2 ngày với bạt ngàn rừng núi. 2 ngày với những trải nghiệm và cảm xúc luôn được làm mới. 2 ngày với chuyến đi chinh phục Vườn quốc gia Bù Gia Mập lần đầu tiên.
5 đứa con gái chúng tôi cùng một anh thuộc hàng tiền bối có mặt tại ngã tư Hàng Xanh tiến về Bình Phước.
Thời tiết bị ảnh hưởng bởi bão, nghe nói các chuyến săn hoa dã quỳ bị mưa tầm tã nhưng thời tiết Bình Phước cực kì lý tưởng, mát lạnh.
5h30, ra khỏi địa phận Bù Đốp sương mù giăng kín đường, không thể nhìn quá 10m. hơn 10km sương mù ướt tóc, ướt lông mi.
2 bên đường rừng sao su bạt ngàn là dấu hiệu đặc trưng ở Bình Phước. Những thảm hoa cỏ dại đối với những đứa hay đi tìm những điều lạ như bọn mình thì quả là phấn khích.
Thế là Thác Mơ thẳng tiến. Nhìn từ xa đã thấy núi Bà Rá với cục mây như cục kẹo bông quanh quẩn dưới chân núi.
Ngồi sau xe động vật quý hiếm Sao La, mình gặm ổi và chiêm ngưỡng đoạn đường đèo đẹp mê hồn.
Được gộp chung đoàn với 5 anh con trai khác, sự cân bằng về giới tính luôn dẫn đến những thú vị riêng. Tất nhiên đoàn của chúng tôi cũng thế.
Cung đường được anh Giang hướng dẫn khám phá là cung đi Giếng Trời và Thác Dak Bô. Từ VQG vào đến Giếng Trời mất 40km. Dọc đường đi đều có những trạm kiểm lâm và đồn biên phòng, anh Giang trưởng đoàn phải xuất trình giấy tờ đầy đủ mới được qua.
Con đường bê này là đường tuần tra biên giới của bộ đội biên phòng được xây dựng từ năm 2004, trên tất cả 25 tỉnh giáp biên giới trên đất liền. Chỉ là có 2 cú đau tim nhờ pha ôm cua tuyệt cú mèo sánh ngang phim hành động của Sao La. Và cũng chỉ là với những dốc cao và dài, con xe này không thể nào bò lên được hết dốc. Cũng may có anh Tiến hoặc anh Kiên đi phía sau kịp thời nhào đến đẩy cho cụ rùa nhanh chóng bò lên an toàn. Còn lại là cảm giác phấn khích khi dốc tiếp dốc, những cánh rừng nối nhau đến ngút ngàn và lá vàng xào xạc khắp cung đường. Dưới cung đường này là sông Đak Huýt uốn lượn, biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và nước bạn Campuchia. Thực sự mà nói và khách quan nhận xét thì… rừng hai nước chẳng có gì khác nhau đâu.
Quá trưa cả đoàn 12 người mới bắt đầu chinh phục Giếng Trời và thác Dak Bô.
Gọi là Giếng Trời vì ở đây có một hố nước dù tất cả những nơi khác nước cạn thì nó vẫn không bao giờ hết nước.
2 địa điểm này cách nhau 7km.
Mũi bàn chân ê ẩm gì cứ phải chúi xuống những hòn đá. Hai vai tê đi vì cái ba lô chứa đồ, chứa nước, thực phẩm cho 2 ngày, lại còn cả một bộ võng chuyên dùng cho đi rừng. 2 chiếc máy ảnh Ca non, 1 chiếc máy handycame, 1 laptop mà chúng tôi mang theo tác nghiệp. Cắm đầu đi vì chỉ cần mải mê ngước lên thì không biết bước tiếp theo của mình sẽ ở trên đá hay nằm dưới nước. Đã thế còn chăm chăm nhìn vào chân đứa phía trước xem có vắt không để mà cảnh báo.
Không thể đến thác Dak Bô như dự tính ban đầu vì trời trong rừng tối khá nhanh. Mỗi đứa tự mắc võng xong là trời đã tối trong khi mới chỉ 4h30.
Nơi anh em chúng tôi dừng chân là một bờ suối. Thịt heo mua từ chợ mang vô, cắt nhỏ xâu vào que tre nướng. Không có chuyện ăn thịt rừng như các bạn nghĩ đâu, vì chúng tôi không phải thợ săn. Những ống tre dài và to được dùng để đun nước pha café, pha trà. Anh Giang mang lưới ra thả dưới suối. 5 đứa tắm suối lạnh run lập cập.
