chungnv2909
Phượt tử
Hè nên các đội phượt cũng như dân du lịch thích tới Thanh Hóa, cụ thể là Sầm Sơn để tắm biển, phượt bụi.Tuy nhiên với tư cách là dân bản xứ mình cũng lưu ý cả nhà một số note sau để tránh bị chặt chém, hoặc ăn, mua đồ không đảm bảo.Cái chính vẫn là đi sao cho rẻ mà an toàn.
1. Phương tiện:
- Thì cũng chả có gì đáng bàn, đi xe máy hoặc nếu du lịch thì đi oto, xe khách. Hầu như xe khách nào cũng đi qua thành phố và Sầm Sơn nên nhà mình ko cần lo lắng xe quá.
- Chặng đường Hà Nội - Thanh Hóa là 150-200 km tùy vào lộ trình. Đường đi rất dễ, không có lưu ý gì đặc biệt, hiện tại đường tại Hà Nam, Ninh Bình làm lại khá đẹp nên có thể đi khá nhanh, tuy nhiên xe tải lớn cũng nhiều cả nhà mình nên đi chậm.
- Đoạn vào thành phố sẽ có nhiều trạm công an, phải mang giấy tờ đầy đủ là bắt buộc.
2. Những điểm du lịch nổi tiếng?
+ Thành Nhà Hồ
- Nói đến Thanh Hóa, người ta thường nhắc đến Thành Nhà Hồ trước tiên. Là một di sản văn hóa thế giới của nước ta được công nhận vào năm 2011. Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam, tòa thành bên ngoài xây đá, bên trong đắp đất là chủ yếu, trên bình đồ kiến trúc gần vuông, hai mặt Nam và Bắc của thành nhà Hồ dài hơn 900m, Đông và Tây dài hơn 700m.
- Nói chung Thành Nhà Hồ nên đi nhanh, cũng cần cân nhắc có đi hay không vì nơi này cách khá xa các đia điểm khác.
+ Biển Sầm Sơn
- Cả đoàn có thể gửi xe ngoài rồi đị bộ vào, khoảng cách khá gần, dạo này Sầm Sơn mới xây mới, khá đẹp, nên ở lại vào buổi tối.
- Tránh mua và ăn uống gần bờ biển, vì giá cả hơi chặt chém.
- Đặc biệt là sóng đánh rất lớn.
+ Hải tiến
- Bãi biển này mới mở thôi, ít người và sạch hơn Sầm Sơn, nhưng sóng lại yếu hơn, nói chung cũng được FLC đầu tư xây dựng nên khá đẹp. Tại đây thì chi phí rẻ, ăn uống ở mấy nhà hàng từ trên đường Hoằng Hóa đi vào chỉ tầm 35k/người.
- Không lo bị chặt chém vì dịch vụ còn ít.
+ Đền Bà Triệu
- Thực sự không có gì đặc biệt lắm, sẽ phải leo 1 đoạn ngắn để lên đền, thường thì đoàn phượt không tới.
Đền thờ bà Triệu được dựng trên núi Gai (còn gọi là núi Ải) sát đường quốc lộ 1A, thuộc làng Phú Điền, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 137km. Hiện nay lăng tháp vẫn còn, tuy đơn sơ, giản dị nhưng rất trang nghiêm. Trên đường thiên lý ra Bắc vào Nam, khách bộ hành thường dừng chân, lên núi Gai, tưởng niệm vị nữ tướng anh hùng, viếng lăng và thưởng ngoạn cảnh đẹp.
+ Suối cá thần Cẩm Thủy
Suối cá thần Cẩm Lương thuộc làng Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, cách thành phố Thanh Hóa hơn 70km về phía Tây với hàng ngàn con cá lớn nhỏ bám dày đặc suốt chiều dài hơn 100m của con suối cũng nhiều truyền thuyết, câu chuyện bí ẩn là điểm dừng chân thứ ba của bạn khi đến đây.
- Trên này được cái rất mát, suối cá thì đúng như đồn, bạn cũng có thể mua đặc sản ở đây, chủ yếu là trái cây, sắn..vv.
Và còn rất nhiều các địa điểm khác nữa.
3. Đến Thanh Hóa nên ăn gì, mua gì?
- Nem chua Thanh Hóa: Tìm các nhà nem ở đây như Gốc Đa, Cương Dũng, Vũ Linh, nem bà Thường, bà Năm hay trên vỉa hè các phố Đinh Lễ, Tô Vĩnh Diện, Ngọc Trạo,…. Sang chảnh hơn thì vào nhà hàng Dạ Lan. Tuyệt đối không mua trên đường hay ở chợ vì thịt làm nem không rõ nguồn gốc.
- Chả tôm: Chả tôm là món ăn độc đáo và lạ miệng mà những thực khách phương xa ai cũng tìm và nếm thử.
- Bánh cuốn: Bạn có thể thưởng thức một dĩa bánh cuốn mang hương vị riêng của Thanh Hóa mà rất ngon và rẻ ở khắp mọi nơi.
- Gỏi cá nhệch: Gỏi cá nhệch là món rất nổi tiếng ở vùng quê Nga Sơn của tỉnh Thanh. Ngon và mùi vị rất đặc trưng nên hễ ai đến xứ Thanh này đều cũng phải một lần thưởng thức.
- Mắm tép: Mắm tép nổi tiếng người làng Đình Trung ở Hà Yên, huyện Hà Trung xưa kia có mắm tép là thứ đặc sản tiến vua ngon nổi danh khắp chốn.
- Bánh răng bừa: Bạn có thể ghé các chợ Điện Biên, Vườn Hoa mới hay buổi sáng đi bộ công viên là có thể bắt gặp gánh hàng rong đi ngang qua để thưởng thức.
- Bánh gai Thọ Xuân: Bánh gai Tứ Trụ hay bánh gai làng Mía là loại bánh đặc sản của làng Mía, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, cũng không nên mua bánh gai trên đường hay chợ luôn.
- Bánh khoái tép nồi gang: Bánh khoái có vẻ giống bánh xèo Nam bộ về cách chế biến nhưng nguyên liệu thì khác, mang nét đặc trưng của xứ Thanh, bao gồm rau cần, bắp cải, thì là thái sợi nhỏ và tép tươi.
- Canh lá đắng: Canh đắng là đặc sản của đồng bào dân tộc Mường ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa. Gọi tên là canh đắng bởi canh nấu từ lá đắng hay còn gọi là lá mật vịt. Đội nào lên suối cá thì có thể mua cả thúng mang về, giá cực rẻ mà sạch
Cá rô Đầm Sét: Cá rô Đầm Sét (xã Xuân Thiên, Thọ Xuân, Thanh Hóa) là sản vật dân dã của xứ Thanh, ăn một lần khó có thể quên.
1. Phương tiện:
- Thì cũng chả có gì đáng bàn, đi xe máy hoặc nếu du lịch thì đi oto, xe khách. Hầu như xe khách nào cũng đi qua thành phố và Sầm Sơn nên nhà mình ko cần lo lắng xe quá.
- Chặng đường Hà Nội - Thanh Hóa là 150-200 km tùy vào lộ trình. Đường đi rất dễ, không có lưu ý gì đặc biệt, hiện tại đường tại Hà Nam, Ninh Bình làm lại khá đẹp nên có thể đi khá nhanh, tuy nhiên xe tải lớn cũng nhiều cả nhà mình nên đi chậm.
- Đoạn vào thành phố sẽ có nhiều trạm công an, phải mang giấy tờ đầy đủ là bắt buộc.
2. Những điểm du lịch nổi tiếng?
+ Thành Nhà Hồ
- Nói đến Thanh Hóa, người ta thường nhắc đến Thành Nhà Hồ trước tiên. Là một di sản văn hóa thế giới của nước ta được công nhận vào năm 2011. Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam, tòa thành bên ngoài xây đá, bên trong đắp đất là chủ yếu, trên bình đồ kiến trúc gần vuông, hai mặt Nam và Bắc của thành nhà Hồ dài hơn 900m, Đông và Tây dài hơn 700m.
- Nói chung Thành Nhà Hồ nên đi nhanh, cũng cần cân nhắc có đi hay không vì nơi này cách khá xa các đia điểm khác.
+ Biển Sầm Sơn
- Cả đoàn có thể gửi xe ngoài rồi đị bộ vào, khoảng cách khá gần, dạo này Sầm Sơn mới xây mới, khá đẹp, nên ở lại vào buổi tối.
- Tránh mua và ăn uống gần bờ biển, vì giá cả hơi chặt chém.
- Đặc biệt là sóng đánh rất lớn.
+ Hải tiến
- Bãi biển này mới mở thôi, ít người và sạch hơn Sầm Sơn, nhưng sóng lại yếu hơn, nói chung cũng được FLC đầu tư xây dựng nên khá đẹp. Tại đây thì chi phí rẻ, ăn uống ở mấy nhà hàng từ trên đường Hoằng Hóa đi vào chỉ tầm 35k/người.
- Không lo bị chặt chém vì dịch vụ còn ít.
+ Đền Bà Triệu
- Thực sự không có gì đặc biệt lắm, sẽ phải leo 1 đoạn ngắn để lên đền, thường thì đoàn phượt không tới.
Đền thờ bà Triệu được dựng trên núi Gai (còn gọi là núi Ải) sát đường quốc lộ 1A, thuộc làng Phú Điền, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 137km. Hiện nay lăng tháp vẫn còn, tuy đơn sơ, giản dị nhưng rất trang nghiêm. Trên đường thiên lý ra Bắc vào Nam, khách bộ hành thường dừng chân, lên núi Gai, tưởng niệm vị nữ tướng anh hùng, viếng lăng và thưởng ngoạn cảnh đẹp.
+ Suối cá thần Cẩm Thủy
Suối cá thần Cẩm Lương thuộc làng Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, cách thành phố Thanh Hóa hơn 70km về phía Tây với hàng ngàn con cá lớn nhỏ bám dày đặc suốt chiều dài hơn 100m của con suối cũng nhiều truyền thuyết, câu chuyện bí ẩn là điểm dừng chân thứ ba của bạn khi đến đây.
- Trên này được cái rất mát, suối cá thì đúng như đồn, bạn cũng có thể mua đặc sản ở đây, chủ yếu là trái cây, sắn..vv.
Và còn rất nhiều các địa điểm khác nữa.
3. Đến Thanh Hóa nên ăn gì, mua gì?
- Nem chua Thanh Hóa: Tìm các nhà nem ở đây như Gốc Đa, Cương Dũng, Vũ Linh, nem bà Thường, bà Năm hay trên vỉa hè các phố Đinh Lễ, Tô Vĩnh Diện, Ngọc Trạo,…. Sang chảnh hơn thì vào nhà hàng Dạ Lan. Tuyệt đối không mua trên đường hay ở chợ vì thịt làm nem không rõ nguồn gốc.
- Chả tôm: Chả tôm là món ăn độc đáo và lạ miệng mà những thực khách phương xa ai cũng tìm và nếm thử.
- Bánh cuốn: Bạn có thể thưởng thức một dĩa bánh cuốn mang hương vị riêng của Thanh Hóa mà rất ngon và rẻ ở khắp mọi nơi.
- Gỏi cá nhệch: Gỏi cá nhệch là món rất nổi tiếng ở vùng quê Nga Sơn của tỉnh Thanh. Ngon và mùi vị rất đặc trưng nên hễ ai đến xứ Thanh này đều cũng phải một lần thưởng thức.
- Mắm tép: Mắm tép nổi tiếng người làng Đình Trung ở Hà Yên, huyện Hà Trung xưa kia có mắm tép là thứ đặc sản tiến vua ngon nổi danh khắp chốn.
- Bánh răng bừa: Bạn có thể ghé các chợ Điện Biên, Vườn Hoa mới hay buổi sáng đi bộ công viên là có thể bắt gặp gánh hàng rong đi ngang qua để thưởng thức.
- Bánh gai Thọ Xuân: Bánh gai Tứ Trụ hay bánh gai làng Mía là loại bánh đặc sản của làng Mía, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, cũng không nên mua bánh gai trên đường hay chợ luôn.
- Bánh khoái tép nồi gang: Bánh khoái có vẻ giống bánh xèo Nam bộ về cách chế biến nhưng nguyên liệu thì khác, mang nét đặc trưng của xứ Thanh, bao gồm rau cần, bắp cải, thì là thái sợi nhỏ và tép tươi.
- Canh lá đắng: Canh đắng là đặc sản của đồng bào dân tộc Mường ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa. Gọi tên là canh đắng bởi canh nấu từ lá đắng hay còn gọi là lá mật vịt. Đội nào lên suối cá thì có thể mua cả thúng mang về, giá cực rẻ mà sạch
Cá rô Đầm Sét: Cá rô Đầm Sét (xã Xuân Thiên, Thọ Xuân, Thanh Hóa) là sản vật dân dã của xứ Thanh, ăn một lần khó có thể quên.