What's new

[Chia sẻ] Đông Bắc 12 ngày đêm , đi qua 18 Đình, Đền, Chùa, Miếu.

- Mùa xuân là mùa lễ hội, Khi mình thông báo với các bạn đồng nghiệp nghỉ phép để đi chùa ở Miền Bắc. Mọi người bảo, đi chi mà xa vậy, sao không đi chùa ở Vũng Tàu, Chùa Bà Châu Đốc cho gần. Hì, hì, nói vậy thì khỏi đi đâu, vì tại Bình Dương cũng có Chùa Bà.
- Chuyến đi từ ngày 18 đến ngày 29 - 02 - 2012. Các Đình, Đền, Chùa, Miếu mà mình đã qua có thể quá quen thuộc với các bạn Miền Bắc, cũng có chỗ mình đi rồi, nhưng còn nhiều chỗ đối với mình là lần đầu tiên.
- Ngày 18 - 02 - 2012, trời Sài Gòn nắng nóng 36 độ, ngồi trên máy bay đến sân bay Nội Bài, tiếp viên thông báo nhiệt độ bên ngoài là 11 độ, có một số vị khách không chuẩn bị trước nên co ro, tím tái, lần sau đi thì nhớ xem dự báo thời tiết nhé.
- Công việc đầu tiên đến sân bay Nội Bài là mua vé xe bus 35.0000 đồng của Jetstar về 206, đường Trần Khánh Dư. Tại đây có rất nhiều taxi, gọi đại một chiếc taxi về Phố Cầu Gỗ, nó đòi 80.000 đồng, mình trả 40.000 đồng, nó dứt khoái không đi, tức mình gọi taxi Mai Linh, số 0438616161 về Phố Cầu Gỗ, mất .... 22.000 đồng.
- Tiếp theo là thuê khách sạn, lần này mình thuê phòng khách sạn Democracy, ĐT : 04.38255988, số 64 Cầu Gỗ. Giá phòng 1 gường lớn 350.000 đồng / 1 ngày, còn phòng 2 gường ở 3 người là 450.000 đồng 1 ngày. Khách sạn trong phố cổ thì không rộng lắm nhưng ưu điểm là gần Bờ Hồ.

Ks+Democracy+Cau+Go+Ha+Noi.jpg


20120219+070032+Canh+Ha+Noi+0132.JPG


20120220+074122+Ha+Noi+0737.JPG


- Xong xuôi chỗ nghỉ là tìm quán cơm, Cách khách sạn vài bước chân là có quán cơm Quế, số 40 Đinh Liệt, cơm bình dân, có nhiều món, Tây - Việt ăn cũng nhiều:

20120219+070330+Canh+Ha+Noi+0134.JPG


20120227+105826+Ha+Noi+2552.JPG
 
- Vào quán cơm, mình kêu vài món, trong đó có món ốc nấu chuối cho Ái Duyên (bạn đồng hành duy nhất của mình trong chuyến đi), nói rằng ngon lắm, vì đây là món đặc sản của Hà Nội, Mình ăn ngon lành, còn Ái Duyên (AD) nhìn mình mãi mà không ăn, ăn xong mình hỏi "Sao AD không ăn?", lúc này AD mới hét lên "Lúc nhỏ, ở nhà (Bình Dương) bị tra tấn bằng món này đến phát ngán, nên bây giờ nhìn thấy ốc nấu chuối là hoảng.. =))"
- Ăn uống no nê, tiếp theo là phải thuê được một chiếc xe máy, nhờ chị chủ khách sạn thuê hộ, xe ware, giá 100.000 đồng/ 1 ngày, tự đổ xăng, chỉ cần giấy CMND, không đặt cọc, nó bắt mình ký giấy nếu mất xe thì phải bồi thường 10 triệu đồng. Chỗ cho thuê xe là Phương Motor 0904 222 445

DSC09564.JPG


- Còn đây là hình hài chiếc xe:

20120227%2520142730%2520Den%2520Ly%2520Thai%2520To%25202694.JPG
 
Last edited:
- Ngày hôm sau, 7 giờ sáng Chủ Nhật, nhiệt độ khoảng 12 - 13 độ, ngoài đường còn vắng tanh, cứ như khoảng 4 -5 giờ sáng tại Bình Dương. Đi dạo Phố Cổ buổi sáng, vô tình đi ngang qua Đền Bạch Mã, lúc vào đèn mình cũng không chú ý lắm, nhưng khi về đến Bình Dương tìm hiểu lại thì mới biết đây là một trong tứ Trấn của kinh thành Thăng Long xưa, một lỗ hổng về kiến thức được bù đắp:

20120219%2520104636%2520Chua%2520Mot%2520Cot%25200350.jpg


- Tham khảo thêm Đền Bạch Mã : http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%81n_B%E1%BA%A1ch_M%C3%A3

- Đi ngang qua phố Hàng Gai gặp Đình Cổ Vũ : nơi đây tôn Bạch Mã Đại Vương, vị thần trấn giữ phía Đông và Linh Lang Đại Vương, vị thần trấn giữ phía Tây kinh thành Thăng Long làm Thành hoàng, thờ Bảo Ninh công chúa, phu nhân của Châu Mục Châu Chân Đăng dưới triều vua Lý Nhân Tông.
- Tham khảo thêm Đình Cổ Vũ : http://36pho.vn/index.php/di-san-van-hoa/3948.html

