Một chuyến đi tới HongKong, Paris của Châu Á, đã mang lại cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị trong những ngày đầu năm Xuân 2011. Khi tới một Quốc gia mới, điều đầu tiên bạn phải thích nghi có lẽ đó chính là Giao thông; đi phương tiện gì, bằng cách nào từ sân bay (SB) tới khách sạn đó chính là trải nghiệm thú vị đầu tiên! Giao thông thường thể hiện rất rõ sự phát triển về kinh tế, mức sống cũng như trình độ dân trí, văn hóa tại Quốc gia đó. Đó là lý do vì sao câu chuyện tới HK của tôi lại được bắt đầu từ "Giao Thông".
Để bắt đầu, có lẽ tôi nên kể câu chuyện giao thông tại HK bắt đầu từ HK International Airport (HKIA), thuộc đảo HK. Đáp chuyến máy bay lúc 8h30 am (GMT+7) Nội Bài Airport và tới HKIA lúc 11h am (GMT +8). Nhờ quen được một chị người Vietnam sang thăm gia đình từ trên máy bay mà chúng tôi chỉ mất chưa đầy 30' đã có thể ngồi trên xe bus tới thẳng trung tâm HK. Bạn có thể đi từ SB với 3 phương tiện: tàu điện (MTR), xe bus và taxi. Chúng tôi lựa chọn phương tiện là xe bus theo suggest của chị người Vietnam quen từ máy bay, vì lý do giá taxi tại HK khá đắt và cũng chưa biết cách đi MTR như thế nào.
Vé xe bus từ SB tới Wan Chai (nơi chúng tôi ở, 1 vùng thuộc trung tâm đảo HK) là 40$HK/1 người. Nói tới phí traffic tại HK có lẽ phải giới thiệu về “Octopus Card”, 1 loại thẻ đa năng gần như 100% người dân HK đều sử dụng. Octopus Card có thể dùng để thanh toán cho mọi loại phương tiện và dùng để mua hàng tại đa số các cửa hàng ở HK. Về nguyên lý, Octopus Card cũng giống như một ví điện tử, nhưng không có tên người sở hữu, và bạn cũng không thể hủy số tiền còn lại trong card nếu làm mất. Có người sẽ thắc mắc: nếu không ghi lại danh tính người sở hữu thì chẳng an toàn tí nào? Tôi lại thấy khác, ai ở HK cũng có 1 chiếc ví cho riêng mình, nếu bạn nhặt đc “ví” người khác và sử dụng, tới 1 lúc nào đó bạn sử dụng hết thì vẫn phải nạp thêm tiền nếu muốn dùng tiếp, một chiếc ví thực sự rất tiện lợi và an toàn! Tôi không rõ 1 chiếc Octopus Card có thể sử dụng cùng lúc cho 2 người khi đi MTR hay không, vì chưa dám thử cũng như bạn bè đi cùng tôi hầu như ai cũng tự “sắm” 1 chiếc ngay từ khi đặt chân xuống HK.
Nói tiếp chuyện từ SB, ban đầu tôi tưởng HK chỉ có xe bus 2 tầng nhưng không phải; vào trong thành phố còn có xe bus 1 tầng, xe điện và số ít xe máy nữa. Xe đạp cũng có, nhưng tôi mới chỉ thấy những chiếc xe đạp được khóa ngăn nắp trên 1 đoạn đường ngắn khi đi bus từ Tung Chung. Bước lên xe bus số 11 từ Airport về Wan Chai, chúng tôi để đồ tầng 1 và lên tầng 2 ngắm cảnh. Từ tầng 2 bạn vẫn có thể coi được đồ đạc của mình bên dưới nhờ một màn hình camera nhỏ đặt trên đầu xe. Từ tầng 1, tài xế cùng có thể nhìn thấy các hành khách trên tầng 2 thông qua 1 hệ thống gương cực kỳ đơn giản. Trên xe có wifi free, và nếu hút thuốc bạn sẽ bị phạt ít nhất 5000$HK (khoảng 15m VND).
Con đường từ SB quốc tế vào trung tâm HK trông khá yên bình. Các hàng cây nhỏ nhắn, xanh mướt được trồng dọc 2 bên đường. Dường như ngay lập tức khi lên xe, chúng tôi có thể nhìn thấy biển và núi. Núi ở HK không cao nhưng nhiều, núi chạy dọc 2 bên đường, núi và nhà san sát, đường chạy cả dưới núi … Điều tôi chú ý tiếp theo đó là chỗ dừng dành cho cảnh sát trên đường. Dọc 2 bên đường, có các khu vực ghi rất rõ “Police Only”, cứ khoảng 5 phút tôi lại thấy 1 chỗ như vậy. Tuy nhiên, trong thời gian ở HK, tôi nhớ là chỉ gặp Police 2 hay 3 lần không hơn: 1 nhóm cảnh sát có vẻ như đang kiểm tra 1 đoạn đường trên quãng đường từ SB và 1 chú cảnh sát mặc đồng phục đi xe máy phóng vun vút bên làn xe ô tô trên đường, tôi nhìn thấy trong lần dạo phố. Tôi đoán khu vực Police Only đó có lẽ có chức năng giống như “chỗ đáp” của Cá Vàng Vietnam, chỉ khác tại đây, các Cá Vàng HK không thể núp và địa điểm là hoàn toàn cố định.
Có rất nhiều cầu và đường hầm cũng trên con đường chính vào trung tâm HK này. Các cây cầu rất to với nhiều kiến trúc khác nhau. Có chiếc cầu có 2 cọc trụ ở giữa, các dây văng lớn để giữ cầu; có chiếc cầu lại chỉ có 1 chiếc cọc trụ tròn rất to, dây văng được ghim quanh cọc trụ; có chiếc cầu dây văng lại được giữ bằng 2 sợi dây khổng lồ (trông như 2 ống nước) gắn từ đầu này tới đầu kia của cầu… Một vài đường hầm rất là dài, ngoài đường hầm xuyên núi còn có các đường hầm xuyên biển nữa. Đó là lý do vì sao chỉ với Bus hoặc MTR, bạn có thể đi hết HK, từ đảo này sang đảo kia một cách dễ dàng.
Trong bài viết này, tôi xin mạn phép nhảy cóc bỏ qua thời gian buổi chiều đầu tiên tại HKCEC để kể về Traffic in HK. Sau khi được gặp và nói chuyện cùng Mr. Vint Cerf, father of the Internet, chúng tôi kết thúc các hội thảo và cùng nhau lên ô tô, thẳng tiến quán Café Deco, nằm trong The Peak Galleria trên một ngọn núi cao mang tên Victoria Peak, khá gần Wan Chai. Đường từ Wan Chai lên The Peak thật loằng ngoằng và lắt léo, nhiều con đường chạy sát bờ vực mà đôi khi ta có thể nhìn thấy các tòa nhà trong thành phố đang ở ngay dưới chân mình. Những ngã 3, ngã 4 giao cắt không hiểu từ đâu xuất hiện thế mà xe chúng tôi cứ phi ầm ầm, và đôi khi lại dừng đột ngột; đơn giản vì mọi người ở đây đều rất chấp hành rất tốt các tín hiệu giao thông. Theo lời kể của chị Trà Pu, còn một cách khác để lên The Peak đó là đi tàu điện. Ngồi tàu điện lên The Peak sẽ có cảm giác như đi thang máy vậy, một chiếc MTR dựng đứng, thực là một cảm giác nghe kể thôi là đã muốn thử …
Thật rất xin lỗi các bạn vì đã nhắc đến MTR rất nhiều mà tôi vẫn chưa giới thiệu về nó là như thế nào. MTR là từ được viết tắt của Mass Transit Railway, hay chúng tôi gọi đơn giản là tàu điện. MTR có thể nói là phương tiện di chuyển chính của người dân HK. Tại mỗi khu vực lớn của HK đều có các bến đáp MTR. Tại mỗi bến MTR lại có nhiều cửa lên xuống, chia đều ra các ngả quanh khu vực đó, rất tiện để có thể lên MTR tại bất cứ đâu ở HK. Nếu bạn bị lạc, chỉ cần tìm được bến MTR là bạn có thể dễ dàng xác định đường về nhà.
Một điều đặc biệt tại HK là ở bất cứ đâu bạn cũng có thể nhìn thấy biển chỉ đường. Biển có ở khắp mọi nơi: trên đường, dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong các tòa nhà… Biển chỉ đường tới các đường lớn, các tòa nhà lớn, các trụ sở của chính phủ, trường học, khách sạn, các khu vực đặc biệt … Bất cứ địa điểm nào trên bản đồ du lịch bạn đều có thể nhìn thấy tên trên biển chỉ dẫn khi tới khu vực gần đó. Tại các bến MTR cũng không ngoại lệ. Ngay khi từ tàu bước xuống, bạn sẽ dễ dàng tìm được bản đồ MTR cũng như các khu vực quanh bến. Thường thì chỉ có 1 cửa Exit sau khi xuống tàu, khi ra sảnh lớn bạn sẽ thấy nhiều cửa lên xuống được chia theo A, B, C… Bạn có thể nhìn các địa điểm gần với A, B hay C để lựa chọn đường lên thuận tiện cho mình. Đôi khi bạn phải chuyển 2 hay 3 lần tàu mới tới chỗ cần đến, nhưng thời gian chuyển gần như là không đáng kể. Cứ khoảng 1-2 phút lại có 1 chuyến MTR, đi về bất cứ hướng nào tại bất cứ bến MTR nào. Ban đầu việc đi MTR có vẻ như khá rắc rối, nhưng chỉ cần đi vài lần, nắm được quy tắc thì thực sự đi MTR hoàn toàn đơn giản và tiết kiệm thời gian. Có lẽ thời gian đi bộ tại HK còn tốn nhiều hơn thời gian đi MTR kha khá.
Cuộc sống tại HK thực sự rất hối hả và dường như không bao giờ ngơi nghỉ!
Hầu hết các ngã 3, ngã 4 đều có đèn giao thông. Đèn giao tại HK không có gắn đồng hồ báo sắp chuyển tín hiệu, mà chúng có tiếng kêu “tích tích” như để giục giã rất thú vị. Đèn được bố trí rất hợp lý sao cho khi có tín hiệu cho người đi bộ sang đường, chắc chắn không có một chiếc xe nào đi qua khu vực sang đường này. Ngay từ khi đèn vàng, các phương tiện giao thông đã bắt đầu dừng lại để nhừng đường cho người đi bộ. Tiếng đèn “tích tích” như chạy nhanh hơn, thúc giục mọi người rảo bước qua đường. Khi sắp hết thời gian người đi bộ qua đường, đèn tín hiệu dành cho người đi bộ sẽ nhấp nháy; với những người cố đi bộ qua và gặp đèn đỏ, các phương tiện giao thông cũng sẵn sàng đứng chờ người đi bộ qua hết rồi mới nhấn ga.
Tất cả mọi người nơi đây như đều tự nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ luật khi tham gia giao thông và tôn trọng những người đang tham gia giao thông cùng mình. Khi đi cầu thang máy, bạn hãy đừng về phía bên phải để nhường đường cho những người đang vội đi bên trái. Khi lái ô tô, bạn đừng bao giờ vượt ẩu mà hãy đi theo hàng, và đừng có đi chậm, luôn luôn đi với tốc độ từ 60 đến 100km/h. Dù xếp hàng rất dài, nhưng khi đèn xanh, sau 3s bạn đã có thể dí ga lên 60km/h mà không cần lo lắng, vì ai cũng vậy! Hãy xếp hàng khi tới sau và tôn trọng người tới trước. Nhớ hôm cuối tại Ocean Park, khi về chúng tôi đã mất khoảng 10’ để xếp hàng chờ tới lượt lên … taxi, vì ai cũng vậy! Ở HK được tầm 2 ngày là chúng tôi đã bắt đầu quen “phong cách” di chuyển tại đây. Chúng tôi đã rảo bước nhanh hơn, hoàn toàn chấp hành đúng luật cũng như quy tắc giao thông. Cũng để Octopus card vào ví và quẹt thẻ ra dáng y như những người HK vậy, thật là thú vị.
Giao thông tại HK có thể chia làm 3 tầng (không tính máy bay), bao gồm: tầng thấp nhất là MTR; tầng tiếp theo là oto, xe máy, người đi bộ, tàu thủy (Ferry).. và tầng trên nữa chỉ dành cho người đi bộ. Người đi bộ có thể đi từ tòa nhà này sang tòa nhà khác, nhờ những cầu vượt được nối giữa các tòa nhà. Các tòa nhà trong cả thành phố như một thể thống nhất, bạn có thể đi bộ khắp cả thành phố mà không phải lo về chuyện sang đường hay bắt gặp bất cứ phương tiện giao thông nào trên đường di chuyển.
Tai nạn giao thông có lẽ là sự lạ tại HK.
