What's new

Kuala lumpur-đi bụi

Mất 4 tiếng săn vé giá rẻ trên mạng, cuối cùng tôi cũng tìm được tấm vé khứ hồi Saigon - Kuala Lumpur (SGN-KL) của hãng hàng không Malaysian Airlines chỉ với 110 USD. Tuy nhiên, ngày khởi hành thì phải... 3 tháng nữa!

Dư thời gian, tôi bắt tay vào công việc chuẩn bị. Rút kinh nghiệm của những chuyến đi bụi trước kia, tôi đọc lại những bản tin thời tiết ở KL vào tháng 1 trong 2 năm 2011, 2012. Điều này rất quan trọng vì nó giúp tôi biết phải mang theo những loại quần áo gì.

Còn nhớ lần đi New Zealand, do chủ quan là tháng 4 đã hết lạnh, tôi chỉ quần jean, áo thun. Ai dè lạnh bà cố khiến tôi "toi" mất 25 USD cho cái áo fieldjacket cũ như xơ mướp bán ở chợ trời.

Xong cái vụ thời tiết - cũng nhờ anh "gúc" - tôi tìm hiểu về sân bay quốc tế KL. Ra lối nào, làm thủ tục nhập cảnh ở đâu, từ sân bay về trung tâm thành phố bao xa, đi bằng những loại phương tiện gì, giá nào rẻ nhất... Bên cạnh đó, tôi tìm hiểu về đồ ăn thức uống và nhất là khách sạn.

Kết quả, tôi tìm được 3 khách sạn phù hợp. Đó là KS KK, KS L'Oỉental ở đường Petaling thuộc "khu phố Tàu", và KS Casanova ở đường Alor. Cả hai nơi này là "phố ăn đêm" nổi tiếng của KL.

Một kinh nghiệm cho các bạn đi bụi: Đó là trên mạng, hầu hết các KS đều thông báo "chỉ còn 2, 3 hoặc 4 phòng". Vì sợ không có chỗ ở nên nhiều bạn vội vã đặt phòng ngay và thế là "dính chấu" vì giá đặt trên mạng so với giá thực tế lắm khi chênh nhau vào trăm ngàn đồng (tiền Việt).

Một chi tiết nữa, giá phòng rẻ nhất ở hầu hết các KS tại KL là 175 RM/ ngày (khoảng 875 ngàn đồng tiền Việt) nhưng phòng được chia làm nhiều loại: Loại 1 giường, 2 giường, 3, 4, 5, 6... giường. Vì thế, nếu đi 6 người và thuê loại phòng 6 giường thì mỗi người chỉ tốn chưa tới 30 RM (210 ngàn đồng Việt).

Còn 1 tuần nữa thì đến ngày khởi hành, tôi ra Đồng Khởi đổi tiền Việt sang tiền Mã. Cứ 2,1 triệu tiền Việt đổi được 300 ringgit (RM). Theo tôi biết, phần lớn dân ta khi đi du lịch thường lận lưng bằng đô la Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nước không chấp nhận dùng USD trong giao dịch nên xuống sân bay là phải đổi tiền, mà các quầy đổi tiền ở sân bay thì hỡi ơi, 100 USD chỉ đổi được 285 RM thay vì 300 RM nếu đổi ở Sài Gòn!

9 giờ 30 sáng 29-1-2013, tôi xách hành lý ra sân bay. Nếu so sánh, tôi chấm Malaysian Airlines nhiều điểm hơn Vietnam Airlines. Tiếp viên MAL lúc nào cũng toét miệng ra cười, cười từ khi tôi vừa bước vào cửa máy bay, cười khi tôi xin tờ báo, ngay cả lúc đèn hiệu cài dây an toàn chưa tắt mà tôi đã tháo khóa ra, cô tiếp viên vẫn cười, nhắc tôi cài lại. Còn tiếp viên VA thì ngược lại, hầu hết mặt lạnh như đít bom.

Vì là hàng không giá rẻ nên hành khách chỉ được phục vụ 1 ly nước lạnh, ai muốn ăn, muốn uống thì phải trả tiền. Nhìn tấm thực đơn, tôi chọn món bò nướng, giá 8,75 USD (Malaysia phần lớn theo đạo Hồi nên không ăn thịt heo. Tuy nhiên trên máy bay vẫn có thịt heo nhưng nếu bạn chọn, bạn sẽ được tiếp viên mời xuống ngồi ăn ở hàng ghế dành cho họ để khỏi làm ảnh hưởng đến những hành khách chung quanh).

