Cà phê xưa và nay (bài 1)
"Em hãy thử hình dung một ngày trái đất thiếu cà phê
Thì đường phố Paris sẽ biến thành đường rừng
Và dòng sông Sen sẽ không chảy nỗi
Và Luân Đôn sương mù sẽ ngưng
Chiến tranh sẽ nổ tung nước Mỹ
Và thật vô cùng phi lý, nếu không còn cà phê..."
Việt Nam vốn không phải là quê hương của cây cà phê. Nhưng khi bàn về sự đam mê cà phê người dân đất Việt phải xếp vào loại hàng đầu trên thế giới. Cà phê không chỉ là thức uống của người lớn, mà trẻ con cũng thích…
Cần khẳng định trước với nhau rằng, tôi hoàn toàn không có ý quảng bá cho quán cà phê mang tên Xưa Và Nay tại khu lấn biển Rạch Giá ngày nay, mặc dù cái tên của nó có nội dung tương tự. Vấn đề được nhắc đến ở đây chính là đôi nét về sự hình thành “văn hoá cà phê” trong quá khứ và hiện tại trên vùng đất Kiên Giang.
Không ai có thể biết chính xác mốc thời gian nào thì cà phê có mặt tại Việt Nam, chỉ biết rằng thức uống này theo chân người phương Tây du nhập vào nước ta tự lâu rồi. Sự xuất hiện của cà phê được đông đảo người Việt chấp nhận nên cũng nhanh chóng lan tràn từ Bắc chí Nam, từ thành thị tới nông thôn, từ đất liền đến các hải đảo xa xôi, miền xuôi đến miền ngược. Sự phổ biến của cà phê đến nỗi từ “cà phê” nằm ngay cửa miệng và mang tính đại diện. Khi người ta rũ bạn đi quán giải khát, chỉ cần mời “đi uống cà phê”, còn khi đến quán, bạn có thể gọi thức uống gì khác cà phê cũng được. Cũng cần nói thêm rằng, quán bán nước giải khát đủ loại đều được gọi chung là “quán cà phê”.
Ở nơi khác không biết hiện tượng thèm cà phê được gọi ra sao, còn ở Kiên Giang thì được gọi là “ghiền cà phê”. Sự phổ biến và thông dụng của cà phê thể hiện ngay trong tập quán sinh hoạt của người Việt. Sáng sớm, không riêng thành phần nào trong xã hội, trước khi làm bất cứ chuyện gì thì phần đông, nhất là giới mày râu đều ghé quán uống cho bằng được một ly cà phê. Nếu như chưa uống thì được xem chưa thành buổi sáng. Ai lỡ bận công việc cần phải giải quyết sớm, khi làm xong cũng ngó quanh nơi trụ sở xem có “xếp” (người lãnh đạo) ở đó không. Nếu xếp vắng thì lập tức “lặn” ngay ra quán để thoả mãn cơn thèm cà phê. Nhiều nơi có xếp tinh ý, tuy phát hiện nhân viên bỏ giờ đi uống cà phê, nhưng vẫn làm lơ bởi họ hiểu rằng: thà như vậy mà sau khi thoả mãn cơn ghiền, người ta sẽ làm việc tốt hơn. Nói như vậy chứ cũng không hiếm trường hợp những người nhân viên lợi dụng sự thông cảm của xếp mà trốn đi uống cà phê thường xuyên và ngồi “trầm” rất lâu, làm cho công việc đình trệ phần nào.
Chính vì dần dần được xem là thứ thức uống không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, nguồn cà phê cần được cung cấp với số lượng lớn và thường xuyên, cho nên người Pháp đã trồng luôn cả cây cà phê ở nước ta với quy mô công nghiệp. Những đồn điền cà phê ở Tây Nguyên ngày nay là bằng chứng về lịch sử cây cà phê ở Việt Nam. Nhờ hợp với phong thổ mà cây cà phê đã tồn tại và phát triển trên vùng đất này hàng thế kỷ qua. Từ đây sản sinh ra một thương hiệu nổi tiếng nhất mà ai cũng biết là cà phê Buôn Mê. Ngày nay, bất chấp giá cả biến động thất thường, cà phê vẫn luôn là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.
