NHẬT KÝ HÀNH TRÌNH
Vì đã xác định trước là đi vào dịp nghỉ lễ dài ngày, vé xe có thể hết rất nhanh nên tôi có kế hoạch đặt vé trước. Xe bus Sài Gòn – Phnom Penh nhiều, ngày nào cũng có xe chạy. Để mua vé xe bạn hãy lên các đại lý dọc tuyến đường Phạm Ngũ Lão ở quận 1, đây là khu vực Tây ba lô nên có những dịch vụ du lịch khá tiện lợi. Lượn một vòng các đại lý, tôi nhận thấy giá vé xe không chênh lệch nhiều, dao động trong khoảng từ 8 – 10 đô/vé/chiều tùy chất lượng xe (tất nhiên tùy cả vào dịp cao điểm hay thấp điểm nữa). Hỏi chỗ đầu tiên họ báo giá 8$ - vé lúc 8h, tôi ngần ngừ không mua ngay vì sợ vẫn đắt (tại nhà kê ra tỉnh cứ sợ bị bắt nạt ý). Hỏi sang các chỗ tiếp theo họ báo 9$, 10$, rồi chỗ thì hết vé, chỉ còn chuyến chiều. Tôi quay lại chỗ đầu tiên báo giá rẻ nhất thì họ bảo: “Hết vé lúc 8h rồi em ơi, còn đúng 2 vé của chuyến trưa 11h30 xe Phương Trinh thôi em ơi. Có mua thì mua lẹ lên còn kịp em ơi”. Thôi, nói thế thì còn gì mà chần chừ nữa chứ, hixx, phải mua luôn và ngay thôi. Vậy là coi như bước đầu tạm ổn. Chúng tôi về chuẩn bị đồ đạc cho chuyến đi vào ngày mai.
Ngày 1: PHNOM PENH
Buổi sáng Sài Gòn mát mẻ, báo hiệu cho một buổi trưa nóng nực sắp tới (liên quan ko?!). Chúng tôi đến chỗ phòng bán vé xe khá sớm. Ngồi cùng hai chị em là hai bạn tây nói cười liên hồi, các bạn ấy bảo đồ ở Việt Nam “****ing cheap”: chỉ với 3 đô mà bạn ấy mua được bao nhiêu bịch snack với sô cô la cả nước uống. Tôi chỉ thầm nghĩ: “Tao mà mua chắc chỉ mất 2 đô thôi, chúng mài bị mua đắt roài” =)). Khoảng 11h30 chúng tôi được lên xe. Xe Phương Trinh còn mới, điều hòa mát lạnh luôn. Yên vị trên xe, tôi nhẩm tính 12h xe chạy, 14h sẽ đến Mộc Bài, thủ tục xuất nhập cảnh xong xuôi xong là 18h sẽ đến PP, xong bắt bus đêm đi Siem Riep luôn cho kịp lịch trình. Thế nhưng lại một lần nữa, đời ko như đờ-rem.
Xe chạy lòng vòng bắt khách, nhồi khách, hẹn khách xong đón khách. Ôi mèng ơi, tôi bị chết ngộp trên xe vì đủ thứ âm thanh và mùi vị (quên ko nói, xe chúng tôi đi có nhiều bạn Ấn Độ lắm luôn). Vì nắng và nóng chói chang nên tôi chẳng mở rèm xe nên cũng chẳng biết khung cảnh 2 bên đường như nào, có gì vui nhộn ko. Sau một hồi lượn lờ, xe cũng vào cao tốc và chạy thẳng. Cuối cùng thì chúng tôi cũng đến được Mộc Bài lúc 14h30. Thật tốt, trễ có 30p so với dự định thôi.