Thời gian không cho phép tôi có thêm nhiều trải nghiệm, nhưng những gì giao thông ở HK đã mang lại cho tôi nhiều bài học quý giá và thú vị; những bài học về văn hóa giao thông nơi đây, về cách tổ chức giao thông thông minh, hiện đại. Chắc chắn tôi sẽ trở lại HK trong một ngày không xa.
Để bắt đầu, có lẽ tôi nên kể câu chuyện giao thông tại HK bắt đầu từ HK International Airport (HKIA), thuộc đảo HK. Đáp chuyến máy bay lúc 8h30 am (GMT+7) Nội Bài Airport và tới HKIA lúc 11h am (GMT +8). Nhờ quen được một chị người Vietnam sang thăm gia đình từ trên máy bay mà chúng tôi chỉ mất chưa đầy 30' đã có thể ngồi trên xe bus tới thẳng trung tâm HK. Bạn có thể đi từ SB với 3 phương tiện: tàu điện (MTR), xe bus và taxi. Chúng tôi lựa chọn phương tiện là xe bus theo suggest của chị người Vietnam quen từ máy bay, vì lý do giá taxi tại HK khá đắt và cũng chưa biết cách đi MTR như thế nào.
Vé xe bus từ SB tới Wan Chai (nơi chúng tôi ở, 1 vùng thuộc trung tâm đảo HK) là 40$HK/1 người. Nói tới phí traffic tại HK có lẽ phải giới thiệu về “Octopus Card”, 1 loại thẻ đa năng gần như 100% người dân HK đều sử dụng. Octopus Card có thể dùng để thanh toán cho mọi loại phương tiện và dùng để mua hàng tại đa số các cửa hàng ở HK. Về nguyên lý, Octopus Card cũng giống như một ví điện tử, nhưng không có tên người sở hữu, và bạn cũng không thể hủy số tiền còn lại trong card nếu làm mất. Có người sẽ thắc mắc: nếu không ghi lại danh tính người sở hữu thì chẳng an toàn tí nào? Tôi lại thấy khác, ai ở HK cũng có 1 chiếc ví cho riêng mình, nếu bạn nhặt đc “ví” người khác và sử dụng, tới 1 lúc nào đó bạn sử dụng hết thì vẫn phải nạp thêm tiền nếu muốn dùng tiếp, một chiếc ví thực sự rất tiện lợi và an toàn! Tôi không rõ 1 chiếc Octopus Card có thể sử dụng cùng lúc cho 2 người khi đi MTR hay không, vì chưa dám thử cũng như bạn bè đi cùng tôi hầu như ai cũng tự “sắm” 1 chiếc ngay từ khi đặt chân xuống HK.
Nói tiếp chuyện từ SB, ban đầu tôi tưởng HK chỉ có xe bus 2 tầng nhưng không phải; vào trong thành phố còn có xe bus 1 tầng, xe điện và số ít xe máy nữa. Xe đạp cũng có, nhưng tôi mới chỉ thấy những chiếc xe đạp được khóa ngăn nắp trên 1 đoạn đường ngắn khi đi bus từ Tung Chung. Bước lên xe bus số 11 từ Airport về Wan Chai, chúng tôi để đồ tầng 1 và lên tầng 2 ngắm cảnh. Từ tầng 2 bạn vẫn có thể coi được đồ đạc của mình bên dưới nhờ một màn hình camera nhỏ đặt trên đầu xe. Từ tầng 1, tài xế cùng có thể nhìn thấy các hành khách trên tầng 2 thông qua 1 hệ thống gương cực kỳ đơn giản. Trên xe có wifi free, và nếu hút thuốc bạn sẽ bị phạt ít nhất 5000$HK (khoảng 15m VND).
Con đường từ SB quốc tế vào trung tâm HK trông khá yên bình. Các hàng cây nhỏ nhắn, xanh mướt được trồng dọc 2 bên đường. Dường như ngay lập tức khi lên xe, chúng tôi có thể nhìn thấy biển và núi. Núi ở HK không cao nhưng nhiều, núi chạy dọc 2 bên đường, núi và nhà san sát, đường chạy cả dưới núi … Điều tôi chú ý tiếp theo đó là chỗ dừng dành cho cảnh sát trên đường. Dọc 2 bên đường, có các khu vực ghi rất rõ “Police Only”, cứ khoảng 5 phút tôi lại thấy 1 chỗ như vậy. Tuy nhiên, trong thời gian ở HK, tôi nhớ là chỉ gặp Police 2 hay 3 lần không hơn: 1 nhóm cảnh sát có vẻ như đang kiểm tra 1 đoạn đường trên quãng đường từ SB và 1 chú cảnh sát mặc đồng phục đi xe máy phóng vun vút bên làn xe ô tô trên đường, tôi nhìn thấy trong lần dạo phố. Tôi đoán khu vực Police Only đó có lẽ có chức năng giống như “chỗ đáp” của Cá Vàng Vietnam, chỉ khác tại đây, các Cá Vàng HK không thể núp và địa điểm là hoàn toàn cố định.
