Đầu tiên xin giới thiệu một chút về tiểu vương quốc Ả rập thống nhất – UAE là một thể chế dạng liên bang bao gồm 7 tiểu vương, trong đó có 2 tiểu vương lớn nhất mà nhiều người biết đến là thủ đô Abu Dhabi và thành phố kinh tế Dubai. Mọi quốc sách và quyết định của quốc gia đều là sự thống nhất và bàn bạc của 7 quốc vương trong đó quốc vương của Abu Dhabi luôn là Tổng thống và quốc vương của Dubai là Thủ tướng. UAE nằm trong bán đảo Ả rập và nằm trên bờ biển Vịnh Ba Tư với chỉ 2 quốc gia láng giếng là Ả rập Xê út và Ô man. Từng là thuộc địa của Anh, các tiểu vương dành được độc lập từ năm 1971.
UAE từng là một trong các nước có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới, tuy nhiên các năm gần đây UAE đã chọn cho mình một con đường đi rất đúng đắn là không chỉ phụ thuộc nguồn thu từ dầu mỏ và khí đốt mà họ đã tập trung xây dựng đất nước, phát triển hạ tầng, phủ xanh thành phố mà từ trước đến nay chỉ là sa mạc và sa mạc, xây dựng hệ thống khách sạng cao cấp và dịch vụ hàng không nhằm biến UAE thành một điểm đến của du lịch và mua sắm của thế giới. Chính vì sự đúng đắn này mà hiện nay UAE đã là một quốc gia giàu có với GDP lên tới hơn 220 tỷ USD với bình quân đầu người là xấp xỉ 50.000 USD/năm.
Cơ duyên của tôi với Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất - UAE bắt đầu từ khi nghe thông tin Etihad Airways mở đường bay trực tiếp từ Tp.HCM đi Abu dhabi (thủ đô của UAE) bắt đầu từ tháng 10. Với kinh nghiệm săn vé cũng như đi khá nhiều hãng hàng không, tôi đoán Etihad sẽ đưa ra một giá vé rất shock để marketing cho đường bay mới này. Quả thật không sai, giá vé 2 chiều HCM-Abu Dhabi tại thời điểm đó chỉ có 400$, quá shock!!! Rẻ ngang với rất nhiều tuyến bay đi các nước Đông Nam Á. Sau khi tìm hiểu 1 số người quen đang làm việc bên UAE tôi mới biết thời điểm cuối năm là thời điểm thời tiết đẹp nhất ở các nước Trung Đông, đặc biệt là UAE vì đây là mùa đông ở quốc gia mà nổi tiếng về cái nóng khủng khiếp vào mùa hè. Ngoài ra theo thông lệ, Dubai thường tổ chức một đại tiệc pháo hoa vào đêm giao thường như là một sự kiện đón chào năm mới cũng nhự thể hiện sự hùng mạnh và giàu có của quốc gia này. Chính vì điều đó tôi đã quyết định đặt vé vào thời điểm cuối năm, tuy rằng lúc thực hiện đặt vé thì giá vé đã lên tới 550$ nhưng tôi vẫn không chần chừ vì tôi biết giá vé 2 chiều đi UAE thường không dưới 900$.
Ảnh: Bữa ăn trên chuyến bay đến và về.
Thủ tục xin visa của UAE cũng rất thuận tiện, mọi khách du lịch đều có thể apply online với các yêu cầu rất thông thoáng và dễ dàng. Khi visa được cấp thì họ sẽ gửi cho khách qua email và mọi người chỉ việc in ra và mang kèm theo hộ chiếu chứ không cần gửi hộ chiếu cho ĐSQ để chờ và dán visa lên.
Tôi rời Hà Nội từ chiều ngày 30/12 và ngay tối hôm đó đã lên chuyến bay của Etihad Airways từ Tp.HCM đi Abu Dhabi kéo dài 8h. Chuyến bay đáp xuống sân bay quốc tế Abu Dhabi rất đúng giờ và mọi thủ tục nhập cảnh diễn ra rất nhanh gọn, đặc biệt cán bộ nhập cảnh rất thân thiện luôn với nụ cười trên môi (điều này làm tôi hơi chạnh lòng khi nhớ mỗi khi tôi từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam).
Ảnh:
Đêm ở Abu Dhabi không lạnh như tôi nghĩ về các nước vùng sa mạc về đêm, nhiệt độ chỉ vào khoảng 14oC. Quãng đường từ sân bay về khách sạn khá gần, chúng tôi chỉ mất gần 10 phút để đi quãng đường hơn 20km với hệ thống đường xá quá tuyệt vời. Đường cao tốc ở đây luôn tối thiểu 5 làn xe một chiều, mặt đường rất tốt và di chuyển với tốc độ lên tới hơn 120km/h mà cảm thấy vẫn rất thoải mái. Một điều choáng ngợp hơn là hai bên đường rất nhiều cây xanh, hoa được trồng dọc đường đi với đủ các màu sắc, đây là một điều rất bất ngờ khi biết rằng UAE là một quốc gia nằm hoàn toàn trên sa mạc, với hệ thực vật chủ yếu là cây trà là, cây bụi và gai.
Sau khi nói chuyện mới biết UAE đầu tư một hệ thống lọc nước ngọt từ nước biển rất đắt tiền và nguồn nước ngọt này nhiều tới mức không chỉ cung cấp lượng nước cho sinh hoạt mà còn dùng để tưới tiêu cho hệ thống cây xanh khổng lồ này. Quốc gia này nhập khẩu đất và trộn với phân bón để đổ lên trên lớp cát sa mạc hoang hóa, nhập khẩu toàn bộ cây xanh rồi xây dựng một hệ thống tưới tiêu tự động để giữ cho hệ thực vật này luôn xanh tốt. Ngoài ra với môi trường sa mạc cổ xưa, UAE không hề có chim muông sinh sống, nhưng họ đã nhập khẩu nhiều giống chim ở Indonesia về, nuôi và để thích nghi với môi trường mới sau đó thả ra môi trường. Và hiện nay việc mỗi sáng thức dậy nghe tiếng chim hót líu lo là điều không còn lạ ở đây. Đúng là với UAE nói chung hay Dubai nói riêng, KHÔNG CÓ GÌ LÀ KHÔNG THỂ.
Ảnh: Đường xá ở UAE rất đẹp, rộng rãi và sạch sẽ.
Tiểu vương quốc Dubai, rộng 4.114km2, dân số hơn 2 triệu người. Nền kinh tế của Dubai được xây dựng từ nền tảng công nghiệp dầu mỏ nhưng hiện này nguồn thu từ dầu mỏ chỉ chiếm dưới 7% GDP, ít hơn cả Việt Nam trong đó nguồn thu chính cho quốc gia chính lại là ngành du lịch, khách sạn nghỉ dưỡng, bất động sản, dịch vụ tài chính và dịch vu hàng không với hai hãng hàng không lớn là Emirates và Eithad (ai yêu thích giải Ngoại hạng Anh chắc không hề xa lạ với 2 cái tên này).
Ảnh: Khung cảnh thành phố nhìn từ ban công nhà.
Dubai thủa xưa là vùng hoang mạc khô cằn ven biển, không sông hồ, khí hậu khắc nghiệt chỉ có nắng gió và bão cát. Nhưng bằng các chính sách quyết đoán, táo bạo và sự thống nhất và lãnh đạo kiệt suất của 7 quốc vương; Dubai đang và sẽ là một hình mẫu của nhân loại khi biến rất nhiều điều không thể thành hiện thực. Nhìn những gì đang diễn ra ở Dubai, những tòa nhà chọc trời, những dịch vụ giải trí cao cấp bậc nhất, hệ thống cây xanh, những bãi biển trải dài với hệ thống đảo nhân tạo, không ai nghĩ nơi đây thủa xưa chỉ là những hoang mạc cát bỏng cháy.