Trong quá khứ, người Kiên Giang thưởng thức cà phê như thế nào?
Nói quá khứ nghe ra xa, thực chất thì việc cách nay ba, bốn chục năm cũng đã là quá khứ xa lắc rồi.
Vào thời kỳ trước và sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, quán cà phê ở Kiên Giang và ngay tại Rạch Giá không nhiều. Có 2 cách pha chế và thưởng thức cà phê và pha bằng vợt theo cách của người Hoa hoặc pha bằng “phin” theo kiểu người Tây. Ban đầu cà phê pha chủ yếu pha bằng vợt. Các quán cà phê bán theo kiểu này phần lớn là do đồng bào người Hoa lập ra. Nổi tiếng ở Rạch Giá có quán cà phê Xã Mai ở ngã tư Xã Mai, Năm Khìl trên đường Mạc Cửu. Ngoài ra thì hầu hết là những quán nhỏ (thường được gọi là “quán cóc”) và quán vĩa hè.
Chỉ cần nghe tên cũng có thể hình dung, cà phê pha vợt tức là pha bằng cây vợt. Người ta làm cây vợt bằng vải để đựng bột cà phê. Cây vợt được ngâm trong cái ấm sành luôn được giữ nóng trên bếp than. Thời đó rất hiếm người uống cà phê đá, chủ yếu là uống cà phê đen mà người ta thường gọi theo cách của người Hoa là “xây chừng”. Còn sang hơn một chút là cà phê sữa nóng (gọi là “xây nại”). Cho đến nay, những người lớn tuổi vẫn còn quen gọi theo cách này khi đi quán. Nếu người pha chế lành nghề, khéo tay, khi rót ly cà phê đen bưng ra cho khách thì vẫn còn đọng bọt trên miệng, bốc khói nghi ngút, thơm ****g phức, nhìn thấy là muốn uống ngay. Uống xong, cái thú còn lại là uống trà nóng và trò chuyện với nhau. Lúc bấy giờ, cà phê đen là để thoả mãn cơn ghiền, còn cà phê đá chỉ được người ta uống nhằm mục đích giải khác. Những người sành điệu luôn khẳng định rằng, muốn thưởng thức trọn vẹn hương vị cà phê, tốt nhất là uống cà phê đen, vì nó nguyên chất và không bị cảm giác lạnh của nước đá đánh lừa khứu giác và vị giác. Còn một lý do khác khiến người ta ưa thích cà phê đen hơn cà pha vợt hơn cà phê pha “phin”. Đó là là phê pha vợt làm nhanh hơn, rất phù hợp với những người bận rộn, không có nhiều thời gian cho việc chờ cà phê nhỏ từng giọt như kiểu pha bằng “phin”.
Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng, nền kinh tế gặp khó khăn, nhất là thời kỳ bao cấp. Khi mà hầu như mọi người đều chỉ sống bằng hàng hoá phân phối, lương bổng, thu nhập cá nhân không đáng kễ thì cà phê đen trở thành một sự lựa chọn tuyệt vời. Nó tuyệt bởi không chỉ ngon, mà còn vì rẽ tiền đứng vào hàng thứ nhì trong các loại thức uống, chỉ sau trà đá.
Dần dần rồi đời sống người dân cũng khá lên. Theo đà đó, cà phê đá cũng đã bắt đầu thịnh hành hơn và song song tồn tại với cà phê đen. Tuy nhiên, cà phê đá nhỉnh hơn trong cuộc đua vì nó được giới trẻ thích hơn, còn các quán xá cũng thích bán loại này do thu tiền cao hơn. Cách pha chế cũng đã thay đổi hẳn. Người ta pha cà phê bằng “phin” thay cho pha bằng vợt. Đây cũng chính là lý do khiến cà phê đen mất dần chỗ đứng. Pha một ly cà phê đen tốn một lượng cà phê tương tự như với cà phê đá, nhưng công phu hơn vì còn phải tốn nước nóng ngâm để giữ ấm cà phê, tốn trà nóng, mà giá tiền thì thấp hơn. Có một thời những người vào quán gọi cà phê đen thường bị kỳ thị, do người chủ quán không muốn bán hoặc bị người xung quanh chê bai. Hầu hết dân ghiền cà phê đen đành chuyển sang uống cà phê đá. Và thói quen uống cà phê đá đó được giữ nguyên đến ngày nay. Những quán cà phê nổi tiếng ở Rạch Giá thời kỳ này có thể kễ đến như: Giọt Đắng, Thằng Bờm, Tri Âm,…
Người Kiên Giang không có thói quen uống cà phê tại nhà. Có những người phụ nữ, đêm nào cũng thấy chồng đi uống cà phê nên nãy ra ý định giữ chồng ở nhà bằng cách mua dụng cụ pha chế, mua bột cà phê loại ngon về nhà để pha cho chồng uống. Nhưng mọi cố gắng đều không thành, cà phê để lâu đến mốc meo cũng không được đụng tới. Thật ra những người phụ nữ đó đã không biết hoặc không hiểu một điều là ngoài nhu cầu thoả mãn cơn nghiền, người ta đi uống cà phê ở quán còn vì những mục đích khác mà chủ yếu là xả tress, tâm sự, trao đổi công việc, …
Dông dài đôi nét về chuyện cà phê để bạn thấy rằng: có một giá trị mà ở đây gọi nôm na là “văn hoá cà phê” trong đời sống tinh thần của người Kiên Giang. Là khách phương xa, dù bạn đặt chân lên vùng đất Kiên Giang lần đầu hay đã nhiều lần, nếu chưa từng đi quán uống cà phê thì xem như Kiên Giang vẫn còn rất chi là xa lạ đối với bạn.
(còn tiếp)
"Em hãy thử hình dung một ngày trái đất thiếu cà phê
Thì đường phố Paris sẽ biến thành đường rừng
Và dòng sông Sen sẽ không chảy nỗi
Và Luân Đôn sương mù sẽ ngưng
Chiến tranh sẽ nổ tung nước Mỹ
Và thật vô cùng phi lý, nếu không còn cà phê..."
(Lê Thị Kim)[/I]Việt Nam vốn không phải là quê hương của cây cà phê. Nhưng khi bàn về sự đam mê cà phê người dân đất Việt phải xếp vào loại hàng đầu trên thế giới. Cà phê không chỉ là thức uống của người lớn, mà trẻ con cũng thích…
Cần khẳng định trước với nhau rằng, tôi hoàn toàn không có ý quảng bá cho quán cà phê mang tên Xưa Và Nay tại khu lấn biển Rạch Giá ngày nay, mặc dù cái tên của nó có nội dung tương tự. Vấn đề được nhắc đến ở đây chính là đôi nét về sự hình thành “văn hoá cà phê” trong quá khứ và hiện tại trên vùng đất Kiên Giang.
Không ai có thể biết chính xác mốc thời gian nào thì cà phê có mặt tại Việt Nam, chỉ biết rằng thức uống này theo chân người phương Tây du nhập vào nước ta tự lâu rồi. Sự xuất hiện của cà phê được đông đảo người Việt chấp nhận nên cũng nhanh chóng lan tràn từ Bắc chí Nam, từ thành thị tới nông thôn, từ đất liền đến các hải đảo xa xôi, miền xuôi đến miền ngược. Sự phổ biến của cà phê đến nỗi từ “cà phê” nằm ngay cửa miệng và mang tính đại diện. Khi người ta rũ bạn đi quán giải khát, chỉ cần mời “đi uống cà phê”, còn khi đến quán, bạn có thể gọi thức uống gì khác cà phê cũng được. Cũng cần nói thêm rằng, quán bán nước giải khát đủ loại đều được gọi chung là “quán cà phê”.
