Nhật Bản là đất nước xinh đẹp, sạch sẽ với thiên nhiên tuyệt sắc và nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng. Đất nước Nhật Bản đề cao tinh thần Giữ Vững Giá trị Truyền Thống, song song cùng với việc du nhập Tri thức phương Tây, cho nên đến đây bạn sẽ cảm giác lạ lắm, như cổ tích, như truyền thuyết ấy. Nơi đây giữ những thành phố phát triển rực rỡ là những con người rất thân thiện, tốt bụng, nhẹ nhàng, và rất truyền thống. Du khách đến với Nhật Bản có thể để thăm quan, để trải nghiệm, để làm việc hay mua sắm cũng nên lưu ý những đặc điểm sau cho chuyến đi thành công.
Lưu ý trước khi bay & Thủ tục Xuất Cảnh
- Mang theo Hộ chiếu, vé máy bay (hoặc code vé) có mặt ở sân bay để làm Thủ tục check-in ít nhất 2 giờ trước khi bay.
- Tuyệt đối không mang hoa quả tươi vào Nhật. Khi làm thủ tục Hải Quan nếu phát hiện ra nhân viên HQ tại sân bay sẽ tịch thu toàn bộ và phạt tiền rất nặng.
- Thủ tục và các quy định hàng không tới Nhật Bản, cơ bản không khác gì so với các nước khác. Chẳng hạn nếu bay Vietnam Airlines, thì hành lý giới hạn là 40kg ký gửi và 7kg xách tay. Cố gắng không để quá trọng lượng quy đinh, vì giá quá cân là khá cao, tùy hãng hàng không, nhưng thường từ us$10-20.
- Không để các loại dung dịch chất lỏng quá 70 ml như kem chống nắng, kem dưỡng da, sữa tắm, dầu gội… và các dụng cụ kim loại có thể gây sát thương cao như dao, kéo, vật dễ cháy nổ như bật lửa, bao diêm… trong hành lý xách tay.
Thủ tục Nhập Cảnh và Những lưu ý khi đến Sân bay
- Khi làm thủ tục tại cửa khẩu sân bay để nhập cảnh vào Nhật Bản, Quý khách sẽ được nhân viên XNC lấy dấu vân tay lưu vào trong máy. Cách lấy: đưa ngón trỏ trái hoặc trỏ phải lên máy, giữ cho tới lúc nào nhân viên XNC tại cửa khẩu ra hiệu được Quý khách mới được bỏ tay ra (thời gian khoảng 5 tới 7 giây).
- Nên chỉnh ngay điện thoại và đồng hồ để tránh nhầm giờ. Thời gian của Nhật là múi giờ GMT+9, nhanh hơn 2 tiếng so với giờ Việt Nam.
Thời tiết và trang phục
- Hãy tham khảo về Du lịch Nhật Bản mùa nào trong năm? để biết vềt thời tiết và lưu ý các tháng trong năm ở Nhật Bản đẻ quyết định nên Mang theo quần áo và tư trang cho hợp lý.
Ăn uống
- Các bữa ăn chính thường nhạt và không cay so với các món ăn của Việt Nam, Quý khách có thể mang theo ít mỳ gói ăn liền để ăn thêm, hoặc ít ruốc, chà bông phòng trường hợp ko quen món ăn Nhật. Tuyệt đối không được mang hoa quả và thức ăn tươi sống khi nhập cảnh vào Nhật bản.
- Có thể mang theo một ít thuốc đau bụng & cảm cúm thông thường vì ở Nhật muốn mua thuốc phải có đơn của bác sỹ, và giá tuơng đối cao.
Tiền tệ
- Nên đổi tiền Yen ở Việt Nam trước thì tốt hơn (vì tỉ giá tốt hơn ở Nhật). Nếu du lịch ở Nhật, không nên đổi tiền Việt sang tiền UD dollar, rồi sau đó lại phải đổi từ USD sang tiền Yen Nhật, thì sẽ bị mất lệ phí chuyển đổi 2 lần. Tham khảo Tiền tệ ở Nhật Bản để có kế hoạch chi tiêu cho bạn bằng tiền mặt hay thẻ tín dụng.
- Việc đổi tiền ở Nhật không dễ dàng Muốn đổi tiền phải đến các ngân hàng hoặc các sở giao dịch hợp pháp. Các ngân hàng mở cửa từ 9h sáng đến 3 h chiều. Thứ 7, chủ nhật và ngày lễ chính ngân hàng nghĩ. Bạn cũng có thể đổi tiền tại các cửa hàng ăn lớn, nhưng giá sẽ đặt hơn các điểm giao dịch.