Dubai nổi tiếng với những tòa nhà chọc trời, những khách sạn cao cấp mà không đâu trên thế giới đạt đẳng cấp như vậy. Khách sạn Burj Al Arab, hay được biết đến với tên gọi Khách sạn Cánh Buồm, đây là khách sạn 7 sao duy nhất trên thế giới được xây nổi trên biển với tổng chi phí lên tới 650 triệu USD, cách bờ 280m, cao 321m, như một con tàu với cánh buồm khổng lồ đang căng gió hướng ra khơi. Giá phòng ở đây từ 1.000 - 30.000 usd/đêm. Khách ở đây đưa đón bằng trực thăng hoặc Rolls Royce Limousine và theo ước tính với mỗi 1 khách thì có trung bình 8 nhân viên phục vụ.
Ảnh 2: Khách sạn Cánh Buồm – Burj Al Arab
Ảnh: Khách sạn Burj Al Arab nhìn từ trên cao (ảnh sưu tầm)
Buổi tối ở Burj Al Arab càng rực rỡ nhờ hệ thống chiếu sáng hiện đại đổi màu liên tục, nội bật bên bờ biển bên cạnh hệ thống Đảo cọ nhân tạo Palm Jumeirah. Vào đêm giao thừa, Khách sạn Burj Al Arab cũng là một trong các điểm bắn pháo hoa của thành phố Dubai cùng với Tháp Khalifa, Tổ hợp Đảo cọ nhân tạo Palm Jumeirah và Đảo bản đồ thế giới – World Islands.
Ảnh: Hệ thống Đảo nhân tạo hình cây cọ - Palm Jumeirah (ảnh sưu tầm)
Tháp Burj Khalifa (tên của Tống thống UAE) hiện cao nhất thế giới với 164 tầng với chiều cao lên đến 830m, được mệnh danh là “thành phố thẳng đứng”, bao gồm tổ hợp từ khách sạn, căn hộ đến trung tâm mua sắm và bãi đỗ xe. Nhìn tháp Khalifa giống như một cây thép kim loại sáng bóng, thẳng đứng từ mặt đất như muốn chọc thủng bầu trời. Thời điểm giao thừa bước sang năm 2014, tháp Khalifa là địa điểm đầu tiên bắn pháo hoa trong một sê-ri trình diễn pháo hoa được khi vào Kỉ lực Guinness là màn trình diễn pháo hoa lớn nhất thế giới từ trước tới nay với hơn nửa triệu quả pháo hoa được bắn.
Ảnh: Pháo hoa được ghi vào kỷ lực Guiness của Dubai.
[Còn tiếp]
UAE từng là một trong các nước có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới, tuy nhiên các năm gần đây UAE đã chọn cho mình một con đường đi rất đúng đắn là không chỉ phụ thuộc nguồn thu từ dầu mỏ và khí đốt mà họ đã tập trung xây dựng đất nước, phát triển hạ tầng, phủ xanh thành phố mà từ trước đến nay chỉ là sa mạc và sa mạc, xây dựng hệ thống khách sạng cao cấp và dịch vụ hàng không nhằm biến UAE thành một điểm đến của du lịch và mua sắm của thế giới. Chính vì sự đúng đắn này mà hiện nay UAE đã là một quốc gia giàu có với GDP lên tới hơn 220 tỷ USD với bình quân đầu người là xấp xỉ 50.000 USD/năm.
Cơ duyên của tôi với Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất - UAE bắt đầu từ khi nghe thông tin Etihad Airways mở đường bay trực tiếp từ Tp.HCM đi Abu dhabi (thủ đô của UAE) bắt đầu từ tháng 10. Với kinh nghiệm săn vé cũng như đi khá nhiều hãng hàng không, tôi đoán Etihad sẽ đưa ra một giá vé rất shock để marketing cho đường bay mới này. Quả thật không sai, giá vé 2 chiều HCM-Abu Dhabi tại thời điểm đó chỉ có 400$, quá shock!!! Rẻ ngang với rất nhiều tuyến bay đi các nước Đông Nam Á. Sau khi tìm hiểu 1 số người quen đang làm việc bên UAE tôi mới biết thời điểm cuối năm là thời điểm thời tiết đẹp nhất ở các nước Trung Đông, đặc biệt là UAE vì đây là mùa đông ở quốc gia mà nổi tiếng về cái nóng khủng khiếp vào mùa hè. Ngoài ra theo thông lệ, Dubai thường tổ chức một đại tiệc pháo hoa vào đêm giao thường như là một sự kiện đón chào năm mới cũng nhự thể hiện sự hùng mạnh và giàu có của quốc gia này. Chính vì điều đó tôi đã quyết định đặt vé vào thời điểm cuối năm, tuy rằng lúc thực hiện đặt vé thì giá vé đã lên tới 550$ nhưng tôi vẫn không chần chừ vì tôi biết giá vé 2 chiều đi UAE thường không dưới 900$.
Ảnh: Bữa ăn trên chuyến bay đến và về.
Thủ tục xin visa của UAE cũng rất thuận tiện, mọi khách du lịch đều có thể apply online với các yêu cầu rất thông thoáng và dễ dàng. Khi visa được cấp thì họ sẽ gửi cho khách qua email và mọi người chỉ việc in ra và mang kèm theo hộ chiếu chứ không cần gửi hộ chiếu cho ĐSQ để chờ và dán visa lên.
Tôi rời Hà Nội từ chiều ngày 30/12 và ngay tối hôm đó đã lên chuyến bay của Etihad Airways từ Tp.HCM đi Abu Dhabi kéo dài 8h. Chuyến bay đáp xuống sân bay quốc tế Abu Dhabi rất đúng giờ và mọi thủ tục nhập cảnh diễn ra rất nhanh gọn, đặc biệt cán bộ nhập cảnh rất thân thiện luôn với nụ cười trên môi (điều này làm tôi hơi chạnh lòng khi nhớ mỗi khi tôi từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam).
Ảnh:
Đêm ở Abu Dhabi không lạnh như tôi nghĩ về các nước vùng sa mạc về đêm, nhiệt độ chỉ vào khoảng 14oC. Quãng đường từ sân bay về khách sạn khá gần, chúng tôi chỉ mất gần 10 phút để đi quãng đường hơn 20km với hệ thống đường xá quá tuyệt vời. Đường cao tốc ở đây luôn tối thiểu 5 làn xe một chiều, mặt đường rất tốt và di chuyển với tốc độ lên tới hơn 120km/h mà cảm thấy vẫn rất thoải mái. Một điều choáng ngợp hơn là hai bên đường rất nhiều cây xanh, hoa được trồng dọc đường đi với đủ các màu sắc, đây là một điều rất bất ngờ khi biết rằng UAE là một quốc gia nằm hoàn toàn trên sa mạc, với hệ thực vật chủ yếu là cây trà là, cây bụi và gai.
Sau khi nói chuyện mới biết UAE đầu tư một hệ thống lọc nước ngọt từ nước biển rất đắt tiền và nguồn nước ngọt này nhiều tới mức không chỉ cung cấp lượng nước cho sinh hoạt mà còn dùng để tưới tiêu cho hệ thống cây xanh khổng lồ này. Quốc gia này nhập khẩu đất và trộn với phân bón để đổ lên trên lớp cát sa mạc hoang hóa, nhập khẩu toàn bộ cây xanh rồi xây dựng một hệ thống tưới tiêu tự động để giữ cho hệ thực vật này luôn xanh tốt. Ngoài ra với môi trường sa mạc cổ xưa, UAE không hề có chim muông sinh sống, nhưng họ đã nhập khẩu nhiều giống chim ở Indonesia về, nuôi và để thích nghi với môi trường mới sau đó thả ra môi trường. Và hiện nay việc mỗi sáng thức dậy nghe tiếng chim hót líu lo là điều không còn lạ ở đây. Đúng là với UAE nói chung hay Dubai nói riêng, KHÔNG CÓ GÌ LÀ KHÔNG THỂ.
Ảnh: Đường xá ở UAE rất đẹp, rộng rãi và sạch sẽ.
