timan
Banned
Hô biến xe đạp địa hình thành một chiếc xe du lịch đường dài thực thụ
Làm thế nào để biến một chiếc xe địa hình thành một chiếc xe đạp du lịch đường dài?
Có cần đặt mua mới một chiếc xe đạp touring thực thụ ở nước ngoài về hay biến những chiếc xe đạp địa hình thông thường trở thành một chiếc xe như ý? Một chiếc xe đạp du lịch đường dài là mối quan tâm lớn đối với một người có sở thích đi du lịch phượt, đối với các bạn trẻ mới tham gia bộ môn này ít nhiều cũng có những khúc mắc cần được người đi trước chia sẻ kinh nghiệm về các bước tiến hành nâng cấp xe đạp. Rất hy vọng bài viết dưới đây sẽ hữu ích cho các bạn trẻ có cùng sở thích với tôi.
Các bước tiến hành:
Khung xe:
Nếu xét về góc độ thông dụng thì khung thép carbon cao là một lựa chọn tốt vì có độ bền và độ đàn hồi cao, lại rất thông dụng, rẻ và dễ sửa chữa, phù hợp với việc di chuyển quãng đường dài. Nếu trên đường thiên lý mã, lỡ khung xe có hỏng hóc nhỏ như long mối hàn, phát sinh va quệt dẫn đến cong vênh thì bất kỳ tiệm sửa xe nào cũng có thể sửa chữa được. Chỉ hiềm nỗi xét về trọng lượng thì loại khung này nặng, khi đi đường xa sẽ làm người đạp tiêu hao thêm sức lực. Ngoài ra, nếu có tiềm lực kinh tế thì bạn có thể lựa chọn các loại khung xe cao cấp được sản xuất bằng hợp kim titanium, loại khung này gần như vĩnh cửu với thời gian, nhiệt độ môi trường với các tính năng tuyệt vời về độ bền và nhẹ. Ngoài hai loại khung chịu lực cực tốt kể trên, các bạn còn có thể lựa chọn khung xe hợp kim nhôm máy bay, ngoài nhược điểm khó sửa chữa do phải được hàn bằng máy hàn đặc biệt ra thì đây là loại khung phổ thông nhất, dễ mua nhất hiện nay với ưu điểm là nhẹ, giá thành rẻ, do được sản xuất với công nghệ ngày càng hiện đại nên độ chịu tải cũng ngày càng được nâng cao, đạt tới một tiêu chuẩn nhất định nên cũng là một lựa chọn tốt, có điều khi mua các bạn phải quan tâm tới việc chịu tải và tăng cường chịu tải của khung chứ đừng quan tâm quá nhiều vào việc mua khung xe thật nhẹ. Những khung xe nhôm chạy đua theo trọng lượng nhẹ thường có những mối hàn yếu ớt, dễ bị bong mối hàn khi gặp chấn động mạnh như ổ gà, nắp cống hở trên đường du lịch. Khung xe là xương sống của chiếc xe và cũng là bộ phận quan trọng nhất, thay thế mất nhiều thời gian nhất, vì thế lời khuyên đầu tiên của tôi là bạn hãy tự tìm cho mình một chiếc khung xe chắc chắn, chú ý vặn chặt móc câu gắn đề phía sau vì mọi con ốc đều có chiều hướng lỏng ra khi bị rung lắc trên đường dài.
Thụt trước:
Chọn càng cứng hay loại có giảm xóc cũng là một câu hỏi khá hóc búa cho nhiều người. Càng cứng đương nhiên hiệu suất cao hơn rõ rệt, trọng lượng nhẹ, nhưng nếu gặp cung đường gồ ghề lồi lõm sẽ khiến tay của bạn tê dại tới mức không thể di chuyển lâu. Loại càng trước giảm xóc sẽ giúp bạn rất lớn khi di chuyển trên các cung đường xấu, nhưng bạn sẽ phải hy sinh hiệu suất, tiếp đến là loại càng trước có giảm xóc sẽ nặng hơn, khi gặp sự cố cần phải sửa chữa sẽ khó khăn và tốn kém hơn, cũng là điều đáng để các bạn phải suy nghĩ. Vì vậy, cách tốt nhất để chọn càng trước cho xe của mình là đánh giá toàn bộ cung đường bạn sẽ đi qua, nếu mặt đường khá tốt, ít đoạn xóc thì bạn hãy chọn càng cứng và ngược lại nếu khá nhiều nơi là đường núi và đường xấu thì bạn hãy dũng cảm chọn loại càng có giảm xóc và tốt nhất là chọn loại giảm xóc dầu hoặc áp lực hơi có khóa chết, khi đi trên đoạn đường có bề mặt tốt bạn hãy khóa chết giảm xóc lại để tăng hiệu suất đạp. Cách chọn loại giảm xóc có tính năng tốt như sau, giảm xóc để lên một mặt phẳng bằng gỗ, mở khóa chết (ký hiệu thường là màu xanh) sau đó dùng trọng lượng cơ thể đè lên giảm xóc, nếu giảm xóc bị kẹt hoặc quá cứng không nhúc nhích thì đó là loại giảm xóc tồi, phần ống lồng và phần lõi của giảm xóc có thể được xử lý chưa tốt, chưa trơn tru, có nhiều ba via gây cản trở việc giảm xóc lên xuống nhún nhảy, còn loại giảm xóc bạn dùng lực vừa phải có thể nhún nhảy thì chắc chắn bên trong giảm xóc thiếu dầu nên phần “ti” giảm chấn mất tác dụng, chỉ nhún nhảy bằng lò xo mà thôi, loại giảm xóc này cần được tháo ra bảo dưỡng và cho đủ dầu giảm xóc chuyên dụng mới đạt hiệu quả cao. Không nên ham rẻ mà mua loại giảm xóc không có ốc ti dầu ở đáy vì đây là loại giảm xóc lò xo, tính năng giảm xóc kém, dễ hỏng hóc không phù hợp với việc di chuyển đường dài.
Vòng bi cổ:
Vòng bi cổ phốt của xe đạp hiện nay đa số đều là loại có chất lượng khá tốt, ngay cả loại phổ thông nhất là VP cũng được làm bằng công nghệ hiện đại và chất thép, độ tôi tốt nên không dễ dàng hỏng hóc, có điều bạn phải chú ý khi lắp vòng bi cổ cho xe xong phải vặn chặt ốc nắp, khi vặn xong phải dùng mắt quan sát xem phần càng trước và phần khung xe có bị kênh hay không, sau khi lắp bánh xe vào phải khóa chết bánh trước và bóp phanh trước, sau đó đẩy xe về phía trước, kéo xe về phía sau xem có bị “dơ” hay không, xoay tay lái có trơn tru hay không, nếu bị dơ bạn lắp vòng bi bị kênh, phải chỉnh và siết thêm ốc nắp, nếu cảm giác chặt quá thì phải nới bớt còn nếu xoay tay lái bị gợn thì phải tháo hẳn ra tìm hiểu xem vấn đề nằm ở đâu để khắc phục. Nếu vòng bi kết hợp với cổ xe không tốt sẽ khiến vòng bi bị mài mòn không đều, người điều khiển xe sẽ gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm do không làm chủ được tay lái, đồng thời cũng có khả năng gây ra việc nứt khung nếu ép lệch bi.
Tay lái:
Sự lựa chọn đúng đương nhiên là tay lái cánh bướm cho xe du lịch, nhược điểm của loại tay lái cánh bướm này là nặng hơn tay lái thẳng đôi chút nhưng bù lại loại tay lái này duy trì được sự tiện ích và thoải mái trong suốt quãng đường di chuyển, tránh việc tay phải cố định một tư thế gây mỏi mệt cho phần cánh tay và nửa thân trên. Việc lắp thêm tay lái phụ touring cũng là một lựa chọn tốt vì loại tay lái phụ này giúp người đạp “núp gió” tốt, giảm thiểu tiêu hao sức lực trong hành trình.
Pô tăng:
Tốt nhất là bạn chọn loại pô tăng có thể điều chỉnh được góc độ, vì hình thể mỗi người đều không giống nhau, có người tay hoặc phần thân trên dài hoặc ngắn hơn người khác, nếu chọn loại pô tăng này, bạn sẽ điều chỉnh dần các góc độ cho tới khi tìm được góc độ đạp tối ưu nhất của mình. Ngoài ra, điều chỉnh góc độ của pô tăng cũng cho hiệu quả tốt hơn đối với các cung đường khác nhau.
Cọc yên:
Có nên chọn loại cọc yên có giảm xóc? Giảm xóc thường mang lại hiệu suất thấp khi đạp xe, vì vậy rất nhiều người không thích điều này, nhưng đấy là đối với các cung đường ngắn, còn khi đi du lịch đường dài thì điều bạn quan tâm trước tiên là cảm giác thoải mái, dễ chịu trong suốt chuyến đi, nó sẽ như một liều doping khiến bạn quên đi sự mệt mỏi, tăng thêm quãng đường đạp, giảm thiểu thời gian cần nghỉ ngơi và để lại ấn tượng tốt đẹp sau chuyến đi. Có điều, nếu bạn đã quen với cọc yên cố định thì cũng có thêm sự lựa chọn khác và giảm thiểu chi phí đầu tư.
Tay nắm:
Do lắp tay lái du lịch chuyên dụng nên bạn có thể sử dụng bất kỳ loại dây cuốn tay lái nào mà bạn cảm thấy ưa thích, còn nếu bạn lựa chọn tay lái thẳng hoặc cánh én thì một đôi tay nắm quả xoài cao su mềm giảm chấn sẽ là sự lựa chọn đúng đắn giúp lòng bàn tay bạn đỡ tê mỏi, ngoài ra, bạn nên mang theo một đôi tay nắm xốp mềm hút mồ hôi trong trường hợp trời nóng, hãy tháo bỏ nắp đốc tay lái và thay vào đó một đôi sừng bò, loại sừng này sẽ giúp bạn bảo vệ tay, che đỡ được những va chạm bất ngờ và giúp bạn thay đổi tư thế cầm nắm trong quá trình đạp xe.
nguồn: http://docchieu.vn
còn tiếp
Làm thế nào để biến một chiếc xe địa hình thành một chiếc xe đạp du lịch đường dài?
Có cần đặt mua mới một chiếc xe đạp touring thực thụ ở nước ngoài về hay biến những chiếc xe đạp địa hình thông thường trở thành một chiếc xe như ý? Một chiếc xe đạp du lịch đường dài là mối quan tâm lớn đối với một người có sở thích đi du lịch phượt, đối với các bạn trẻ mới tham gia bộ môn này ít nhiều cũng có những khúc mắc cần được người đi trước chia sẻ kinh nghiệm về các bước tiến hành nâng cấp xe đạp. Rất hy vọng bài viết dưới đây sẽ hữu ích cho các bạn trẻ có cùng sở thích với tôi.
Các bước tiến hành:
Khung xe:
Nếu xét về góc độ thông dụng thì khung thép carbon cao là một lựa chọn tốt vì có độ bền và độ đàn hồi cao, lại rất thông dụng, rẻ và dễ sửa chữa, phù hợp với việc di chuyển quãng đường dài. Nếu trên đường thiên lý mã, lỡ khung xe có hỏng hóc nhỏ như long mối hàn, phát sinh va quệt dẫn đến cong vênh thì bất kỳ tiệm sửa xe nào cũng có thể sửa chữa được. Chỉ hiềm nỗi xét về trọng lượng thì loại khung này nặng, khi đi đường xa sẽ làm người đạp tiêu hao thêm sức lực. Ngoài ra, nếu có tiềm lực kinh tế thì bạn có thể lựa chọn các loại khung xe cao cấp được sản xuất bằng hợp kim titanium, loại khung này gần như vĩnh cửu với thời gian, nhiệt độ môi trường với các tính năng tuyệt vời về độ bền và nhẹ. Ngoài