Có rất nhiều cầu và đường hầm cũng trên con đường chính vào trung tâm HK này. Các cây cầu rất to với nhiều kiến trúc khác nhau. Có chiếc cầu có 2 cọc trụ ở giữa, các dây văng lớn để giữ cầu; có chiếc cầu lại chỉ có 1 chiếc cọc trụ tròn rất to, dây văng được ghim quanh cọc trụ; có chiếc cầu dây văng lại được giữ bằng 2 sợi dây khổng lồ (trông như 2 ống nước) gắn từ đầu này tới đầu kia của cầu… Một vài đường hầm rất là dài, ngoài đường hầm xuyên núi còn có các đường hầm xuyên biển nữa. Đó là lý do vì sao chỉ với Bus hoặc MTR, bạn có thể đi hết HK, từ đảo này sang đảo kia một cách dễ dàng.
Trong bài viết này, tôi xin mạn phép nhảy cóc bỏ qua thời gian buổi chiều đầu tiên tại HKCEC để kể về Traffic in HK. Sau khi được gặp và nói chuyện cùng Mr. Vint Cerf, father of the Internet, chúng tôi kết thúc các hội thảo và cùng nhau lên ô tô, thẳng tiến quán Café Deco, nằm trong The Peak Galleria trên một ngọn núi cao mang tên Victoria Peak, khá gần Wan Chai. Đường từ Wan Chai lên The Peak thật loằng ngoằng và lắt léo, nhiều con đường chạy sát bờ vực mà đôi khi ta có thể nhìn thấy các tòa nhà trong thành phố đang ở ngay dưới chân mình. Những ngã 3, ngã 4 giao cắt không hiểu từ đâu xuất hiện thế mà xe chúng tôi cứ phi ầm ầm, và đôi khi lại dừng đột ngột; đơn giản vì mọi người ở đây đều rất chấp hành rất tốt các tín hiệu giao thông. Theo lời kể của chị Trà Pu, còn một cách khác để lên The Peak đó là đi tàu điện. Ngồi tàu điện lên The Peak sẽ có cảm giác như đi thang máy vậy, một chiếc MTR dựng đứng, thực là một cảm giác nghe kể thôi là đã muốn thử …
Thật rất xin lỗi các bạn vì đã nhắc đến MTR rất nhiều mà tôi vẫn chưa giới thiệu về nó là như thế nào. MTR là từ được viết tắt của Mass Transit Railway, hay chúng tôi gọi đơn giản là tàu điện. MTR có thể nói là phương tiện di chuyển chính của người dân HK. Tại mỗi khu vực lớn của HK đều có các bến đáp MTR. Tại mỗi bến MTR lại có nhiều cửa lên xuống, chia đều ra các ngả quanh khu vực đó, rất tiện để có thể lên MTR tại bất cứ đâu ở HK. Nếu bạn bị lạc, chỉ cần tìm được bến MTR là bạn có thể dễ dàng xác định đường về nhà.
Một điều đặc biệt tại HK là ở bất cứ đâu bạn cũng có thể nhìn thấy biển chỉ đường. Biển có ở khắp mọi nơi: trên đường, dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong các tòa nhà… Biển chỉ đường tới các đường lớn, các tòa nhà lớn, các trụ sở của chính phủ, trường học, khách sạn, các khu vực đặc biệt … Bất cứ địa điểm nào trên bản đồ du lịch bạn đều có thể nhìn thấy tên trên biển chỉ dẫn khi tới khu vực gần đó. Tại các bến MTR cũng không ngoại lệ. Ngay khi từ tàu bước xuống, bạn sẽ dễ dàng tìm được bản đồ MTR cũng như các khu vực quanh bến. Thường thì chỉ có 1 cửa Exit sau khi xuống tàu, khi ra sảnh lớn bạn sẽ thấy nhiều cửa lên xuống được chia theo A, B, C… Bạn có thể nhìn các địa điểm gần với A, B hay C để lựa chọn đường lên thuận tiện cho mình. Đôi khi bạn phải chuyển 2 hay 3 lần tàu mới tới chỗ cần đến, nhưng thời gian chuyển gần như là không đáng kể. Cứ khoảng 1-2 phút lại có 1 chuyến MTR, đi về bất cứ hướng nào tại bất cứ bến MTR nào. Ban đầu việc đi MTR có vẻ như khá rắc rối, nhưng chỉ cần đi vài lần, nắm được quy tắc thì thực sự đi MTR hoàn toàn đơn giản và tiết kiệm thời gian. Có lẽ thời gian đi bộ tại HK còn tốn nhiều hơn thời gian đi MTR kha khá.
Cuộc sống tại HK thực sự rất hối hả và dường như không bao giờ ngơi nghỉ!
Hầu hết các ngã 3, ngã 4 đều có đèn giao thông. Đèn giao tại HK không có gắn đồng hồ báo sắp chuyển tín hiệu, mà chúng có tiếng kêu “tích tích” như để giục giã rất thú vị. Đèn được bố trí rất hợp lý sao cho khi có tín hiệu cho người đi bộ sang đường, chắc chắn không có một chiếc xe nào đi qua khu vực sang đường này. Ngay từ khi đèn vàng, các phương tiện giao thông đã bắt đầu dừng lại để nhừng đường cho người đi bộ. Tiếng đèn “tích tích” như chạy nhanh hơn, thúc giục mọi người rảo bước qua đường. Khi sắp hết thời gian người đi bộ qua đường, đèn tín hiệu dành cho người đi bộ sẽ nhấp nháy; với những người cố đi bộ qua và gặp đèn đỏ, các phương tiện giao thông cũng sẵn sàng đứng chờ người đi bộ qua hết rồi mới nhấn ga.
Tất cả mọi người nơi đây như đều tự nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ luật khi tham gia giao thông và tôn trọng những người đang tham gia giao thông cùng mình. Khi đi cầu thang máy, bạn hãy đừng về phía bên phải để nhường đường cho những người đang vội đi bên trái. Khi lái ô tô, bạn đừng bao giờ vượt ẩu mà hãy đi theo hàng, và đừng có đi chậm, luôn luôn đi với tốc độ từ 60 đến 100km/h. Dù xếp hàng rất dài, nhưng khi đèn xanh, sau 3s bạn đã có thể dí ga lên 60km/h mà không cần lo lắng, vì ai cũng vậy! Hãy xếp hàng khi tới sau và tôn trọng người tới trước. Nhớ hôm cuối tại Ocean Park, khi về chúng tôi đã mất khoảng 10’ để xếp hàng chờ tới lượt lên … taxi, vì ai cũng vậy! Ở HK được tầm 2 ngày là chúng tôi đã bắt đầu quen “phong cách” di chuyển tại đây. Chúng tôi đã rảo bước nhanh hơn, hoàn toàn chấp hành đúng luật cũng như quy tắc giao thông. Cũng để Octopus card vào ví và quẹt thẻ ra dáng y như những người HK vậy, thật là thú vị.
Giao thông tại HK có thể chia làm 3 tầng (không tính máy bay), bao gồm: tầng thấp nhất là MTR; tầng tiếp theo là oto, xe máy, người đi bộ, tàu thủy (Ferry).. và tầng trên nữa chỉ dành cho người đi bộ. Người đi bộ có thể đi từ tòa nhà này sang tòa nhà khác, nhờ những cầu vượt được nối giữa các tòa nhà. Các tòa nhà trong cả thành phố như một thể thống nhất, bạn có thể đi bộ khắp cả thành phố mà không phải lo về chuyện sang đường hay bắt gặp bất cứ phương tiện giao thông nào trên đường di chuyển.
Tai nạn giao thông có lẽ là sự lạ tại HK.
Thời gian không cho phép tôi có thêm nhiều trải nghiệm, nhưng những gì giao thông ở HK đã mang lại cho tôi nhiều bài học quý giá và thú vị; những bài học về văn hóa giao thông nơi đây, về cách tổ chức giao thông thông minh, hiện đại. Chắc chắn tôi sẽ trở lại HK trong một ngày không xa.
Thanks for reading