LADAKH HUYỀN ẢO MA MỊ – HÀNH TRÌNH TỚI NƠI “TRỜI-ĐẤT –TUYẾT VÀ CON NGƯỜI GẶP NHAU”
Ladakh mảnh đất hùng vĩ và huyền thoại còn tồn tại lại trong thế giới hiện đại này, một mảnh đất mà có lẽ chính sự khắc nghiệt của nó đã khiến cho vùng núi Hymalaya vẫn còn giữa được nét bí ẩn về truyền thuyết, văn hoá, bản sắc từ ngàn năm. Phật giáo là tôn giáo chính ở nơi đây và có ảnh hưởng không chỉ tới đời sống tâm linh của người bản địa, mà còn hiện hữu ở hầu hết mọi phương diện sống khác. Hội hoạ, âm nhạc, tế lễ, văn tự và kiến trúc nữa… đều có thể thấy dáng dấp Phật giáo mật tông của Tây Tạng.
Leh – thành phố của tuyết và ánh sáng – là thủ phủ của Ladakh và cũng là điểm đến đầu tiên trong hành trình khám phá núi tuyết Hymalaya hùng vĩ này của chúng tôi. Leh là nơi có nhiều điểm nhấn văn hoá trong phật giáo Tây Tạng cũng như cung điện điểm nét vương quốc Ladakh miền Himalaya. Thăm viếng các tu viện ở Ladakh, chúng ta sẽ thường xuyên thấy các biểu tưởng như Mandala, pháp luân, cờ ngũ sắc hay các hình ảnh pháp phí mật tông, các vị phật trong hệ thống mật giáo.. được vẽ trang trí hay thờ cúng khắp nơi. Tất cả đều có ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt là du khách mới tới như mình khó lòng mà hiểu được.
Nên biết là Phật giáo Tây Tạng từ xưa tới nay vẫn được đại chúng nhìn nhận theo kiểu “kính nhi viễn chi”, có nhiều phần “bí hiểm” bởi vì vào thế kỷ thứ 7, phật giáo từ Ấn Độ và Nepal truyền vào Tây Tạng, để ra đời hệ thống phật giáo Tây Tạng huyền bí hay còn gọi là Mật Tông. Mật tông là pháp môn tu tập kết hợp giữa Phật giáo Đại thừa và các phương pháp tu luyện Bà la môn Ấn Độ giáo, Du già (yoga). Trong Mật tông, các giáo lý và thực hành cao cấp chỉ được khẩu truyền và giữ bí mật tuyệt đối giữa thầy và đệ tử được chọn, đó là lý do tại sao Mật tông không được truyền bá rộng rãi và có rất nhiều đồn đại xung quanh việc tu tập pháp môn này. Sau này khi bị chính phủ TQ đàn áp nên được du mục xa sứ sang Ladakh Kashmir… Nếu so sánh với phật giáo Tiểu Thừa và Đại thừa thì Mật Tông có khá nhiều điểm khác biệt.. và đôi lúc cũng bị coi là không “thuần khiết” Phật giáo (do sử dụng kết hợp với huyền thuật/phép thuật). Chưa kể rằng do một số điều kiện đặc biệt nên nhiều tu sĩ Mật tông vẫn ăn thịt và kết hôn, có con cái – rồi có những phương pháp song tu nam và nữ - cũng là điều cấm kỵ của nhiều tông phái khác.
Tất cả những thông tin trên chắc chắn đã góp phần không nhỏ vào việc khuấy động lên sự tò mò của hàng triệu người khắp thế giới. Số lượng người đổ về đây khám phá không ít, và cũng rất đông người tới đây tìm hiểu, tu học, nghiên cứu, tìm hiểu. Thế nhưng, Tây Tạng quả thật chưa bao giờ là nơi dễ hiểu cho đại chúng và Ladakh sẽ là một phần đáp án cho vô vàn câu hỏi của những du khách tò mò khám phá như mình. Tự mình trải nghiệm và đi tìm câu trả lời qua những nét kể còn sót lại của những tu viện nằm lưng trừng vách đã đầy quyến rũ nhưng đầy linh thiêng của phật giáo Mật Tông tại Ladakh này.
Tổng hợp..
Ladakh mảnh đất hùng vĩ và huyền thoại còn tồn tại lại trong thế giới hiện đại này, một mảnh đất mà có lẽ chính sự khắc nghiệt của nó đã khiến cho vùng núi Hymalaya vẫn còn giữa được nét bí ẩn về truyền thuyết, văn hoá, bản sắc từ ngàn năm. Phật giáo là tôn giáo chính ở nơi đây và có ảnh hưởng không chỉ tới đời sống tâm linh của người bản địa, mà còn hiện hữu ở hầu hết mọi phương diện sống khác. Hội hoạ, âm nhạc, tế lễ, văn tự và kiến trúc nữa… đều có thể thấy dáng dấp Phật giáo mật tông của Tây Tạng.
Leh – thành phố của tuyết và ánh sáng – là thủ phủ của Ladakh và cũng là điểm đến đầu tiên trong hành trình khám phá núi tuyết Hymalaya hùng vĩ này của chúng tôi. Leh là nơi có nhiều điểm nhấn văn hoá trong phật giáo Tây Tạng cũng như cung điện điểm nét vương quốc Ladakh miền Himalaya. Thăm viếng các tu viện ở Ladakh, chúng ta sẽ thường xuyên thấy các biểu tưởng như Mandala, pháp luân, cờ ngũ sắc hay các hình ảnh pháp phí mật tông, các vị phật trong hệ thống mật giáo.. được vẽ trang trí hay thờ cúng khắp nơi. Tất cả đều có ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt là du khách mới tới như mình khó lòng mà hiểu được.
Nên biết là Phật giáo Tây Tạng từ xưa tới nay vẫn được đại chúng nhìn nhận theo kiểu “kính nhi viễn chi”, có nhiều phần “bí hiểm” bởi vì vào thế kỷ thứ 7, phật giáo từ Ấn Độ và Nepal truyền vào Tây Tạng, để ra đời hệ thống phật giáo Tây Tạng huyền bí hay còn gọi là Mật Tông. Mật tông là pháp môn tu tập kết hợp giữa Phật giáo Đại thừa và các phương pháp tu luyện Bà la môn Ấn Độ giáo, Du già (yoga). Trong Mật tông, các giáo lý và thực hành cao cấp chỉ được khẩu truyền và giữ bí mật tuyệt đối giữa thầy và đệ tử được chọn, đó là lý do tại sao Mật tông không được truyền bá rộng rãi và có rất nhiều đồn đại xung quanh việc tu tập pháp môn này. Sau này khi bị chính phủ TQ đàn áp nên được du mục xa sứ sang Ladakh Kashmir… Nếu so sánh với phật giáo Tiểu Thừa và Đại thừa thì Mật Tông có khá nhiều điểm khác biệt.. và đôi lúc cũng bị coi là không “thuần khiết” Phật giáo (do sử dụng kết hợp với huyền thuật/phép thuật). Chưa kể rằng do một số điều kiện đặc biệt nên nhiều tu sĩ Mật tông vẫn ăn thịt và kết hôn, có con cái – rồi có những phương pháp song tu nam và nữ - cũng là điều cấm kỵ của nhiều tông phái khác.
Tất cả những thông tin trên chắc chắn đã góp phần không nhỏ vào việc khuấy động lên sự tò mò của hàng triệu người khắp thế giới. Số lượng người đổ về đây khám phá không ít, và cũng rất đông người tới đây tìm hiểu, tu học, nghiên cứu, tìm hiểu. Thế nhưng, Tây Tạng quả thật chưa bao giờ là nơi dễ hiểu cho đại chúng và Ladakh sẽ là một phần đáp án cho vô vàn câu hỏi của những du khách tò mò khám phá như mình. Tự mình trải nghiệm và đi tìm câu trả lời qua những nét kể còn sót lại của những tu viện nằm lưng trừng vách đã đầy quyến rũ nhưng đầy linh thiêng của phật giáo Mật Tông tại Ladakh này.
Tổng hợp..