hai loại khung chịu lực cực tốt kể trên, các bạn còn có thể lựa chọn khung xe hợp kim nhôm máy bay, ngoài nhược điểm khó sửa chữa do phải được hàn bằng máy hàn đặc biệt ra thì đây là loại khung phổ thông nhất, dễ mua nhất hiện nay với ưu điểm là nhẹ, giá thành rẻ, do được sản xuất với công nghệ ngày càng hiện đại nên độ chịu tải cũng ngày càng được nâng cao, đạt tới một tiêu chuẩn nhất định nên cũng là một lựa chọn tốt, có điều khi mua các bạn phải quan tâm tới việc chịu tải và tăng cường chịu tải của khung chứ đừng quan tâm quá nhiều vào việc mua khung xe thật nhẹ. Những khung xe nhôm chạy đua theo trọng lượng nhẹ thường có những mối hàn yếu ớt, dễ bị bong mối hàn khi gặp chấn động mạnh như ổ gà, nắp cống hở trên đường du lịch. Khung xe là xương sống của chiếc xe và cũng là bộ phận quan trọng nhất, thay thế mất nhiều thời gian nhất, vì thế lời khuyên đầu tiên của tôi là bạn hãy tự tìm cho mình một chiếc khung xe chắc chắn, chú ý vặn chặt móc câu gắn đề phía sau vì mọi con ốc đều có chiều hướng lỏng ra khi bị rung lắc trên đường dài.
Thụt trước:
Chọn càng cứng hay loại có giảm xóc cũng là một câu hỏi khá hóc búa cho nhiều người. Càng cứng đương nhiên hiệu suất cao hơn rõ rệt, trọng lượng nhẹ, nhưng nếu gặp cung đường gồ ghề lồi lõm sẽ khiến tay của bạn tê dại tới mức không thể di chuyển lâu. Loại càng trước giảm xóc sẽ giúp bạn rất lớn khi di chuyển trên các cung đường xấu, nhưng bạn sẽ phải hy sinh hiệu suất, tiếp đến là loại càng trước có giảm xóc sẽ nặng hơn, khi gặp sự cố cần phải sửa chữa sẽ khó khăn và tốn kém hơn, cũng là điều đáng để các bạn phải suy nghĩ. Vì vậy, cách tốt nhất để chọn càng trước cho xe của mình là đánh giá toàn bộ cung đường bạn sẽ đi qua, nếu mặt đường khá tốt, ít đoạn xóc thì bạn hãy chọn càng cứng và ngược lại nếu khá nhiều nơi là đường núi và đường xấu thì bạn hãy dũng cảm chọn loại càng có giảm xóc và tốt nhất là chọn loại giảm xóc dầu hoặc áp lực hơi có khóa chết, khi đi trên đoạn đường có bề mặt tốt bạn hãy khóa chết giảm xóc lại để tăng hiệu suất đạp. Cách chọn loại giảm xóc có tính năng tốt như sau, giảm xóc để lên một mặt phẳng bằng gỗ, mở khóa chết (ký hiệu thường là màu xanh) sau đó dùng trọng lượng cơ thể đè lên giảm xóc, nếu giảm xóc bị kẹt hoặc quá cứng không nhúc nhích thì đó là loại giảm xóc tồi, phần ống lồng và phần lõi của giảm xóc có thể được xử lý chưa tốt, chưa trơn tru, có nhiều ba via gây cản trở việc giảm xóc lên xuống nhún nhảy, còn loại giảm xóc bạn dùng lực vừa phải có thể nhún nhảy thì chắc chắn bên trong giảm xóc thiếu dầu nên phần “ti” giảm chấn mất tác dụng, chỉ nhún nhảy bằng lò xo mà thôi, loại giảm xóc này cần được tháo ra bảo dưỡng và cho đủ dầu giảm xóc chuyên dụng mới đạt hiệu quả cao. Không nên ham rẻ mà mua loại giảm xóc không có ốc ti dầu ở đáy vì đây là loại giảm xóc lò xo, tính năng giảm xóc kém, dễ hỏng hóc không phù hợp với việc di chuyển đường dài.