Khi cô tiếp viên vừa cười vừa đặt khay thịt heo xuống bàn ăn, tôi thấy nó xứng đáng với 180 ngàn đồng tiền Việt: Miếng thịt bò đúng tiêu chuẩn - nghĩa là 250 gam, nướng cháy cạnh, tưới nước sốt tiêu xanh kèm với mấy lá xà lách, bốn lát cà chua và một ổ bánh mì tròn, nhỏ hơn nắm tay chút xíu...
 
Last edited:
Bạn có nhầm ko chứ Malaysia Airlines nào có giá 110$ round trip . Nội thuế và phí không cũng hơn cái giá vé bạn mua rồi ?
 
@Những gì bạn mô tả là Malaysia Airlines, nhưng khi bạn nói hãng này là HK giá rẻ, thì lại là Airasia, đến đoạn chỉ được 1 ly nước và thức ăn phải mua thì HK này không phải là Malaysia Airlines cũng không phải là Airasia vì: AA thì không cho nước uống, còn Malaysia Airlines thì được ăn.
Hấp dẫn quá, chờ chia sẻ tiếp...
 
Xuống sân bay KL, tôi thấy những tìm hiểu của mình hóa ra hơi thừa vì tất cả mọi đường đi lối lại trong nhà ga đều có bảng chỉ dẫn bằng hai thứ tiếng Mã, Anh. Leo lên xe điện miễn phí để đi từ nhà ga đến khu vực làm thủ tục nhập cảnh, tôi thấy dân Việt mình chiếm 9/10, hầu hết là những thiếu nữ độ tuổi từ 17, 18 đến khoảng 25. Nhìn bộ dạng, tôi biết họ không phải là dân du lịch vì họ không đi theo tour, không có hướng dẫn viên, lại càng không phải đi xuất khẩu lao động. Phần lớn câu chuyện của họ trao đổi với nhau đều có chêm tiếng lóng.

Họ qua Mã làm gì mà lắm thế? Sau này tôi mới biết họ là gái mại dâm. Để đề phòng trường hợp các cô gái nước ngoài sang Malaysia “làm gái”, hải quan Malaysia quy định khách du lịch – nhất là nữ giới gốc châu Á, còn trẻ - khi nhập cảnh phải chứng minh khả năng tài chính trong thời gian lưu trú – là thẻ tín dụng hoặc tiền mặt – ít nhất 500 đôla Mỹ, và phải có vé máy bay khứ hồi về nơi mà họ đã ra đi hoặc sang 1 nước khác. Chả thế mà lúc làm thủ tục ở sân bay KL, mấy cô gái Việt đứng trước tôi đã bị nhân viên hải quan hoạnh họe đủ điều, nào là sang đây làm gì, ở bao nhiêu lâu, có vé khứ hồi không, mang theo bao nhiêu tiền…, trong lúc đến lượt tôi, cô nhân viên hải quan chỉ hờ hững liếc qua tấm hộ chiếu rồi đóng dấu, chẳng thèm nói một tiếng nhỏ…

Để đối phó với thời hạn lưu trú 30 ngày, một số mại dâm Việt chọn giải pháp hoạt động 25, 27 ngày rồi quay về Việt Nam, vài bữa sau qua tiếp - và số người tôi thấy trong chuyến bay chính là những cô này. Tuy nhiên, đó là những cô thuộc loại “sao” – nghĩa là kiếm được từ 3 triệu đồng/ngày (tiền Việt), trở lên. Thế nhưng, cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra nên hầu hết phụ nữ - chủ yếu là Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc - nếu không đi theo tour thì chỉ được phép ở lại 2 tuần. Nhiều cô “du lịch" một mình liên tục nên đã bị hải quan sân bay Kuala Lumpur nghi ngờ, bắt phải lăn tay để lưu vào tàng thư, đồng thời phải đóng tiền thế chân 1.000 USD rồi mới cho nhập cảnh - nhưng cũng chỉ 2 tuần. Thời gian ngắn như vậy khiến các cô không kịp “hội nhập” nên phải nhờ "người quen" – mà thực chất là bọn ma cô - đưa sang Singapore theo đường bộ rồi quay trở lại ngay trong ngày để được đóng dấu cho ở thêm nửa tháng.

Từ sân bay KL về trung tâm thành phố đường dài 59km, có 3 loại phương tiện. Một là monorail, hai là taxi và ba là xe bus. Monorail 40RM 1 vé nhưng nó chỉ đi đến ga trung tâm - cách thành phố khoảng 10km. Từ đây, bạn phải mua vé taxi thêm 10RM nữa.

Từ sân bay đến ga trung tâm, monorail chạy mất 30 phút nhưng từ ga trung tâm về thành phố, lắm khi bạn phải chờ 1 tiếng vì cứ 5 phút mới có 1 taxi, và thường xuyên có hàng chục hành khách xếp hàng đợi đến lượt mình.

Taxi thì bạn mua vé ngay tại quầy vé ở sân bay, giá 90RM. Nếu muốn tiết kiệm, bạn cứ xách hành lý ra trước cửa, đợi có chiếc taxi nào đưa khách từ thành phố lên thì chui vào - nhưng nhớ phải chui vào thật nhanh vì taxi không được phép dừng trước cửa vào sân bay quá 3 phút - rồi mặc cả, thường là 75 hoặc 80RM tùy theo trình độ tiếng Anh của bạn tốt hay không. Thời gian đi: 1 tiếng.

Phương tiện thứ ba, rẻ tiền nhất là xe bus. Từ sân bay về trung tâm thành phố giá vé 30RM, chạy mất 1 tiếng rưỡi nhưng có cái lợi là bến xe bus nằm gần ngay trung tâm thành phố. Từ đó, có thể đi bộ đến tòa tháp đôi - Petronas Towers hoặc Market Sentral - chợ trung tâm.

***

Bị trí tò mò kích thích bởi những cô gái Việt, tôi theo các cô lên xe bus. Qua câu chuyện các cô trao đổi với nhau, tôi biết các cô ở khách sạn Casanova - là một trong 3 khách sạn mà tôi đã "ngắm" sẵn. Lân la bắt chuyện với một cô tên Phương, quê ở Lấp Vò, Đồng Tháp, tôi mới biết giá tiền mướn phòng như đã nói ở trên. Nói qua nói lại vài câu nữa, tôi gợi ý với Phương: "Vậy em cho anh mướn chung phòng với tụi em cho đỡ tốn". Phương nhìn tôi, dò xét: "Anh qua đây làm gì?". Tôi đáp: "Anh qua tìm mối... bán hàng. Anh làm cho một công ty chuyên sản xuất bong bóng cá. Nghe nói ở Malaysia có nhiều tiệm ăn, nhà hàng ưa chuộng món bong bóng cá nấu súp nên sếp anh kêu anh đi, thăm dò...".

Phương quay sang một cô ngồi bên cạnh: "Mày tính sao?" - sau này tôi biết cô tên là Ngọc - Ngọc ngần ngừ một lát rồi hỏi tôi: "Anh đi tìm mối ban ngày hay ban đêm?". Tôi cười: "Đi ban ngày". Ngọc gật đầu, nói với Phương: "Vậy cũng được. Ban ngày mình ngủ thì ảnh đi. Ban đêm ảnh ngủ thì mình đi" rồi Ngọc nhìn tôi: "Mà nói trước, tụi em 4 đứa con gái ở chung với nhau, sinh hoạt bừa bãi lắm, anh có ở chung thì đừng phiền".
 
Reg cái nick chỉ để dislike cái bài nì. Viết cứ như đang sáng tác, đúng ít xạo nhiều!! Hoặc dốt quá nên không có khả năng viết đúng nổi chăng :p Từ chuyện tỷ giá đến chuyện đạo hồi không ăn bò!? Từ sân bay KLIA mà có monorail về trung tâm, hoho. Phía trên viết: Ga trung tâm (KL sentral đó mà) cách thành phố khoảng 10km, đoạn dưới phán tiếp: có cái lợi là bến xe bus nằm gần ngay trung tâm thành phố! Là sao là sao, là cùng 1 chỗ hay nhiều chỗ.

