Tôi không phải là người đi bụi, nhưng may mắn được một người đi bụi chuyên nghiệp dẫn dắt một đoạn đường. Đây là những cảm xúc ghi lại trên dặm đường rong ruổi.
....
Năm 2013 tình cờ tôi đọc được một bài báo về hệ thống bệnh viện giá rẻ ở Ấn Độ, nơi mà một ca phẫu thuật tim có thể thực hiện ở mức chi phí 800 USD rẻ hơn rất nhiều so với Việt Nam. Điều đó làm tôi tự hỏi bằng cách nào họ đã làm được điều đó, họ có bí quyết gì và liệu rằng có thể áp dụng được cho người Việt Nam hay không? Câu hỏi đó đeo bám suốt nhiều năm. Càng nghiên cứu vệ hệ thống bệnh viện giá rẻ của Ấn Độ, những mô hình bệnh viện giá rẻ đã được các quốc giá Âu Mỹ nghiên cứu và đánh giá rất cao. Ước muốn một lần đến Ấn Độ để tận mắt chứng kiến hệ thống bệnh viện giá rẻ này như một hạt giống đã được gieo mầm trong tâm trí. Cho đến một buổi chiều nọ, tôi gặp một anh bạn, một kiến trúc sư, anh có những mối duyên nợ với bệnh viện và ước muốn tìm kiếm một hệ thống bệnh viện giá rẻ cho người Việt Nam, hai anh em nhận thấy mình có nhiều điểm tương đồng, tôi chợt hỏi: “Anh có muốn cùng tôi đi Ấn Độ, để tham quan hệ thống bệnh viện giá rẻ này?” Anh nói anh có thể đi, nhưng làm sao có thể đi đến Ấn Độ với chi phí rẻ nhất và rào cản ngôn ngữ. Tôi nói: Có người sẽ giúp tôi.
Narayana Hrudayalaya, cardiac-care hospital in Mysore
Thánh nữ đi bụi.
Trong giới đi bụi đều biết đến blog http://thichdibui.blogspot.com , chủ Blog là Nguyễn Đức Quỳnh Dung, là một trong những người nữ hiếm hoi của Việt Nam đạp xe đạp qua 3 nước Đông Dương, gần một nữa nước Ấn Độ, lang thang Trung Quốc, Miến Điện, Nepan và cả Châu Âu, độc lai độc vãng. Dung là cựu học sinh trường chuyên Lê Quí Đôn Long An, học sau tôi 3 khóa, hai anh em nghe tiếng nhau nhưng chưa gặp nhau sau khoảng 20 năm. Xưa nay Dung chưa từng dắt ai đi bụi, tuy nhiên tự trong thâm tâm tôi, tôi tin em sẽ giúp tôi, niềm tin đó thật kỳ lạ.
Ngày 9/12/2015, tôi nhắn tin nhắn cho Dung, giới thiệu là cựu học sinh trường chuyên Lê Quí Đôn Long An, cần Dung giúp đưa 2 anh em sang Ấn Độ, để học hỏi về hệ thống bệnh viện giá rẻ. Thật bất ngờ, Dung trả lời ngay lập tức: Em sẽ dẫn anh đi!
Về sau này, khi lang thang trên đất Ấn, tôi cũng hỏi Dung vì sao em giúp tôi? Cả em và tôi, đều tin rằng có một mối ràng buộc từ kiếp nào, để đưa đẩy những người không thân thiết với nhau đi chung trên một đoạn đường dài đầy cảm xúc. Cả tôi và anh chàng kiến trúc sư, hai người chưa từng ra khỏi Việt Nam, lại bước vào một chuyến phiêu lưu kỳ thú như duyên tiền định. Ấn Độ là vùng đất linh thiêng, chúng tôi đến đó với mục đích tốt đẹp, thì bất kỳ sự kiện, bất kỳ con người nào xuất hiện cũng đều có một lý do nào đó. Đó là lý do mà lời đề nghị của tôi Dung đã không khước từ mà tận tụy nghiên cứu lộ trình, hệ thống bệnh viện và kiêm luôn chức năng liên lạc với các bệnh viện.
Dung không dùng điện thoại, tất cả liên hệ đều thông qua tính năng chat của Facebook, mặc dù Dung đã có kinh nghiệm gần 1 năm ở Ấn Độ và Nepan, tuy vậy khu vực chúng tôi đi là miền Nam Ấn, nên Dung dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu lộ trình, văn hóa và nghiên cứu cả lĩnh vực bệnh viện giá rẻ. Trong thời gian đó, tôi quá bận rộn với những công việc cuối năm, nên không hề nghiên cứu chút nào về Ấn Độ, trong khi đó Dung luôn nhắc nhở chúng tôi phải học một số từ đơn giản của những khu vực đi qua, ít nhất là 5 ngôn ngữ, nhưng chúng tôi bỏ ngoài tai. Sau này chúng tôi mới thấy điều đó hữu ích như thế nào trên hành trình đi bụi. (còn tiếp)
....
Năm 2013 tình cờ tôi đọc được một bài báo về hệ thống bệnh viện giá rẻ ở Ấn Độ, nơi mà một ca phẫu thuật tim có thể thực hiện ở mức chi phí 800 USD rẻ hơn rất nhiều so với Việt Nam. Điều đó làm tôi tự hỏi bằng cách nào họ đã làm được điều đó, họ có bí quyết gì và liệu rằng có thể áp dụng được cho người Việt Nam hay không? Câu hỏi đó đeo bám suốt nhiều năm. Càng nghiên cứu vệ hệ thống bệnh viện giá rẻ của Ấn Độ, những mô hình bệnh viện giá rẻ đã được các quốc giá Âu Mỹ nghiên cứu và đánh giá rất cao. Ước muốn một lần đến Ấn Độ để tận mắt chứng kiến hệ thống bệnh viện giá rẻ này như một hạt giống đã được gieo mầm trong tâm trí. Cho đến một buổi chiều nọ, tôi gặp một anh bạn, một kiến trúc sư, anh có những mối duyên nợ với bệnh viện và ước muốn tìm kiếm một hệ thống bệnh viện giá rẻ cho người Việt Nam, hai anh em nhận thấy mình có nhiều điểm tương đồng, tôi chợt hỏi: “Anh có muốn cùng tôi đi Ấn Độ, để tham quan hệ thống bệnh viện giá rẻ này?” Anh nói anh có thể đi, nhưng làm sao có thể đi đến Ấn Độ với chi phí rẻ nhất và rào cản ngôn ngữ. Tôi nói: Có người sẽ giúp tôi.
Narayana Hrudayalaya, cardiac-care hospital in Mysore
Thánh nữ đi bụi.
Trong giới đi bụi đều biết đến blog http://thichdibui.blogspot.com , chủ Blog là Nguyễn Đức Quỳnh Dung, là một trong những người nữ hiếm hoi của Việt Nam đạp xe đạp qua 3 nước Đông Dương, gần một nữa nước Ấn Độ, lang thang Trung Quốc, Miến Điện, Nepan và cả Châu Âu, độc lai độc vãng. Dung là cựu học sinh trường chuyên Lê Quí Đôn Long An, học sau tôi 3 khóa, hai anh em nghe tiếng nhau nhưng chưa gặp nhau sau khoảng 20 năm. Xưa nay Dung chưa từng dắt ai đi bụi, tuy nhiên tự trong thâm tâm tôi, tôi tin em sẽ giúp tôi, niềm tin đó thật kỳ lạ.
Ngày 9/12/2015, tôi nhắn tin nhắn cho Dung, giới thiệu là cựu học sinh trường chuyên Lê Quí Đôn Long An, cần Dung giúp đưa 2 anh em sang Ấn Độ, để học hỏi về hệ thống bệnh viện giá rẻ. Thật bất ngờ, Dung trả lời ngay lập tức: Em sẽ dẫn anh đi!
Về sau này, khi lang thang trên đất Ấn, tôi cũng hỏi Dung vì sao em giúp tôi? Cả em và tôi, đều tin rằng có một mối ràng buộc từ kiếp nào, để đưa đẩy những người không thân thiết với nhau đi chung trên một đoạn đường dài đầy cảm xúc. Cả tôi và anh chàng kiến trúc sư, hai người chưa từng ra khỏi Việt Nam, lại bước vào một chuyến phiêu lưu kỳ thú như duyên tiền định. Ấn Độ là vùng đất linh thiêng, chúng tôi đến đó với mục đích tốt đẹp, thì bất kỳ sự kiện, bất kỳ con người nào xuất hiện cũng đều có một lý do nào đó. Đó là lý do mà lời đề nghị của tôi Dung đã không khước từ mà tận tụy nghiên cứu lộ trình, hệ thống bệnh viện và kiêm luôn chức năng liên lạc với các bệnh viện.
Dung không dùng điện thoại, tất cả liên hệ đều thông qua tính năng chat của Facebook, mặc dù Dung đã có kinh nghiệm gần 1 năm ở Ấn Độ và Nepan, tuy vậy khu vực chúng tôi đi là miền Nam Ấn, nên Dung dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu lộ trình, văn hóa và nghiên cứu cả lĩnh vực bệnh viện giá rẻ. Trong thời gian đó, tôi quá bận rộn với những công việc cuối năm, nên không hề nghiên cứu chút nào về Ấn Độ, trong khi đó Dung luôn nhắc nhở chúng tôi phải học một số từ đơn giản của những khu vực đi qua, ít nhất là 5 ngôn ngữ, nhưng chúng tôi bỏ ngoài tai. Sau này chúng tôi mới thấy điều đó hữu ích như thế nào trên hành trình đi bụi. (còn tiếp)
Last edited: