What's new

[Chia sẻ] Khám phá Vũng Bầu : Thiên đường ẩn mình ở Phù Cát Bình Định

Chào cả nhà.
Ngồi hóng rất nhiều bạn của các cô chú trên diễn đàn và đây là lần đầu tiên mình tham gia viết bài, mục đích để chia sẻ một ít thông tin đã trải nghiệm.
Dịp 30/04 này nghỉ lễ 4 ngày, mà Tây Ninh nóng kinh khủng, nên bàn với gia đình đi biển Bình Định xem nước biển có bị ô nhiễm như ở Hà Tĩnh không. Ở Tây Ninh có 2 nhà xe đi Quãng Ngãi là Thắng Lợi và Dũng Lệ chuyên phục vụ cho bà con xứ Nẫu ở Tây Ninh về Quảng Ngãi . Xe Dũng Lệ thì mới hơn nhưng mình chưa đi và tuyến đường thì không tiện.
Ngày 1
Đặt xe Thắng Lợi 12h trưa ngày 30/4 đi ngang nhà
26283998474_3716d2a00c_h.jpg

Do bà con về quê dịp lễ quá đông nên bị xếp cuối xe
26820396411_1e882ef2d2_h.jpg

Sáng 1h 01/05 đến bến xe Quy Nhơn, vì chưa đặt phòng trước nên anh Taxi chở đi tìm nhà nghỉ từ 1h - 3h sáng mà không có KS hay motel nào còn phòng, đành ra công viên ven biển Gềnh Ráng ngủ bụi
26282341454_f4217f9d7b_h.jpg

Chờ đến 8h sáng đi tìm KS, cuối cùng cũng còn 1 phòng cho 4 người 250k
26820441591_f72a91a152_h.jpg

Sau khi nhận phòng hỏi nhà nghỉ thuê xe gắn máy : "Hết xe" (Lễ mà)
Đành đi bộ ra bãi biển cách nhà nghỉ 500m
26283996184_a300c3f772_h.jpg

26855848766_cc38e362aa_h.jpg

Bãi biển rất sạch, sóng êm
26616649060_e971c6963e_h.jpg

26822059321_c58578a0a8_h.jpg
 
Last edited:
26616657720_6557c28589_h.jpg

26284005544_0ba38a4aad_h.jpg

Hỏi thăm cô chủ nhà nghỉ : Ăn cơm trưa ở đâu? Cô trả lời ở Quán Sáu Cao cách đây 400m gần chợ Gềnh Ráng, đặc sản là món Gà Chỉ
Trưa nắng đi bộ luôn, không ngờ đến quán quá đông, bảo vệ ra thông báo không nhận khách nữa mời qua quán kế bên dùng đỡ....Buồn quá đi tiếp đến 2 quán cũng đông y vậy.

26282261614_96b50e9ecf_h.jpg

26820397891_c4855ff51b_h.jpg

Đi vòng lại quán Sáu Cao, 2 chú bảo vệ thấy thương dẫn vào quán, may quá còn trống 1 bàn, gọi món Gà chỉ nguyên con làm 3 món : chiên mắm, quay, và nấu miến : 285k.
26282279994_e380d15e72_h.jpg

26887978775_ddb5ec6ac4_h.jpg

26854081686_350e4c6595_h.jpg
 
Last edited:
Buổi chiều :
Thuê 2 bác xe ôm chở vòng ra quốc lộ 1D xuống thung lũng làng phong Quy Hòa chở vòng ra bãi Trứng đến mộ Hàn Mạc Tử, 2 bác báo giá 100k, ok đi luôn
26887967145_64191d067a_h.jpg

26284014224_b5fb1ae40b_h.jpg

26796015112_ce5c7b5f63_h.jpg

26616660110_8b1695514d_h.jpg

26796013352_de0c41b009_h.jpg

Vài dòng về Làng Phong Quy Hòa : (Sưu tầm)
Năm 1929, khi tìm ra thung lũng Quy Hòa, linh mục Paul Maheu đã thấy rằng đây là nơi lý tưởng để điều trị và chăm sóc cho những bệnh nhân phong, căn bệnh mà ngày ấy còn bị coi là nan y và bệnh nhân bị người đời hất hủi. Thung lũng Quy Hòa ở tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài, giúp người bệnh tránh được cái nhìn ghê sợ của xã hội, giúp họ an dưỡng tinh thần giữa thiên nhiên hiền hòa. Làng phong Quy Hòa ra đời trong bối cảnh như vậy, tất phải mang dáng vẻ quạnh hiu.