Ở nơi khác không biết hiện tượng thèm cà phê được gọi ra sao, còn ở Kiên Giang thì được gọi là “ghiền cà phê”. Sự phổ biến và thông dụng của cà phê thể hiện ngay trong tập quán sinh hoạt của người Việt. Sáng sớm, không riêng thành phần nào trong xã hội, trước khi làm bất cứ chuyện gì thì phần đông, nhất là giới mày râu đều ghé quán uống cho bằng được một ly cà phê. Nếu như chưa uống thì được xem chưa thành buổi sáng. Ai lỡ bận công việc cần phải giải quyết sớm, khi làm xong cũng ngó quanh nơi trụ sở xem có “xếp” (người lãnh đạo) ở đó không. Nếu xếp vắng thì lập tức “lặn” ngay ra quán để thoả mãn cơn thèm cà phê. Nhiều nơi có xếp tinh ý, tuy phát hiện nhân viên bỏ giờ đi uống cà phê, nhưng vẫn làm lơ bởi họ hiểu rằng: thà như vậy mà sau khi thoả mãn cơn ghiền, người ta sẽ làm việc tốt hơn. Nói như vậy chứ cũng không hiếm trường hợp những người nhân viên lợi dụng sự thông cảm của xếp mà trốn đi uống cà phê thường xuyên và ngồi “trầm” rất lâu, làm cho công việc đình trệ phần nào.
Chính vì dần dần được xem là thứ thức uống không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, nguồn cà phê cần được cung cấp với số lượng lớn và thường xuyên, cho nên người Pháp đã trồng luôn cả cây cà phê ở nước ta với quy mô công nghiệp. Những đồn điền cà phê ở Tây Nguyên ngày nay là bằng chứng về lịch sử cây cà phê ở Việt Nam. Nhờ hợp với phong thổ mà cây cà phê đã tồn tại và phát triển trên vùng đất này hàng thế kỷ qua. Từ đây sản sinh ra một thương hiệu nổi tiếng nhất mà ai cũng biết là cà phê Buôn Mê. Ngày nay, bất chấp giá cả biến động thất thường, cà phê vẫn luôn là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.
Trong quá khứ, người Kiên Giang thưởng thức cà phê như thế nào?
Nói quá khứ nghe ra xa, thực chất thì việc cách nay ba, bốn chục năm cũng đã là quá khứ xa lắc rồi.
Vào thời kỳ trước và sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, quán cà phê ở Kiên Giang và ngay tại Rạch Giá không nhiều. Có 2 cách pha chế và thưởng thức cà phê và pha bằng vợt theo cách của người Hoa hoặc pha bằng “phin” theo kiểu người Tây. Ban đầu cà phê pha chủ yếu pha bằng vợt. Các quán cà phê bán theo kiểu này phần lớn là do đồng bào người Hoa lập ra. Nổi tiếng ở Rạch Giá có quán cà phê Xã Mai ở ngã tư Xã Mai, Năm Khìl trên đường Mạc Cửu. Ngoài ra thì hầu hết là những quán nhỏ (thường được gọi là “quán cóc”) và quán vĩa hè.
Chỉ cần nghe tên cũng có thể hình dung, cà phê pha vợt tức là pha bằng cây vợt. Người ta làm cây vợt bằng vải để đựng bột cà phê. Cây vợt được ngâm trong cái ấm sành luôn được giữ nóng trên bếp than. Thời đó rất hiếm người uống cà phê đá, chủ yếu là uống cà phê đen mà người ta thường gọi theo cách của người Hoa là “xây chừng”. Còn sang hơn một chút là cà phê sữa nóng (gọi là “xây nại”). Cho đến nay, những người lớn tuổi vẫn còn quen gọi theo cách này khi đi quán. Nếu người pha chế lành nghề, khéo tay, khi rót ly cà phê đen bưng ra cho khách thì vẫn còn đọng bọt trên miệng, bốc khói nghi ngút, thơm ****g phức, nhìn thấy là muốn uống ngay. Uống xong, cái thú còn lại là uống trà nóng và trò chuyện với nhau. Lúc bấy giờ, cà phê đen là để thoả mãn cơn ghiền, còn cà phê đá chỉ được người ta uống nhằm mục đích giải khác. Những người sành điệu luôn khẳng định rằng, muốn thưởng thức trọn vẹn hương vị cà phê, tốt nhất là uống cà phê đen, vì nó nguyên chất và không bị cảm giác lạnh của nước đá đánh lừa khứu giác và vị giác. Còn một lý do khác khiến người ta ưa thích cà phê đen hơn cà pha vợt hơn cà phê pha “phin”. Đó là là phê pha vợt làm nhanh hơn, rất phù hợp với những người bận rộn, không có nhiều thời gian cho việc chờ cà phê nhỏ từng giọt như kiểu pha bằng “phin”.
Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng, nền kinh tế gặp khó khăn, nhất là thời kỳ bao cấp. Khi mà hầu như mọi người đều chỉ sống bằng hàng hoá phân phối, lương bổng, thu nhập cá nhân không đáng kễ thì cà phê đen trở thành một sự lựa chọn tuyệt vời. Nó tuyệt bởi không chỉ ngon, mà còn vì rẽ tiền đứng vào hàng thứ nhì trong các loại thức uống, chỉ sau trà đá.
Dần dần rồi đời sống người dân cũng khá lên. Theo đà đó, cà phê đá cũng đã bắt đầu thịnh hành hơn và song song tồn tại với cà phê đen. Tuy nhiên, cà phê đá nhỉnh hơn trong cuộc đua vì nó được giới trẻ thích hơn, còn các quán xá cũng thích bán loại này do thu tiền cao hơn. Cách pha chế cũng đã thay đổi hẳn. Người ta pha cà phê bằng “phin” thay cho pha bằng vợt. Đây cũng chính là lý do khiến cà phê đen mất dần chỗ đứng. Pha một ly cà phê đen tốn một lượng cà phê tương tự như với cà phê đá, nhưng công phu hơn vì còn phải tốn nước nóng ngâm để giữ ấm cà phê, tốn trà nóng, mà giá tiền thì thấp hơn. Có một thời những người vào quán gọi cà phê đen thường bị kỳ thị, do người chủ quán không muốn bán hoặc bị người xung quanh chê bai. Hầu hết dân ghiền cà phê đen đành chuyển sang uống cà phê đá. Và thói quen uống cà phê đá đó được giữ nguyên đến ngày nay. Những quán cà phê nổi tiếng ở Rạch Giá thời kỳ này có thể kễ đến như: Giọt Đắng, Thằng Bờm, Tri Âm,…
Người Kiên Giang không có thói quen uống cà phê tại nhà. Có những người phụ nữ, đêm nào cũng thấy chồng đi uống cà phê nên nãy ra ý định giữ chồng ở nhà bằng cách mua dụng cụ pha chế, mua bột cà phê loại ngon về nhà để pha cho chồng uống. Nhưng mọi cố gắng đều không thành, cà phê để lâu đến mốc meo cũng không được đụng tới. Thật ra những người phụ nữ đó đã không biết hoặc không hiểu một điều là ngoài nhu cầu thoả mãn cơn nghiền, người ta đi uống cà phê ở quán còn vì những mục đích khác mà chủ yếu là xả tress, tâm sự, trao đổi công việc, …
Dông dài đôi nét về chuyện cà phê để bạn thấy rằng: có một giá trị mà ở đây gọi nôm na là “văn hoá cà phê” trong đời sống tinh thần của người Kiên Giang. Là khách phương xa, dù bạn đặt chân lên vùng đất Kiên Giang lần đầu hay đã nhiều lần, nếu chưa từng đi quán uống cà phê thì xem như Kiên Giang vẫn còn rất chi là xa lạ đối với bạn.
(còn tiếp)
Last edited: