jollee171
Phượt thủ
Chào cả nhà! Tháng vừa rồi mình và nhóm bạn vừa thực hiện chuyến du lịch châu Âu an toàn, thành công. Đi rồi có thêm chút kinh nghiệm, nên mình viết bài chia sẻ, hy vọng bài viết của mình sẽ có ích cho những bạn dự định đi du lịch châu Âu trong thời gian tới
Giới thiệu vài nét về bản thân: Mình 25 tuổi, đã ra trường gần 3 năm, đang làm cho một công ty giao thông tại Hà Nội, mức lương trung bình hàng tháng là 10 triệu đồng. Trước khi đi châu Âu, mình từng đi Úc và 4 nước châu Á gồm Lào, Thái Lan, Singapore, Malaysia. Có lẽ do đã từng đi nước ngoài nên hồ sơ xin visa Schengen của mình được cấp rất nhanh.
Giới thiệu qua về visa Schengen: Hiện tại, xin Visa Schengen là cách dễ nhất để bạn có thể đi du lịch các nước châu Âu. Đây là loại visa cho phép nhập cảnh vào 26 Quốc gia thuộc khối Schengen, bao gồm: Đức, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Italy, Latvia, Lithuania, Malta, Luxembourg, Na Uy, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Cộng Hòa Séc, Slovakia, Slovénia, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Liechtenstein. Nếu có visa Schengen, bạn chỉ cần làm thủ tục nhập cảnh / xuất cảnh một lần duy nhất khi nhập cảnh tại nước đầu tiên và xuất cảnh tại nước cuối cùng thuộc khu vực Schengen. Ngoài ra, bạn có thể tự do đi lại giữa các nước này mà ko cần làm bất kỳ thủ tục hải quan nào. Quá tiện lợi đúng ko nào? Nếu có visa Schegen là bạn có thể đi được tận 26 nước đấy ^^
Hiện nay, ở Việt Nam, chỉ có Pháp, Italy, Hà Lan và Tây Ban Nha chấp nhận cấp visa Schengen du lịch mà không cần người bảo lãnh. Nếu nạp ở ĐSQ Pháp thì bạn bắt buộc phải đặt lịch hẹn trước qua số điện thoại 04.39.44.57.00 (tại Hà Nội) hoặc 1900 6780 (tại Hồ Chí Minh). Còn nếu nạp ĐSQ Hà Lan thì bạn nên nạp qua Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực VFS – Tầng 11, số 127 Lò Đúc, Hà Nội. Lợi ích của việc nạp qua trung tâm là bạn không cần book lịch hẹn, có thể nhờ trung tâm can thiệp nếu cần xin visa gấp, hồ sơ được xử lý nhanh hơn, và có thể đăng ký dịch vụ nhận tin nhắn để theo dõi tình hình hồ sơ của mình, dịch vụ nhận Passport & visa tận nhà sau khi có kết quả.
Ngày 31/03/2015, mình gọi điện cho ĐSQ Pháp, được xếp lịch hẹn gần nhất là 20/04/2015. Thời gian xét duyệt visa là 2 tuần nữa, nên nếu nạp ở ĐSQ Pháp thì tận hơn 1 tháng sau (5/5/2015) mình mới có thể có visa, trong khi đó mình lại cần book vé máy bay, tàu xe, khách sạn...sớm, do đó mình đã hủy lịch hẹn ở ĐSQ Pháp, chuyển hướng sang xin visa tại ĐSQ Hà Lan. Theo mình biết, số lượng hồ sơ và tỷ lê bị từ chối hồ sơ khi nạp vào ĐSQ Hà Lan là thấp nhất trong bốn Đại sứ quán trên.
Ngày 03/04/2015: Nạp hồ sơ xin visa ĐSQ Hà Lan tại trung tâm VFS (không cần book lịch trước)
Ngày 08/04/2015: 2 tin nhắn báo về với nội dung là “Visa của bạn đã có tại trung tâm VFS”, và “Visa đã được gửi qua hãng vận chuyển NETCO”.
Ngày 09/04/2015: Mình chính thức nhận được Visa chỉ sau 4 ngày làm việc - 6 ngày liên tục kể từ ngày nạp hồ sơ => nhảy cẫng lên sung sướng
Tùy theo từng ĐSQ mà danh sách các giấy tờ chứng minh trong Hồ sơ xin visa có thể khác nhau, nên bạn đăng ký xin visa ở ĐSQ nào thì nên tìm hiểu trên website của ĐSQ đấy. Ví dụ nếu bạn apply ở ĐSQ Pháp thì có thể xem danh sách các giấy tờ yêu cầu ở website:
http://www.ambafrance-vn.org/Thong-tin-chung-ve-thi-thuc
Sau đây là danh sách các tài liệu mà mình đã nạp cho ĐSQ Hà Lan:
1) Mẫu đơn xin thị thực Schengen: được điền đầy đủ bằng tiếng Anh, có thể viết tay hoặc đánh máy, nhưng bắt buộc có chữ ký của đương đơn. Đơn có dán ảnh 3.5 x 4.5cm nền trắng (tốt nhất bạn chụp ảnh 4x6 sau đó về cắt cho chuẩn tiêu chí này).
Một lưu ý cho thời gian mà bạn đăng ký xin visa: Visa Schengen rất khắt khe về khoảng thời gian mà bạn sẽ lưu trú trong khu vực này, nên bạn cần tính toán chính xác thời gian mình sẽ đi để có thể điền vào form. Trong hồ sơ bạn xin đi trong khoảng thời gian thế nào thì ĐSQ sẽ cấp cho bạn visa cho khoảng thời gian đấy (có thể cộng thêm 15 ngày). VD trong hồ sơ của mình xin đi từ ngày 4/5/2015 đến ngày 3/6/2015 thì ĐSQ cho mình đi từ ngày 4/5 đến ngày 18/6/2015.
Link tải mẫu đơn xin thị thực Schengen:
http://www.consulfrance-hcm.org/Formulaires-de-visa-Cac-mau-don#main
2) Hộ chiếu còn hiệu lực: nộp bản gốc + 1 bản photo tất cả các trang đã đóng dấu.
3) Sổ hổ khẩu, giấy khai sinh: bản dịch công chứng tiếng Anh
4) Lịch trình của chuyến đi du lịch + thư nêu mục đích vì sao lại chọn đất nước đó là "điểm đến chính". Trong hồ sơ xin visa Schengen, “điểm đến chính” rất quan trọng. “Điểm đến chính” là nơi bạn thực hiện mục đích chính của chuyến đi / nơi bạn sẽ ghé thăm lâu nhất / nơi bạn đặt chân đến đầu tiên trong khối Schengen. Nên theo kinh nghiệm của mình, bạn xin visa của nước nào thì nên chọn nước đấy là điểm đến đầu tiên, và ở lại lâu nhất trong hành trình. Lịch trình nạp ĐSQ không cần quá chi tiết, nhưng nếu bạn càng có lịch trình chi tiết thì càng chứng mình được sự chuẩn bị kỹ càng và mong muốn của bạn cho chuyến đi này.
5) Tài liệu chứng minh chỗ ở trong quá trình đi du lịch: Mình vào booking.com, đặt các booking có cho phép hoàn hủy (free-cancellation), sao cho lịch trình book khách sạn phải khớp với lịch trình mà bạn gửi ĐSQ. Sau khi có visa chính thức thì mình hủy hết tất cả các booking này và thực hiện các booking thật giá rẻ ở nhiều trang khác nhau.
6) Tài liệu chứng minh khả năng tài chính: mình dùng những tài liệu sau:
Sao kê tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất, dùng bút highlight những khoản trả lương của Công ty.
