Hồng Thất Công
Phượt thủ
Từ Cầu Lạc Quần (nghe hơi hoảng tẹo!) đi về Xuân Dục (Xuân Trường-Nam Định) mất mười nghìn tiền xe ôm, đường đẹp nên các bác tài chạy tít, nhưng yên tâm đây là lò đào tạo xe ôm cho 2/3 lực lượng xe ôm ở thủ đô, nên có thể giao phó cả tính mạng! Có thể thấy hầu hết đường xá ở Xuân Trường đều rất đẹp. Đoạn xấu nhất chính là đoạn trục đường chính từ thành phố về, đoạn giáp với Xuân Trường, ngồi trên xe ô tô mà cứ tưởng đi tàu lượn!
Nhà thờ tôi đến thăm đang sửa chữa nên còn ngổn ngang, nhưng cảnh trí xung quanh báo hiệu một khung cảnh đẹp ghê người!!! Con kênh ngăn đôi xóm làng thành hai bờ nam bắc, cấp nước cho một vùng đồng ruộng, hai bờ và những con cầu bắc qua đều được bê tông hoá. Dọc hai bờ kênh đang trồng liễu, có điểm cau vua. Tiếc là để đảm bảo cho tàu bè đi lại, nên không thả bèo tây hay trồng sen súng gì ở kênh được, dù nước lúc nào cũng đầy săm sắp. Được cái, ốc bươu vàng vẫn còn phát triển thuận lợi, nên đã điểm cho mặt kênh rất nhiều hoa trứng đỏ tươi, trông khá bắt mắt! Có nhiều “hoa” bị nhân dân di nát, tạo nên những vệt đỏ chạy dài rất bi thương, gợi nhớ đến Trần Phương trong “Quan Âm Thị Kính”, “Ra đường thấy cánh hoa rơi/Giơ chân di xuống chẳng chơi hoa tàn”!
Con đường giao thông dọc hai bờ kênh được nhân dân tận dụng để phơi chiếu. Nhân dân ở thôn này có truyền thống dệt chiếu đậu, cói được chở về từ Ninh Bình, Thanh Hoá,… chủ yếu được dệt bằng tay hoàn toàn, những khung dệt cổ xưa, của các cụ già ngồi nhà, cứ cụ bà ngồi se cói còn cụ ông dệt, ngày kiếm được mươi nghìn mà không quá lam lũ. Nhưng nhìn thấy khung dệt mới thấy thương chiếc chiếu cói bao nhiêu. Mà ghét thêm bọn chiếu nhựa đang hoành hành! Cũng từ những khung dệt thô sơ này dệt nên những chiếc chiếu cói nằm võng cho trẻ con, từng đôi một bé xíu, mới nhớ, lâu lắm rồi không thấy chiếc võng đay một thuở…
Tôi chạy được một vòng quanh dòng kênh, ngó qua được chiếc vó bè cuối dòng, dây kéo được ghì bằng chiếc cối đá to và đạp bằng chân. Rồi chạy vội về nhà thờ để kịp cho lễ chiều. Tuần lễ sau phục sinh, vẫn còn váng vất không khí lễ hội bởi băng rôn “Alleluia” treo dọc Thánh Đường.
Vẫn tiếng chuông ngân nga và giọng hát trong trẻo, thanh thoát, nhưng dường như ở đây thành kính hơn. Có lẽ bởi đây là thôn một trăm phần trăm dân theo đạo, và cha xứ dù còn trẻ vẫn giữ nguyên nếp cũ, không bỏ đi trang phục cổ truyền của giáo dân bao đời nay.
Cũng ở nhà thờ này, Đức Mẹ được đặc biệt coi trọng hơn hẳn nhưng nhà thờ khác, vì “giáo dân đã được thấy nhiều hiển linh khác từ Người”, một xơ đã giải thích cho tôi như vậy.
Tan buổi lễ các giáo dân còn tụm thành từng đám trước tượng Đức Mẹ và Chúa để tiếp tục đọc kinh, còn các xơ hướng dẫn các em nhỏ tập múa hát, dâng hoa để chuẩn bị cho các buổi lễ hội khác.
Ban chiều, khi nhìn các xơ còn quá trẻ trung, tôi ái ngại, nghĩ phần đời phía trước còn quá dài, chỉ loanh quanh giữa bốn bề đức tin, liệu các xơ có đủ sức?
Sau buổi lễ tôn nghiêm này, và không khí rộn rã bây giờ, tôi nghĩ chắc tôi vừa được mặc khải. Cuộc sống của họ là đây, những yên ổn thanh bình này, những niềm vui đơn giản xuyên suốt này. Hơn rất nhiều cuộc sống khác ngoài kia… Nếu có gì để làm vẩn lên trong họ câu hỏi làm xáo động sự yên bình, chính là sự hiện diện (vô duyên) của những người như tôi! Nhưng đã đến rồi, tôi sẽ cố một lần dầm mình vào cuộc sống bình yên đó…
Nhà thờ tôi đến thăm đang sửa chữa nên còn ngổn ngang, nhưng cảnh trí xung quanh báo hiệu một khung cảnh đẹp ghê người!!! Con kênh ngăn đôi xóm làng thành hai bờ nam bắc, cấp nước cho một vùng đồng ruộng, hai bờ và những con cầu bắc qua đều được bê tông hoá. Dọc hai bờ kênh đang trồng liễu, có điểm cau vua. Tiếc là để đảm bảo cho tàu bè đi lại, nên không thả bèo tây hay trồng sen súng gì ở kênh được, dù nước lúc nào cũng đầy săm sắp. Được cái, ốc bươu vàng vẫn còn phát triển thuận lợi, nên đã điểm cho mặt kênh rất nhiều hoa trứng đỏ tươi, trông khá bắt mắt! Có nhiều “hoa” bị nhân dân di nát, tạo nên những vệt đỏ chạy dài rất bi thương, gợi nhớ đến Trần Phương trong “Quan Âm Thị Kính”, “Ra đường thấy cánh hoa rơi/Giơ chân di xuống chẳng chơi hoa tàn”!
Con đường giao thông dọc hai bờ kênh được nhân dân tận dụng để phơi chiếu. Nhân dân ở thôn này có truyền thống dệt chiếu đậu, cói được chở về từ Ninh Bình, Thanh Hoá,… chủ yếu được dệt bằng tay hoàn toàn, những khung dệt cổ xưa, của các cụ già ngồi nhà, cứ cụ bà ngồi se cói còn cụ ông dệt, ngày kiếm được mươi nghìn mà không quá lam lũ. Nhưng nhìn thấy khung dệt mới thấy thương chiếc chiếu cói bao nhiêu. Mà ghét thêm bọn chiếu nhựa đang hoành hành! Cũng từ những khung dệt thô sơ này dệt nên những chiếc chiếu cói nằm võng cho trẻ con, từng đôi một bé xíu, mới nhớ, lâu lắm rồi không thấy chiếc võng đay một thuở…
Tôi chạy được một vòng quanh dòng kênh, ngó qua được chiếc vó bè cuối dòng, dây kéo được ghì bằng chiếc cối đá to và đạp bằng chân. Rồi chạy vội về nhà thờ để kịp cho lễ chiều. Tuần lễ sau phục sinh, vẫn còn váng vất không khí lễ hội bởi băng rôn “Alleluia” treo dọc Thánh Đường.
Vẫn tiếng chuông ngân nga và giọng hát trong trẻo, thanh thoát, nhưng dường như ở đây thành kính hơn. Có lẽ bởi đây là thôn một trăm phần trăm dân theo đạo, và cha xứ dù còn trẻ vẫn giữ nguyên nếp cũ, không bỏ đi trang phục cổ truyền của giáo dân bao đời nay.
Cũng ở nhà thờ này, Đức Mẹ được đặc biệt coi trọng hơn hẳn nhưng nhà thờ khác, vì “giáo dân đã được thấy nhiều hiển linh khác từ Người”, một xơ đã giải thích cho tôi như vậy.
Tan buổi lễ các giáo dân còn tụm thành từng đám trước tượng Đức Mẹ và Chúa để tiếp tục đọc kinh, còn các xơ hướng dẫn các em nhỏ tập múa hát, dâng hoa để chuẩn bị cho các buổi lễ hội khác.
Ban chiều, khi nhìn các xơ còn quá trẻ trung, tôi ái ngại, nghĩ phần đời phía trước còn quá dài, chỉ loanh quanh giữa bốn bề đức tin, liệu các xơ có đủ sức?
Sau buổi lễ tôn nghiêm này, và không khí rộn rã bây giờ, tôi nghĩ chắc tôi vừa được mặc khải. Cuộc sống của họ là đây, những yên ổn thanh bình này, những niềm vui đơn giản xuyên suốt này. Hơn rất nhiều cuộc sống khác ngoài kia… Nếu có gì để làm vẩn lên trong họ câu hỏi làm xáo động sự yên bình, chính là sự hiện diện (vô duyên) của những người như tôi! Nhưng đã đến rồi, tôi sẽ cố một lần dầm mình vào cuộc sống bình yên đó…