Vòng bi cổ:
Vòng bi cổ phốt của xe đạp hiện nay đa số đều là loại có chất lượng khá tốt, ngay cả loại phổ thông nhất là VP cũng được làm bằng công nghệ hiện đại và chất thép, độ tôi tốt nên không dễ dàng hỏng hóc, có điều bạn phải chú ý khi lắp vòng bi cổ cho xe xong phải vặn chặt ốc nắp, khi vặn xong phải dùng mắt quan sát xem phần càng trước và phần khung xe có bị kênh hay không, sau khi lắp bánh xe vào phải khóa chết bánh trước và bóp phanh trước, sau đó đẩy xe về phía trước, kéo xe về phía sau xem có bị “dơ” hay không, xoay tay lái có trơn tru hay không, nếu bị dơ bạn lắp vòng bi bị kênh, phải chỉnh và siết thêm ốc nắp, nếu cảm giác chặt quá thì phải nới bớt còn nếu xoay tay lái bị gợn thì phải tháo hẳn ra tìm hiểu xem vấn đề nằm ở đâu để khắc phục. Nếu vòng bi kết hợp với cổ xe không tốt sẽ khiến vòng bi bị mài mòn không đều, người điều khiển xe sẽ gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm do không làm chủ được tay lái, đồng thời cũng có khả năng gây ra việc nứt khung nếu ép lệch bi.
Tay lái:
Sự lựa chọn đúng đương nhiên là tay lái cánh bướm cho xe du lịch, nhược điểm của loại tay lái cánh bướm này là nặng hơn tay lái thẳng đôi chút nhưng bù lại loại tay lái này duy trì được sự tiện ích và thoải mái trong suốt quãng đường di chuyển, tránh việc tay phải cố định một tư thế gây mỏi mệt cho phần cánh tay và nửa thân trên. Việc lắp thêm tay lái phụ touring cũng là một lựa chọn tốt vì loại tay lái phụ này giúp người đạp “núp gió” tốt, giảm thiểu tiêu hao sức lực trong hành trình.
Pô tăng:
Tốt nhất là bạn chọn loại pô tăng có thể điều chỉnh được góc độ, vì hình thể mỗi người đều không giống nhau, có người tay hoặc phần thân trên dài hoặc ngắn hơn người khác, nếu chọn loại pô tăng này, bạn sẽ điều chỉnh dần các góc độ cho tới khi tìm được góc độ đạp tối ưu nhất của mình. Ngoài ra, điều chỉnh góc độ của pô tăng cũng cho hiệu quả tốt hơn đối với các cung đường khác nhau.
Cọc yên:
Có nên chọn loại cọc yên có giảm xóc? Giảm xóc thường mang lại hiệu suất thấp khi đạp xe, vì vậy rất nhiều người không thích điều này, nhưng đấy là đối với các cung đường ngắn, còn khi đi du lịch đường dài thì điều bạn quan tâm trước tiên là cảm giác thoải mái, dễ chịu trong suốt chuyến đi, nó sẽ như một liều doping khiến bạn quên đi sự mệt mỏi, tăng thêm quãng đường đạp, giảm thiểu thời gian cần nghỉ ngơi và để lại ấn tượng tốt đẹp sau chuyến đi. Có điều, nếu bạn đã quen với cọc yên cố định thì cũng có thêm sự lựa chọn khác và giảm thiểu chi phí đầu tư.
Tay nắm:
Do lắp tay lái du lịch chuyên dụng nên bạn có thể sử dụng bất kỳ loại dây cuốn tay lái nào mà bạn cảm thấy ưa thích, còn nếu bạn lựa chọn tay lái thẳng hoặc cánh én thì một đôi tay nắm quả xoài cao su mềm giảm chấn sẽ là sự lựa chọn đúng đắn giúp lòng bàn tay bạn đỡ tê mỏi, ngoài ra, bạn nên mang theo một đôi tay nắm xốp mềm hút mồ hôi trong trường hợp trời nóng, hãy tháo bỏ nắp đốc tay lái và thay vào đó một đôi sừng bò, loại sừng này sẽ giúp bạn bảo vệ tay, che đỡ được những va chạm bất ngờ và giúp bạn thay đổi tư thế cầm nắm trong quá trình đạp xe.
nguồn: http://docchieu.vn
còn tiếp