Bây giờ, làng phong Quy Hòa có tên chính thức là Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa. Thung lũng Quy Hòa bao gồm bệnh viện Phong - Da liễu, giáo xứ Quy Hòa và Cộng đoàn Nữ tu Phan-xi-cô. Những con đường nhựa nội bộ được đặt tên, những dãy nhà bệnh nhân, những công trình kiến trúc, công viên... khiến nơi đây giống như một thị trấn nhỏ.

Bãi biển Quy Hòa giống như một vịnh, nên nước biển lặng. Những hàng dương già che bóng mát, càng tăng thêm vẻ bình yên.
26282263174_daef68c2fc_h.jpg

26820398971_0046e56ed8_h.jpg

26282264444_b99b965e7f_h.jpg

26794322162_caf5121fe2_h.jpg

26282265814_9a5da0dcb1_h.jpg
 
Last edited:
Đã đến đây, ta sẽ không quên thăm một phòng bệnh đặc biệt. Đó là nơi mà Nguyễn Trọng Trí, tức nhà thơ Hàn Mặc Tử, đã điều trị bệnh phong, và qua đời năm 1940.
26855866866_2a62540c3f_h.jpg

26887981125_b017e25287_h.jpg
26283423123_4df5d8b1fa_h.jpg
26855868006_0a35917326_h.jpg

Nơi an táng Hàn Mặc Tử ngay sau khi qua đời. Nơi ấy bây giờ là mộ gió, thi hài ông đã được cải táng ra nơi Ghềnh Ráng từ năm 1969. Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh cùng một số bạn bè đã xây dựng một đài tưởng niệm đơn sơ ngay nơi chôn cất đầu tiên ấy.
26796022182_e2043b6102_h.jpg
 
Bãi đá trứng khổng lồ nằm dưới chân đồi Ghềnh Ráng là ấn tượng tiếp theo khi đặt chân đến nơi đây. Hàng nghìn phiến đá hình tròn, mặt nhẵn như quả trứng óng lên màu xanh huyền bí nổi bật giữa nền nước biển xanh trong và những con sóng ngày đêm vờn quanh đá.

Ở nơi đây, gần như các phiến đá đều nằm nghiêng nghiêng theo thế chếch hướng ra biển, hoặc xếp thẳng đứng với hình thù nhấp nhô, cao thấp khác nhau tựa như những quả trứng.
26854106176_d2f5aad986_h.jpg

26820436761_1dbedd7c92_h.jpg

26854106986_38e3a26d46_h.jpg
26282304014_f289f8b45e_h.jpg
 
Nơi lưu giữ tình thơ Hàn Mạc Tử chính là đồi Thi Nhân. Vượt qua đỉnh dốc Mộng Cầm chừng vài trăm mét ta dễ dàng bắt gặp đồi Thi Nhân.

Từ lâu, đồi Thi Nhân đã trở thành điểm đến của nhiều lữ khách yêu thơ Hàn Mạc Tử. Đập vào mắt du khách là cả một vườn thơ, khắc ghi lại những câu thơ nổi tiếng của Hàn Mạc Tử.
26282305444_c79858bb9d_h.jpg

26796021262_9bf3c41a67_h.jpg

Một chút hoa vàng trên cỏ xanh
26796019172_1bf02527c5_h.jpg
26889544215_c5af970aa0_h.jpg
26889574585_f646cd17d6_h.jpg
26796019052_05a5d9fc5f_h.jpg

Kết thúc ngày 1, còn tiếp
Ngày 2 : Quy Nhơn đi cảng cá Đề Gi, cano ra bãi Vũng Bầu
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,684
Bài viết
1,135,198
Members
192,393
Latest member
natyazhnye_rhKa
Back
Top