Bữa tối của 12 con người quay quanh bếp lửa với thịt nướng chấm muối chanh ớt chua chua cay cay, cơm lam và rượu. Mỗi đứa được phát cho 1 cái chén để ăn, uống nước, đánh răng. Ăn xong lại tự rửa cất đi để dành bữa sau dùng tiếp. Cơm lam hình như không ngon như mình tưởng tượng, thịt heo nướng cũng không vàng mà đen nhiều hơn và rượu không đủ mạnh nhưng đó là một bữa ăn đáng nhớ.
Rồi các anh về kèm theo một túi cá, cua. Thế là có tiết mục cháo cá nấu ống tre. Nhưng nấu thế nào mà gạo chưa chín nhừ. Thành ra món chúng tôi nuốt vào bụng thực chất là cơm chan canh cá.
Mỗi người húp một chén cháo, ăn một chén mì, uống 1 ly café rồi gom lương thực, nước uống tiếp tục chinh phục thác Đak Bô. Tất nhiên không có mớ ba lô kia chúng tôi đi cực kì tung tăng, hớn hở.
Ngã 3 đường. Anh Giang đặt câu hỏi cho chúng tôi: có 2 đường lên thác, đường băng rừng nhiều vắt, dễ đi. Đường băng suối có nhiều ghềnh khó đi, ít vắt hơn. Hí hửng và máu me, 5 đứa chúng tôi chọn đường thứ 2.
ồ, câu trả lời đầu tiên là những vách đã dựng đứng, rêu xanh và những mạch nước ngầm tạo thành những thác nước trong vắt. Buổi sáng, nắng lọt vào khe vực khiến mọi người chỉ biết ngắm và trầm trồ không thôi.
Trên cao vẫn là những tán cây cổ thụ cao sừng sững, rễ cây bám vào đá. Lúc này mình hồi tưởng Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân là đúng điệu “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”.
Li kì nhất có màn trèo vách đá. Nước suối quá sâu mà có đứa không biết bơi, có đứa lại còn máy móc. Vì thế, chúng tôi phải trèo lên vách đá để đến rừng. Tay chúng tôi bám lên thân tre, chân đạp vào vách đá đu lên. “Không biết người cuối cùng leo lên thì gốc tre còn vững không?”.
Sau một hồi chiến đấu với các bậc đá trơn mà chỉ cần sảy chân sẽ rớt xuống vực nước sâu cùng các thể loại vắt háu đói thèm máu người lạ, chúng tôi tới được thác Đak Bô. Thác nước có 3 tầng, mùa này nước không nhiều nhưng trong và mát lạnh.
Chặng đường về chúng tôi gặp mưa rừng, khoác được áo mưa lên thì hết mưa, quá nhọ. Nghe anh Giang bảo đường mưa thế này thì lát về cung đường cũ thôi, mình buồn như chuồn chuồn cắn rốn. Nhưng may quá, ra đến bìa rừng, trời nắng chang chang, khô ráo. Cả đoàn được thông báo tin “Sẽ đi cung vòng qua 14C, qua địa phận Đak Nông”.
Chỉ nghe có thế, mình lại háo hức kinh khủng. Qua trạm kiểm lâm cuối cùng của vườn, cả đoàn tiến vào địa phận rừng tỉnh Đak Nông. Lạnh run người.
Không kiềm chế được mà hét lên hết lần này đến lần khác “Đẹp quá”.
Đó là cảm giác con đường mình đi như treo giữa rừng.
Là cái lúc mình nhìn thấy những ngôi nhà gỗ giữa rừng thông, lọt giữa đồi cỏ. Nắng chiều nên thơ. Và bọn mình như những kẻ xa lạ đánh thức cả con đường, cả khung cảnh vì những tiếng la hét, trầm trồ.
14C, có lẽ ta sẽ nhớ mi lâu lắm. Từ khi đọc một bài viết trên phuot.vn của một nhóm xuyên 14C về Tuy Đức Đak Nông đã thấy có hứng thú với nó. Không ngờ được chiêm ngưỡng dung nhan sớm đến vậy.
Ôi chao, khi chúng tôi đến với đoạn khó nhất thì trời vừa tối. Con đường đất chỉ có một sống trâu nhô cao vừa bánh xe đi, 2 bên là rãnh. 5 đứa con gái chúng tôi ngồi sau xe các anh chỉ biết câm nín, thở không dám thở mạnh sợ làm các anh lạc tay lái.Tiếng ve rừng vang vọng trên con đường cứ nhô lên rồi thụp xuống. Phía trên đầu, trăng rừng Bù Gia Mập tròn vành vạnh trong đêm rừng.
5 đứa con gái chúng tôi cùng một anh thuộc hàng tiền bối có mặt tại ngã tư Hàng Xanh tiến về Bình Phước.
Thời tiết bị ảnh hưởng bởi bão, nghe nói các chuyến săn hoa dã quỳ bị mưa tầm tã nhưng thời tiết Bình Phước cực kì lý tưởng, mát lạnh.
5h30, ra khỏi địa phận Bù Đốp sương mù giăng kín đường, không thể nhìn quá 10m. hơn 10km sương mù ướt tóc, ướt lông mi.
2 bên đường rừng sao su bạt ngàn là dấu hiệu đặc trưng ở Bình Phước. Những thảm hoa cỏ dại đối với những đứa hay đi tìm những điều lạ như bọn mình thì quả là phấn khích.
Thế là Thác Mơ thẳng tiến. Nhìn từ xa đã thấy núi Bà Rá với cục mây như cục kẹo bông quanh quẩn dưới chân núi.
Ngồi sau xe động vật quý hiếm Sao La, mình gặm ổi và chiêm ngưỡng đoạn đường đèo đẹp mê hồn.
Được gộp chung đoàn với 5 anh con trai khác, sự cân bằng về giới tính luôn dẫn đến những thú vị riêng. Tất nhiên đoàn của chúng tôi cũng thế.
Cung đường được anh Giang hướng dẫn khám phá là cung đi Giếng Trời và Thác Dak Bô. Từ VQG vào đến Giếng Trời mất 40km. Dọc đường đi đều có những trạm kiểm lâm và đồn biên phòng, anh Giang trưởng đoàn phải xuất trình giấy tờ đầy đủ mới được qua.
Con đường bê này là đường tuần tra biên giới của bộ đội biên phòng được xây dựng từ năm 2004, trên tất cả 25 tỉnh giáp biên giới trên đất liền. Chỉ là có 2 cú đau tim nhờ pha ôm cua tuyệt cú mèo sánh ngang phim hành động của Sao La. Và cũng chỉ là với những dốc cao và dài, con xe này không thể nào bò lên được hết dốc. Cũng may có anh Tiến hoặc anh Kiên đi phía sau kịp thời nhào đến đẩy cho cụ rùa nhanh chóng bò lên an toàn. Còn lại là cảm giác phấn khích khi dốc tiếp dốc, những cánh rừng nối nhau đến ngút ngàn và lá vàng xào xạc khắp cung đường. Dưới cung đường này là sông Đak Huýt uốn lượn, biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và nước bạn Campuchia. Thực sự mà nói và khách quan nhận xét thì… rừng hai nước chẳng có gì khác nhau đâu.
Quá trưa cả đoàn 12 người mới bắt đầu chinh phục Giếng Trời và thác Dak Bô.
Gọi là Giếng Trời vì ở đây có một hố nước dù tất cả những nơi khác nước cạn thì nó vẫn không bao giờ hết nước.
2 địa điểm này cách nhau 7km.
Mũi bàn chân ê ẩm gì cứ phải chúi xuống những hòn đá. Hai vai tê đi vì cái ba lô chứa đồ, chứa nước, thực phẩm cho 2 ngày, lại còn cả một bộ võng chuyên dùng cho đi rừng. 2 chiếc máy ảnh Ca non, 1 chiếc máy handycame, 1 laptop mà chúng tôi mang theo tác nghiệp. Cắm đầu đi vì chỉ cần mải mê ngước lên thì không biết bước tiếp theo của mình sẽ ở trên đá hay nằm dưới nước. Đã thế còn chăm chăm nhìn vào chân đứa phía trước xem có vắt không để mà cảnh báo.
Không thể đến thác Dak Bô như dự tính ban đầu vì trời trong rừng tối khá nhanh. Mỗi đứa tự mắc võng xong là trời đã tối trong khi mới chỉ 4h30.
Nơi anh em chúng tôi dừng chân là một bờ suối. Thịt heo mua từ chợ mang vô, cắt nhỏ xâu vào que tre nướng. Không có chuyện ăn thịt rừng như các bạn nghĩ đâu, vì chúng tôi không phải thợ săn. Những ống tre dài và to được dùng để đun nước pha café, pha trà. Anh Giang mang lưới ra thả dưới suối. 5 đứa tắm suối lạnh run lập cập.
