Tôi luôn bị ám ảnh bởi những giấc mơ mà trong đó mình cứ lang thang giữa một vùng đất đầy nắng mặt trời, đầy cỏ thảo nguyên và những đền đài thành quách cổ xưa phiêu lãng. Ngoài những điểm đến gần đây là Siêm Riệp (Cambodia), Joja (Indonesia)… thì trong kế hoạch “di cư” đó phải có Burma (tôi thích gọi tên ấy hơn là Myanamar), Mông Cổ, Tây Tạng. Mùa đẹp nhất cho việc chu du cùng với con người xúm xính longi, lốc cốc xe ngựa trên những con đường cát đầy nắng đã đến (tháng 11 đến tháng 3 năm sau), thế là tôi vác balo lên và đi về phía mặt trời…
Chùa vàng, tháp ngọc và sự thân thiện ở Yagon
Chúng tôi có mặt ở sân bay Yangon vào một buổi trưa. Sân bay Yangon khá thoáng rộng, hiện đại và sạch sẽ. Các nhân viên hải quan luôn thể hiện thái độ thân thiện và nói tiếng Anh rất chuẩn. Cũng như hầu hết du khách khác, chúng tôi đều đổi tiền ngay tại sân bay vì hiện nay, các dịch vụ tín dụng vẫn chưa phổ biến ở đất nước này.
Khách du lịch rất thiện cảm với các nhân viên lái taxi trong trang phục longchy rộng thùng thình vì họ phục vụ khách một cách nhiệt tình, vui vẻ và trung thực về giá cả. Rời khỏi sân bay Yagon, đoàn khách du lịch chúng tôi quyết định dạo quanh Yangon - thành phố lớn nhất Myanmar cùng với người lái taxi dễ mến, hài hước kiêm luôn nhiệm vụ của một hướng dẫn viên du lịch. Xe đưa chúng tôi đi qua những con đường rộng và sạch sẽ, được che bóng bởi những cây cổ thụ lớn. Đường phố Yagon tuy đông đúc như không có cảnh kẹt xe, có lẽ vì tham gia gia giao thông phần lớn là xe hơi và xe buýt, rất ít xe máy. Ở Myanmar dường như không có quan niệm “buôn có bạn, bạn có phường”, những cửa hiệu cũ kỹ lợp mái ny lon xanh đỏ “ngang nhiên” nằm cạnh những cửa hàng sang trọng, các sản phẩm bánh kẹo Kinh Đô, vỏ lốp xe Casumiana cũng “vô tư” song hành với các thương hiệu lớn như mỹ phẩm Yves Rocher… Cuộc sống của Yagon là những mảng màu đối lập, đập nhau chan chát.
[/URL][/IMG]
Thời gian lưu lại Yangon không nhiều nhưng chúng tôi cũng không thể không đến thăm Shwedagon, ngôi chùa tháp lớn nhất và đẹp nhất Myanmar có lịch sử hơn 2500 năm. Tháp chính cao 99m, gồm bảy vòng đai được dát vàng. Toàn khối tháp còn được phủ kín bằng 9.300 lá vàng, hàng ngàn viên đá quý, kim cương. Trên cùng là lá cờ làm hoàn toàn bằng vàng, khảm 5.448 viên kim cương, 2.317 viên đá quý. Đỉnh tháp treo 1.065 chiếc chuông vàng và 421 chiếc chuông bạc. Tháp chính được bao quanh bằng bốn tòa tháp lớn ở bốn phía. Trong tất cả 1.000 chùa nhỏ bao quanh tháp vàng trung tâm thì có 72 ngôi chùa bằng đá có thờ tượng Phật bên trong. Xen giữa các ngôi chùa là vô số các tượng và hình khắc sư tử, voi, các vị thần và quỷ dữ được quan niệm là giữ nhiệm vụ canh giữ toàn bộ chùa tháp.
[/URL][/IMG]
Chúng tôi cũng có dịp đi qua dinh thự của bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ của Đảng đối lập Myanmar, người đã hoạt động tích cực đòi tự do nhân quyền cho người dân và từng bị chính quyền giam lỏng. Dinh thự tráng lệ của bà nằm bên dòng sông Inya êm đềm, luôn có người canh gác nên chúng tôi và nhiều khách tham quan khác chỉ có thể chiêm ngưỡng từ bên ngoài cổng. Tôi đã nghĩ từ sau bộ phim The Lady của đạo điễn người Pháp Luc Besson, tên tuổi và tinh thần dân tộc của bà Aung San Suu Kyi được nhiều người biết đến. Từ đó lượng khách du lịch dừng chân chiêm ngưỡng ngôi nhà của bà ngày một nhiều hơn.
Lang thang cầu gỗ Ubein
Người dân Myanmar rất tự hào về cây cầu Ubein, cầu gỗ tếch dài nhất thế giới với chiều dài 1,2km. Cầu nằm trong làng Amarapura (phía Nam Myanmar), là cửa ngõ chính của làng. Dù có tuổi đời trên 200 năm nhưng cầu Ubein trông vẫn còn khá mới và kiên cố. Cầu rộng hơn 500m, không chỉ dành cho xe máy, xe đạp mà còn là nơi người dân, thầy tu nghỉ chân để uống nước và trò chuyện rôm rả.
