lại gần với núi Yên Tử (sự thật là mình biết yên tử đã từ lâu rồi, nhưng thật ra không biết chĩnh xác vị trí địa lý nằm ở đâu.Giờ mới biết thuộc địa phận Quảng ninh, thị xã Uông Bí).Đúng ra mình dự định bỏ một ngày ra đi vịnh hạ long chơi nhưng do thời tiết không được thuận lợi và người khá mệt mỏi sau một chuyến đi dài nên mình đã bỏ lỡ chuyến đi ấy.
Giờ ngồi viết lại mới thấy lúc đó mình cũng ngông thật dám một mình một ngựa đi lên yên tử vào buổi tối, mấy người dân ở đó họ cũng cản bảo là nguy hiểm vì trong đó vẫn là rừng nguyên sinh có rất nhiều rắn.Nhưng đã lơ rồi với lại phải cuốc bộ cả 20 cây số từ ngoài đường vào đến chân núi yên tử giờ lại phải quay về thì nhục lắm nên cứ cắm đầu đi.
Công nhận ở đây mọi người bảo về rừng rất tốt, đi bộ vào yên tử mà kiểm lăm chặn lại hỏi 2 lần, chắc họ tưởng mình là lâm tặc.
Hành trình cụ thể như sau : 6h đi bộ vào chân yên tử (khoảng 14 cây, thấy bảng KM nó đề thế nhưng đi cũng khá lâu), đến tầm 10 giờ thì bắt đầu tới chân yên tử.May có chút kinh nghiệm leo núi với lại có lần leo đêm ở núi bà đen nên cũng biết chuẩn bị một chút đồ ăn, sữa, mua găng tay, kiếm gậy chống...Sau đó vào một quán ăn ngay dưới chân núi làm một bát mì sào,ở đây gặp một anh chủ quán khá vui tính.Ông này cũng từng ở tây ninh(hình như là người thân thiện nhất ở khu vực này), ngồi uống nước chè với ông mà ông cứ khuyên mình ngủ lại đây sáng mai hãn đi sớm vì trên đó rất nguy hiểm và tối lên đó không có chỗ ngủ.
Khoảng 10h30 bắt đầu bước những bậc đầu tiên của bậc thang lên yên tử, chốn tu hành của Điều Ngự Giác Hoàng (đạo hiệu của vua Trần Nhân Tông)
Thông tin timg hiểu thêm về vua Trần Nhân Tông - người sang lập ra trường phái Trúc Lâm Yên Tử : http://vi.wikipedia.org/wiki/Trần_Nhân_Tông
Còn đây là thông tin thêm về ngọn núi Yên tử : http://vi.wikipedia.org/wiki/Núi_Yên_Tử
Hành trình của mình hơi khác thường, đi lên núi ban đêm mà độc hành nên cũng không có chụp được hình gì nhiều với lại phải chiến đâu với lại bầy chó (không hiểu sao trên này người ta nuôi lắm chó thế không biết, mà mình thì lại sợ chó do một lần bị chúng nó đợp rồi nên cũng hơi ngán), may mà trong tay có một cái cây cộng thêm cái đèn pin có chức năng tự về bằng ánh sáng mạnh làm bầy chó sợ chứ không chắc có nước ngủ trên cây.Được cái đi song về thấy chó hết sợ luôn,con nào loạng quạng còn bị mình đạp cho một phát ấy chứ!
Sau khi cuốc bộ một mạch lên đến lưng chừng núi thì đèn pin cũng đã hết mà lúc này hệ thống điện trên núi cũng tắt (không biết do cúp điện hay do khuy quá người ta tắt để tiết kiệm) lúc này tầm 12h30.Cố gắng quốc bộ lên đến chùa Hoa Yên, định bụng vào chùa xin mấy nhà sư chỗ ngủ đêm.Nhưng chắc do mình đến trễ quá nên không có chỗ nào để ngủ cả đành phải kiếm một cái ghế nằm ngủ để sáng đi tiếp.
270334_224381300929939_100000742136247_751665_6953649_n.jpg

Sau một đêm không lấy gì là ngon giấc, với bữa sáng là sữa và bánh mì mua lúc ở dưới chân núi.4g sáng lại tiếp tục hành trình.Lúc này gặp một vấn đề phức tạp, mình không biết đường trên yên tử, thêm nữa là trời vẫn tối mà đền pin thì gần hết nên ánh sáng rất yếu. Thôi cứ quyết định đi vì trời cũng gần sáng mà cứ ngồi ở đây thì càng lạnh, còn đường thì cứ phải lần mò và tìm bảng chỉ đường. Thế là mình cắm đầu đi, và đúng thật đi nhầm đường qua hướng suối vàng, mất gần 1 tiếng để đi mà cuối cùng đụng con suối thế là đành phải quay lại.
May mắn là quay lai tìm được đúng đường lên chùa Vân Tiêu, nói thật là chùa chiền ở đây khá đơn sơ chứ không bề thế như chùa trong miền nam, và lúc đó sương mù khá nhiều nên mình cũng chả chụp hình lại.
267498_224385087596227_100000742136247_751675_5692471_n.jpg

Tiếp tục đi lên khoảng 300 mét nữa mình lại gặp một cái bảng chỉ đường
268902_224385754262827_100000742136247_751677_7614168_n.jpg

Bắt đầu từ đây còn đường đi trở lên khó hơn, thực tế thì đi như vậy sướng hơn leo bậc thang do mình cũng quen với hoàn cảnh di chuyến như thế này trong chuyến leo bà đen vì chủ yếu là đi trên đá. Ở đây người ta làm thêm những cái bậc bằng bê tông để có điểm tựa và độ bám cho người đi trên những tảng đá lớn.
259979_224387537595982_100000742136247_751680_6029043_n.jpg

Lúc này ở đây cây cối bắt đầu thưa thớt nên gió bạt rất mạnh, đi trong điều kiện sương mù dầy đặc nên tầm nhìn rất hạn chế và gió thổi lớn như vậy cũng khá nguy hiểm.Đi thêm một đoạn thì mình gặp đỉnh thiêng yên tử - theo mình hiểu thì nơi đây từng là nơi vua Trần Nhân Tông ngồi tọa thiền.
264243_224388837595852_100000742136247_751685_182260_n.jpg

Lại tiếp tục đi trên con đường đá, nghe gió rít và sương mù vẫn bao trùm cảnh vật sung quang. Nếu bạn từng trải qua hoàn cảnh như vậy bạn sẽ cảm nhận thế nào? Riêng với bản thân mình thì có một chút thích thú vì không biết đối mặt với mình ở phái trước sẽ là cái gì. Trong lòng lúc đấy cảm thấy rất tịch mịch, giống như cảm giác lánh đời để sống trong cõi thiền như vua Trần Nhân Tông.
267953_224390080929061_100000742136247_751689_5665601_n.jpg

Đi thêm một lúc thì mình gặp Bia phật, đây là một phiến đá hình dạng rất là và nó nằm theo thế đứng thẳng không biết là do tự nhiên hay do bàn tay con người tạo ra. Nói chung là mình cũng không rành về mấy vấn đề này do không phải là dân theo phật giáo, mong bạn nào biết thì giải thích dùm.
268874_224390787595657_100000742136247_751690_6137251_n.jpg
 
Lên đến đây thì mình cũng nhìn thấy phía xa là chùa Đồng, nhanh chân chạy lên chùa Đồng đây thật sự là một ngôi chùa khá đặc biệt.
262363_224391700928899_100000742136247_751691_5835948_n.jpg

Ngôi chùa này đặc biệt ở chỗ nó được đục hoàn toàni bằng đồng, mình cũng thắc mắc là nếu vậy thì sao người ta có thể mang lên đến độ cao trên 1.000m được. Tìm hiểu thông tin thì mới biết nhiều điều thú vị hơn, ngôi chùa này được lắp ghép từ 6.000 chi tiết nhỏ và nặng trên 70 tấn chi phí xây dựng chùa lên đến 21,2 tỷ đồng.Việc thi công xây dựng ngôi chùa này cũng khá phục tạp vì phải xây dựng trên đỉnh núi cao trên 1.000m với điều kiện thời tiết khắc nghiệt và nên móng hoàn toàn bằng đá bị phong hóa.Đơn vị thi công đã phải đề ra phương án dùng ròng rọc để kéo các cấu kiện từ dưới chân núi lên để lắp ghép, còn các vật liệu xây dựng thì thuê nhân công mang vác theo đường bộ lên để phục vụ cho công tác xây dựng.Tra thêm thông tin về chùa đồng thì mới thấy nhiều điều thú vị hơn "Ngôi chùa Đồng đầu tiên được xây dựng từ thời Vua Cảnh Hưng (hậu Lê, năm 1780). Ngôi chùa Đồng đầu tiên này bị thiên nhiên làm hư hại, sau đó bị kẻ gian lấy cắp. Ngôi chùa thứ hai bằng bêtông cốt đồng được dựng năm 1930, do bà Bùi Thị Mỹ (chùa Long Hoa) thiết kế. Ngôi chùa thứ ba được dựng năm 1993 từ đóng góp hảo tâm của ông Nguyễn Sơn Nam (Việt kiều Mỹ)".Người ta còn giải thích chữ "Đồng" ở đây không phải chỉ chất liệu của chùa mà chỉ sự đồng lòng, đồng sức của mọi người để xây dựng nên ngôi chùa này.Đã lên đến đây mình cũng làm tròn cái nghĩa vụ của một người hành hương vì dù sao thì mình cũng đã lên đến đỉnh yên tử một cách an toàn, cũng thắp nhanh lẩm bẩm khấn vài câu rồi công đức cho chùa.
Ngoài chùa đồng ra trên đỉnh yên tử còn có chiếc chuông và khánh bằng đồng mà nghe nói 2 thứ này cũng rất quý gia do trong quá trình đục người đan công đực trực tiếp rất nhiều vàng vào mẻ đúc.(lúc đó mà biết quý vậy chắc cũng tranh thủ làm một cái về kiếm vốn làm ăn rồi he he...)
261703_224398024261600_100000742136247_751697_4375983_n.jpg

Còn có mọt nhà công đức ghi tên những người dân đã quyên góp để xây dựng lên ngôi chùa Đồng.
268215_224398400928229_100000742136247_751698_2841764_n.jpg

Đưng trên đỉnh một lúc rồi cảm thấy lạnh quá nên đành phải đi xuống, được cái có mặt trên đỉnh yên tử vào sáng sớm được cái cảm giác một mình đối mặt với thiên nhiên vô cùng tĩnh lặng, cảm giác lên đỉnh này thật là tuyệt. Trong các chuyến lên đỉnh của mình thi đây là chuyến có nhiều điều bất ngờ và thú vị nhất.
Lúc đi xuống mình mới phát hiện ra có một con đường khác đi dễ hơn nhưng do đoạn mình đi nhầm đường nên chui vào đoạn đường khó đi.Lúc này đi xuống mới thấy có người đang leo lên, mà đa phần những người đi lên toàn là người già, chắc đây cũng là một hình thức tập thể dục buổi sáng của những người cao tuổi thì phải.Hành trình đi xuống thật ra rất nhanh chỉ mất khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ thôi.Trên đường đi xuống mình ghé vào một số điểm để chụp hình vì buổi tối leo lên không chụp nên mất thêm một ít thời gian.
Đâ là tháp Huệ Quang-nơi để xá lợi của vua Trần Nhân Tông, chung quang tháp là một bức tường bảo về có lỗi đi vào và đi ra.
267423_224400304261372_100000742136247_751705_4369461_n.jpg

269173_224401247594611_100000742136247_751707_1627245_n.jpg

269017_224401584261244_100000742136247_751709_6522333_n.jpg

Chung quang tháp Huệ Quang là các tháp nhỏ khác đều chứa xá lợi của các vị cao tăng trên đỉnh Yên Tử. Nơi đây nghe nói cũng rất linh thiêng, mình cũng vào đây thắp hương cho vua Trần Nhân Tông (đúng hơn là đi chôm hương để thắp vài ở đó có một bản để hương nhưng không thấy người trông coi, chắc do lúc này vẫn còn sớm nên chưa có người^^!).
Xuống thêm là khu Vườn trúc, nơi đây là chỗ thiện phái trúc lâm yên tử ra đời.Đoạn này có đường trúc là đường mình đang đi, còn bên kia là đường Tùng là đường hồi tối mình đi lên.
263494_224404254260977_100000742136247_751714_5609911_n.jpg
 
Tiếp theo là khu hòn ngọc, hình như đây là khu mộ nhưng mình không biết là mộ của ai, do tấm bia chỉ ghi tên còn không có giải thích gì thêm.
263964_224405224260880_100000742136247_751718_153284_n.jpg

Thêm một vài tấm hình về chùa giải oan và suối giải oan, đây là nơi mà các vị cung tần mỹ nữ đã trầm mình xuống khi vua Trần Nhân Tông quyết định tu hành. Sau đó vì lập đàn giải oan cho các linh hồn của những vị cung tần mỹ nữ này mà nhà vua cho xây dựng ngôi chùa giải oan.
263758_224406234260779_100000742136247_751719_8118260_n.jpg

262317_224406364260766_100000742136247_751720_5401884_n.jpg

261201_224407020927367_100000742136247_751722_7054700_n.jpg

264187_224408254260577_100000742136247_751724_6527999_n.jpg

Đường vào Yên Tử.
271113_224408530927216_100000742136247_751726_958886_n.jpg

Khi quay lại nhìn lên yên tử mây vẫn vần vũ quang đỉnh núi, đướng ở đây buổi tối nếu chụp phơi sáng chắc sẽ có một quang cảnh rất hoàng tráng về ngọn Yên Tử.Hành trình chinh phục Yên Tử của mình đến đây là kết thúc, lại tiếp tục tất bật chạy về với cuộc sống thường ngày.Nhưng trong lòng mình vẫn còn đọng lại chút gì đó về Yên Tử, về vị vua nhà Trần đã từ bỏ ngai vàng để hướng đến cuộc sống thiền, về các vị cung tần để hy sinh để ngăn cản nhà vua, về những con người trên đỉnh yên tử...
 
Chuyến đi này khá ngắn và thực sự đây có thể là chuyến đi độc hành đầu tiên của mình vì thế muốn chia sẻ với mọi người. Đồng thời Yên Tử cũng là một địa danh của quê hương mình (mặc dù mình sống và làm việc trong sài gòn, nhưng Hải phòng luôn luôn là quê hườn của mình) nên muốn giới thiệu với mọi người một chút.Một chút kinh nghiệm của bản thân mình sau khi đi Yên Tử, các bạn nên kiếm cây để chống, đừng ngại có cậy bạn sẽ tránh được nhiều nguy cơ bị chấn thường. Lên leo Yên Tử vào buổi sáng, nếu đi được vào sáng sớm thì càng tốt bạn sẽ chứng kiến cảnh mây mùa bao phủ đỉnh Yên Tử. Yên tử thực sự không quá khó để leo vì có hệ thống cáp treo nếu bạn nào cảm thấy không đủ tự tin với sức khỏe của mình thì có thể sử dụng cáp treo cũng khá thú vị vì bạn sẽ có tầm nhìn bao quát toàn cảnh Yên tử(cáp treo hoạt động từ 8g sáng thì phải).
Còn vấn đề nước uống và thức ăn, thật sự thì cũng không cần thiết lắm nhưng nên mang theo đủ nước để uống còn thức ăn nhấm nháp dọc đường nếu có thì càng tốt vì khi vận động mạnh bạn sẽ mau khát nước và đói bụng kinh khủng.
Dành riêng cho bạn nào chuẩn bị leo Fan mà chọn yên tử làm nơi test. Bạn hoặc nhóm của bạn nên tập leo vào buổi tối mang theo cả lều và căm trại tại đỉnh yên tử (có thể cắm ở đoạn dưới chỗ ít gió) lúc đố bạn sẽ được trải nghiệm một đêm trên đỉnh khá giống với điều kiện của cao độ +2.800m ( khá giống thôi nhé, trên đó còn nhiều cái thú vị hơn yên tử nhiều)
 
Yên Tử đường dễ đi và cảnh vật đẹp ha! Trên đỉnh mây mù bao phủ như chốn tiên cảnh, cái quan trọng chân núi và lưng chừng núi nó có nhiều dịch vụ, lại có sóng Viettel, hình như không có thú dữ, chỗ này tổ chức leo núi cắm trại thì tuyệt!
 
Chùa Hương đi 3 năm mới ra lộc, Yên Tử 5 năm, còn 4 năm nữa cố lên nhé :D
mình không cần lộc đâu bạn ơi, đi chủ yếu là theo sở thích thôi.

Yên Tử đường dễ đi và cảnh vật đẹp ha! Trên đỉnh mây mù bao phủ như chốn tiên cảnh, cái quan trọng chân núi và lưng chừng núi nó có nhiều dịch vụ, lại có sóng Viettel, hình như không có thú dữ, chỗ này tổ chức leo núi cắm trại thì tuyệt!
Trên này hình như mạng mobine Fone cũng có sóng mà bạn, nhưng chập chờn lúc mạnh lúc yếu thôi.Dân ở đó bảo trên núi có nhiều rắn thôi, còn thú thị nó sọ nên không ở.
 
Last edited by a moderator:
Mình và cô bạn, đầu năm nay mới đi YT. Hai đứa lâu ngày không vận động, vừa đi vừa thở không ra hơi. Cô bạn ngay bậc đầu đã tụt huyết áp..... may có đồ ăn nên....cứu vãn đc tình thế.
Cứ thế, đi đến chỗ nào là chụp ảnh chỗ đó. Chụp rất nhiều, tự sướng nhiều. Dân trảy hội nhìn 2 đứa đầy tò mò. Vì leo quá mệt rồi còn.....tự sướng tạo dáng nữa..... Với mình thì thấy như thế đỡ mệt hơn là cứ leo 1 mạch......
Đợt đó đi gặp nhiều sương mù, đứng dưới chân chùa Đồng (đoạn chùa 9 tầng gì đó - chả nhớ chùa gì) sướng gió bay lả lả....cứ như cảnh tiên ý. Đẹp lắm ^^

Hình như lần đầu tiên leo...núi mà chụp ảnh nhiều đến thế :p
 
Mình cũng thích chụp hình, đặc biết là chụp cảnh thiên nhiên và hoa lá cây cỏ, nhưng do đợt đi yên tử đi độc hành nên cũng không chụp nhiều với lại lúc đó thời tiết không thuận lợi lắm.
Được cái có sức khỏe nên mình không gặp khó khăn trong việc di chuyển như các bạn, với lại đi độc hành cũng có cái thú vị riêng.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,729
Bài viết
1,136,408
Members
192,519
Latest member
amayaeliza506
Back
Top