Bữa tối của 12 con người quay quanh bếp lửa với thịt nướng chấm muối chanh ớt chua chua cay cay, cơm lam và rượu. Mỗi đứa được phát cho 1 cái chén để ăn, uống nước, đánh răng. Ăn xong lại tự rửa cất đi để dành bữa sau dùng tiếp. Cơm lam hình như không ngon như mình tưởng tượng, thịt heo nướng cũng không vàng mà đen nhiều hơn và rượu không đủ mạnh nhưng đó là một bữa ăn đáng nhớ.
Rồi các anh về kèm theo một túi cá, cua. Thế là có tiết mục cháo cá nấu ống tre. Nhưng nấu thế nào mà gạo chưa chín nhừ. Thành ra món chúng tôi nuốt vào bụng thực chất là cơm chan canh cá.
Mỗi người húp một chén cháo, ăn một chén mì, uống 1 ly café rồi gom lương thực, nước uống tiếp tục chinh phục thác Đak Bô. Tất nhiên không có mớ ba lô kia chúng tôi đi cực kì tung tăng, hớn hở.
Ngã 3 đường. Anh Giang đặt câu hỏi cho chúng tôi: có 2 đường lên thác, đường băng rừng nhiều vắt, dễ đi. Đường băng suối có nhiều ghềnh khó đi, ít vắt hơn. Hí hửng và máu me, 5 đứa chúng tôi chọn đường thứ 2.
ồ, câu trả lời đầu tiên là những vách đã dựng đứng, rêu xanh và những mạch nước ngầm tạo thành những thác nước trong vắt. Buổi sáng, nắng lọt vào khe vực khiến mọi người chỉ biết ngắm và trầm trồ không thôi.
Trên cao vẫn là những tán cây cổ thụ cao sừng sững, rễ cây bám vào đá. Lúc này mình hồi tưởng Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân là đúng điệu “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”.
Li kì nhất có màn trèo vách đá. Nước suối quá sâu mà có đứa không biết bơi, có đứa lại còn máy móc. Vì thế, chúng tôi phải trèo lên vách đá để đến rừng. Tay chúng tôi bám lên thân tre, chân đạp vào vách đá đu lên. “Không biết người cuối cùng leo lên thì gốc tre còn vững không?”.
Sau một hồi chiến đấu với các bậc đá trơn mà chỉ cần sảy chân sẽ rớt xuống vực nước sâu cùng các thể loại vắt háu đói thèm máu người lạ, chúng tôi tới được thác Đak Bô. Thác nước có 3 tầng, mùa này nước không nhiều nhưng trong và mát lạnh.
Chặng đường về chúng tôi gặp mưa rừng, khoác được áo mưa lên thì hết mưa, quá nhọ. Nghe anh Giang bảo đường mưa thế này thì lát về cung đường cũ thôi, mình buồn như chuồn chuồn cắn rốn. Nhưng may quá, ra đến bìa rừng, trời nắng chang chang, khô ráo. Cả đoàn được thông báo tin “Sẽ đi cung vòng qua 14C, qua địa phận Đak Nông”.
Chỉ nghe có thế, mình lại háo hức kinh khủng. Qua trạm kiểm lâm cuối cùng của vườn, cả đoàn tiến vào địa phận rừng tỉnh Đak Nông. Lạnh run người.
Không kiềm chế được mà hét lên hết lần này đến lần khác “Đẹp quá”.
Đó là cảm giác con đường mình đi như treo giữa rừng.
Là cái lúc mình nhìn thấy những ngôi nhà gỗ giữa rừng thông, lọt giữa đồi cỏ. Nắng chiều nên thơ. Và bọn mình như những kẻ xa lạ đánh thức cả con đường, cả khung cảnh vì những tiếng la hét, trầm trồ.
14C, có lẽ ta sẽ nhớ mi lâu lắm. Từ khi đọc một bài viết trên phuot.vn của một nhóm xuyên 14C về Tuy Đức Đak Nông đã thấy có hứng thú với nó. Không ngờ được chiêm ngưỡng dung nhan sớm đến vậy.
Ôi chao, khi chúng tôi đến với đoạn khó nhất thì trời vừa tối. Con đường đất chỉ có một sống trâu nhô cao vừa bánh xe đi, 2 bên là rãnh. 5 đứa con gái chúng tôi ngồi sau xe các anh chỉ biết câm nín, thở không dám thở mạnh sợ làm các anh lạc tay lái.Tiếng ve rừng vang vọng trên con đường cứ nhô lên rồi thụp xuống. Phía trên đầu, trăng rừng Bù Gia Mập tròn vành vạnh trong đêm rừng.
Last edited: