What's new

[Chia sẻ] Ký sự sông Tương

cuongvq

Phượt thủ
Ai có về bên bến sông Tương
Nhắn người duyên dáng tôi thương, bao ngày ôm mối tơ vương...


Những lời ca như da diết, như trách cứ nhưng trong đó vẫn còn chút gì lưu luyến, mong đợi.
Sông Tương hay sông Tiêu Tương từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho bao truyền thuyết như truyện tình Trương Chi, bến sông chia li, tương tư nhung nhớ.

Nhưng sự thật về con sông này giống như một bức màn sương lúc mờ lúc tỏ. Theo một số văn kiện còn lưu lại thì
Tiêu Tương không chỉ là một huyết mạch giao thông quan trọng của vua An Dương Vương mà còn là một hào luỹ thiên nhiên che chắn, bảo vệ kinh đô Cổ Loa non trẻ của quốc gia Âu Lạc. Hơn thế, dòng chảy của Tiêu Tương còn chở mạch nguồn văn hoá của người Việt từ kinh đô đến khắp các làng quê

Tuy nhiên, trong số các tài liệu thành văn đã sưu tầm, chúng tôi cũng đã tìm ra được một số ghi chép tương đối cẩn thận. Sách Đại Nam nhất thống chí(1) chép: “sông Tiêu Lương cũ ở địa giới phủ Từ Sơn, phát nguyên từ cái đầm lớn xã Phù Lưu huyện Đông Ngàn, chảy từ phía tây sang đông bắc qua xã Tiêu Sơn huyện Yên Phong, chuyển sang địa phận hai huyện Tiên Du và Quế Dương vào sông Thiên Đức". Sách Địa chí Hà Bắc(1) ghi rằng: “Sông Tiêu Lương, còn gọi là sông Tiêu Tương, ở địa giới huyện Tiên Sơn phát nguyên từ hồ Lãng Bạc chảy từ phía tây sang đông bắc qua xã Tương Giang, Vân Tương, qua các làng quan họ nổi tiếng như Lim, Bưởi, Ó, Se, Bò... rồi chảy vào sông Cầu”...

Để tìm ra sự thật và cũng để khảo sát tính thực tế của những thông tin trên tôi đã khởi hành đi tìm bến sông xưa.

Bản full nếu các cụ muốn tham khảo thêm ạ: Ngaodu.net

--
Link các chuyến đi khác
 
Last edited:
Khởi hành vào buổi sáng chủ nhật đẹp trời, tôi quyết định bắt đầu từ Hải Bối - Đông Anh. Sau khi qua cầu Thăng Long tôi vòng ngược lên đê Hải Bối để xuôi đê tả sông Hồng về Ngọc Giang.

7296392960_0f03f80601_c.jpg


Dưới chân đê, lúa đã làm đòng. Năm nay mưa thuận gió hòa nên hứa hẹn một mùa màng bội thu

7296331456_f5c51178a4_c.jpg


Qua Ngọc Giang tôi rẽ xuống đê để qua Vạn Lộc. Sở dĩ tôi qua Vạn Lộc vì theo nhận định thì Sông Tương bắt nguồn từ sông Hoàng Giang và đầu nguồn của nó là ở Vạn Lộc ngày nay.

Lối rẽ vào làng Vạn Lộc, con đường hơi khó đi vì trải qua mấy ngày mưa tầm tã.

7296337166_73b4bf4cba_c.jpg
 
Xuôi theo làng Vạn Lộc, tôi rẽ lối "Cây đa Bác Hồ" để sang Cổ Loa, vì theo thông tin thu lượm được thì khi xưa con sông Tương chảy qua phía Nam Cổ Loa. Điều này căn cứ vào dòng chảy của sông Hoàng Giang:

Khi xây thành Cổ Loa, An Dương Vương đã lợi dụng Hoàng Giang tạo nên các đoạn hào tự nhiên để bảo vệ thành(1). Cổ Loa đã đi vào sử sách với vị thế là đô thành của An Dương Vương, triều vua khai sáng của người Việt từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Khi nhà nước Âu Lạc sụp đổ, đất nước lại rơi vào tay nhà Hán. Trải qua hơn một nghìn năm bị đô hộ, chiến thắng lừng lẫy của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Với ý chí xây dựng lại cơ đồ của cha ông, Ngô Quyền tiếp tục định đô tại Cổ Loa(2). Và Cổ Loa lại trở thành kinh đô của người Việt và là đất Kinh Bắc trong giai đoạn thuộc Hán.

và truyền thuyết về người con gái cắt cỏ khi xưa:

Một truyền thuyết trong dân gian còn lưu lại cho biết: Trong thời gian ở Cổ Loa, Ngô Quyền đã lấy vợ là một cô gái cắt cỏ nghèo mang họ Đỗ, quê ở Dục Tú. Do người vợ này không thể có con nên sau đó đã được ông ban lộc và cho về quê sinh sống. Bà phi họ Đỗ đã xin với Ngô vương cho mở mang quê nhà. Lúc bấy giờ, Dục Tú còn ở trên bãi sông. Bà phi thả một quả bưởi xuống dòng Hoàng Giang, xin rằng quả bưởi trôi đến đâu, sẽ được cắm địa giới làng Dục Tú đến đó. Quả bưởi của bà đã trôi tới sát chân thành Cổ Loa rồi dừng lại. Hoàng Giang đã trở thành gạch nối gắn kết giữa Cổ Loa và Dục Tú từ đó.

Tới bến xe Cổ Loa tôi đi thẳng đường đồng để qua Dục Tú để nương theo dòng Hoàng Giang

7296352626_9cdb84c331_c.jpg


Và tiếp tục đi về Phù Khê

7296354582_04a5f35dc9_c.jpg


Làng Cổ Châu giờ phát triển nghề làm đồ gỗ, giống như Đồng Kỵ giờ đồ gỗ rất phát triển và thịnh hành nên làng xóm đã lên phố. Tuy nhiên vẫn có thể phân biệt được khi tới Từ Sơn địa phận Bắc Ninh thì đường xá, nhà cửa được quy hoạch đẹp đẽ hơn nhiều.

7296354120_290ae9b52f_c.jpg


Một đoạn đường đang làm trên cây cầu bắc qua sông Hoàng Giang

7296352876_1c629a29b7_c.jpg
 
Dọc theo sông Hoàng Giang về phía Từ Sơn, để đi tiếp tôi phải qua bên kia sông ở chỗ đập thủy lợi

7296351432_31726b1dd0_c.jpg


Đứng từ trên đập có thể thấy sông đường kè bờ chống xói lở và chống luôn ... đổ đất lấn sông :)

7296350784_ea9cea5396_c.jpg


Em Surly LHT bên bờ đập

7296350550_52742f94df_c.jpg


Khu vực điều hành cửa đập

7296349904_fbd19f87da_c.jpg


Con đường nhỏ trải bê tông mượt mà êm ái

7296349546_48928eaa23_c.jpg


Lúa chín thơm lựng, sắp đến mùa cốm rồi.

7296349168_ba653824f9_c.jpg
 
Con đường nhỏ cứ len lỏi trong những khu vườn tràn ngập tiếng ve.

7296347890_e33969ab42_b.jpg


Ra tới cầu, rẽ trái để ra Từ Sơn

7296347616_19d04bc7a0_c.jpg


Một đầm sen trắng xinh xắn, ngay trên bờ một bãi rác, phế thải xây dựng khổng lồ.

7296346946_daf78d180b_c.jpg


Bắt đầu vào thị trấn Từ Sơn

7296346476_122238c64f_c.jpg


Lối rẽ vào Đền Đô thờ 8 vị vua đời Lý

7296346212_154e1d3b2e_c.jpg


Từ Sơn phát triển như vũ bão, nhà cao cửa rộng

7296345972_73a37ccb88_c.jpg
 
Một dấu vết khác của dòng sông đã từng chảy qua Dục Tú là cánh đồng Rộc Sổ. Lúa trồng ở đây tốt nhanh kỳ lạ. Khi lúa đương thì, cả cánh đồng lúa tốt như một rừng lau, bông lúa cao ngút đầu người. Sở dĩ lúa ở đây tốt tươi như vậy là bởi vì được nuôi dưỡng bằng nguồn phù sa đọng trong lòng sông cũ. Những di vết của dòng sông này tiếp tục “dẫn” chúng tôi đến một làng quê Kinh Bắc khác đó là Phù Lưu.
Phù Lưu là nơi nổi tiếng trù phú của đất Kinh Bắc xưa, với đình Phù Lưu, với con đường làng lát đá phiến màu xanh, với đầm Phù Lưu mang đầy màu sắc huyền thoại của những câu chuyện kể về dòng Tiêu và chàng Trương.

Tới ngã tư rẽ vào trường Đại học TDTT thì rẽ phải để vào Phù Lưu

7296345728_6268487189_c.jpg


Con đường làng lát đá xanh

7296345286_f1f78aec8a_c.jpg


Đình làng Phù Lưu

7296344452_8acd345473_c.jpg


Đình to và rất đẹp

7296344918_ffb210f17e_c.jpg
 
Ngõ nhỏ làng quê Kinh Bắc với dàn hoa giấy nở rộ

7296342272_25016af180_b.jpg


Trường tiểu học Tân Hồng, đối diện là đầm Phù Lưu

7296341364_ebc905e9f9_c.jpg


Một điều hết sức thú vị là sông Tiêu Tương tuy “mù mờ” trong chính sử nhưng lại được thể hiện rất “đậm nét” qua các truyền thuyết, các câu chuyện cổ, các áng thơ văn, âm nhạc... của dân gian hay qua các tên đất, tên làng - những địa danh văn hoá mà nó đi qua. Đây chính là nguồn dữ liệu sống rất có giá trị trong thực tế để chúng tôi kiểm chứng những giả thuyết mà mình đã đặt ra.

Đầm Phù Lưu đây rồi.

7296340184_80ccdfbe8f_c.jpg


Một trong những câu chuyện được nhiều người kể và cho tới nay vẫn còn lưu lại khá đậm nét trong tâm thức dân gian, đó là chuyện tình chàng Trương Chi. Chuyện kể rằng: “Ngày xưa, có một chàng đánh cá nghèo tên là Trương Chi sống trên sông Tiêu Tương, trong một chiếc thuyền chài nhỏ. Hằng ngày, chàng vừa tung chài, kéo lưới, vừa ca hát say sưa. Gần khúc sông nơi chàng thường đánh cá có lâu đài của quan Thừa tướng. Nàng Mỵ Nương con gái quan Thừa tướng hằng ngày nghe tiếng hát của chàng mà đem lòng yêu say đắm. Cho đến một ngày, chàng Trương Chi chuyển tới đánh cá ở một khúc sông khác. Mỵ Nương vì nhớ mong tiếng hát của chàng mà sinh ốm tương tư. Thừa tướng cho mời biết bao thầy thuốc tài giỏi trong vùng tới cứu chữa cho con gái yêu, thế nhưng chẳng thầy thuốc nào chữa khỏi được bệnh cho nàng. Biết được uẩn khúc trong lòng Mỵ Nương, quan Thừa tướng cho người tìm Trương Chi đưa về dinh của mình. Hằng ngày, Thừa tướng giao cho chàng nhiệm vụ sắc thuốc và hát cho Mỵ Nương nghe. Gặp mặt chàng đánh cá xấu xí và nghèo khổ, Mỵ Nương thất vọng và từ đó khỏi bệnh.
Chàng Trương Chi lại trở về với dòng Tiêu Tương thơ mộng. Từ đó, đến lượt chàng thầm yêu trộm nhớ nàng Mỵ Nương xinh đẹp. Ôm mối tình vô vọng, giận cho duyên phận hẩm hiu, chàng nhảy xuống sông tự vẫn. Hồn chàng sau khi chết nhập vào cây bạch đàn.
Quan Thừa tướng vô tình mua cây bạch đàn về, sai người tiện một bộ ấm chén uống trà rất đẹp. Lạ kỳ thay, mỗi khi rót nước vào chén, người ta lại thấy thấp thoáng hình bóng chàng đánh cá xấu xí trong lòng chén nước. Mỵ Nương cầm chiếc chén trên tay, cảm động vì chuyện xưa, giọt nước mắt của nàng nhỏ vào trong chén. Và, chiếc chén bỗng tan ra thành nước"
 
Giữa đầm là Đền Đầm, con đường nhỏ dẫn vào Đền Đầm đi qua tượng đài Liệt Sỹ.

7296340566_4886ca73f9_c.jpg


Cổng Đền, sát bên là đầm sen thơm ngát

7296339216_b5dae33faa_c.jpg


7296339972_a2856a8f94_c.jpg


7296339600_c80c8f3f93_c.jpg


Nghỉ ngơi, chụp ảnh một lát tôi quay ra và đi tiếp về phía Nam về ghé qua Đền Đô
 
Cổng Đền Đô, vì là chiều chủ nhật nên khá nhiều khách thập phương ghé thăm Đền và thắp hương tưởng nhớ các vị vua đời Lý.
Bản thân cũng đã nhiều lần ghé vào với lại thấy có vẻ hơi xô bồ nên tôi chỉ ghé chụp 1 tấm ảnh rồi theo đường làng Đình Bảng xuyên ra đường 1A cũ.

7296334462_ed7cc11f96_c.jpg


Chốt hạ phát cuối ở bức tường đá (trông có vẻ giống bản chiếu rời đô của vua Lý Công Uẩn)

7296333380_e77e5bca3d_c.jpg


--

Theo các thư tịch cổ (như Đại Nam nhất thống chí, Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục...) Kinh Bắc là nơi dân cư đông đúc, kinh tế phát triển, giao thông thuận lợi (chủ yếu là đường thuỷ dựa trên hệ thống các sông ngòi ở phía bắc sông Hồng). Nhà Hán mở con đường bộ từ Hồ Nam qua Ngũ Lĩnh đến Quảng Tây và kéo dài xuống phía nam sang đất Việt ta đến lưu vực sông Thương. Sau đó con đường này được kéo dài đến Long Biên, rồi đến Tống Bình (Hà Nội bây giờ). Đây chính là con đường bộ từ phương bắc sang nước ta, chạy qua đất Vũ Ninh, dựa theo bờ sông Tiêu Tương(1). Thời phong kiến, con đường này là con đường đi sứ giữa nước ta với Trung Quốc, được gọi là Quan lộ. Đồng thời, đây cũng là con đường quân sự, con đường giao lưu kinh tế, văn hoá quan trọng của các lộ phía bắc nước ta. Thời Pháp thuộc, Quan lộ được nắn thẳng và mở rộng thành Quốc lộ 1. Cho tới ngày nay, đây vẫn là một huyết mạch quan trọng hàng đầu trong hệ thống giao thông của nước ta.

Gần như song song với Quốc lộ 1, sông Tiêu Tương tiếp tục chảy giữa các làng Quan họ, qua Lim, Xuân Ổ, Võ Cường, ... rồi đổ về sông Cầu để từ đó theo dòng Lục Đầu mà ra biển.

Tại Phù Lưu, chúng tôi đã khảo sát một chứng cứ quan trọng, chính yếu tố này đã minh chứng cho nguyên nhân dẫn đến “cái chết” của dòng Tiêu Tương, đó là đầm Phù Lưu. Theo tài liệu Lịch sử truyền thống làng Xuân Ổ thì đầm làng Phù Lưu là dấu tích của sông Đuống. Vào thế kỷ XV, do Hồ Quý Ly cho đào lòng sông để uốn thẳng dòng chảy, sông Đuống đổi dòng, từ đấy sông Tiêu Tương bị mất nguồn nước và bị bồi lấp dần. Chứng cứ này về thời điểm lịch sử thì đáng tin vì việc nắn dòng sông Đuống là có thật. Tuy nhiên, về vị trí địa lý có đúng như đã dẫn ở đây hay không thì còn phải tìm hiểu thêm.
Ngày nay, sông Tiêu Tương đã bị lấp gần hết, có chỗ bồi thành ruộng, có đoạn đắp thành đường. Chỉ còn đây đó một vài khúc sông còn sót lại và được gọi là ao, đầm... Nhưng, dòng sông đẹp gắn với những truyền thuyết và mạch nguồn văn hoá cổ truyền của vùng đất Kinh Bắc xưa vẫn còn sống động trong lòng văn hoá dân gian. Điều gì đã khiến cho con sông này trở nên hấp dẫn đến vậy? Đó chính là sức sống mãnh liệt của các giá trị văn hoá dân gian và sự cuốn hút của một dòng sông đã đi vào huyền thoại.

Như vậy, sông Tiêu Tương không chỉ là một dòng sông mang đầy ắp những yếu tố huyền thoại mà còn là một dòng sông chứa đựng trong nó rất nhiều những yếu tố lịch sử. Rõ ràng, mối quan hệ giữa sông Tiêu Tương với văn hoá Kinh Bắc là một mối quan hệ lịch sử văn hoá hết sức chặt chẽ: Sông Tiêu Tương góp phần kiến tạo nên văn hoá Kinh Bắc và chính văn hoá Kinh Bắc đã lưu giữ lại dòng sông huyền thoại trong tiềm thức của người dân Kinh Bắc. Có thể nói, sông Tiêu Tương đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành nên các địa danh văn hoá ở Kinh Bắc và chính những địa danh văn hoá này đã cấu thành vùng văn hoá Kinh Bắc rực rỡ trong suốt hàng nghìn năm qua.

Cám ơn các bạn đã theo dõi và xin gặp lại trong một chuyến đi tới (Sông Đáy)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,139
Bài viết
1,173,928
Members
191,962
Latest member
linhlan307
Back
Top