Tuy vậy, nhà xe Phương Trinh vẫn để lại cho tôi một ấn tượng tốt đẹp: nhà xe lo hết các thủ tục xuất nhập cảnh cho hành khách. Lúc lên xe, họ thu một lượt hộ chiếu của bạn. Lúc đến cửa khẩu, họ lùa bạn xuống cho bạn chụp ảnh chếch-kin còn họ thì đi lo việc đóng dấu cho bạn. Một lúc lâu sau đó (cũng phải gần 1h), họ gọi tất cả hành khách trên xe đứng xếp hàng lại, đọc đến tên ai thì người đó cầm hộ chiếu (đã được đóng dấu xuất cảnh) đi ra và lên xe. Xong thủ tục xuất cảnh. Còn thủ tục nhập cảnh khá đơn giản nên họ để hành khách tự làm. Bạn chỉ việc cầm hộ chiếu lên xe, qua bên cửa khẩu Bavet, nhân viên bên đó sẽ đóng dấu nhập cảnh cho bạn. Rất nhanh và tiện lợi.
Ở gần cửa khẩu có rất nhiều casino hoành tráng. Hàng quán 2 bên đường cũng mọc lên khá nhiều, nhưng nhìn qua hơi “hẻo”. Chạy cách cửa khẩu được khoảng gần 3km, xe đưa chúng tôi vào một nhà hàng bên đường để hành khách nạp năng lượng. Đồ ăn ở đấy không quá đắt. Đặc biệt bạn vẫn có thể tiêu tiền Việt và nói tiếng Việt ở đây. Trong nhà hàng có một quầy minimart và một quầy đổi tiền. Dù biết tỷ giá tại cửa khẩu không được tốt cho lắm nhưng tôi cứ đổi trước một ít tiền ~ 10 đô để tiện chi tiêu. Một lúc sau xe rời nhà hàng đi, phóng rất nhanh về phía Phnom Penh. Đường khá đẹp, xe chạy êm ru và không dừng lại đón trả khách nữa. Tôi ngồi cạnh một chú người Việt nhưng đã sống ở Campuchia hơn 20 năm nay rồi. Chú dạy tôi nói một vài từ Campuchia đơn giản nhưng bây giờ tôi chỉ còn nhớ được 3 từ: Xin chào = Chùm-riệp-sua, Tạm biệt = chùm-riệp-lia, Cảm ơn = or-cun. Chú cho tôi nhiều lời khuyên hữu ích, về cách trả giá khi đi tuk tuk, cách tránh một số thói quen trong văn hóa Khmer như:
+ Tuyệt đối không xoa đầu trẻ em vì đây là nơi rất linh thiêng, chỉ có thánh thần và cha mẹ mới được chạm vào.
+ Không đưa đồ, đưa tiền hay bất cứ thứ gì bằng tay trái vì theo phong tục của họ tay trái là tay “không được sạch sẽ”. Tuy nhiên có lẽ quy định cũng đã cởi mở hơn vì hiện nay khá nhiều khách du lịch đến đây và phần lớn họ không biết quy định này, hoặc cũng có thể do thói quen đưa tay trái của họ. Tôi dù đã biết quy định nhưng cũng nhiều lần đưa đồ bằng tay trái cho các bạn Campuchia, và họ cũng khá thoải mái, không căng thẳng gì cả.
+ Người Campuchia tôn thờ đạo Phật một cách tuyệt đối nên khi vào chùa không được đội mũ, phải bỏ giày dép và tất bên ngoài, chỉ được đi chân trần, không được đứng gần cũng như chạm vào nhà sư.
