Lâu lắm rồi mới viết Review về 1 điểm đến Về VN 2 tuần giờ mới hoàn thành toàn bộ hướng dẫn chinh phục Everest Base Camp từ A-Z cho bạn nào muốn chinh phục cung này. Hành trình xa nhất, dài nhất và đáng nhớ nhất về miền tuyết trắng trong vòng 15 năm lang thang của mình - Everest Base Camp 5364m là trại nền cơ sở để các nhà leo núi nghỉ ngơi và tập luyện trước khi lên đường chinh phục nóc nhà thế giới 8848m, để lên đến trại phải mất 8 ngày đi đường, vượt quãng đường tổng cộng là 60km (Trung bình mỗi ngày đi khoảng 8-10km - Mình có Note đầy đủ số km phải đi mỗi ngày trong lịch bên dưới) - Ngoài ra các ảnh trong Album này đều là các ảnh quan trọng, mình cũng note kỹ nội dung trong từng ảnh cho các bạn dễ hình dung : http://bit.ly/1NrjYzR
1 - Mùa nào thì nên đi leo núi ở Nepal: Ở Nepal có 2 tuyến nhiều khách leo nhất là Everest Base Camp 5364m (tuyến Lukla) và Anapurna Base Camp 4140m (tuyến Pokhara), mùa leo núi hàng năm là từ tháng 2-4 và 9-11 (Tránh tháng 5-6 rất nóng và tháng 7-8 mùa mưa) Tuyến Anapurna thì phong cảnh được đánh giá đẹp và hùng vĩ hơn rất nhiều tuyến Everest (Tháng 3-4 năm sau mình sẽ đi tuyến này, nên bạn nào có dự định đi thì cùng Join nhé)
2 - Vé máy bay: Giá vé cơ bản của chặng HN - Kathmandu nếu book trong khoảng 1-2 tháng thì 600-700$, còn nếu Book trước 4-5 tháng thì giá là 500-550$ (Tất cả các chặng đều phải Transit qua Bangkok, Quảng Châu hoặc KualaLumpur từ 10h-20h - Các bạn ở SG thì giá vé sẽ rẻ hơn tầm 1,5-2tr) Mình quyết định đi trước khi hết mùa leo núi có 1 tháng, nên phải mua giá 700$ (Cả chiều đi và về đều có 30kg ký gửi, cái này quan trọng nhé, vì cả 2 chiều đều cần mang rất nhiều đồ nặng trên 20kg - Bạn nào book vé giá rẻ nhớ phải đặt cả hành lý ký gửi) Lưu ý: Khi Transit thì hành lý ký gửi sẽ chuyển thẳng từ HN đến Kathmandu nên bạn cần đồ gì để sử dụng trong sân bay thì nhớ cầm theo trong hành lý xách tay (Gậy leo núi phải ký gửi)
3 - Mua bảo hiểm/Xin Visa/TIMS Card/Permit: Vì Nepal ko có đại sứ quán Việt Nam nên việc xin Visa du lịch được cấp ngay tại quầy làm thủ tục nhập cảnh, giá Visa 15 ngày là 25$, giá 1 tháng là 40$ . Giá TIMS 2100 Rupee(20$) - Giá Permit 3400 Rupee (32$) (Giấy phép leo núi - Có ảnh trong Album này) Mua và làm thủ tục ngay tại Lukla
Mua bảo hiểm thì có 3 mức để chọn lựa, gói cao nhất chi trả 100% là 60$ (Bảo hiểm AIG) - Bảo hiểm này rất quan trọng nên mua vì kinh nghiệm cho thấy nhiều đồng chí Tây cao to vạm vỡ mà khi đến 5000m đã phải bay trực thăng xuống vì sốc độ cao (1 chuyến bay như vậy 3200$ nếu ko mua bảo hiểm)
