What's new

[Chia sẻ] Đường mới leo núi Bà Đen: đường Đá Trắng

Giai đoạn 1 của đường Đá Trắng với sự trợ giúp của anh Bé đã hoàn tất: Nối Vạn Pháp Cung và Chùa Hang, trải qua gần 4km đường đá tảng + dốc đá dài 700m + 1.5 km cắt rừng.

Giai đoạn 2 sẽ được mở trong năm 2014 với 2 nhánh
- Nhánh số 1: Đây là cung leo núi độc lập từ chân tới đỉnh: Từ đỉnh dốc đá cắt thẳng lên hướng đỉnh núi, tạo thành một đường riêng. Đặc điểm đoạn này là đường đi trong rừng, tương tự như đường Ma Thiên Lãnh
- Nhánh số 2: Đây là nhánh leo núi mạo hiểm gồm 2 đoạn:
+) Đoạn 1 từ đỉnh dốc đá 700m, cắt xuống dưới thác nước ở đường ống nước. Để xuống được đường ống nước, sẽ phải tuột dây xuống một vách đá dựng đứng khoảng 30-40m. Sau đó vượt cái thác ở đường ống nước và đi lên đỉnh theo đường Ống Nước

Hai nhánh này Anh Bé đã hẹn mình là sẽ mở trong một ngày nào đó.
Mình thì ngán mở đường lắm rồi, tốn tiền và tốn thời gian, ai đam mê thì phụ một tay. Giờ chỉ muốn đi chơi thôi.

+) Đoạn 2 là đoạn cắt từ đường ống nước ra chân vách đá dựng đứng cao khoảng 150m, riêng đoạn này mở chỉ để dành cho các nhóm leo núi chuyên nghiệp, có đồ leo núi chuyên dụng (hàng ngoại hơn chục triệu/bộ ấy). Đoạn này chắc mình không dám đi, và quăng cái ý tưởng ngu ngốc đó vào một chỗ thôi. Đục đường ra đó để ngắm cảnh.

Sau chuyến đi khai trương của nhóm ghềnh cực Đông. Những ai cảm thấy muốn đi, lượng được sức mình cứ liên hệ anh Bé. Đồ đạc để đi đường này nhóm ghềnh cực Đông 2014 đã chuẩn bị, kinh phí hết hơn 1 triệu.

Thành viên nhóm mình được quyền sử dụng free sau chuyến cực Đông, mình sẽ gửi ở nhà anh Bé. Ai đi muốn liên hệ thuê thì qua chỗ anh Bé luôn (tiền này mình không lấy, các bạn cứ gửi trực tiếp để hỗ trợ thêm cho anh Bé) , mình gửi ở đó để đi đường Đá Trắng và tập leo vách đứng ở núi Bà.

Lưu ý:
- Trừ khi bạn là người leo núi chuyên nghiệp, team của bạn rất mạnh và ít người, bạn tự đi thì không sao.
Nếu như lần đầu đi đường này tốt nhất bạn nên thuê anh Bé dẫn đường. Vì điều kiện đường này rất khắc nghiệt, vượt trội hoàn toàn so với đường Ma Thiên Lãnh.
- Đây là con đường khó và sẽ ít người đi được, nên các nhóm đi sau ý thức một chú, không xả rác vô cơ trên đường này, vì chẳng ai đi qua được đây mà dọn giùm các bạn đâu. Nhóm nào xả là biết hết.

Thông tin liên lạc.
*)SDT anh Bé:
- 0948 505 984
- 012 777 80 560
*) Facebook của mình có trong chữ ký
[/COLOR]
 
Last edited:
ĐIỀU GÌ KHIẾN ĐƯỜNG ĐÁ TRẮNG TRỞ NÊN ĐẶC BIỆT?

Bạn đã chán cảm giác "đi núi" (nghĩa là chỉ dùng chân để đi lên núi ấy) hoặc là chán cảnh đi núi mà toàn cây với đất, chẳng thấy đá đâu cả...
Bạn muốn leo núi đá, và được sử dụng các "kỹ năng leo núi", muốn được đu dây, leo vách núi...
Bạn chán Fansipan, Bạch Mộc, Tà Xùa, đường Ma Thiên Lãnh núi Bà Đen...
Bạn cần địa hình để luyện tập để nhảy ghềnh cực Đông toàn vòng...

Chẳng cần đi đâu xa, đường Đá Trắng ở núi Bà Đen là đủ.

2 điều tạo nên cái chất của đường Đá Trắng là:
- Đá tảng nối tiếp đá tảng, các bạn sẽ phải đi ngoài nắng gần như toàn bộ, phải sử dụng mọi kỹ năng leo núi, nhảy đá.
Sự khốc liệt của cái nắng, cái nóng sẽ nhanh chóng làm bị bị mất nước và kiệt sức, đá dưới chân thì như muốn nướng chín bạn. Đây là một thử thách thự sự.
- Một dốc đá khủng bậc nhất ở Việt Nam, có tại đường "Đá Trắng" núi Bà Đen (tên cũ Sườn Đá)
Con dốc này dài khoảng 700m, phẳng và nhẵn, là đá nguyên khối, từ chân dốc lên đỉnh dốc khoảng 250m độ cao, với độ dốc dao động từ 20%- 100% giày leo núi có thể bảm được nhưng không chắc ăn (bằng chứng là tình huống nguy hiểm kể trên), có những con dốc 200 % và vách đứng cao 30m không thể vượt qua chắn ở đỉnh dốc.
Phong cảnh trên dốc đá, phải gọi là "sa mạc đá mới đúng" thì trên cả tuyệt vời, cây mọc trên đá, thư thớt, mọc thành từng cụm, trơ khô cây và thỉnh thoảng còn vài lá đỏ, nhìn ngây ngất như trong phim. Chính anh Bé nói ở núi Bà Đen không có chỗ nào đẹp bằng chỗ này.
Bạn sẽ được thử cảm giác đu dây, bám trên những dốc đá sâu hun hút.


SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐÁ TRẮNG:
 
DỰ KIẾN THỜI GIAN

(Cho nhóm 10 người thể lực tốt)
Đi theo đường như trên sơ đồ (giai đoạn 1):
- Đoạn chân - đỉnh rừng đá số 2: 2 h
- Đoạn đỉnh rừng đá số 2 - cây dừa: 3h
- Cây dừa - chân dốc đá: 0.5h
- Chân dốc đá - đỉnh dốc đá ( chia top - buộc dây bảo hộ đàng hoàng): 2h.
- Đinh dốc Đá - chùa Hang: 2h30
- Nghỉ trưa 1'

Tổng: 11h
 
Last edited:
CÁC LƯU Ý:

Từ kinh nghiệm xương máu:
- Đường này chỉ dành cho những ai có thể lực tốt và phải có kinh nghiệm trekking
- Đường này chỉ dành cho các nhóm đi bài bản, kỷ luật tốt, leader bản lĩnh và kinh nghiệm. Sơ sẩy 1 bước trên 700m dốc đá là tai nạn (tình huống kể trên).
- Giới hạn tối đa là 12 người, tốt nhất là nên gọi anh Bé đi cùng, vì có nhiều tình huống xả ra không biết xử lý thế nào đâu.
- Đường này bắt buộc phải chuẩn bị dây và đai an toàn đầy đủ. Tối thiểu là 100m dây (50m là dây để leo - 50m là dây bảo hộ).
- Đối với những ai thích liều mạng , leo không dây an toàn (trừ những người buộc phải làm nhiệm vụ), leo theo chiều lên - có thể vẫn ok, nhưng không thể leo tay không theo chiều xuống mà không có dây,
- Leader (người dẫn đường) là người sẽ phải hy sinh trèo lên từng đoạn mà không có dây bám - đai an toàn, để cột dây cho mọi người lên. Có thể chỉ có một đoạn dây ngắn đề phòng bị trôi xuống chân dốc.
- Không thể đi lúc trời mưa, mùa mưa hạn chế đi.
- Tuân thủ tuyệt đối kỷ luật, leader phải những nhắc nhở và kiểm tra về 2 thứ quan trọng nhất: Nước uống - giày leo núi.
- Chia top ra (nếu đông người) và di chuyển hợp lý.

Về đồ đạc để đi cái này bắt buộc phải có:
- 5 lít nước: 3 chai 1.5l+ 1chai 0.5l. Trong đó nên pha đường glucozo vào 1 chai để bổ sung năng lượng cấp tốc.
Có thể có người sẽ uống ít hơn. Khi uống thì uống vừa phải thôi, xem đường còn bao xa để liệu mà uống nước.
- Giày có độ bám tốt và thoải mái (có độ đàn hồi để nhảy đá): Chỉ nên sử dùng giày bộ đội (có lót thêm) hoặc giày leo núi chuyên dụng. Nếu sử dụng giày cũ cần kiểm tra lại đế xem có đủ độ bám hay không. Các leader chú ý nhắc nhở thành viên điểm này, sơ sẩy trượt một cái là không gánh hết tội đâu.
- Balo có đai trợ lực (Cần nhất là đai hông, đai ngực nếu có càng tốt). Kiểm tra lại tình hình đai balo, 1 nhóm phải mang theo kim chỉ dự phòng.
- Găng tay hạt nhựa
- Quần thoải mái, đường này phá đồ rất dữ, sẵn sàng cho tình huống rách quần.
- Nên mang một áo thun bên trong để thấm mồ hôi và 1 áo dài tay bên ngoài để chống nắng.
- Nón rộng vành để chống nắng và mất nước.
- Đèn pin (để dự phòng)

Nhớ ăn sáng no, vì đi đường này rất mệt mà cả ngày sẽ phải trông vào bữa sáng.


Chúc mọi người có những trải nghiệm mới mẻ và an toàn ở đường này!
 
Last edited:
Phần hình ảnh minh họa, mình chỉ post 3 tấm cũ, từ chuyến mở đường đầu tiên, đoạn rừng đá,
Phần đẹp nhất là dốc đá 700m và hình ảnh chi tiết hẹn nửa tháng sau.





 
ÁM ẢNH CHUYẾN KHAI TRƯƠNG ĐƯỜNG ĐÁ TRẮNG (10,11,12/01/2014):

Chuyến này đi có 2 nhóm, với 2 dẫn đoàn là 2 người khai mở đường này:
- Nhóm Trần Duy: 14 người, 9 nam - 5 nữ
- Nhóm anh Bé: 9 người (kể cả anh Bé).

Quyết định gộp chung để di chuyển mình nhận được vào sáng sớm với sự ham hố của team anh Bé và quyết tâm của "người dẫn đường Ma Thiên Lãnh".

Mình đã nói trước với nhóm anh Bé là đi chung nhưng tách riêng, vì lực lượng của nhóm mình mạnh hơn (tất cả đều có kinh nghiệm leo núi), và có thể đi nhanh hơn.

Tuy nhiên vì ngay cả nhóm mình cũng có thành viên yếu và "nhát chân" dẫn tới cả nhóm không thể bắt kịp được tốc độ của leader và bị tụt lại đi chung với nhóm anh Bé.

Và từ đây là nỗi ám ảnh của đường Đá Trắng: Việc một số các thành viên không thể tự đi, và phải take care ngay cả những địa hình rất dễ dẫn tới trễ lịch trình nghiêm trọng:
- Đoạn từ chân -> đỉnh rừng đá 2: Đi trong điều kiện nắng nhẹ (khá thuận lợi), nếu như mình và anh Bé trong chuyến mở đường đi hết 40 phút thì cả nhóm đi mất hơn 3 giờ.

Tai đây mình yêu cầu anh Bé dẫn nhóm yếu xuống núi, vì mới chỉ đi được 1/3 đoạn đá tảng = 1/6 quãng đường đi trong ngày 1, lại đi trong điều kiện thuận lợi mà không qua được thì rất nguy hiểm (vì không thể tới điểm căm trại và không được tiếp nước) nếu cứ giữ cái tư tưởng "đồng đội phải cùng nhau để đi".

Mình cũng yêu cầu các thành viên mạnh phải mang bớt khối lượng cho thành viên yếu để đẩy nhanh tốc độ đoàn.

Như vậy, tại đỉnh rừng đá số 2: 11/22 thành viên phải rời đoàn xuống núi.
Còn 11 thành viên còn lại mình phụ trách tiếp tục dẫn nhóm đi theo lộ trình cũ.

Lúc này là giữa trưa, nắng rất gắt, biết là trễ nhưng phải cho mọi người nghỉ trưa hơn 1 tiếng

Vào 3h15 chiều, nhóm mạnh có mặt tại chân dốc đá nguyên khối, bắt đầu nối dây và vượt dốc đá.

Lúc này nhóm anh Bé đã gần xuống chân dốc, ngó thấy khả năng phải cắt rừng đi đêm rất cao, mình đã gọi điện cho anh Bé vòng lên Chùa để băng rừng qua đỉnh dốc đón nhóm mình.

Việc leo dốc đá này rất mất sức, nguy hiểm và mất thời gian để cột và nối dây, nhóm mình tiến sát đến đỉnh dốc vào khoảng 6 giờ tối.
Lúc này trời đã tối, mình không thể xác đinh được "cây đa" đâu cả.

Kiểm tra lại còn đủ nước và đồ ăn, trăng sáng soi rõ. Cả nhóm cũng rất bình tĩnh và vui vẻ, sẵn sàng nghỉ đên trên triền đá, không di chuyển nữa, đợi anh Bé cắt rừng qua đón.

8 giờ tối nhóm gặp anh Bé và cắt rừng lên chân thác nước đường Ống Nước, sau đó di chuyển về Chùa là 12h đêm.

Một chuyến đi khá kinh hoàng với nhiều người, và nhiều trải nghiệm + kỷ niệm.

Tại thời điểm trên đỉnh dốc chờ anh Bé, cả nhóm đội mạnh tuyên bố không đi cái đường quái quỷ này lần nữa. Ngoài việc bị vắt sức và phơi mình trên các rừng đá tảng, thì sự nguy hiểm đến tính mạng nằm trên dốc đá nguyên khối 700m.

Các thành viên có kỹ năng và bản lĩnh nhất phải liều mình lên trước cột dây. Đánh đổi sự an toàn của bản thân, có những chỗ quá dốc, người chỉ trực trôi xuống dốc, quá nguy hiểm, cả đoàn đều rất lo.

Rất may là cả nhóm, cả nhóm mạnh lẫn nhóm yếu về nhà an toàn trong tình trạng khá mệt mỏi.
 
CÁC CẢNH BÁO:
- Leader cân nhắc điều kiện những thành viên theo đoàn, tại những chặng đầu tiên, nếu như thành viên không thể tự đi được và cảm thấy khá mất sức không theo kịp đoàn, dứt khoát yêu cầu thành viên đó xuống núi và bẻ cung đi đường khác cho thành viên đó (nhất quyết không được cố, vì ảnh hưởng tới an toàn của thành viên và cả đoàn)

- Bắt buộc phải mang những đồ như mình đã nói ở mục đồ đạc, sẵn sàng cho việc trễ lịch trình, đi đêm, cắm trại giữa đường hoặc xuống núi giữa chừng.

- Đặt biệt chú ý mang đủ nước như mình đã đề nghị.

- Dây dùng cho đoạn vượt triền dốc nguyên khối phải là dây chịu lực có lõi, không đàn hồi ( tương tự như cuộn dây đường kính 10mm, dài 50m, nặng 5kg mà nhóm mính sử dụng hoặc dây leo núi chuyên dụng).

- Không được mạo hiểm trên dốc đá, ngoài những người bản lĩnh nhất làm nhiệm vụ, các thành viên khác tuân thủ tuyệt đối kỷ luật.

- Các nhóm không chuyên khi đi bắt buộc phải có người dẫn đường, khi cần là họ có thể cắt rừng được. Ngay cả mình đã đi rồi mà cũng không thể nhớ nổi tất cả lộ trình, đêm xuống là không biết đường luôn.

- Không di chuyển trên khu vực triền dốc khi trời mưa, đêm tối.
 
DỐC 700

Đây là chặng đắt giá trên đường Đá Trắng, muốn tới và vượt qua dốc 700 phải trải qua một đoạn nhảy đá tảng dưới cái nắng và nóng thiêu đốt tron 5-7 tiếng.

Các thành viên yếu sẽ gục trên đoạn đá tảng trước khi tới dốc 700 tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, các thành viên này nên kết thúc hành trình và xuống núi sớm vì từ đây sẽ rất khó khăn và yêu cầu bản lĩnh.

Nhóm mình trong chuyến khai trương đã nối tổng cộng 12 đoạn dây 50m mà chưa áp sát được đỉnh dốc. Dự tính phần đá tảng nguyên khối lộ thiên kéo dài khoảng 700m như dự tính, phần bị cây bụi bao phủ còn kéo dài tiếp lên trên, tổng độ dài của phiến đá này hơn 1km - đây cũng là phiến đá lớn nhất Việt Nam nằm trên lộ trình một đường leo núi mà mình đã từng nghe.

Bao quanh bên này của dốc 700 là những đám cây bụi có lẫn "mắt mèo", rất khó chịu. Phần lớn dốc 700 này có độ dốc từ 20 - 40 độ, có thể bám mà leo lên không cần dây, tuy nhiên mình khuyến cáo các nhóm nên mang theo dây và cột lên trước đề phòng sự cố trượt chân rất nguy hiểm. Những đoạn ở đỉnh dốc có độ dốc rất lớn, dao động từ 45-60 độ, rất nguy hiểm để vượt qua, kể cả khi bỏ balo lại và đi người không đi lên. Leader và dẫn đoàn phải rất thận trọng khi mang dây lên trước để cột cho cả nhóm đu qua đoạn này.

Nếu cảm thấy không an toàn và thành viên nhóm không đủ bản lĩnh, các nhóm khác không nên liều mạng trên con dốc này nhé. Vì khi mở đường cả mình và anh Bé - dân địa phương đều đã bị trượt trên con dốc này. Rất may cả 2 bình tĩnh xử lý để lăn người vào vệ và hãm tốc độ trượt.

Hình ảnh rất nhiều, mình chỉ post 2 ảnh để các bạn có cái nhìn sơ bộ, phần còn lại đợi các bạn khám phá vào chính chuyến đi Đá Trắng của mình.


Ảnh: Độ dốc thực sự tại gần đỉnh dốc 700, tại đây dù leo 1 người nhưng dây dù màu xanh co dãn rất dữ, buộc lòng mình phải lên để đổi qua đoạn dây chịu lực lõi đặc


Ảnh: "Ốc đảo" tại nơi rộng nhất dốc 700 - rộng hơn 150m (còn kéo dài sang phải màn hình)


Ảnh: Leo tay trần và chân trần là bám tốt nhất, song thời điểm vượt dốc 700 là buổi chiều, đá rất nóng nên dễ bị rộp chân, nhưng nhiều khi vì sự an toàn của bản thân và cả nhóm vẫn phải đánh đổi
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,567
Bài viết
1,169,104
Members
191,424
Latest member
HungSWC
Back
Top