kimen
Phượt thủ
Bơi lội là môn thể thao dành cho mọi lứa tuổi, mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Vì vậy mùa hè là thời điểm lý tưởng để đưa cả gia đình tới hồ bơi hoặc các khu vui chơi dưới nước. tuy nhiên khi đến hồ bơi công cộng sẽ luôn tiềm ẩn những nguy cơ về sức khỏe, các bệnh lây nhiễm trong nước. Vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ bản thân? Cùng ghi nhớ những lưu ý sau nhé!
1. Chọn bể bơi có nguồn nước sạch
Bể bơi dành cho rất nhiều người, mà mỗi người khi bơi sẽ không thể tránh khỏi việc để lại một chút da chết, tóc, mỹ phẩm, các mầm bệnh đang mang theo, vi khuẩn… . Nếu chủ bể bơi không khử trùng hết những chất độc hại này sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh ngoài da, đau mắt đỏ, bệnh vùng kín. Nên chọn những bể bơi có chất lượng nước tốt, nước bể trong xanh mát, có chứng nhận nước của bộ y tế về xử lí nước.
2. Không xuống bể khi đang mệt, đổ mồ hôi
Khi đang mệt và đổ mồ hôi mà xuống nước sẽ làm cho cơ thể bị cảm lạnh đột ngột, nặng hơn có thể là ngất xỉu, người ta thường gọi là “trúng nước”. Nguyên nhân được lý giải là do cơ thể không chịu được sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Chính vì vậy mà có nhiều người biết bơi vẫn bị chết đuối ngay cả chỗ nông. Vì vậy hãy để hết mồ hôi và phải tắm tráng trước khi xuống hồ bơi.
3. Không ăn quá no trước khi bơi
Việc ăn quá no sẽ tạo ra tình trạng ì ạch, bụng đau, khó chịu, cơ thể uể oải làm ảnh hưởng đến hiệu quả bơi lội. Bởi lúc này máu đang dồn hết vào việc tiêu quá thức ăn.
Để tiêu hóa hết thức ăn cần ít nhất 45 phút, do đó sau khi ăn no 45 phút bạn hãy tiến hành đi bơi.
4. Khởi động trước khi xuống nước
Để tránh các hệ lụy như chuột rút, co cơ làm ảnh hưởng đến quá trình bơi lội và sức khỏe thì trước khi xuống nước nên thực hiện các động tác khởi động, kéo căng các cơ, xương khớp. Các chuyên gia khuyến cáo, nên khởi động ít nhất 10- 15 phút trước khi xuống nước. Không xuống bơi một cách đột ngột vì sự chênh lệch giữa nhiệt độ nước bể và cơ thể sẽ gây nên bất lợi cho sức khỏe. Có thể dẫn đến chuột rút, co cơ,...
5. Uống nhiều nước
Cũng như các môn thể thao khác, bơi lội cũng cần cấp nước đầy đủ và đều đặn cho cơ thể trước, trong và sau mỗi khi bơi. Việc bơi lội khiến cơ thể có thể bị khử nước, vậy nên hãy chuẩn bị sẵn 1 bình nước để có thể uống bất cứ khi nào cảm thấy khát.
6. Vệ sinh tai sau khi bơi
Tai là bộ phận dễ bị viêm nhiễm mà khi đi bơi, tai sẽ phải tiếp xúc nhiều với nước. Nước cùng với vi khuẩn trong nước sẽ dễ dàng xâm nhập vào bên trong tai khiến tai bị viêm, nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể biến chứng sang viêm tai giữa và nhiều rắc rối khác.
Bởi vậy, sau khi đi bơi, bạn nhất định không được quên việc vệ sinh tay bằng cách lau khô và dùng bông tai thấm khô nước còn tồn đọng trong tai.
7. Chăm sóc vùng kín kỹ càng
Vùng kín là cơ quan cần nhận được sự chăm sóc chu đáo và cẩn thận, đặc biệt là sau mỗi lần đi bơi bởi nguy cơ bị tấn công bởi vi khuẩn, các loại hóa chất và các mầm bệnh khác là rất cao.
Hãy chăm sóc vùng kín cẩn thận, có thể sử dụng thêm dung dịch vệ sinh để “tẩy” sạch những mầm họa.
Các chị em đang ở trước, trong hoặc sau kỳ đèn đỏ 3 ngày, hay đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa thì không nên đi bơi.
8. Tần suất đều đặn, hợp lý
Để việc bơi lội đạt hiệu quả tốt nhất nên tập luyện thường xuyên và liên tục, ít nhất là 3 buổi/tuần. Tùy vào sức của mình để tập cho hợp lý, không nôn nóng mà hãy nâng dần thời gian mỗi buổi tập cho phù hợp với sức khỏe.
9. Người cao huyết áp có thể bơi
Những người bị bệnh tăng huyết áp vẫn có thể đi bơi nhưng lưu ý chỉ nên bơi nhẹ nhàng, nước hồ phải là nước mát, tránh bơi nước lạnh vì nó sẽ làm co mạch ngoại vi đột ngột làm tăng huyết áp đồng thời không tắm nắng kéo dài.
Với những người bị bệnh nặng thì nên tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ trước khi khi luyện tập bơi lội.
10. Không vận động quá sức khi bơi
Tùy vào sức khỏe của từng người để có thời gian bơi hợp lý. Khi đang bơi nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc người nổi gai ốc vì lạnh thì ngừng bơi ngay.
Không bơi quá lâu, vận động quá sức, quá mạnh hay đạp quá nhiều để đề phòng cơ bắp bị co cứng đột ngột.
*********************
Mong rằng những chia sẻ trên có thể giúp được các bạn tránh được những vấn đề ngoài ý muốn, bảo vệ bản thân mình tốt hơn khi đi bơi tại hồ bơi công cộng.
Bể bơi bốn mùa Hoàng Mai. Hoàng liệt Hoàng Mai
Hotline: 039 35 tám tám năm tám năm
Bể bơi hot nhất Hà Nội hiện naytại đây
Vì vậy mùa hè là thời điểm lý tưởng để đưa cả gia đình tới hồ bơi hoặc các khu vui chơi dưới nước. tuy nhiên khi đến hồ bơi công cộng sẽ luôn tiềm ẩn những nguy cơ về sức khỏe, các bệnh lây nhiễm trong nước. Vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ bản thân? Cùng ghi nhớ những lưu ý sau nhé!
1. Chọn bể bơi có nguồn nước sạch
Bể bơi dành cho rất nhiều người, mà mỗi người khi bơi sẽ không thể tránh khỏi việc để lại một chút da chết, tóc, mỹ phẩm, các mầm bệnh đang mang theo, vi khuẩn… . Nếu chủ bể bơi không khử trùng hết những chất độc hại này sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh ngoài da, đau mắt đỏ, bệnh vùng kín. Nên chọn những bể bơi có chất lượng nước tốt, nước bể trong xanh mát, có chứng nhận nước của bộ y tế về xử lí nước.
2. Không xuống bể khi đang mệt, đổ mồ hôi
Khi đang mệt và đổ mồ hôi mà xuống nước sẽ làm cho cơ thể bị cảm lạnh đột ngột, nặng hơn có thể là ngất xỉu, người ta thường gọi là “trúng nước”. Nguyên nhân được lý giải là do cơ thể không chịu được sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Chính vì vậy mà có nhiều người biết bơi vẫn bị chết đuối ngay cả chỗ nông. Vì vậy hãy để hết mồ hôi và phải tắm tráng trước khi xuống hồ bơi.
3. Không ăn quá no trước khi bơi
Việc ăn quá no sẽ tạo ra tình trạng ì ạch, bụng đau, khó chịu, cơ thể uể oải làm ảnh hưởng đến hiệu quả bơi lội. Bởi lúc này máu đang dồn hết vào việc tiêu quá thức ăn.
Để tiêu hóa hết thức ăn cần ít nhất 45 phút, do đó sau khi ăn no 45 phút bạn hãy tiến hành đi bơi.
4. Khởi động trước khi xuống nước
Để tránh các hệ lụy như chuột rút, co cơ làm ảnh hưởng đến quá trình bơi lội và sức khỏe thì trước khi xuống nước nên thực hiện các động tác khởi động, kéo căng các cơ, xương khớp. Các chuyên gia khuyến cáo, nên khởi động ít nhất 10- 15 phút trước khi xuống nước. Không xuống bơi một cách đột ngột vì sự chênh lệch giữa nhiệt độ nước bể và cơ thể sẽ gây nên bất lợi cho sức khỏe. Có thể dẫn đến chuột rút, co cơ,...
5. Uống nhiều nước
Cũng như các môn thể thao khác, bơi lội cũng cần cấp nước đầy đủ và đều đặn cho cơ thể trước, trong và sau mỗi khi bơi. Việc bơi lội khiến cơ thể có thể bị khử nước, vậy nên hãy chuẩn bị sẵn 1 bình nước để có thể uống bất cứ khi nào cảm thấy khát.
6. Vệ sinh tai sau khi bơi
Tai là bộ phận dễ bị viêm nhiễm mà khi đi bơi, tai sẽ phải tiếp xúc nhiều với nước. Nước cùng với vi khuẩn trong nước sẽ dễ dàng xâm nhập vào bên trong tai khiến tai bị viêm, nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể biến chứng sang viêm tai giữa và nhiều rắc rối khác.
Bởi vậy, sau khi đi bơi, bạn nhất định không được quên việc vệ sinh tay bằng cách lau khô và dùng bông tai thấm khô nước còn tồn đọng trong tai.
7. Chăm sóc vùng kín kỹ càng
Vùng kín là cơ quan cần nhận được sự chăm sóc chu đáo và cẩn thận, đặc biệt là sau mỗi lần đi bơi bởi nguy cơ bị tấn công bởi vi khuẩn, các loại hóa chất và các mầm bệnh khác là rất cao.
Hãy chăm sóc vùng kín cẩn thận, có thể sử dụng thêm dung dịch vệ sinh để “tẩy” sạch những mầm họa.
Các chị em đang ở trước, trong hoặc sau kỳ đèn đỏ 3 ngày, hay đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa thì không nên đi bơi.
8. Tần suất đều đặn, hợp lý
Để việc bơi lội đạt hiệu quả tốt nhất nên tập luyện thường xuyên và liên tục, ít nhất là 3 buổi/tuần. Tùy vào sức của mình để tập cho hợp lý, không nôn nóng mà hãy nâng dần thời gian mỗi buổi tập cho phù hợp với sức khỏe.
9. Người cao huyết áp có thể bơi
Những người bị bệnh tăng huyết áp vẫn có thể đi bơi nhưng lưu ý chỉ nên bơi nhẹ nhàng, nước hồ phải là nước mát, tránh bơi nước lạnh vì nó sẽ làm co mạch ngoại vi đột ngột làm tăng huyết áp đồng thời không tắm nắng kéo dài.
Với những người bị bệnh nặng thì nên tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ trước khi khi luyện tập bơi lội.
10. Không vận động quá sức khi bơi
Tùy vào sức khỏe của từng người để có thời gian bơi hợp lý. Khi đang bơi nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc người nổi gai ốc vì lạnh thì ngừng bơi ngay.
Không bơi quá lâu, vận động quá sức, quá mạnh hay đạp quá nhiều để đề phòng cơ bắp bị co cứng đột ngột.
*********************
Mong rằng những chia sẻ trên có thể giúp được các bạn tránh được những vấn đề ngoài ý muốn, bảo vệ bản thân mình tốt hơn khi đi bơi tại hồ bơi công cộng.
Bể bơi bốn mùa Hoàng Mai. Hoàng liệt Hoàng Mai
Hotline: 039 35 tám tám năm tám năm
Bể bơi hot nhất Hà Nội hiện naytại đây