Xác nhận hạn mức thẻ tín dụng của Ngân hàng: Mình xin xác nhận của 2 ngân hàng mình đang sử dụng, của CITIBANK là 60 triệu, của ANZ là 26 triệu. Nếu bạn có thẻ Bạch kim thì càng tốt. Đây cũng là một cách tốt để chứng minh khả năng tài chính của bạn.
Phiếu lương 3 tháng gần nhất (pay slips of last three months): mình nhờ chị ở phòng Kế toán làm cho, rồi ký sếp là được.
Xác nhận mức lương của công ty mình đang làm: mức lương của mình trung bình 10 triệu. File này mình tự soạn, trong đó nêu các nội dung cần thiết: tên công ty, tên của mình, DOB, chức vụ, phòng ban, mức lương...., sau đó trình ký sếp.
Sổ tiết kiệm: mình dùng tiền sử dụng cho chuyến đi và mượn người thân để làm sổ tiết kiệm ngân hàng 5000 Eu, sau đấy xin xác nhận song ngữ của Ngân hàng. Không như visa Hàn Quốc, Nhật Bản, visa Schengen không yêu cầu việc bạn phải gửi tiền trước thời điểm nộp hồ sơ ít nhất 3 tháng, do đó bạn có thể gửi tiền rồi lúc nào có Visa rút ra luôn cũng được. Bạn có thể nộp thêm bất kỳ tài liệu nào khác để làm mạnh khả năng tài chính của mình, VD sở hữu nhà đất, công ty riêng, cổ phần...
Ngoài ra, mình nạp thêm Bảng tổng hợp chi phí chi tiết cho chuyến đi, nêu rõ trong chuyến đi dự tính sẽ chi tiêu cho việc gì, giá trị bao nhiêu, và Nguồn hình thành tiền để phục vụ chuyến đi. VD như mình ghi: tiết kiệm mỗi tháng 3 triệu x 24 tháng = 72 triệu; Tiền thưởng Tết âm lịch: 20 triệu; Tiền thưởng Tết dương lịch: 10 triệu => Tổng: 102 triệu
Lưu ý: nếu bạn được mời sang và người mời sẽ trang trải toàn bộ chi phí của bạn, thì bạn sẽ cần chứng minh năng lực tài chính của người đó. Nhưng theo mình thì ko nên làm visa du lịch theo dạng được người thân mời, vì điều đó có thể chứng tỏ bạn đang muốn sang để đoàn tụ gia đinh.
7) Tài liệu chứng minh về tình trạng nghề nghiệp:
Hợp đồng lao động có sao y, dịch thuật sang tiếng Anh.
Giấy xác nhận việc bản gốc bằng tiếng Anh, được in trên giấy có Logo công ty, nêu rõ họ tên, chức vụ của mình, thời gian bắt đầu làm việc, mức lương hiện tại. (Mình làm chung cái này với giấy xác nhận lương).
Đơn xin nghỉ phép được sự đồng ý của lãnh đạo công ty (bẳng tiếng Anh)
8) Bảo hiểm du lịch quốc tế: Mình mua Gói bảo hiểm du lịch toàn cầu 50.000$ cho 32 ngày của công ty AIG, trị giá 816.000 đồng. Sau đấy in ra kẹp vào hồ sơ.
9) Vé máy bay: nhờ người quen bên cty Vietnam Airlines đặt hộ sau đấy lúc nào có visa thì bạn hủy đi. Ngày đi và ngày về trong vé máy bay phải khớp với lịch trình, booking khách sạn
10) Phí xin visa: 1.410.000 đồng (60 Euro)
Phí dịch vụ của trung tâm VFS: 725.000 đồng
Phí nhận tin nhắn tracking hồ sơ: 60.000 đồng
Phí nhận passport + visa tận nhà: 25.000 đồng
=> Tổng: 2.220.000 đồng
Mình gửi hồ sơ theo danh sách trên và không hề bị ĐSQ yêu cầu thêm bất kỳ tài liệu nào khác.