4 - Tỷ giá đồng Rupee, đổi tiền USD: Tỷ giá 1$ = 105 - Ở Nepal ở 1 số cửa hàng có thể tiêu được cả $ hoặc Rupee nhưng tốt nhất bạn nên đổi Rupee để thanh toán thì đỡ bị thiệt hơn. Trung bình 1 ngày Trek bạn sẽ tiêu từ 15-20$ (Kể cả tiền KS) và 10-15$ cho Guider + Porter (2 người / porter) vì thế cứ nhân 25-35$/ngày với số ngày Trek của bạn (Đổi 500$ là đủ, thừa có thể về Kathmandu mua sắm) Có thể đổi ở ngay sân bay hoặc khu trung tâm Thamel có rất nhiều quầy đổi tiền dọc phố
5 - Thuê KS tại Kathmandu và trên đường Trek: Phòng ở Kathmandu thì đơn giản, các bạn có thể book trên Agoda trước với giá từ 10$-20$ trở lên tùy như cầu. Còn giá phòng KS trên tuyến Trek rất rẻ chỉ từ 1$ cho đến 4$ (Với điểu kiện ăn 2 bữa sáng,tối tại KS - Nhiều KS còn miễn phí phòng ngủ nếu bạn ăn 2 bữa tại KS)
- Lưu ý: Nepal ko có điện lưới 24/24, điện hầu như sử dụng điện năng lượng mặt trời để chiếu sáng - Chỉ có điện lưới vài thời điểm trong ngày (buổi trưa + buổi tối) nên các bạn bố trí xạc đủ cho các thiết bị trước khi đi.
6 - Các dịch vụ xạc điện, nước uống, tắm nước nóng: Khi bắt đầu chặng Trek thì toàn bộ các khách sạn trên núi là sử dụng điện năng lượng mặt trời, chỉ có duy nhất 2 chặng đầu Phakding và Namche là có ổ cắm điện trong phòng, còn từ các chặng sau muốn xạc là bạn phải trả tiền xạc ở quầy lễ tân, từ 250 Rupee (2$)/ xạc full/ thiết bị. Càng lên cao giá xạc càng tăng và giới hạn xạc chỉ được 1h do người cần xạc rất đông mà năng lượng điện chỉ có hạn (Giá 5$-10$/1h xạc) Chính vì thế trong chuyến đi mình phải mượn tổng cộng 15 cục xạc các loại của bạn bè để mang theo, đủ sử dụng trong 15 ngày Trek (Lưu ý chỉ mang theo cục xạc có ghi đủ dung lượng mAh trên xạc nếu ko sẽ bị hải quan sân bay thu - Mình bị thu mất 1 cục khi transit ở Thái Lan)
- Giá tắm nước nóng từ 250 Rupee (2$)-370 Rupee (3.5$)
- Các chặng đi đường bạn phải tự mua nước uống mang theo, tối thiểu mỗi ngày các bạn phải uống 2L nước để bù nước cho cơ thể và hạn chế sốc độ cao. Giá 1 chai nước 1.5L là 100 Rupee (1$) - Càng lên cao giá mua nước càng đắt, có thể lên đến 300 Rupee (2.8$)
7 - Đồ ăn:
Đồ ăn ở Nepal chủ yếu là đồ ăn Tây phục vụ cho du khách nước ngoài (Pizza, Mỳ Ý Spaghetti, bánh PanCake, bánh mỳ Ốp la, bánh mỳ sữa, súp và vài món đồ ăn đặc trưng kiểu Ấn (hơi cay)... Mấy hôm đầu còn hào hứng ăn chứ mấy hôm sau nhìn thấy đồ ăn là ngán, vẫn phải cố ăn để đảm bảo dinh dưỡng và năng lượng cho hành trình ngày hôm sau. Từ Namche trở lên cao là vùng đất linh thiêng nên toàn bộ khu vực này ko được phép sát sinh, thịt tươi sống toàn phải chuyên chở bằng bò Yak từ sân bay Lukla lên các vùng cao mất nhiều ngày, nên chất lượng thịt thường được khuyến cáo là ko đảm bảo. Mỳ tôm trên này cũng rất khó ăn, nên bạn nào kén ăn nên chuẩn bị sẵn thịt hộp và mỳ tôm từ nhà đi là chuẩn nhất. Giá các món ăn càng lên cao càng đắt, từ 300 Rupee (3$) đến 800 Rupee (6.5$) / món - Ăn sáng thì tầm 400 Rupee (4$)