Khi biết hai chị em chúng tôi đi du lịch Campuchia tự túc mà chẳng có hướng dẫn viên nào, chú tỏ ra khá lo lắng. Chú bắt tôi lưu số điện thoại của chú vào, lúc nào mua sim xong nhớ nhắn tin cho chú. Tôi khá bất ngờ và cảm thấy rất vui. Ngồi trên xe nói chuyện với chú thế mà thoắt cái cũng đến Phnom penh. Còn cách thủ đô nước bạn 10km nữa thôi mà xe phải mất đến gần 30p để vào vì đoạn đường này đang sửa, bụi thì mù mịt, đèn đường thì không có, xe đi gập ghềnh lên xuống khiến tôi có cảm giác say xe. Liếc nhìn đồng hồ: 19h. Xác định là tối nay chúng tôi phải ở lại PP rồi vì không kịp cho chuyến bus đêm. Tôi ngán ngẩm nhắm mắt, đầu dựa cứng vào thành ghế cho quên đi cảm giác lợn cợn đang từ từ nổi lên ở bụng. “Ọt ọt” – tiếng lòng tôi gào thét lên, hóa ra đây là nguyên nhân khiến tôi bị say xe, vì bình thường kể cả có đi cái đường xóc gấp 10 lần như này tôi cũng chẳng có cảm giác say xe nữa là. Haizza, cái bụng mần hại cái thân )
19h30. Chúng tôi xuống bến xe ở ngay trung tâm Phnom Penh. Chú tốt bụng trên xe gọi ngay cho hai chị em một xe tuk tuk. Chú dặn người ta chở 2 đứa đến điểm mua sim gần nhất, xong chở về khu Tây ba lô ở PP. Chú còn mặc cả giá xe nữa làm chúng tôi vô cùng xúc động. Chia tay chú, tôi chỉ biết cảm ơn và chúc chú luôn mạnh khỏe.
Tuk tuk là một loại xe rất phổ biến tại Campuchia. Tuk tuk gồm một chiếc xe máy phía yên được gắn thêm một phần xe kéo như xe lam. Chạy tuk tuk rất tiện: vừa ngắm phố vừa được hít bụi made in Campuchia chính gốc. Sau một hồi lòng vòng, chúng tôi cũng đến được chỗ mua sim. Một số nhà mạng phổ biến ở Campuchia là: Metfone, Vodafone… Tôi chọn mua sim Metfone vì đây thực chất là mạng Viettel nhà mình tại Campuchia. Giá mua sim: 1 đô. Mua thêm thẻ cào: 2 đô. Gọi về Việt Nam và dùng 3G tẹt pô thì 2 ngày mới hết. Tất nhiên chất lượng 3G thì không có gì phải lăn tăn: rất nhanh, rất tiết kiệm.
Xe tuk tuk thả chúng tôi ở nhà nghỉ Laughing Fatman Guesthouse, nằm ở khu phố Tây Tôi cũng đã đọc qua review nhà nghỉ này trên Agoda và thấy khá tốt. Giá phòng đôi có quạt là 15$/đêm: chát quá, nhưng bây giờ tối rồi nên tôi cũng không muốn đi đâu nữa. Tôi cũng nhờ nhà nghỉ đặt luôn vé xe sáng mai đi Siem Riep với giá 9$/vé, họ đưa vé luôn cho tôi và note thêm tiền vé đã bao gồm cả tiền tuk tuk pick up nhà nghỉ - bến xe. Biết là cao hơn so với ra bến xe mua nhưng tôi thà chịu đắt hơn một chút để mọi thứ diễn ra theo kế hoạch.
Và một đêm ác mộng bắt đầu.
Tối ở Campuchia oi ả. Phòng đôi đúng là có quạt, nhưng là quạt trần chạy vô cùng nhẹ nhàng, yểu điệu. Lớp đệm giường dày khự được phủ phía trên là một lớp ga nilon lúc nào cũng kêu sột soạt. Khu vệ sinh tạm ổn (chứ không có nghĩa là tốt như kỳ vọng so với giá). Cánh cửa với ổ khóa sứt mẻ không thể khóa lại được, làm hai chị em tôi phải dùng bàn gỗ để chắn ngang. Buổi tối hôm đấy chúng tôi không tài nào ngủ được dù đã 2h đêm vì nhạc ở bar bên cạnh vẫn xập xình, và dĩ nhiên phòng thì vẫn nóng như lò lửa. Thức đêm mới biết đêm dài.
Sáng hôm sau chị em tôi dậy sớm vì có nằm thêm nữa cũng chả ngủ tiếp được. Tôi định ra ngoài mua ít đồ ăn sáng. Qua quầy lễ tân họ bảo 8h sẽ có tuk tuk đến đón chúng tôi ra bến xe để đi Siem Riep. Bây giờ mới 6h hơn nên tôi nghĩ thời gian thoải mái, vì đồ đạc đã sắp đâu ra đấy hết rồi. Tôi đi bộ ra khu chợ gần nhất mua đồ linh tinh. Bất cứ đi đến nơi nào đó, địa điểm tôi không thể bỏ qua là Chợ và Chùa. Không phải là những resort hay khách sạn sang trọng, không phải là những nhà hàng hạng sang mà chính là Chợ mới thể hiện rõ nhất cuộc sống thường ngày của dân bản địa. Đây là một khu chợ nhỏ đối diện với một cổng chùa. Hoạt động mua bán khá nhộn nhịp nhưng không ồn ào. Cá họ bày ra sạp và ngồi luôn trên sạp để bán, không có chỗ làm sẵn như ở mình. Thịt họ treo lên thành tảng, lủng lẳng bên cạnh là những mớ xúc xích làm từ lòng lợn. Rau với trái cây có một vài thứ lạ thôi, còn lại hầu hết là giống chợ bên mình. Tôi dừng lại một hàng hoa quả và hỏi mua ổi. Vì chị ý không nói được tiếng Anh lẫn tiếng Việt, còn tôi thì chỉ biết “Chùm riệp sua” với cả “Or cun” thôi nên chúng tôi chủ yếu giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể. Tôi nghĩ là khả năng múa may của tôi khá tốt khi nhờ chị chọn hộ quả ngon, gọt rồi cắt ra, rồi xóc muối. Chị ấy thì cứ nhìn tôi và nói: “Việt Nam, đẹp”. Chắc chị ấy khen nước Việt Nam đẹp ý nhỉ? Chắc không phải chị ấy bảo tôi là người Việt Nam và tôi đẹp đâu nhỉ? =))) lol. Chị bán ổi dễ thương quá chừng khi tôi mua 2kg ổi mà hết có 1$.
Một điều đặc biệt tôi để ý thấy là dù phương tiện tham gia giao thông chủ yếu là xe máy và tuk tuk nhưng đường phố không bị bội thực còi xe như ở mình. Tôi tự an ủi: “Chắc dân họ vẫn ít hơn dân mình thôi, chứ dân mình ý thức tham gia giao thông vẫn tốt mà”. Không phải đâu, tôi nói dối đấy!!!
Vì đã xác định trước là đi vào dịp nghỉ lễ dài ngày, vé xe có thể hết rất nhanh nên tôi có kế hoạch đặt vé trước. Xe bus Sài Gòn – Phnom Penh nhiều, ngày nào cũng có xe chạy. Để mua vé xe bạn hãy lên các đại lý dọc tuyến đường Phạm Ngũ Lão ở quận 1, đây là khu vực Tây ba lô nên có những dịch vụ du lịch khá tiện lợi. Lượn một vòng các đại lý, tôi nhận thấy giá vé xe không chênh lệch nhiều, dao động trong khoảng từ 8 – 10 đô/vé/chiều tùy chất lượng xe (tất nhiên tùy cả vào dịp cao điểm hay thấp điểm nữa). Hỏi chỗ đầu tiên họ báo giá 8$ - vé lúc 8h, tôi ngần ngừ không mua ngay vì sợ vẫn đắt (tại nhà kê ra tỉnh cứ sợ bị bắt nạt ý). Hỏi sang các chỗ tiếp theo họ báo 9$, 10$, rồi chỗ thì hết vé, chỉ còn chuyến chiều. Tôi quay lại chỗ đầu tiên báo giá rẻ nhất thì họ bảo: “Hết vé lúc 8h rồi em ơi, còn đúng 2 vé của chuyến trưa 11h30 xe Phương Trinh thôi em ơi. Có mua thì mua lẹ lên còn kịp em ơi”. Thôi, nói thế thì còn gì mà chần chừ nữa chứ, hixx, phải mua luôn và ngay thôi. Vậy là coi như bước đầu tạm ổn. Chúng tôi về chuẩn bị đồ đạc cho chuyến đi vào ngày mai.
Ngày 1: PHNOM PENH
Buổi sáng Sài Gòn mát mẻ, báo hiệu cho một buổi trưa nóng nực sắp tới (liên quan ko?!). Chúng tôi đến chỗ phòng bán vé xe khá sớm. Ngồi cùng hai chị em là hai bạn tây nói cười liên hồi, các bạn ấy bảo đồ ở Việt Nam “****ing cheap”: chỉ với 3 đô mà bạn ấy mua được bao nhiêu bịch snack với sô cô la cả nước uống. Tôi chỉ thầm nghĩ: “Tao mà mua chắc chỉ mất 2 đô thôi, chúng mài bị mua đắt roài” =)). Khoảng 11h30 chúng tôi được lên xe. Xe Phương Trinh còn mới, điều hòa mát lạnh luôn. Yên vị trên xe, tôi nhẩm tính 12h xe chạy, 14h sẽ đến Mộc Bài, thủ tục xuất nhập cảnh xong xuôi xong là 18h sẽ đến PP, xong bắt bus đêm đi Siem Riep luôn cho kịp lịch trình. Thế nhưng lại một lần nữa, đời ko như đờ-rem.
Xe chạy lòng vòng bắt khách, nhồi khách, hẹn khách xong đón khách. Ôi mèng ơi, tôi bị chết ngộp trên xe vì đủ thứ âm thanh và mùi vị (quên ko nói, xe chúng tôi đi có nhiều bạn Ấn Độ lắm luôn). Vì nắng và nóng chói chang nên tôi chẳng mở rèm xe nên cũng chẳng biết khung cảnh 2 bên đường như nào, có gì vui nhộn ko. Sau một hồi lượn lờ, xe cũng vào cao tốc và chạy thẳng. Cuối cùng thì chúng tôi cũng đến được Mộc Bài lúc 14h30. Thật tốt, trễ có 30p so với dự định thôi.
Tuy vậy, nhà xe Phương Trinh vẫn để lại cho tôi một ấn tượng tốt đẹp: nhà xe lo hết các thủ tục xuất nhập cảnh cho hành khách. Lúc lên xe, họ thu một lượt hộ chiếu của bạn. Lúc đến cửa khẩu, họ lùa bạn xuống cho bạn chụp ảnh chếch-kin còn họ thì đi lo việc đóng dấu cho bạn. Một lúc lâu sau đó (cũng phải gần 1h), họ gọi tất cả hành khách trên xe đứng xếp hàng lại, đọc đến tên ai thì người đó cầm hộ chiếu (đã được đóng dấu xuất cảnh) đi ra và lên xe. Xong thủ tục xuất cảnh. Còn thủ tục nhập cảnh khá đơn giản nên họ để hành khách tự làm. Bạn chỉ việc cầm hộ chiếu lên xe, qua bên cửa khẩu Bavet, nhân viên bên đó sẽ đóng dấu nhập cảnh cho bạn. Rất nhanh và tiện lợi.
Ở gần cửa khẩu có rất nhiều casino hoành tráng. Hàng quán 2 bên đường cũng mọc lên khá nhiều, nhưng nhìn qua hơi “hẻo”. Chạy cách cửa khẩu được khoảng gần 3km, xe đưa chúng tôi vào một nhà hàng bên đường để hành khách nạp năng lượng. Đồ ăn ở đấy không quá đắt. Đặc biệt bạn vẫn có thể tiêu tiền Việt và nói tiếng Việt ở đây. Trong nhà hàng có một quầy minimart và một quầy đổi tiền. Dù biết tỷ giá tại cửa khẩu không được tốt cho lắm nhưng tôi cứ đổi trước một ít tiền ~ 10 đô để tiện chi tiêu. Một lúc sau xe rời nhà hàng đi, phóng rất nhanh về phía Phnom Penh. Đường khá đẹp, xe chạy êm ru và không dừng lại đón trả khách nữa. Tôi ngồi cạnh một chú người Việt nhưng đã sống ở Campuchia hơn 20 năm nay rồi. Chú dạy tôi nói một vài từ Campuchia đơn giản nhưng bây giờ tôi chỉ còn nhớ được 3 từ: Xin chào = Chùm-riệp-sua, Tạm biệt = chùm-riệp-lia, Cảm ơn = or-cun. Chú cho tôi nhiều lời khuyên hữu ích, về cách trả giá khi đi tuk tuk, cách tránh một số thói quen trong văn hóa Khmer như:
+ Tuyệt đối không xoa đầu trẻ em vì đây là nơi rất linh thiêng, chỉ có thánh thần và cha mẹ mới được chạm vào.