Mình thấy làm visa sớm rất quan trọng, vì càng có visa sớm thì bạn có thể đặt vé máy bay, khách sạn, tàu xe... Giá máy bay, tàu xe và khách sạn ở châu Âu càng gần ngày đi càng cao, nên đặt sớm thì bạn sẽ tiết kiệm được khoản tiền không nhỏ. Tuy nhiên cũng đừng ham rẻ mà đặt vé trước khi bạn cầm chắc visa trong tay. Ví dụ về việc này: cùng đăng ký đi với đoàn mình có chị T sinh năm 1988, đang làm nhân viên tín dụng của BIDV Hà Nội. Do ngại không dám xin lãnh đạo ngân hàng, chị T đã tự làm tất cả các Hợp đồng lao động, Đơn xin nghỉ phép, Xác nhận lương... và nhờ người quen có công ty riêng xác nhận. Cứ tưởng hồ sơ nạp tại ĐSQ Hà Lan thì chắc chắn sẽ được xét duyệt, chị T tự tin đặt vé máy bay khứ hồi Hà Nội – Paris và 3 chặng bay nội địa châu Âu, vé giá rẻ không hoàn hủy, tổng số tiền xấp xỉ 25 triệu đồng. Thế nhưng đến lúc nhận kết quả thì mới biết ĐSQ không đồng ý cấp visa cho chị ấy. Bài học mình rút ra là:
1. Không nên giả mạo giấy tờ lúc xin visa, vì những người xét hồ sơ visa họ đã có quá nhiều kinh nghiệm để phát hiện đâu là hồ sơ thật, đâu là hồ sơ giả.
2. Không nên thực hiện bất kỳ booking máy bay, khách sạn, tàu xe...nào nếu như mình chưa có Visa, để tránh những tổn thất về tài chính nếu như Hồ sơ xin visa của bạn lỡ may bị ĐSQ từ chối.
Các bạn có thể xem thêm thông tin về thị thực qua website của ĐSQ Pháp:
http://www.ambafrance-vn.org/Thong-tin-chung-ve-thi-thuc-3843
With love :XXX
Giới thiệu vài nét về bản thân: Mình 25 tuổi, đã ra trường gần 3 năm, đang làm cho một công ty giao thông tại Hà Nội, mức lương trung bình hàng tháng là 10 triệu đồng. Trước khi đi châu Âu, mình từng đi Úc và 4 nước châu Á gồm Lào, Thái Lan, Singapore, Malaysia. Có lẽ do đã từng đi nước ngoài nên hồ sơ xin visa Schengen của mình được cấp rất nhanh.
Giới thiệu qua về visa Schengen: Hiện tại, xin Visa Schengen là cách dễ nhất để bạn có thể đi du lịch các nước châu Âu. Đây là loại visa cho phép nhập cảnh vào 26 Quốc gia thuộc khối Schengen, bao gồm: Đức, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Italy, Latvia, Lithuania, Malta, Luxembourg, Na Uy, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Cộng Hòa Séc, Slovakia, Slovénia, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Liechtenstein. Nếu có visa Schengen, bạn chỉ cần làm thủ tục nhập cảnh / xuất cảnh một lần duy nhất khi nhập cảnh tại nước đầu tiên và xuất cảnh tại nước cuối cùng thuộc khu vực Schengen. Ngoài ra, bạn có thể tự do đi lại giữa các nước này mà ko cần làm bất kỳ thủ tục hải quan nào. Quá tiện lợi đúng ko nào? Nếu có visa Schegen là bạn có thể đi được tận 26 nước đấy ^^
Hiện nay, ở Việt Nam, chỉ có Pháp, Italy, Hà Lan và Tây Ban Nha chấp nhận cấp visa Schengen du lịch mà không cần người bảo lãnh. Nếu nạp ở ĐSQ Pháp thì bạn bắt buộc phải đặt lịch hẹn trước qua số điện thoại 04.39.44.57.00 (tại Hà Nội) hoặc 1900 6780 (tại Hồ Chí Minh). Còn nếu nạp ĐSQ Hà Lan thì bạn nên nạp qua Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực VFS – Tầng 11, số 127 Lò Đúc, Hà Nội. Lợi ích của việc nạp qua trung tâm là bạn không cần book lịch hẹn, có thể nhờ trung tâm can thiệp nếu cần xin visa gấp, hồ sơ được xử lý nhanh hơn, và có thể đăng ký dịch vụ nhận tin nhắn để theo dõi tình hình hồ sơ của mình, dịch vụ nhận Passport & visa tận nhà sau khi có kết quả.