20120220%2520073002%2520Ha%2520Noi%25200736.JPG
 
- Chùa Trấn Quốc, ngôi chùa náy mấy lần trước ra Hà Nội mình có đi ngang qua nhưng chưa vào:
  • Chùa được xây dựng lần đầu vào thời vua Lý Nam Đế (544 – 548) ở trên bãi sông Hồng, thuộc địa phận làng An Hoa, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ ngày nay). Khi đó ngôi chùa được đặt tên là Khai Quốc.
  • Đến triều Lê Thái Tông thế kỷ 15, chùa được đổi tên là An Quốc.
  • Đến năm 1615, do bờ tả bãi sông Hồng bị lở đến sát nền chùa nên dân và chính quyền đã cho dời toàn bộ chùa về hòn đảo Kim Ngư nằm gần bờ phía Đông của Hồ tây. Năm Canh Thân (1620) con đường dẫn vào đảo cũng đã được hoàn thiện.
  • Chùa có tên là Trấn Quốc vào cuối thế kỷ 17, đời vua Lê Hy Tông.
  • Chùa được trùng tu với quy mô lớn nhất là vào đời vua Lê Thần Tông năm 1639. Quy mô chùa lúc này so với trước lớn hơn nhiều. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1639 về công việc tôn tạo này.
- Tham khảo về Chùa Trấn Quốc : http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Tr%E1%BA%A5n_Qu%E1%BB%91c

20120219%2520135324%2520Chua%2520Tran%2520Quoc%25200418.JPG


20120228%2520095944%2520Chua%2520Tran%2520Quoc%25202743.JPG


20120228%2520100548%2520Chua%2520Tran%2520Quoc%25202747.JPG


20120228%2520102128%2520Chua%2520Tran%2520Quoc%25202765.JPG


- Gần Chùa Trấn Quốc có Đền Quan Thánh, khi đi ngang qua có thấy Đền cũng bình thường nên không vào. Mấy ngày sau khi về Bình Dương, trên VTV1 có chương trình về Đền Quan Thánh, nói về ý nghĩa của đền là trấn thủ phía bắc kinh thành Thăng Long, xem xong mới thấy kiến thức của mình sao hạn hẹp quá, tiếc quá bữa trước không vào, thôi hẹn dịp khác.
 
Last edited:
- Chùa Một Cột :
+ Chùa Một Cột hay Chùa Mật (gọi theo Hán-Việt là Nhất Trụ tháp), còn có tên khác là Diên Hựu tự, hoặc Liên Hoa Đài (đài hoa sen).
+ Chùa Diên Hựu được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào mùa đông tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049.
+ Năm 1954, quân Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho đặt mìn để phá chùa Một Cột.
+ Hiện chùa Một Cột được trùng tu theo kiến trúc cũ.

- Tham khảo chùa Một Cột : http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_M%E1%BB%99t_C%E1%BB%99t

20120219%2520105409%2520Chua%2520Mot%2520Cot%25200357.jpg


20120219%2520104626%2520Chua%2520Mot%2520Cot%25200349.jpg


20120219%2520104002%2520Chua%2520Mot%2520Cot%25200335.JPG
 
- Văn Miếu : được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông, ngoài chức năng thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho, còn mang chức năng của một trường học Hoàng gia mà học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi, đến năm 1072 lên ngôi trở thành vua Lý Nhân Tông.

- Tham khảo Văn Miếu : http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_Mi%E1%BA%BFu-Qu%E1%BB%91c_T%E1%BB%AD_Gi%C3%A1m

20120220%2520173000%2520Van%2520Mieu%25200936.JPG


20120220%2520172044%2520Van%2520Mieu%25200911.JPG


20120220%2520171712%2520Van%2520Mieu%25200897.JPG
 
- Rời Trung tâm Hà Nội, địa điểm tiếp theo là Chùa Hương, nơi đây đã đến vài lần, nhưng lần nào chuẩn bị đến đây tâm trạng thật khó tả, vì ở đây câu "làm ba tháng, ăn cả năm" nên phải chuẩn bị tinh thần "chống chặt chém".
- Nói về "chặt chém" thì nhớ đến Chùa bà Bình Dương, hàng năm vào dịp rằm tháng giêng, dân các tỉnh và TP HCM đổ về cũng đông, ngày đó đối với người tại Thủ Dầu Một là : "làm một ngày, ăn một tháng" (câu này do mình đặt đấy). Nhưng hiện tại, hiện tượng này cũng đã giảm bớt, do dân tình đi Chùa rải rác từ sau tết, không còn tập trung vào ngày rằm như trước, với lại chỉ "có một ngày" nên mức độ chặt chém cũng không "ác liệt" như Chùa Hương.
- Gần đến Chùa Hương, thấy một tốp xe ôm tập trung ngay ngã ba, bất kỳ một xe hơi nào chạy qua thì các bác ấy đều bám theo. Đến bến Đục, các bác ấy đề nghị mua vé thuyền của các bác ấy, nếu không đồng ý mua (hoặc có đồng ý) thì sẽ bị các bác ấy đòi tiền xe mà các bác ấy tự chạy theo mình từ ngoài ngã 3 (khoảng chục cây số). Để tránh việc này, các nhà xe phải gương bảng này cho các bác xe ôm thấy từ ngoài ngã 3, để các bác ấy không chạy theo, với ý nghĩa : xe này đã có "mối" trong bến Đục rồi, còn mình đi xe Honda nên thoát nạn:

20120221%2520091502%2520Chua%2520Huong%25200945.JPG


- Mình mua vé thuyền tại đây, khi mua vé mặc cả rõ tiền vé và tiền bo cho người lái thuyền và được đảm bảo rằng không phải trả thêm bất cứ một thứ tiền gì khác:

NH+Thien+Duyen+Chua+Huong.jpg


20120221%2520091712%2520Chua%2520Huong%25200947.JPG


20120221%2520091702%2520Chua%2520Huong%25200946.JPG
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,357
Bài viết
1,175,354
Members
192,067
Latest member
vietskytourism
Back
Top