Điện thoại di động
- Điện thoại di động gần như là thức không thể tách rời trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, sang Nhật bạn đừng nghĩ chuyện sẽ mua SIM trả trước ở Sân bay như ở Việt Nam hay một số nước. Ở Nhật Bản hầu hết dùng SIM trả sau, phải đăng ký với nhà mạng. Cũng không nên sử dụng dịch vụ chuyển vùng (ROAMING), vì chi phí rất cao (đây là lời khuyên thôi, dĩ nhiên với các du khách không quan tâm đến vấn đề chi phí thì thoải mái dùng). Cách tốt nhất là kết nối Wifi và dùng các dịch vụ gọi qua Internet như Viber, Zalo, Whatapps (bạn có thể lên web lựa chọn dịch vụ và đặt hàng wifi của wifipocket – một sản phẩm hợp tác Digitel và Fonist Telecom Nhật bản). Nếu quý khách có nhu cầu liên lạc nhiều hơn, có thể nhờ công ty du lịch thuê giúp một cái điện thoại ở bên đó.
Mua sắm và lưu ý về hàng điện tử
- Những loại hàng điện tử, máy tính, máy ảnh kỹ thuật số, nếu mua tại Nhật thì có thể rẻ hơn với Việt Nam hoặc nước khác, ngoài ra chất lượng cũng tốt và bảo đảm hơn. Quý khách có thể yên tâm, tiền nào của đó và không sợ đồ giả mạo. Tuy nhiên cũng lưu ý là huớng dẫn sử dụng có thể không có tiếng Viêt, thậm chí là tiếng Anh; và cũng lưu ý là chuẩn điện thế ở Nhật là 110V, ổ cắm dẹt nên 1 số hàng điện tử có thể ko dùng đuợc ở Việt Nam.
- Hàng Made-in-Japan vẫn là lựa chọn tốt nhất khi mua làm quà tặng. Quý khách cũng lưu ý là ở Nhật Bản cũng rất nhiều hàng Made-in-China, tuy nhiên là chất lượng được kiểm soát bởi các hãng nên hoàn toàn yên tâm.
Một số mặt hàng nếu quý khách đã lên kế hoạch mua từ ở nhà như Sữa, thực phẩm chức năng, quý khách có thể đặt trước với Công ty du lịch nhờ họ mua và chuyển đến khách sạn cuối cùng cho quý khách, đảm bảo giá cả tốt hơn, và cũng đỡ thời gian shopping cho quý khách. Quý khách yên tâm là giá mua tốt hơn, quý khách có thể kiểm tra so sánh giá cả ở các siêu thị.
Khách sạn và lưu trú
- Khách sạn và lưu trú ở Nhật khá đa dạng, có cả loại truyền thống Nhật và kiểu Châu Âu. Nhìn chung bố trí khách sạn ở Nhật thường nhỏ gọn hơn, nên đôi lúc quý khách cảm thấy nó nhỏ hơn so với các khách sạn tương đương ở Châu Âu.
- Trong khách sạn tại Nhật cơ bản có đầy đủ bàn chải và kem đánh răng, khăn tắm, khăn mặt, dép slipper đi trong phòng, nên từ Việt Nam không cần phải mang theo.
- Trong khách sạn có từ 7-9 kênh truyền hình TV xem miễn phí, nhưng cũng có những kênh phải trả tiền, mua card nơi máy bán tự động đặt ở gần thang máy mỗi tầng lầu, rồi cho card vào máy TV mới xem được.
Nếu quý khách sử dụng các đồ uống có trong tủ lạnh (mini bar) hoặc gọi điện thoại từ khách sạn, sẽ phải thanh toán chi phí phát sinh khi làm thủ tục trả phòng.
An ninh và An toàn
- Ở Nhật Bản anh ninh rất tốt, hiếm khi có chuyện trộm cắp, nếu thất lạc đồ thì cũng có thể hy vọng tìm lại được. Người Nhật rất hiền hòa, sẵn lòng giúp đỡ mọi người đến nơi đến chốn, tuy nhiên quý khách cũng lưu ý Tiếng Anh ở Nhật không thực sự phổ biến, ngoài ra thì người dân địa phương cũng không nắm rõ về địa chỉ. Lời khuyên tốt nhất: Khách hàng nên bỏ túi địa chỉ khách sạn (bằng tiếng Nhật), khi lỡ bị thất lạc, không có phương án nào khác hãy tới gặp cảnh sát.