Ngày 31/03/2015, mình gọi điện cho ĐSQ Pháp, được xếp lịch hẹn gần nhất là 20/04/2015. Thời gian xét duyệt visa là 2 tuần nữa, nên nếu nạp ở ĐSQ Pháp thì tận hơn 1 tháng sau (5/5/2015) mình mới có thể có visa, trong khi đó mình lại cần book vé máy bay, tàu xe, khách sạn...sớm, do đó mình đã hủy lịch hẹn ở ĐSQ Pháp, chuyển hướng sang xin visa tại ĐSQ Hà Lan. Theo mình biết, số lượng hồ sơ và tỷ lê bị từ chối hồ sơ khi nạp vào ĐSQ Hà Lan là thấp nhất trong bốn Đại sứ quán trên.
Ngày 03/04/2015: Nạp hồ sơ xin visa ĐSQ Hà Lan tại trung tâm VFS (không cần book lịch trước)
Ngày 08/04/2015: 2 tin nhắn báo về với nội dung là “Visa của bạn đã có tại trung tâm VFS”, và “Visa đã được gửi qua hãng vận chuyển NETCO”.
Ngày 09/04/2015: Mình chính thức nhận được Visa chỉ sau 4 ngày làm việc - 6 ngày liên tục kể từ ngày nạp hồ sơ => nhảy cẫng lên sung sướng
Tùy theo từng ĐSQ mà danh sách các giấy tờ chứng minh trong Hồ sơ xin visa có thể khác nhau, nên bạn đăng ký xin visa ở ĐSQ nào thì nên tìm hiểu trên website của ĐSQ đấy. Ví dụ nếu bạn apply ở ĐSQ Pháp thì có thể xem danh sách các giấy tờ yêu cầu ở website:
http://www.ambafrance-vn.org/Thong-tin-chung-ve-thi-thuc
Sau đây là danh sách các tài liệu mà mình đã nạp cho ĐSQ Hà Lan:
1) Mẫu đơn xin thị thực Schengen: được điền đầy đủ bằng tiếng Anh, có thể viết tay hoặc đánh máy, nhưng bắt buộc có chữ ký của đương đơn. Đơn có dán ảnh 3.5 x 4.5cm nền trắng (tốt nhất bạn chụp ảnh 4x6 sau đó về cắt cho chuẩn tiêu chí này).
Một lưu ý cho thời gian mà bạn đăng ký xin visa: Visa Schengen rất khắt khe về khoảng thời gian mà bạn sẽ lưu trú trong khu vực này, nên bạn cần tính toán chính xác thời gian mình sẽ đi để có thể điền vào form. Trong hồ sơ bạn xin đi trong khoảng thời gian thế nào thì ĐSQ sẽ cấp cho bạn visa cho khoảng thời gian đấy (có thể cộng thêm 15 ngày). VD trong hồ sơ của mình xin đi từ ngày 4/5/2015 đến ngày 3/6/2015 thì ĐSQ cho mình đi từ ngày 4/5 đến ngày 18/6/2015.
Link tải mẫu đơn xin thị thực Schengen:
http://www.consulfrance-hcm.org/Formulaires-de-visa-Cac-mau-don#main
2) Hộ chiếu còn hiệu lực: nộp bản gốc + 1 bản photo tất cả các trang đã đóng dấu.
3) Sổ hổ khẩu, giấy khai sinh: bản dịch công chứng tiếng Anh
4) Lịch trình của chuyến đi du lịch + thư nêu mục đích vì sao lại chọn đất nước đó là "điểm đến chính". Trong hồ sơ xin visa Schengen, “điểm đến chính” rất quan trọng. “Điểm đến chính” là nơi bạn thực hiện mục đích chính của chuyến đi / nơi bạn sẽ ghé thăm lâu nhất / nơi bạn đặt chân đến đầu tiên trong khối Schengen. Nên theo kinh nghiệm của mình, bạn xin visa của nước nào thì nên chọn nước đấy là điểm đến đầu tiên, và ở lại lâu nhất trong hành trình. Lịch trình nạp ĐSQ không cần quá chi tiết, nhưng nếu bạn càng có lịch trình chi tiết thì càng chứng mình được sự chuẩn bị kỹ càng và mong muốn của bạn cho chuyến đi này.
5) Tài liệu chứng minh chỗ ở trong quá trình đi du lịch: Mình vào booking.com, đặt các booking có cho phép hoàn hủy (free-cancellation), sao cho lịch trình book khách sạn phải khớp với lịch trình mà bạn gửi ĐSQ. Sau khi có visa chính thức thì mình hủy hết tất cả các booking này và thực hiện các booking thật giá rẻ ở nhiều trang khác nhau.
6) Tài liệu chứng minh khả năng tài chính: mình dùng những tài liệu sau:
Sao kê tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất, dùng bút highlight những khoản trả lương của Công ty.
Xác nhận hạn mức thẻ tín dụng của Ngân hàng: Mình xin xác nhận của 2 ngân hàng mình đang sử dụng, của CITIBANK là 60 triệu, của ANZ là 26 triệu. Nếu bạn có thẻ Bạch kim thì càng tốt. Đây cũng là một cách tốt để chứng minh khả năng tài chính của bạn.
Phiếu lương 3 tháng gần nhất (pay slips of last three months): mình nhờ chị ở phòng Kế toán làm cho, rồi ký sếp là được.
Xác nhận mức lương của công ty mình đang làm: mức lương của mình trung bình 10 triệu. File này mình tự soạn, trong đó nêu các nội dung cần thiết: tên công ty, tên của mình, DOB, chức vụ, phòng ban, mức lương...., sau đó trình ký sếp.
Sổ tiết kiệm: mình dùng tiền sử dụng cho chuyến đi và mượn người thân để làm sổ tiết kiệm ngân hàng 5000 Eu, sau đấy xin xác nhận song ngữ của Ngân hàng. Không như visa Hàn Quốc, Nhật Bản, visa Schengen không yêu cầu việc bạn phải gửi tiền trước thời điểm nộp hồ sơ ít nhất 3 tháng, do đó bạn có thể gửi tiền rồi lúc nào có Visa rút ra luôn cũng được. Bạn có thể nộp thêm bất kỳ tài liệu nào khác để làm mạnh khả năng tài chính của mình, VD sở hữu nhà đất, công ty riêng, cổ phần...
Ngoài ra, mình nạp thêm Bảng tổng hợp chi phí chi tiết cho chuyến đi, nêu rõ trong chuyến đi dự tính sẽ chi tiêu cho việc gì, giá trị bao nhiêu, và Nguồn hình thành tiền để phục vụ chuyến đi. VD như mình ghi: tiết kiệm mỗi tháng 3 triệu x 24 tháng = 72 triệu; Tiền thưởng Tết âm lịch: 20 triệu; Tiền thưởng Tết dương lịch: 10 triệu => Tổng: 102 triệu
Lưu ý: nếu bạn được mời sang và người mời sẽ trang trải toàn bộ chi phí của bạn, thì bạn sẽ cần chứng minh năng lực tài chính của người đó. Nhưng theo mình thì ko nên làm visa du lịch theo dạng được người thân mời, vì điều đó có thể chứng tỏ bạn đang muốn sang để đoàn tụ gia đinh.