+ Không đưa đồ, đưa tiền hay bất cứ thứ gì bằng tay trái vì theo phong tục của họ tay trái là tay “không được sạch sẽ”. Tuy nhiên có lẽ quy định cũng đã cởi mở hơn vì hiện nay khá nhiều khách du lịch đến đây và phần lớn họ không biết quy định này, hoặc cũng có thể do thói quen đưa tay trái của họ. Tôi dù đã biết quy định nhưng cũng nhiều lần đưa đồ bằng tay trái cho các bạn Campuchia, và họ cũng khá thoải mái, không căng thẳng gì cả.
+ Người Campuchia tôn thờ đạo Phật một cách tuyệt đối nên khi vào chùa không được đội mũ, phải bỏ giày dép và tất bên ngoài, chỉ được đi chân trần, không được đứng gần cũng như chạm vào nhà sư.
Khi biết hai chị em chúng tôi đi du lịch Campuchia tự túc mà chẳng có hướng dẫn viên nào, chú tỏ ra khá lo lắng. Chú bắt tôi lưu số điện thoại của chú vào, lúc nào mua sim xong nhớ nhắn tin cho chú. Tôi khá bất ngờ và cảm thấy rất vui. Ngồi trên xe nói chuyện với chú thế mà thoắt cái cũng đến Phnom penh. Còn cách thủ đô nước bạn 10km nữa thôi mà xe phải mất đến gần 30p để vào vì đoạn đường này đang sửa, bụi thì mù mịt, đèn đường thì không có, xe đi gập ghềnh lên xuống khiến tôi có cảm giác say xe. Liếc nhìn đồng hồ: 19h. Xác định là tối nay chúng tôi phải ở lại PP rồi vì không kịp cho chuyến bus đêm. Tôi ngán ngẩm nhắm mắt, đầu dựa cứng vào thành ghế cho quên đi cảm giác lợn cợn đang từ từ nổi lên ở bụng. “Ọt ọt” – tiếng lòng tôi gào thét lên, hóa ra đây là nguyên nhân khiến tôi bị say xe, vì bình thường kể cả có đi cái đường xóc gấp 10 lần như này tôi cũng chẳng có cảm giác say xe nữa là. Haizza, cái bụng mần hại cái thân )
19h30. Chúng tôi xuống bến xe ở ngay trung tâm Phnom Penh. Chú tốt bụng trên xe gọi ngay cho hai chị em một xe tuk tuk. Chú dặn người ta chở 2 đứa đến điểm mua sim gần nhất, xong chở về khu Tây ba lô ở PP. Chú còn mặc cả giá xe nữa làm chúng tôi vô cùng xúc động. Chia tay chú, tôi chỉ biết cảm ơn và chúc chú luôn mạnh khỏe.
Tuk tuk là một loại xe rất phổ biến tại Campuchia. Tuk tuk gồm một chiếc xe máy phía yên được gắn thêm một phần xe kéo như xe lam. Chạy tuk tuk rất tiện: vừa ngắm phố vừa được hít bụi made in Campuchia chính gốc. Sau một hồi lòng vòng, chúng tôi cũng đến được chỗ mua sim. Một số nhà mạng phổ biến ở Campuchia là: Metfone, Vodafone… Tôi chọn mua sim Metfone vì đây thực chất là mạng Viettel nhà mình tại Campuchia. Giá mua sim: 1 đô. Mua thêm thẻ cào: 2 đô. Gọi về Việt Nam và dùng 3G tẹt pô thì 2 ngày mới hết. Tất nhiên chất lượng 3G thì không có gì phải lăn tăn: rất nhanh, rất tiết kiệm.
Xe tuk tuk thả chúng tôi ở nhà nghỉ Laughing Fatman Guesthouse, nằm ở khu phố Tây Tôi cũng đã đọc qua review nhà nghỉ này trên Agoda và thấy khá tốt. Giá phòng đôi có quạt là 15$/đêm: chát quá, nhưng bây giờ tối rồi nên tôi cũng không muốn đi đâu nữa. Tôi cũng nhờ nhà nghỉ đặt luôn vé xe sáng mai đi Siem Riep với giá 9$/vé, họ đưa vé luôn cho tôi và note thêm tiền vé đã bao gồm cả tiền tuk tuk pick up nhà nghỉ - bến xe. Biết là cao hơn so với ra bến xe mua nhưng tôi thà chịu đắt hơn một chút để mọi thứ diễn ra theo kế hoạch.
Và một đêm ác mộng bắt đầu.
Tối ở Campuchia oi ả. Phòng đôi đúng là có quạt, nhưng là quạt trần chạy vô cùng nhẹ nhàng, yểu điệu. Lớp đệm giường dày khự được phủ phía trên là một lớp ga nilon lúc nào cũng kêu sột soạt. Khu vệ sinh tạm ổn (chứ không có nghĩa là tốt như kỳ vọng so với giá). Cánh cửa với ổ khóa sứt mẻ không thể khóa lại được, làm hai chị em tôi phải dùng bàn gỗ để chắn ngang. Buổi tối hôm đấy chúng tôi không tài nào ngủ được dù đã 2h đêm vì nhạc ở bar bên cạnh vẫn xập xình, và dĩ nhiên phòng thì vẫn nóng như lò lửa. Thức đêm mới biết đêm dài.
Sáng hôm sau chị em tôi dậy sớm vì có nằm thêm nữa cũng chả ngủ tiếp được. Tôi định ra ngoài mua ít đồ ăn sáng. Qua quầy lễ tân họ bảo 8h sẽ có tuk tuk đến đón chúng tôi ra bến xe để đi Siem Riep. Bây giờ mới 6h hơn nên tôi nghĩ thời gian thoải mái, vì đồ đạc đã sắp đâu ra đấy hết rồi. Tôi đi bộ ra khu chợ gần nhất mua đồ linh tinh. Bất cứ đi đến nơi nào đó, địa điểm tôi không thể bỏ qua là Chợ và Chùa. Không phải là những resort hay khách sạn sang trọng, không phải là những nhà hàng hạng sang mà chính là Chợ mới thể hiện rõ nhất cuộc sống thường ngày của dân bản địa. Đây là một khu chợ nhỏ đối diện với một cổng chùa. Hoạt động mua bán khá nhộn nhịp nhưng không ồn ào. Cá họ bày ra sạp và ngồi luôn trên sạp để bán, không có chỗ làm sẵn như ở mình. Thịt họ treo lên thành tảng, lủng lẳng bên cạnh là những mớ xúc xích làm từ lòng lợn. Rau với trái cây có một vài thứ lạ thôi, còn lại hầu hết là giống chợ bên mình. Tôi dừng lại một hàng hoa quả và hỏi mua ổi. Vì chị ý không nói được tiếng Anh lẫn tiếng Việt, còn tôi thì chỉ biết “Chùm riệp sua” với cả “Or cun” thôi nên chúng tôi chủ yếu giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể. Tôi nghĩ là khả năng múa may của tôi khá tốt khi nhờ chị chọn hộ quả ngon, gọt rồi cắt ra, rồi xóc muối. Chị ấy thì cứ nhìn tôi và nói: “Việt Nam, đẹp”. Chắc chị ấy khen nước Việt Nam đẹp ý nhỉ? Chắc không phải chị ấy bảo tôi là người Việt Nam và tôi đẹp đâu nhỉ? =))) lol. Chị bán ổi dễ thương quá chừng khi tôi mua 2kg ổi mà hết có 1$.
Một điều đặc biệt tôi để ý thấy là dù phương tiện tham gia giao thông chủ yếu là xe máy và tuk tuk nhưng đường phố không bị bội thực còi xe như ở mình. Tôi tự an ủi: “Chắc dân họ vẫn ít hơn dân mình thôi, chứ dân mình ý thức tham gia giao thông vẫn tốt mà”. Không phải đâu, tôi nói dối đấy!!!