Còn zụ án "tôi thấy dân Việt mình chiếm 9/10, hầu hết là những thiếu nữ độ tuổi từ 17, 18 đến khoảng 25" Dở hơi à? Vietnam bành trướng tầm ấy sang lân bang Malay sao? Ku này reg nick bác sỹ mà sao bịnh quá zợ!?
 
Theo quy định của hầu hết các nước châu Âu, bưu điện trung tâm được coi là trung tâm thành phố, và đây cũng là km số 0. Nhưng cũng có một số nước coi Tòa thị chính (tương tự như trụ sở UBND TP HCM) là trung tâm thành phố.

Thí dụ ở SGN, bưu điện gần Nhà thờ Đức Bà là trung tâm thành phố. Nếu nói "từ SGN đi Biên Hòa đường dài 25km" thì có nghĩa là từ bưu điện trung tâm SGN đến bưu điện trung tâm Biên Hòa 25km.

Tương tự như vậy, khi đi từ SGN xuống Cần Thơ chẳng hạn, qua cầu Mỹ Thuận ta thấy cột cây số viết: "Cần Thơ 48km" thì có nghĩa là từ đó đến bưu điện trung tâm Cần Thơ (hay trung tâm thành phố Cần Thơ là 48km).

Còn "ga trung tâm" là ga chính của một thành phố.

Ở SGN, ga Hòa Hưng là ga trung tâm, nó nằm ngay trong lòng thành phố (cũng như ga Hàng Cỏ ở Hà Nội) nhưng ở KL, ga trung tâm nằm cách trung tâm thành phố (bưu điện trung ương) 10km, còn bến xe bus thì nằm gần bưu điện trung ương.

Kuala Lumpur có 2 sân bay. Đó là sân bay quốc tế KUL và sân bay Kuala Lumpur Sultan Abdul Azziz Shah. KLSA nằm gần đường Petaling (khu phố Tàu - Chinatown) nên không có monorail mà chỉ có xe bus, taxi. Từ khu phố Tàu - nếu đi bộ thì khoảng 4km là đến tòa tháp đôi.

Về chuyện gái mại dâm Việt ở KL, tôi xin khẳng định với bạn là hiện tại, có không dưới 300 gái mại dâm Việt Nam hoạt động ở KL (còn tại sao tôi dám khẳng định như thế thì bạn có thể đọc tiếp ở những phần sau). Địa bàn của họ là Beach Club, Quán cà phê Việt Nam nằm trên đường P Ramlee, vũ trường Black Magic. Ngoài ra, còn một số nơi nữa nằm trên đường Alor, đường Hicks, đường Thambipillay nhưng đây là những điểm mại dâm rẻ tiền, khách chơi hầu hết là dân bản xứ. Mại dâm hợp pháp thì hùng cứ ở khu “đèn đỏ” khét tiếng thuộc quận Lorong Haji và Chow Kit. Riêng với gái mại dâm cao cấp, địa bàn hoạt động của họ thường là các hộp đêm ở Bukit Bintang, Sultan Ismail, Horley và Imbi.

Về chuyện "thịt bò", do ảnh hưởng của chuyến đi Ấn độ và Pakistan, xin lỗi là tôi có sự nhầm lẫn giữa Hồi giáo và Ấn độ giáo.

Dr Zhivago
 
Last edited:
"Kuala Lumpur có 2 sân bay. Đó là sân bay quốc tế KUL và sân bay Kuala Lumpur Sultan Abdul Azziz Shah"

Chủ thớt nên tìm hiểu lại nhé......
Có cái gì đó không logic lắm trong bài viết....
 
Sao đi bụi mà ko có hình nhỉ? Em có tấm này góp với bác chơi:

DSC08480_zps9c01ae32.jpg
 
Cái này là cố tình viết không đúng sự thật để mọi người tức vào xem để câu view nè. Viết sao cho người đi sau người ta biết cái hay mà tìm tối , cái dở mà họ tránh đi . Chứ viết như thế này tội cho người đi sau. Chủ thớt nên coi lại nha. Cái này mình góp ý thôi ,vẫn còn gà về Malay lắm. Nhưng cái nào biết chắc mình nói , còn không biết thì thôi có ai trách mình đâu . Đi để học hỏi kinh nghiệm mà
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,675
Bài viết
1,171,167
Members
192,350
Latest member
buyhotmail1947
Back
Top