7) Tài liệu chứng minh về tình trạng nghề nghiệp:
Hợp đồng lao động có sao y, dịch thuật sang tiếng Anh.
Giấy xác nhận việc bản gốc bằng tiếng Anh, được in trên giấy có Logo công ty, nêu rõ họ tên, chức vụ của mình, thời gian bắt đầu làm việc, mức lương hiện tại. (Mình làm chung cái này với giấy xác nhận lương).
Đơn xin nghỉ phép được sự đồng ý của lãnh đạo công ty (bẳng tiếng Anh)
8) Bảo hiểm du lịch quốc tế: Mình mua Gói bảo hiểm du lịch toàn cầu 50.000$ cho 32 ngày của công ty AIG, trị giá 816.000 đồng. Sau đấy in ra kẹp vào hồ sơ.
9) Vé máy bay: nhờ người quen bên cty Vietnam Airlines đặt hộ sau đấy lúc nào có visa thì bạn hủy đi. Ngày đi và ngày về trong vé máy bay phải khớp với lịch trình, booking khách sạn
10) Phí xin visa: 1.410.000 đồng (60 Euro)
Phí dịch vụ của trung tâm VFS: 725.000 đồng
Phí nhận tin nhắn tracking hồ sơ: 60.000 đồng
Phí nhận passport + visa tận nhà: 25.000 đồng
=> Tổng: 2.220.000 đồng
Mình gửi hồ sơ theo danh sách trên và không hề bị ĐSQ yêu cầu thêm bất kỳ tài liệu nào khác.
Mình thấy làm visa sớm rất quan trọng, vì càng có visa sớm thì bạn có thể đặt vé máy bay, khách sạn, tàu xe... Giá máy bay, tàu xe và khách sạn ở châu Âu càng gần ngày đi càng cao, nên đặt sớm thì bạn sẽ tiết kiệm được khoản tiền không nhỏ. Tuy nhiên cũng đừng ham rẻ mà đặt vé trước khi bạn cầm chắc visa trong tay. Ví dụ về việc này: cùng đăng ký đi với đoàn mình có chị T sinh năm 1988, đang làm nhân viên tín dụng của BIDV Hà Nội. Do ngại không dám xin lãnh đạo ngân hàng, chị T đã tự làm tất cả các Hợp đồng lao động, Đơn xin nghỉ phép, Xác nhận lương... và nhờ người quen có công ty riêng xác nhận. Cứ tưởng hồ sơ nạp tại ĐSQ Hà Lan thì chắc chắn sẽ được xét duyệt, chị T tự tin đặt vé máy bay khứ hồi Hà Nội – Paris và 3 chặng bay nội địa châu Âu, vé giá rẻ không hoàn hủy, tổng số tiền xấp xỉ 25 triệu đồng. Thế nhưng đến lúc nhận kết quả thì mới biết ĐSQ không đồng ý cấp visa cho chị ấy. Bài học mình rút ra là:
1. Không nên giả mạo giấy tờ lúc xin visa, vì những người xét hồ sơ visa họ đã có quá nhiều kinh nghiệm để phát hiện đâu là hồ sơ thật, đâu là hồ sơ giả.
2. Không nên thực hiện bất kỳ booking máy bay, khách sạn, tàu xe...nào nếu như mình chưa có Visa, để tránh những tổn thất về tài chính nếu như Hồ sơ xin visa của bạn lỡ may bị ĐSQ từ chối.
Các bạn có thể xem thêm thông tin về thị thực qua website của ĐSQ Pháp:
http://www.ambafrance-vn.org/Thong-tin-chung-ve-thi-thuc-3843
With love :XXX