[/URL][/IMG]
Hai bên chân cầu là những khu vườn rộng trồng ngô, các loại đậu… Ở đây, người dân tập trung buôn bán tấp nập hơn cả trung tâm Bagan, chủ yếu là bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm vải thêu, trang phục longchy…, giá cả mắc hơn ở Bagan một chút. Những người bán hàng ở đây rất “hiền”, khách du lịch có thể thoải mái lựa chọn và hỏi giá từ gian hàng này đến gian hàng khác. Khi không tìm được món hàng ưng ý, người bán vui vẻ tiễn khách bằng nụ cười dễ mến: “You are welcome”.
Có thể nói ánh nắng theo chân du khách trên mọi nẻo đường ở Myanmar. Nắng chiều hào phóng vừa trải rộng trên cầu Ubein vừa phóng những tia mỏng xuống dòng sông làm cho mặt nước ánh lên một màu lấp lánh tuyệt đẹp. Dưới ánh chiều tà, từng đoàn sư đi khất thực trở về, dừng chân trên cầu tạo các nhóm nhỏ. Hãy gia nhập vào những cuộc nói chuyện của họ, bạn chắc chắn sẽ thu thập được nhiều câu chuyện thú vị.
Mộng mị hồ Inle
Muốn đến hồ Inle, chúng tôi phải đi bến đến thị trấn Nyangshwe của thành phố Heho (bang Shan, miền Nam Myanmar). Thị trấn này cũng là nơi nhiều khách du lịch chọn làm điểm dừng chân để tiết kiệm chi phí. Buổi sáng sớm ở thị trấn Nyangshwe rất lạnh (dưới 10 độ C), sương sớm buông đầy trên các hồ lớn nhỏ. Khi ánh mắt trời chưa kịp ló dạng, mặc cho thời tiết buốt giá, những anh chàng trẻ tuổi trong trang phục longchy rộng thùng thình và đôi dép mỏng vẫn hăng hái xách giỏ đi chợ và những chuyến xe bò chở rau củ quả vẫn vội vã trên đường để kịp phiên chợ sớm.
Hồ Inle nối với khu Nyangshwe bằng một dòng kênh lớn. Dòng kênh này mang nước tưới tiêu từ hồ vào các cánh đồng trong vùng. Mỗi ngày, ghe thuyền chở cá tôm, cà chua, rau quả... từ các ngôi làng ven hồ qua dòng kênh lớn vào thị trấn và chở hàng hóa thực phẩm theo hướng ngược lại. Hồ Inle có diện tích mặt nước gần 250 km2. Người dân sống, sinh hoạt, trồng trọt ngay trên mặt nước hồ luôn rất trong và tĩnh lặng.
Chùa vàng, tháp ngọc và sự thân thiện ở Yagon
Chúng tôi có mặt ở sân bay Yangon vào một buổi trưa. Sân bay Yangon khá thoáng rộng, hiện đại và sạch sẽ. Các nhân viên hải quan luôn thể hiện thái độ thân thiện và nói tiếng Anh rất chuẩn. Cũng như hầu hết du khách khác, chúng tôi đều đổi tiền ngay tại sân bay vì hiện nay, các dịch vụ tín dụng vẫn chưa phổ biến ở đất nước này.
Khách du lịch rất thiện cảm với các nhân viên lái taxi trong trang phục longchy rộng thùng thình vì họ phục vụ khách một cách nhiệt tình, vui vẻ và trung thực về giá cả. Rời khỏi sân bay Yagon, đoàn khách du lịch chúng tôi quyết định dạo quanh Yangon - thành phố lớn nhất Myanmar cùng với người lái taxi dễ mến, hài hước kiêm luôn nhiệm vụ của một hướng dẫn viên du lịch. Xe đưa chúng tôi đi qua những con đường rộng và sạch sẽ, được che bóng bởi những cây cổ thụ lớn. Đường phố Yagon tuy đông đúc như không có cảnh kẹt xe, có lẽ vì tham gia gia giao thông phần lớn là xe hơi và xe buýt, rất ít xe máy. Ở Myanmar dường như không có quan niệm “buôn có bạn, bạn có phường”, những cửa hiệu cũ kỹ lợp mái ny lon xanh đỏ “ngang nhiên” nằm cạnh những cửa hàng sang trọng, các sản phẩm bánh kẹo Kinh Đô, vỏ lốp xe Casumiana cũng “vô tư” song hành với các thương hiệu lớn như mỹ phẩm Yves Rocher… Cuộc sống của Yagon là những mảng màu đối lập, đập nhau chan chát.
Thời gian lưu lại Yangon không nhiều nhưng chúng tôi cũng không thể không đến thăm Shwedagon, ngôi chùa tháp lớn nhất và đẹp nhất Myanmar có lịch sử hơn 2500 năm. Tháp chính cao 99m, gồm bảy vòng đai được dát vàng. Toàn khối tháp còn được phủ kín bằng 9.300 lá vàng, hàng ngàn viên đá quý, kim cương. Trên cùng là lá cờ làm hoàn toàn bằng vàng, khảm 5.448 viên kim cương, 2.317 viên đá quý. Đỉnh tháp treo 1.065 chiếc chuông vàng và 421 chiếc chuông bạc. Tháp chính được bao quanh bằng bốn tòa tháp lớn ở bốn phía. Trong tất cả 1.000 chùa nhỏ bao quanh tháp vàng trung tâm thì có 72 ngôi chùa bằng đá có thờ tượng Phật bên trong. Xen giữa các ngôi chùa là vô số các tượng và hình khắc sư tử, voi, các vị thần và quỷ dữ được quan niệm là giữ nhiệm vụ canh giữ toàn bộ chùa tháp.
Chúng tôi cũng có dịp đi qua dinh thự của bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ của Đảng đối lập Myanmar, người đã hoạt động tích cực đòi tự do nhân quyền cho người dân và từng bị chính quyền giam lỏng. Dinh thự tráng lệ của bà nằm bên dòng sông Inya êm đềm, luôn có người canh gác nên chúng tôi và nhiều khách tham quan khác chỉ có thể chiêm ngưỡng từ bên ngoài cổng. Tôi đã nghĩ từ sau bộ phim The Lady của đạo điễn người Pháp Luc Besson, tên tuổi và tinh thần dân tộc của bà Aung San Suu Kyi được nhiều người biết đến. Từ đó lượng khách du lịch dừng chân chiêm ngưỡng ngôi nhà của bà ngày một nhiều hơn.
Lang thang cầu gỗ Ubein
Người dân Myanmar rất tự hào về cây cầu Ubein, cầu gỗ tếch dài nhất thế giới với chiều dài 1,2km. Cầu nằm trong làng Amarapura (phía Nam Myanmar), là cửa ngõ chính của làng. Dù có tuổi đời trên 200 năm nhưng cầu Ubein trông vẫn còn khá mới và kiên cố. Cầu rộng hơn 500m, không chỉ dành cho xe máy, xe đạp mà còn là nơi người dân, thầy tu nghỉ chân để uống nước và trò chuyện rôm rả.
Hai bên chân cầu là những khu vườn rộng trồng ngô, các loại đậu… Ở đây, người dân tập trung buôn bán tấp nập hơn cả trung tâm Bagan, chủ yếu là bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm vải thêu, trang phục longchy…, giá cả mắc hơn ở Bagan một chút. Những người bán hàng ở đây rất “hiền”, khách du lịch có thể thoải mái lựa chọn và hỏi giá từ gian hàng này đến gian hàng khác. Khi không tìm được món hàng ưng ý, người bán vui vẻ tiễn khách bằng nụ cười dễ mến: “You are welcome”.
Có thể nói ánh nắng theo chân du khách trên mọi nẻo đường ở Myanmar. Nắng chiều hào phóng vừa trải rộng trên cầu Ubein vừa phóng những tia mỏng xuống dòng sông làm cho mặt nước ánh lên một màu lấp lánh tuyệt đẹp. Dưới ánh chiều tà, từng đoàn sư đi khất thực trở về, dừng chân trên cầu tạo các nhóm nhỏ. Hãy gia nhập vào những cuộc nói chuyện của họ, bạn chắc chắn sẽ thu thập được nhiều câu chuyện thú vị.
Mộng mị hồ Inle
Muốn đến hồ Inle, chúng tôi phải đi bến đến thị trấn Nyangshwe của thành phố Heho (bang Shan, miền Nam Myanmar). Thị trấn này cũng là nơi nhiều khách du lịch chọn làm điểm dừng chân để tiết kiệm chi phí. Buổi sáng sớm ở thị trấn Nyangshwe rất lạnh (dưới 10 độ C), sương sớm buông đầy trên các hồ lớn nhỏ. Khi ánh mắt trời chưa kịp ló dạng, mặc cho thời tiết buốt giá, những anh chàng trẻ tuổi trong trang phục longchy rộng thùng thình và đôi dép mỏng vẫn hăng hái xách giỏ đi chợ và những chuyến xe bò chở rau củ quả vẫn vội vã trên đường để kịp phiên chợ sớm.
Hồ Inle nối với khu Nyangshwe bằng một dòng kênh lớn. Dòng kênh này mang nước tưới tiêu từ hồ vào các cánh đồng trong vùng. Mỗi ngày, ghe thuyền chở cá tôm, cà chua, rau quả... từ các ngôi làng ven hồ qua dòng kênh lớn vào thị trấn và chở hàng hóa thực phẩm theo hướng ngược lại. Hồ Inle có diện tích mặt nước gần 250 km2. Người dân sống, sinh hoạt, trồng trọt ngay trên mặt nước hồ luôn rất trong và tĩnh lặng.
Last edited: