Nghe tin đàn sếu đầu đỏ trở về, chúng tôi vội vã trốn cái nắng gay gắt của sự náo nhiệt phố thị, tìm đến Vườn Quốc gia Tràm Chim vào một buổi sớm mai, khi Mặt trời còn ngái ngủ.
Hằng năm, khi mùa khô phương Nam bắt đầu ấm nắng là đàn sếu lại xuất hiện trên bầu trời vùng Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp), Kiên Lương (Kiên Giang). Ngay từ trước Tết Nguyên đán, những đàn sếu đầu tiên đã có khoảng trên 100 con bay về Tràm Chim. Tận mắt được chứng kiến “vũ điệu thần tiên” của loài chim cao 1,7m với đôi cánh rộng và màu đỏ rực trên đầu trong ánh bình minh tuyệt đẹp luôn là cảm hứng bất tận của những người yêu thiên nhiên.
Đón chúng tôi là ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim, cùng thời điểm này có nhiều đoàn nghiên cứu nước ngoài, các đoàn khách tham quan nên anh bận tất bật.
Gia đình anh đã gắn bó ở vùng đất Tam Nông, Đồng Tháp này hơn 100 năm. Anh tâm sự, đã nhiều lần anh tính rời bỏ Tràm Chim bởi đời sống quá cơ cực.
Song, cứ mỗi lần có đoàn công tác, du lịch đến thăm Vườn Quốc gia thì anh lại day dứt với suy nghĩ: “Họ ở nơi khác còn đến giúp quê mình sao mình lại từ bỏ mảnh đất bao đời cha ông đã gắn bó?”. Hơn 22 năm gắn bó, mảnh đất này đã là một phần máu thịt, một phần linh hồn của anh.
<img src="http://i32.photobucket.com/albums/d22/baoloc01/Mua%20seu%20bay%20ve/Tramchim_Quycoctu29.jpg">
Anh Hùng còn là một nhiếp ảnh gia với hàng ngàn bức ảnh quý giá về mảnh đất Tràm Chim này, phần thưởng cho sự đam mê là giải nhất với bức ảnh chụp loài chim quý giang sen trong cuộc thi Ảnh đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu năm 2010.
Việc khám phá hơn 7.000 ha trong vài ngày là điều không tưởng, nên chúng tôi chỉ chọn khu C1 để khám phá,
được cấp hẳn một chiếc tắc ráng để thuận tiện và hành trình bắt đầu. Vào mùa này, ở Tràm Chim có hàng chục loài với hàng vạn chim sinh sống,
Hằng năm, khi mùa khô phương Nam bắt đầu ấm nắng là đàn sếu lại xuất hiện trên bầu trời vùng Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp), Kiên Lương (Kiên Giang). Ngay từ trước Tết Nguyên đán, những đàn sếu đầu tiên đã có khoảng trên 100 con bay về Tràm Chim. Tận mắt được chứng kiến “vũ điệu thần tiên” của loài chim cao 1,7m với đôi cánh rộng và màu đỏ rực trên đầu trong ánh bình minh tuyệt đẹp luôn là cảm hứng bất tận của những người yêu thiên nhiên.
Đón chúng tôi là ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim, cùng thời điểm này có nhiều đoàn nghiên cứu nước ngoài, các đoàn khách tham quan nên anh bận tất bật.
Gia đình anh đã gắn bó ở vùng đất Tam Nông, Đồng Tháp này hơn 100 năm. Anh tâm sự, đã nhiều lần anh tính rời bỏ Tràm Chim bởi đời sống quá cơ cực.
Song, cứ mỗi lần có đoàn công tác, du lịch đến thăm Vườn Quốc gia thì anh lại day dứt với suy nghĩ: “Họ ở nơi khác còn đến giúp quê mình sao mình lại từ bỏ mảnh đất bao đời cha ông đã gắn bó?”. Hơn 22 năm gắn bó, mảnh đất này đã là một phần máu thịt, một phần linh hồn của anh.
<img src="http://i32.photobucket.com/albums/d22/baoloc01/Mua%20seu%20bay%20ve/Tramchim_Quycoctu29.jpg">
Anh Hùng còn là một nhiếp ảnh gia với hàng ngàn bức ảnh quý giá về mảnh đất Tràm Chim này, phần thưởng cho sự đam mê là giải nhất với bức ảnh chụp loài chim quý giang sen trong cuộc thi Ảnh đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu năm 2010.
Việc khám phá hơn 7.000 ha trong vài ngày là điều không tưởng, nên chúng tôi chỉ chọn khu C1 để khám phá,
được cấp hẳn một chiếc tắc ráng để thuận tiện và hành trình bắt đầu. Vào mùa này, ở Tràm Chim có hàng chục loài với hàng vạn chim sinh sống,