Văn hóa “boa” Tips
- Người Nhật cực kỳ tôn trọng công việc họ làm (xin lỗi quý vị phải mở ngoặc, là kể cả những cô gái làm trong ngành giải trí về đêm), và gần như tuyệt đối không chấp nhận văn hóa tips, cho nên bạn không nên thể hiện sự hào phóng trong các nhà hàng, khách sạn, …vì có thể sẽ làm tổn thương đến nhân viên của họ.
Không mặc cả khi mua bán
- Các cửa hàng ở Nhật Bản đều có niêm yết giá cả rõ ràng, KHÔNG BAO GIỜ có chuyện mặc cả, giảm giá. Tuy nhiên ở những vùng quê nhỏ, khi bạn mua những món hàng như trái cây, rau củ, bánh kẹo…người bán đều vui vẻ tặng thêm một chút cho bạn.
Giao thông
- Bạn có thể tham khảo phương tiện đi lại ở Nhật Bản để lựa chọn cho mình phương án khi cần di chuyển (không theo tour). Phổ biến nhất là tàu điện ngầm. Giá taxi ở Nhật tương đối đắt đỏ.
- Giao thông Nhật là tay lái nghịch. Quý khách phải chú ý tuân theo các quy định về giao thông trong suốt quá trình tham quan. Khi qua đường phải đi đúng làn đường cho người đi bộ, đi theo tín hiệu đèn giao thông.
Những lưu ý khác về văn hóa
+ Không mang giầy vào nhà: Trước khi bước qua cửa ở bất kỳ ngôi nhà nào tại Nhật Bản, ngay cả ở nhà hàng và bạn bắt buộc phải cởi giày để vào tủ, bên cạnh sẽ có dép đi trong nhà dành riêng cho khách.
+ Một số lưu ý văn hóa giao tiếp hàng ngày ở Nhật: không nói lớn, không vứt rác bừa bãi, xếp hàng, luôn sẵn sàng nói lời xin lỗi, cấm kỵ đụng thân thể, trao thiệp bằng hai tay, cúi người khi chào hỏi.
+ Ngoài ra thì cũng có một số khách biệt mà bạn nên lưu ý thêm như: văn hóa mang ô của người Nhật, ý nghĩa của việc giơ ngón tay trỏ, …
Nguồn: gotojapan.vn
Lưu ý trước khi bay & Thủ tục Xuất Cảnh
- Mang theo Hộ chiếu, vé máy bay (hoặc code vé) có mặt ở sân bay để làm Thủ tục check-in ít nhất 2 giờ trước khi bay.
- Tuyệt đối không mang hoa quả tươi vào Nhật. Khi làm thủ tục Hải Quan nếu phát hiện ra nhân viên HQ tại sân bay sẽ tịch thu toàn bộ và phạt tiền rất nặng.
- Thủ tục và các quy định hàng không tới Nhật Bản, cơ bản không khác gì so với các nước khác. Chẳng hạn nếu bay Vietnam Airlines, thì hành lý giới hạn là 40kg ký gửi và 7kg xách tay. Cố gắng không để quá trọng lượng quy đinh, vì giá quá cân là khá cao, tùy hãng hàng không, nhưng thường từ us$10-20.
- Không để các loại dung dịch chất lỏng quá 70 ml như kem chống nắng, kem dưỡng da, sữa tắm, dầu gội… và các dụng cụ kim loại có thể gây sát thương cao như dao, kéo, vật dễ cháy nổ như bật lửa, bao diêm… trong hành lý xách tay.
Thủ tục Nhập Cảnh và Những lưu ý khi đến Sân bay
- Khi làm thủ tục tại cửa khẩu sân bay để nhập cảnh vào Nhật Bản, Quý khách sẽ được nhân viên XNC lấy dấu vân tay lưu vào trong máy. Cách lấy: đưa ngón trỏ trái hoặc trỏ phải lên máy, giữ cho tới lúc nào nhân viên XNC tại cửa khẩu ra hiệu được Quý khách mới được bỏ tay ra (thời gian khoảng 5 tới 7 giây).
- Nên chỉnh ngay điện thoại và đồng hồ để tránh nhầm giờ. Thời gian của Nhật là múi giờ GMT+9, nhanh hơn 2 tiếng so với giờ Việt Nam.
Thời tiết và trang phục
- Hãy tham khảo về Du lịch Nhật Bản mùa nào trong năm? để biết vềt thời tiết và lưu ý các tháng trong năm ở Nhật Bản đẻ quyết định nên Mang theo quần áo và tư trang cho hợp lý.
Ăn uống
- Các bữa ăn chính thường nhạt và không cay so với các món ăn của Việt Nam, Quý khách có thể mang theo ít mỳ gói ăn liền để ăn thêm, hoặc ít ruốc, chà bông phòng trường hợp ko quen món ăn Nhật. Tuyệt đối không được mang hoa quả và thức ăn tươi sống khi nhập cảnh vào Nhật bản.
- Có thể mang theo một ít thuốc đau bụng & cảm cúm thông thường vì ở Nhật muốn mua thuốc phải có đơn của bác sỹ, và giá tuơng đối cao.
Tiền tệ
- Nên đổi tiền Yen ở Việt Nam trước thì tốt hơn (vì tỉ giá tốt hơn ở Nhật). Nếu du lịch ở Nhật, không nên đổi tiền Việt sang tiền UD dollar, rồi sau đó lại phải đổi từ USD sang tiền Yen Nhật, thì sẽ bị mất lệ phí chuyển đổi 2 lần. Tham khảo Tiền tệ ở Nhật Bản để có kế hoạch chi tiêu cho bạn bằng tiền mặt hay thẻ tín dụng.
- Việc đổi tiền ở Nhật không dễ dàng Muốn đổi tiền phải đến các ngân hàng hoặc các sở giao dịch hợp pháp. Các ngân hàng mở cửa từ 9h sáng đến 3 h chiều. Thứ 7, chủ nhật và ngày lễ chính ngân hàng nghĩ. Bạn cũng có thể đổi tiền tại các cửa hàng ăn lớn, nhưng giá sẽ đặt hơn các điểm giao dịch.
Điện thoại di động
- Điện thoại di động gần như là thức không thể tách rời trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, sang Nhật bạn đừng nghĩ chuyện sẽ mua SIM trả trước ở Sân bay như ở Việt Nam hay một số nước. Ở Nhật Bản hầu hết dùng SIM trả sau, phải đăng ký với nhà mạng. Cũng không nên sử dụng dịch vụ chuyển vùng (ROAMING), vì chi phí rất cao (đây là lời khuyên thôi, dĩ nhiên với các du khách không quan tâm đến vấn đề chi phí thì thoải mái dùng). Cách tốt nhất là kết nối Wifi và dùng các dịch vụ gọi qua Internet như Viber, Zalo, Whatapps (bạn có thể lên web lựa chọn dịch vụ và đặt hàng wifi của wifipocket – một sản phẩm hợp tác Digitel và Fonist Telecom Nhật bản). Nếu quý khách có nhu cầu liên lạc nhiều hơn, có thể nhờ công ty du lịch thuê giúp một cái điện thoại ở bên đó.
Mua sắm và lưu ý về hàng điện tử
- Những loại hàng điện tử, máy tính, máy ảnh kỹ thuật số, nếu mua tại Nhật thì có thể rẻ hơn với Việt Nam hoặc nước khác, ngoài ra chất lượng cũng tốt và bảo đảm hơn. Quý khách có thể yên tâm, tiền nào của đó và không sợ đồ giả mạo. Tuy nhiên cũng lưu ý là huớng dẫn sử dụng có thể không có tiếng Viêt, thậm chí là tiếng Anh; và cũng lưu ý là chuẩn điện thế ở Nhật là 110V, ổ cắm dẹt nên 1 số hàng điện tử có thể ko dùng đuợc ở Việt Nam.
- Hàng Made-in-Japan vẫn là lựa chọn tốt nhất khi mua làm quà tặng. Quý khách cũng lưu ý là ở Nhật Bản cũng rất nhiều hàng Made-in-China, tuy nhiên là chất lượng được kiểm soát bởi các hãng nên hoàn toàn yên tâm.
Một số mặt hàng nếu quý khách đã lên kế hoạch mua từ ở nhà như Sữa, thực phẩm chức năng, quý khách có thể đặt trước với Công ty du lịch nhờ họ mua và chuyển đến khách sạn cuối cùng cho quý khách, đảm bảo giá cả tốt hơn, và cũng đỡ thời gian shopping cho quý khách. Quý khách yên tâm là giá mua tốt hơn, quý khách có thể kiểm tra so sánh giá cả ở các siêu thị.
Khách sạn và lưu trú
- Khách sạn và lưu trú ở Nhật khá đa dạng, có cả loại truyền thống Nhật và kiểu Châu Âu. Nhìn chung bố trí khách sạn ở Nhật thường nhỏ gọn hơn, nên đôi lúc quý khách cảm thấy nó nhỏ hơn so với các khách sạn tương đương ở Châu Âu.
- Trong khách sạn tại Nhật cơ bản có đầy đủ bàn chải và kem đánh răng, khăn tắm, khăn mặt, dép slipper đi trong phòng, nên từ Việt Nam không cần phải mang theo.
- Trong khách sạn có từ 7-9 kênh truyền hình TV xem miễn phí, nhưng cũng có những kênh phải trả tiền, mua card nơi máy bán tự động đặt ở gần thang máy mỗi tầng lầu, rồi cho card vào máy TV mới xem được.
Nếu quý khách sử dụng các đồ uống có trong tủ lạnh (mini bar) hoặc gọi điện thoại từ khách sạn, sẽ phải thanh toán chi phí phát sinh khi làm thủ tục trả phòng.
An ninh và An toàn
- Ở Nhật Bản anh ninh rất tốt, hiếm khi có chuyện trộm cắp, nếu thất lạc đồ thì cũng có thể hy vọng tìm lại được. Người Nhật rất hiền hòa, sẵn lòng giúp đỡ mọi người đến nơi đến chốn, tuy nhiên quý khách cũng lưu ý Tiếng Anh ở Nhật không thực sự phổ biến, ngoài ra thì người dân địa phương cũng không nắm rõ về địa chỉ. Lời khuyên tốt nhất: Khách hàng nên bỏ túi địa chỉ khách sạn (bằng tiếng Nhật), khi lỡ bị thất lạc, không có phương án nào khác hãy tới gặp cảnh sát.
Văn hóa “boa” Tips
- Người Nhật cực kỳ tôn trọng công việc họ làm (xin lỗi quý vị phải mở ngoặc, là kể cả những cô gái làm trong ngành giải trí về đêm), và gần như tuyệt đối không chấp nhận văn hóa tips, cho nên bạn không nên thể hiện sự hào phóng trong các nhà hàng, khách sạn, …vì có thể sẽ làm tổn thương đến nhân viên của họ.
Không mặc cả khi mua bán
- Các cửa hàng ở Nhật Bản đều có niêm yết giá cả rõ ràng, KHÔNG BAO GIỜ có chuyện mặc cả, giảm giá. Tuy nhiên ở những vùng quê nhỏ, khi bạn mua những món hàng như trái cây, rau củ, bánh kẹo…người bán đều vui vẻ tặng thêm một chút cho bạn.
Giao thông
- Bạn có thể tham khảo phương tiện đi lại ở Nhật Bản để lựa chọn cho mình phương án khi cần di chuyển (không theo tour). Phổ biến nhất là tàu điện ngầm. Giá taxi ở Nhật tương đối đắt đỏ.
- Giao thông Nhật là tay lái nghịch. Quý khách phải chú ý tuân theo các quy định về giao thông trong suốt quá trình tham quan. Khi qua đường phải đi đúng làn đường cho người đi bộ, đi theo tín hiệu đèn giao thông.
Những lưu ý khác về văn hóa
+ Không mang giầy vào nhà: Trước khi bước qua cửa ở bất kỳ ngôi nhà nào tại Nhật Bản, ngay cả ở nhà hàng và bạn bắt buộc phải cởi giày để vào tủ, bên cạnh sẽ có dép đi trong nhà dành riêng cho khách.
+ Một số lưu ý văn hóa giao tiếp hàng ngày ở Nhật: không nói lớn, không vứt rác bừa bãi, xếp hàng, luôn sẵn sàng nói lời xin lỗi, cấm kỵ đụng thân thể, trao thiệp bằng hai tay, cúi người khi chào hỏi.
+ Ngoài ra thì cũng có một số khách biệt mà bạn nên lưu ý thêm như: văn hóa mang ô của người Nhật, ý nghĩa của việc giơ ngón tay trỏ, …
Nguồn: gotojapan.vn