Tiểu vương quốc Dubai, rộng 4.114km2, dân số hơn 2 triệu người. Nền kinh tế của Dubai được xây dựng từ nền tảng công nghiệp dầu mỏ nhưng hiện này nguồn thu từ dầu mỏ chỉ chiếm dưới 7% GDP, ít hơn cả Việt Nam trong đó nguồn thu chính cho quốc gia chính lại là ngành du lịch, khách sạn nghỉ dưỡng, bất động sản, dịch vụ tài chính và dịch vu hàng không với hai hãng hàng không lớn là Emirates và Eithad (ai yêu thích giải Ngoại hạng Anh chắc không hề xa lạ với 2 cái tên này).
Ảnh: Khung cảnh thành phố nhìn từ ban công nhà.
Dubai thủa xưa là vùng hoang mạc khô cằn ven biển, không sông hồ, khí hậu khắc nghiệt chỉ có nắng gió và bão cát. Nhưng bằng các chính sách quyết đoán, táo bạo và sự thống nhất và lãnh đạo kiệt suất của 7 quốc vương; Dubai đang và sẽ là một hình mẫu của nhân loại khi biến rất nhiều điều không thể thành hiện thực. Nhìn những gì đang diễn ra ở Dubai, những tòa nhà chọc trời, những dịch vụ giải trí cao cấp bậc nhất, hệ thống cây xanh, những bãi biển trải dài với hệ thống đảo nhân tạo, không ai nghĩ nơi đây thủa xưa chỉ là những hoang mạc cát bỏng cháy.
Dubai nổi tiếng với những tòa nhà chọc trời, những khách sạn cao cấp mà không đâu trên thế giới đạt đẳng cấp như vậy. Khách sạn Burj Al Arab, hay được biết đến với tên gọi Khách sạn Cánh Buồm, đây là khách sạn 7 sao duy nhất trên thế giới được xây nổi trên biển với tổng chi phí lên tới 650 triệu USD, cách bờ 280m, cao 321m, như một con tàu với cánh buồm khổng lồ đang căng gió hướng ra khơi. Giá phòng ở đây từ 1.000 - 30.000 usd/đêm. Khách ở đây đưa đón bằng trực thăng hoặc Rolls Royce Limousine và theo ước tính với mỗi 1 khách thì có trung bình 8 nhân viên phục vụ.
Ảnh 2: Khách sạn Cánh Buồm – Burj Al Arab
Ảnh: Khách sạn Burj Al Arab nhìn từ trên cao (ảnh sưu tầm)
Buổi tối ở Burj Al Arab càng rực rỡ nhờ hệ thống chiếu sáng hiện đại đổi màu liên tục, nội bật bên bờ biển bên cạnh hệ thống Đảo cọ nhân tạo Palm Jumeirah. Vào đêm giao thừa, Khách sạn Burj Al Arab cũng là một trong các điểm bắn pháo hoa của thành phố Dubai cùng với Tháp Khalifa, Tổ hợp Đảo cọ nhân tạo Palm Jumeirah và Đảo bản đồ thế giới – World Islands.
Ảnh: Hệ thống Đảo nhân tạo hình cây cọ - Palm Jumeirah (ảnh sưu tầm)
Tháp Burj Khalifa (tên của Tống thống UAE) hiện cao nhất thế giới với 164 tầng với chiều cao lên đến 830m, được mệnh danh là “thành phố thẳng đứng”, bao gồm tổ hợp từ khách sạn, căn hộ đến trung tâm mua sắm và bãi đỗ xe. Nhìn tháp Khalifa giống như một cây thép kim loại sáng bóng, thẳng đứng từ mặt đất như muốn chọc thủng bầu trời. Thời điểm giao thừa bước sang năm 2014, tháp Khalifa là địa điểm đầu tiên bắn pháo hoa trong một sê-ri trình diễn pháo hoa được khi vào Kỉ lực Guinness là màn trình diễn pháo hoa lớn nhất thế giới từ trước tới nay với hơn nửa triệu quả pháo hoa được bắn.
Ảnh: Pháo hoa được ghi vào kỷ lực Guiness của Dubai.
[Còn tiếp]