1 - Mùa nào thì nên đi leo núi ở Nepal: Ở Nepal có 2 tuyến nhiều khách leo nhất là Everest Base Camp 5364m (tuyến Lukla) và Anapurna Base Camp 4140m (tuyến Pokhara), mùa leo núi hàng năm là từ tháng 2-4 và 9-11 (Tránh tháng 5-6 rất nóng và tháng 7-8 mùa mưa) Tuyến Anapurna thì phong cảnh được đánh giá đẹp và hùng vĩ hơn rất nhiều tuyến Everest (Tháng 3-4 năm sau mình sẽ đi tuyến này, nên bạn nào có dự định đi thì cùng Join nhé)
2 - Vé máy bay: Giá vé cơ bản của chặng HN - Kathmandu nếu book trong khoảng 1-2 tháng thì 600-700$, còn nếu Book trước 4-5 tháng thì giá là 500-550$ (Tất cả các chặng đều phải Transit qua Bangkok, Quảng Châu hoặc KualaLumpur từ 10h-20h - Các bạn ở SG thì giá vé sẽ rẻ hơn tầm 1,5-2tr) Mình quyết định đi trước khi hết mùa leo núi có 1 tháng, nên phải mua giá 700$ (Cả chiều đi và về đều có 30kg ký gửi, cái này quan trọng nhé, vì cả 2 chiều đều cần mang rất nhiều đồ nặng trên 20kg - Bạn nào book vé giá rẻ nhớ phải đặt cả hành lý ký gửi) Lưu ý: Khi Transit thì hành lý ký gửi sẽ chuyển thẳng từ HN đến Kathmandu nên bạn cần đồ gì để sử dụng trong sân bay thì nhớ cầm theo trong hành lý xách tay (Gậy leo núi phải ký gửi)
3 - Mua bảo hiểm/Xin Visa/TIMS Card/Permit: Vì Nepal ko có đại sứ quán Việt Nam nên việc xin Visa du lịch được cấp ngay tại quầy làm thủ tục nhập cảnh, giá Visa 15 ngày là 25$, giá 1 tháng là 40$ . Giá TIMS 2100 Rupee(20$) - Giá Permit 3400 Rupee (32$) (Giấy phép leo núi - Có ảnh trong Album này) Mua và làm thủ tục ngay tại Lukla
Mua bảo hiểm thì có 3 mức để chọn lựa, gói cao nhất chi trả 100% là 60$ (Bảo hiểm AIG) - Bảo hiểm này rất quan trọng nên mua vì kinh nghiệm cho thấy nhiều đồng chí Tây cao to vạm vỡ mà khi đến 5000m đã phải bay trực thăng xuống vì sốc độ cao (1 chuyến bay như vậy 3200$ nếu ko mua bảo hiểm)
4 - Tỷ giá đồng Rupee, đổi tiền USD: Tỷ giá 1$ = 105 - Ở Nepal ở 1 số cửa hàng có thể tiêu được cả $ hoặc Rupee nhưng tốt nhất bạn nên đổi Rupee để thanh toán thì đỡ bị thiệt hơn. Trung bình 1 ngày Trek bạn sẽ tiêu từ 15-20$ (Kể cả tiền KS) và 10-15$ cho Guider + Porter (2 người / porter) vì thế cứ nhân 25-35$/ngày với số ngày Trek của bạn (Đổi 500$ là đủ, thừa có thể về Kathmandu mua sắm) Có thể đổi ở ngay sân bay hoặc khu trung tâm Thamel có rất nhiều quầy đổi tiền dọc phố
5 - Thuê KS tại Kathmandu và trên đường Trek: Phòng ở Kathmandu thì đơn giản, các bạn có thể book trên Agoda trước với giá từ 10$-20$ trở lên tùy như cầu. Còn giá phòng KS trên tuyến Trek rất rẻ chỉ từ 1$ cho đến 4$ (Với điểu kiện ăn 2 bữa sáng,tối tại KS - Nhiều KS còn miễn phí phòng ngủ nếu bạn ăn 2 bữa tại KS)
- Lưu ý: Nepal ko có điện lưới 24/24, điện hầu như sử dụng điện năng lượng mặt trời để chiếu sáng - Chỉ có điện lưới vài thời điểm trong ngày (buổi trưa + buổi tối) nên các bạn bố trí xạc đủ cho các thiết bị trước khi đi.
6 - Các dịch vụ xạc điện, nước uống, tắm nước nóng: Khi bắt đầu chặng Trek thì toàn bộ các khách sạn trên núi là sử dụng điện năng lượng mặt trời, chỉ có duy nhất 2 chặng đầu Phakding và Namche là có ổ cắm điện trong phòng, còn từ các chặng sau muốn xạc là bạn phải trả tiền xạc ở quầy lễ tân, từ 250 Rupee (2$)/ xạc full/ thiết bị. Càng lên cao giá xạc càng tăng và giới hạn xạc chỉ được 1h do người cần xạc rất đông mà năng lượng điện chỉ có hạn (Giá 5$-10$/1h xạc) Chính vì thế trong chuyến đi mình phải mượn tổng cộng 15 cục xạc các loại của bạn bè để mang theo, đủ sử dụng trong 15 ngày Trek (Lưu ý chỉ mang theo cục xạc có ghi đủ dung lượng mAh trên xạc nếu ko sẽ bị hải quan sân bay thu - Mình bị thu mất 1 cục khi transit ở Thái Lan)
- Giá tắm nước nóng từ 250 Rupee (2$)-370 Rupee (3.5$)
- Các chặng đi đường bạn phải tự mua nước uống mang theo, tối thiểu mỗi ngày các bạn phải uống 2L nước để bù nước cho cơ thể và hạn chế sốc độ cao. Giá 1 chai nước 1.5L là 100 Rupee (1$) - Càng lên cao giá mua nước càng đắt, có thể lên đến 300 Rupee (2.8$)
7 - Đồ ăn:
Đồ ăn ở Nepal chủ yếu là đồ ăn Tây phục vụ cho du khách nước ngoài (Pizza, Mỳ Ý Spaghetti, bánh PanCake, bánh mỳ Ốp la, bánh mỳ sữa, súp và vài món đồ ăn đặc trưng kiểu Ấn (hơi cay)... Mấy hôm đầu còn hào hứng ăn chứ mấy hôm sau nhìn thấy đồ ăn là ngán, vẫn phải cố ăn để đảm bảo dinh dưỡng và năng lượng cho hành trình ngày hôm sau. Từ Namche trở lên cao là vùng đất linh thiêng nên toàn bộ khu vực này ko được phép sát sinh, thịt tươi sống toàn phải chuyên chở bằng bò Yak từ sân bay Lukla lên các vùng cao mất nhiều ngày, nên chất lượng thịt thường được khuyến cáo là ko đảm bảo. Mỳ tôm trên này cũng rất khó ăn, nên bạn nào kén ăn nên chuẩn bị sẵn thịt hộp và mỳ tôm từ nhà đi là chuẩn nhất. Giá các món ăn càng lên cao càng đắt, từ 300 Rupee (3$) đến 800 Rupee (6.5$) / món - Ăn sáng thì tầm 400 Rupee (4$)
Last edited: