Hà Giang đâu cần phải đi vào mùa hoa tam giác mạch mới đẹp.
Hà Giang của mình đẹp từ hòn đất, hòn đá, cành cây, hoa dại – kể cả là “hoa xuyến chi” cũng đẹp, quả thông ở Yên Minh, những buổi sáng sương mù mịt giăng khắp lối, những buổi tối sương bay là là trên đầu, đẹp đến những dãy núi trùng điệp ngợp hồn, những con đèo, con dốc, khúc cua quanh co, và cả Mã Pí Lèng hùng vĩ, Nho Quế xanh ngăn ngắt , có cả cái đẹp đến từ những khuôn mặt lấm lem, thơ ngây của mấy em nhỏ bắt gặp trên đường, những cô gái Lô Lô, cô gái Mông… váy xòe sặc sỡ, mắt trong veo, lúng liếng.
Đẹp và thơ.
Chả trách người đời yêu Hà Giang đến thế.
Đi nhiều mới thấy đất nước mình đẹp vô ngần.
Đi nhiều mới thấy cuộc đời thật đáng yêu, đáng sống.
Khác hẳn khuôn mặt tẻ nhạt, buồn buồn của cuộc đời nơi văn phòng nhỏ hẹp, tù túng.
Hà Giang với mình là trùng điệp, hùng vĩ, là bát ngát, bao la.
Ngắm qua làn sương mờ ảo, ấy vậy mà, núi non Hà Giang vẫn trùng điệp và hùng vĩ không tưởng.
Những dãy núi chìm lẫn vào sương, mơ màng. Những thị trấn nhỏ nhỏ, xinh xinh khi đứng từ trên cao nhìn xuống, ẩn mình trong sương, ngủ yên.
Ngắm nghía thỏa thuê, hả hê những khoảng không rộng lớn.
Núi tiếp núi, sông nối sông, suối liền suối. Núi non xanh, nước sông xanh.
Mình vốn là đứa có sở thích đặc biệt với màu xanh và những ko gian rộng.
Hà Giang với mình là những đường lên núi, xuống núi quanh co, là con đèo mang hình dáng sống lưng ngựa – Mã Pí Lèng uốn lượn duyên dáng.
Mê mải đi dọc con đường mang tên Con đường Hạnh Phúc ấy, cũng thấy mình có nhiều diễm phúc.
Chào Mã Pí Lèng bằng điệu hú sói hoang, và nghe được tiếng núi đồi đáp trả.
Tự do.
Thỏa mãn.
Cuộc sống đôi khi chỉ cần giản đơn vậy đã là hạnh phúc.
Hà Giang với mình là dòng sông Miên, sông Lô xanh ngắt, là dòng sông Nho Quế xa xa, uốn lượn gầm gào trong sương trắng.
Một đêm vượt rừng lên Tây Tiến, sông Mã cũng cuồn cuộn chảy bên cạnh như lúc này.
Sông theo chân chúng mình đi khắp các vùng đất Hà Giang. Sông Lô ở đây còn được goi là sông Miên, nước sông xanh biếc một màu.
Thi thoảng lại bắt gặp mấy khóm tre, điệu đà soi tóc mềm bên làn nước trong xanh.
Giống đến kỳ lạ những hình ảnh trong bài thơ của Tế Hanh:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng…”
Đi xa chính là một kiểu để nhớ về nhà…
Nhìn dòng sông nước chảy lững lờ; những đám khói đốt nương bay lên từ những ruộng bậc thang, thơm ngai ngái, và khoan khoái; nhìn những khóm tre xanh xanh tự bao giờ kia, liệu có ai có thể không nhớ đến quê nhà?
Ngỡ như mình đang được lạc bước về thuở nhỏ: cái thời cùng chúng bạn chăn trâu, cắt cỏ, đùa nghịch bên dòng sông trong những buổi chiều tím ngắt; cái thời quê mình còn thơm nồng mùi khói đốt rạ mỗi khi mùa gặt về…
Hà Giang với mình còn là AN YÊN.
Nhìn những đàn trâu trắng như bước ra từ sách Tập đọc cấp 1, cổ đeo lục lạc, lững thững, chậm rãi về nhà, ai mà chẳng cảm thấy cái sự an yên ngập đầy cuộc sống.
“Trâu đồi” đấy!
Trước những khoảnh khắc ấy, cảm giác như cuộc sống trở nên chậm thật chậm, nhẹ thật nhẹ, và lòng mình thì quá đỗi an nhiên.
“Ai thổi sáo gọi trâu đâu đó
Chiều in nghiêng trên mảng núi xa
Con trâu trắng dẫn đàn lên núi
Vểnh đôi tai nghe sáo trở về…”
Mấy câu được anh xế ngâm nga bằng giọng xứ Nghệ cứ ngân mãi trong hồn mình.
Sao cuộc đời có lúc nhẹ nhàng, bình yên và tự do vô ngần vậy.
Những cô bé, cậu bé “đặc biệt” (vì chúng cười vs mình như một lẽ hết sức tự nhiên, chứ ko phải vì kẹo bánh) cũng chính là một sự an yên của vùng đất Hà Giang này.
Người miền ngược luôn đáng yêu, gần gụi hơn người miền xuôi.
Cậu bé gặp gần nhà của Pao đã cười với mình. Nụ cười tươi tắn. Nụ cười trong veo.
Nụ cười ấy dường như chứa đựng tất cả những bình yên, dịu ngọt của Hà Giang.
Nhìn cậu bé ấy cười, như cảm được cả Hà Giang – hùng vĩ, bình yên, dìu dịu.
Cô bé cả bọn gặp trên đường vào Lũng Cú, mặt lấm lem, quần áo rách, có đôi mắt tròn xoe, đen láy, ánh nhìn bình lặng, mát mẻ như hồ nước thu, chỉ im lặng nhìn, ko nói, khi mình xin chụp ảnh em.
Khi lớn lên, liệu em có còn giữ được ánh nhìn trong veo ấy?
Với mình, em chính là Hà Giang vậy!
Cậu bé theo Cha đi “thu phí” ở những ruộng hoa Tam giác mạch, dẫu có dính đến chữ “phí” nhưng em vẫn nhìn mình bằng ánh mắt ngơ ngác, chẳng nhuốm chút “bụi trần”.
Chỉ vậy thôi mà lòng mình hân hoan suốt chặng đường dài.
Em vẫn là Cậu bé con của Hà Giang quê em, chứ chưa “trở thành” một ai khác.
Và những cô bé, cậu bé tung tăng tới trường, cười nói rổn rảng trong ngày hửng nắng cũng đem lại sự an nhiên cho mảnh đất này!
Chúng xôn xao trả lời, thích chí cười khach khách khi mình hỏi trêu: “Các cậu đang đi học đấy ư?”
Trong vắt cả bầu trời thu!
Hà Giang với mình còn là sắc cam rực cháy của đám hoa cúc dại, trắng tinh khôi của hoa xuyến chi, màu hồng phớt của hoa tam giác mạch và sắc nâu của những quả thông khô…
Những thứ thuộc về thiên nhiên, hoang dã luôn có sức hút lớn với kẻ lang thang.
Hà Giang – vùng đất mang lại những cảm xúc trong vắt, trong veo.
Tự nhủ với lòng, sẽ quay lại mảnh đất này vào một ngày nắng đẹp!
“Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết…”
Hà Giang của mình đẹp từ hòn đất, hòn đá, cành cây, hoa dại – kể cả là “hoa xuyến chi” cũng đẹp, quả thông ở Yên Minh, những buổi sáng sương mù mịt giăng khắp lối, những buổi tối sương bay là là trên đầu, đẹp đến những dãy núi trùng điệp ngợp hồn, những con đèo, con dốc, khúc cua quanh co, và cả Mã Pí Lèng hùng vĩ, Nho Quế xanh ngăn ngắt , có cả cái đẹp đến từ những khuôn mặt lấm lem, thơ ngây của mấy em nhỏ bắt gặp trên đường, những cô gái Lô Lô, cô gái Mông… váy xòe sặc sỡ, mắt trong veo, lúng liếng.
Đẹp và thơ.
Chả trách người đời yêu Hà Giang đến thế.
Đi nhiều mới thấy đất nước mình đẹp vô ngần.
Đi nhiều mới thấy cuộc đời thật đáng yêu, đáng sống.
Khác hẳn khuôn mặt tẻ nhạt, buồn buồn của cuộc đời nơi văn phòng nhỏ hẹp, tù túng.
Hà Giang với mình là trùng điệp, hùng vĩ, là bát ngát, bao la.
Ngắm qua làn sương mờ ảo, ấy vậy mà, núi non Hà Giang vẫn trùng điệp và hùng vĩ không tưởng.
Những dãy núi chìm lẫn vào sương, mơ màng. Những thị trấn nhỏ nhỏ, xinh xinh khi đứng từ trên cao nhìn xuống, ẩn mình trong sương, ngủ yên.
Ngắm nghía thỏa thuê, hả hê những khoảng không rộng lớn.
Núi tiếp núi, sông nối sông, suối liền suối. Núi non xanh, nước sông xanh.
Mình vốn là đứa có sở thích đặc biệt với màu xanh và những ko gian rộng.
Hà Giang với mình là những đường lên núi, xuống núi quanh co, là con đèo mang hình dáng sống lưng ngựa – Mã Pí Lèng uốn lượn duyên dáng.
Mê mải đi dọc con đường mang tên Con đường Hạnh Phúc ấy, cũng thấy mình có nhiều diễm phúc.
Chào Mã Pí Lèng bằng điệu hú sói hoang, và nghe được tiếng núi đồi đáp trả.
Tự do.
Thỏa mãn.
Cuộc sống đôi khi chỉ cần giản đơn vậy đã là hạnh phúc.
Hà Giang với mình là dòng sông Miên, sông Lô xanh ngắt, là dòng sông Nho Quế xa xa, uốn lượn gầm gào trong sương trắng.
Một đêm vượt rừng lên Tây Tiến, sông Mã cũng cuồn cuộn chảy bên cạnh như lúc này.
Sông theo chân chúng mình đi khắp các vùng đất Hà Giang. Sông Lô ở đây còn được goi là sông Miên, nước sông xanh biếc một màu.
Thi thoảng lại bắt gặp mấy khóm tre, điệu đà soi tóc mềm bên làn nước trong xanh.
Giống đến kỳ lạ những hình ảnh trong bài thơ của Tế Hanh:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng…”
Đi xa chính là một kiểu để nhớ về nhà…
Nhìn dòng sông nước chảy lững lờ; những đám khói đốt nương bay lên từ những ruộng bậc thang, thơm ngai ngái, và khoan khoái; nhìn những khóm tre xanh xanh tự bao giờ kia, liệu có ai có thể không nhớ đến quê nhà?
Ngỡ như mình đang được lạc bước về thuở nhỏ: cái thời cùng chúng bạn chăn trâu, cắt cỏ, đùa nghịch bên dòng sông trong những buổi chiều tím ngắt; cái thời quê mình còn thơm nồng mùi khói đốt rạ mỗi khi mùa gặt về…
Hà Giang với mình còn là AN YÊN.
Nhìn những đàn trâu trắng như bước ra từ sách Tập đọc cấp 1, cổ đeo lục lạc, lững thững, chậm rãi về nhà, ai mà chẳng cảm thấy cái sự an yên ngập đầy cuộc sống.
“Trâu đồi” đấy!
Trước những khoảnh khắc ấy, cảm giác như cuộc sống trở nên chậm thật chậm, nhẹ thật nhẹ, và lòng mình thì quá đỗi an nhiên.
“Ai thổi sáo gọi trâu đâu đó
Chiều in nghiêng trên mảng núi xa
Con trâu trắng dẫn đàn lên núi
Vểnh đôi tai nghe sáo trở về…”
Mấy câu được anh xế ngâm nga bằng giọng xứ Nghệ cứ ngân mãi trong hồn mình.
Sao cuộc đời có lúc nhẹ nhàng, bình yên và tự do vô ngần vậy.
Những cô bé, cậu bé “đặc biệt” (vì chúng cười vs mình như một lẽ hết sức tự nhiên, chứ ko phải vì kẹo bánh) cũng chính là một sự an yên của vùng đất Hà Giang này.
Người miền ngược luôn đáng yêu, gần gụi hơn người miền xuôi.
Cậu bé gặp gần nhà của Pao đã cười với mình. Nụ cười tươi tắn. Nụ cười trong veo.
Nụ cười ấy dường như chứa đựng tất cả những bình yên, dịu ngọt của Hà Giang.
Nhìn cậu bé ấy cười, như cảm được cả Hà Giang – hùng vĩ, bình yên, dìu dịu.
Cô bé cả bọn gặp trên đường vào Lũng Cú, mặt lấm lem, quần áo rách, có đôi mắt tròn xoe, đen láy, ánh nhìn bình lặng, mát mẻ như hồ nước thu, chỉ im lặng nhìn, ko nói, khi mình xin chụp ảnh em.
Khi lớn lên, liệu em có còn giữ được ánh nhìn trong veo ấy?
Với mình, em chính là Hà Giang vậy!
Cậu bé theo Cha đi “thu phí” ở những ruộng hoa Tam giác mạch, dẫu có dính đến chữ “phí” nhưng em vẫn nhìn mình bằng ánh mắt ngơ ngác, chẳng nhuốm chút “bụi trần”.
Chỉ vậy thôi mà lòng mình hân hoan suốt chặng đường dài.
Em vẫn là Cậu bé con của Hà Giang quê em, chứ chưa “trở thành” một ai khác.
Và những cô bé, cậu bé tung tăng tới trường, cười nói rổn rảng trong ngày hửng nắng cũng đem lại sự an nhiên cho mảnh đất này!
Chúng xôn xao trả lời, thích chí cười khach khách khi mình hỏi trêu: “Các cậu đang đi học đấy ư?”
Trong vắt cả bầu trời thu!
Hà Giang với mình còn là sắc cam rực cháy của đám hoa cúc dại, trắng tinh khôi của hoa xuyến chi, màu hồng phớt của hoa tam giác mạch và sắc nâu của những quả thông khô…
Những thứ thuộc về thiên nhiên, hoang dã luôn có sức hút lớn với kẻ lang thang.
Hà Giang – vùng đất mang lại những cảm xúc trong vắt, trong veo.
Tự nhủ với lòng, sẽ quay lại mảnh đất này vào một ngày nắng đẹp!
“Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết…”