Mặt trời đi lên từ đất, nằm phía bên kia sông Nile, mang từng lớp ánh sáng trắng, vàng, đỏ cho bầu trời vô sắc. Thế rồi… từ từ… nhẹ nhàng… khí cầu bay lên đưa mặt trời, quang cảnh sông Nile, nhà cửa, cánh đồng, thung lũng vua, hoàng hậu và người đàn bà quyền lực Hatshepsut vào tầm mắt.
Bầu trời xanh đã xóa nhòa sang tím đậm, sang đen. Khi trăng non ló dạng trên đầu con trai thần Ra, bóng đêm bao trùm cả Luxor. Một ngày đã hạ xuống nơi các vị thần, rồi sớm mai lại rạng ngời nơi các Pharaoh. Sớm mai trên khinh khí cầu, tôi sẽ ngắm bình minh
Trải nghiệm khinh khí cầu ở Luxor là một trong các việc bạn nên làm khi tới đây
Bình minh đó chỉ gói gọn trong chưa tới 100 euro, bạn sẽ được lên độ cao chừng 700m, ngắm toàn bộ sông Nile, thung lũng các nhà vua, những ruộng mía xanh ngắt, và ra về với tấm bằng công nhận: Bạn đã bay lên trời. Điều mà nếu ở châu Âu muốn lên khinh khí cầu, bạn phải mất tới vài trăm euro, như ở thung lũng Loire của Pháp, người ta phải chi tới 300 euro cho một tiếng du ngoạn trên không.
Đi khinh khí cầu ở Luxor đơn giản nhưng cũng không “giản đơn”. Việc đầu tiên, tôi phải chọn được một hãng hợp lý giá cả và an toàn. Các hostel ở đây thường giới thiệu để ăn hoa hồng nên việc lấy thông tin quá dễ dàng. Chỉ có điều thật khó để biết hãng nào tốt, xấu khi mà các tờ rơi đều đẹp và hấp dẫn. Chọn tạm một hãng vì có thể kì kèo làm giá với anh chủ hostel, cả lũ an tâm ngồi đợi trời sáng, cho chuyến du ngoạn ngắm bình minh.
Có nhiều hãng để bạn lựa chọn, nhưng hãy cứ mặc cả, mặc cả tốt nhất có thể
“Quả bóng khổng lồ” này sẽ đưa bạn khi khắp vùng với góc nhìn toàn cảnh trên không trung.
Trong ánh nhập nhoạng ấy, có những khí cầu đã bay lên cao, một vài nằm dưới đất, che một vùng rộng lớn. Những khối lửa được đốt lên, lan tỏa hơi ấm một vùng. Ai Cập những ngày đông thật lạ, sáng lạnh tím môi mà đến trưa thì nắng mồ hôi không toát được. Chút lửa từ những khinh khí cầu chuẩn bị bay làm hồng má, hồng trời. Trên chiếc giỏ to, vài chục người chen chúc, hăm hở cho lần đầu lên cao, theo mặt trời. Khí cầu từ từ “cất cánh”, xé tung màn trời tím nhạt.
Khí cầu bay tới đâu, mặt trời hiện ra đến đấy. Trời nhá nhem bắt đầu sáng dần lên. Khối khí đỏ rực hiện mờ mờ từ phía xa, rồi rõ nét qua những cánh đồng mía. Những rặng núi không tên có tuổi cứ nâu dần trong làn sáng. Mặt trời đi lên từ đất, nằm phía bên kia sông Nile, mang từng lớp ánh sáng trắng, vàng, đỏ cho bầu trời vô sắc. Thế rồi, từ từ, nhẹ nhàng, khí cầu bay lên, đưa mặt trời, quang cảnh sông Nile, nhà cửa, cánh đồng, thung lũng vua, hoàng hậu và người đàn bà quyền lực Hatshepsut vào tầm mắt.
Người điều khiển cũng là tour guide cho cả đoàn luôn
Khí cầu bay nhè nhẹ, là là tưởng chừng như đứng yên tại chỗ. Người điều khiển khinh khí cầu bắt đầu giải thích về các thung lũng. Thung lũng của các vị vua với khoảng 63 ngôi mộ của nhiều triều đại vẫn đang được khám phá. Nếu như tới Abu Simbel hay Luxor hay bất kì nơi nào cũng thấy dấu vết của Ramses II thì ở thung lũng này là nơi hiếm hoi để thấy ảnh hưởng của con trai ông, Ramset III. Mộ của Ramses III vĩ đại còn nguyên vẹn trong lòng núi với những bức vẽ màu sắc tinh xảo.
Mộ hoàng hậu và hai con trai của Rames II cũng là nơi duy nhất mọi người được tham quan bên thung lũng các hoàng hậu, xa xa còn có thung lũng của các quý tộc thời đó. Những thung lũng này chứa chấp nhiều lịch sử, nhiều hoàng kim cũng như đố kị sâu trong các lớp đất đá. Ở đó không có những kim tự tháp to lớn, phô trương bởi nỗi sợ hãi không chỉ nằm ở kẻ thù mà còn ở gió cát sa mạc và nước sông Nile.
Khí cầu bay qua cả dòng sông Nile…
Đền thờ Hatshepsut trứ danh
Khí cầu ôm trọn một ngày mới
Khí cầu bay cao lên, thế giới dưới chân rộng dần. Đã 500 mét, 600 mét, rồi 700 mét, tôi không tin nổi mình đã bay cao tới thế (dù vẫn chăm chăm nhìn vào máy đo độ cao). Không khí mát lành của một ngày mới ùa vào mắt, môi, và lồng ngực. Khí cầu ôm trọn một ngày mới. Nó khiến tôi lâng lâng tới cả khi đáp xuống giữa mênh mông sa mạc. Quá khứ chẳng bao giờ ngủ yên, trong gió cát vẫn còn những tiếng vọng từ ngàn xưa “Memnon, Memnon” thật da diết.
Tác giả: Mai Thanh Nga
Hình ảnh: Mai Thanh Nga
Nguồn: Tạp chí Đẹp
Bầu trời xanh đã xóa nhòa sang tím đậm, sang đen. Khi trăng non ló dạng trên đầu con trai thần Ra, bóng đêm bao trùm cả Luxor. Một ngày đã hạ xuống nơi các vị thần, rồi sớm mai lại rạng ngời nơi các Pharaoh. Sớm mai trên khinh khí cầu, tôi sẽ ngắm bình minh
Trải nghiệm khinh khí cầu ở Luxor là một trong các việc bạn nên làm khi tới đây
Bình minh đó chỉ gói gọn trong chưa tới 100 euro, bạn sẽ được lên độ cao chừng 700m, ngắm toàn bộ sông Nile, thung lũng các nhà vua, những ruộng mía xanh ngắt, và ra về với tấm bằng công nhận: Bạn đã bay lên trời. Điều mà nếu ở châu Âu muốn lên khinh khí cầu, bạn phải mất tới vài trăm euro, như ở thung lũng Loire của Pháp, người ta phải chi tới 300 euro cho một tiếng du ngoạn trên không.
Đi khinh khí cầu ở Luxor đơn giản nhưng cũng không “giản đơn”. Việc đầu tiên, tôi phải chọn được một hãng hợp lý giá cả và an toàn. Các hostel ở đây thường giới thiệu để ăn hoa hồng nên việc lấy thông tin quá dễ dàng. Chỉ có điều thật khó để biết hãng nào tốt, xấu khi mà các tờ rơi đều đẹp và hấp dẫn. Chọn tạm một hãng vì có thể kì kèo làm giá với anh chủ hostel, cả lũ an tâm ngồi đợi trời sáng, cho chuyến du ngoạn ngắm bình minh.
Có nhiều hãng để bạn lựa chọn, nhưng hãy cứ mặc cả, mặc cả tốt nhất có thể
“Quả bóng khổng lồ” này sẽ đưa bạn khi khắp vùng với góc nhìn toàn cảnh trên không trung.
Trong ánh nhập nhoạng ấy, có những khí cầu đã bay lên cao, một vài nằm dưới đất, che một vùng rộng lớn. Những khối lửa được đốt lên, lan tỏa hơi ấm một vùng. Ai Cập những ngày đông thật lạ, sáng lạnh tím môi mà đến trưa thì nắng mồ hôi không toát được. Chút lửa từ những khinh khí cầu chuẩn bị bay làm hồng má, hồng trời. Trên chiếc giỏ to, vài chục người chen chúc, hăm hở cho lần đầu lên cao, theo mặt trời. Khí cầu từ từ “cất cánh”, xé tung màn trời tím nhạt.
Khí cầu bay tới đâu, mặt trời hiện ra đến đấy. Trời nhá nhem bắt đầu sáng dần lên. Khối khí đỏ rực hiện mờ mờ từ phía xa, rồi rõ nét qua những cánh đồng mía. Những rặng núi không tên có tuổi cứ nâu dần trong làn sáng. Mặt trời đi lên từ đất, nằm phía bên kia sông Nile, mang từng lớp ánh sáng trắng, vàng, đỏ cho bầu trời vô sắc. Thế rồi, từ từ, nhẹ nhàng, khí cầu bay lên, đưa mặt trời, quang cảnh sông Nile, nhà cửa, cánh đồng, thung lũng vua, hoàng hậu và người đàn bà quyền lực Hatshepsut vào tầm mắt.
Người điều khiển cũng là tour guide cho cả đoàn luôn
Khí cầu bay nhè nhẹ, là là tưởng chừng như đứng yên tại chỗ. Người điều khiển khinh khí cầu bắt đầu giải thích về các thung lũng. Thung lũng của các vị vua với khoảng 63 ngôi mộ của nhiều triều đại vẫn đang được khám phá. Nếu như tới Abu Simbel hay Luxor hay bất kì nơi nào cũng thấy dấu vết của Ramses II thì ở thung lũng này là nơi hiếm hoi để thấy ảnh hưởng của con trai ông, Ramset III. Mộ của Ramses III vĩ đại còn nguyên vẹn trong lòng núi với những bức vẽ màu sắc tinh xảo.
Mộ hoàng hậu và hai con trai của Rames II cũng là nơi duy nhất mọi người được tham quan bên thung lũng các hoàng hậu, xa xa còn có thung lũng của các quý tộc thời đó. Những thung lũng này chứa chấp nhiều lịch sử, nhiều hoàng kim cũng như đố kị sâu trong các lớp đất đá. Ở đó không có những kim tự tháp to lớn, phô trương bởi nỗi sợ hãi không chỉ nằm ở kẻ thù mà còn ở gió cát sa mạc và nước sông Nile.
qua cánh đồng rộng lớn, khu vực núi đồi và thung lũng của những lăng mộ
Thứ duy nhất uy quyền và thanh thế có lẽ là đền thờ Hatshepsut nhưng không thuộc cả hai nơi trên. Tôi vẫn luôn thích nói về Hatshepsut – một nữ Pharaoh đúng hiệu. Hatshepsut từ một công chúa trở thành hoàng hậu khi lấy chính em trai mình. Bà lên ngôi khi chồng chết, trị vì 21 năm (có tài liệu nói 16) tới khi bị cháu trai – con riêng của chồng cũng là con rể bà lật quyền. Hatshepsut tự xây cho mình khu đền nằm ngoài thung lũng hoàng hậu, tựa lưng vào thung lũng nhà vua, nhìn ra sông Nile xanh ngắt. Ở đó, bức tượng của bà đầy vẻ nam tính, không tóc giả, váy mỏng như Neferiti hay Cleopatra – những người còn lại trong bộ ba nữ quyền của lịch sử Ai Cập cổ. Hatshepsut đội miện, quấn vải gọn gàng, y chang một Pharaoh thứ thiệt. Người đàn bà tham vọng này chẳng là vua, chẳng phải hoàng hậu, bà là tất cả.
Đền thờ Hatshepsut trứ danh
Khí cầu ôm trọn một ngày mới
Khí cầu bay cao lên, thế giới dưới chân rộng dần. Đã 500 mét, 600 mét, rồi 700 mét, tôi không tin nổi mình đã bay cao tới thế (dù vẫn chăm chăm nhìn vào máy đo độ cao). Không khí mát lành của một ngày mới ùa vào mắt, môi, và lồng ngực. Khí cầu ôm trọn một ngày mới. Nó khiến tôi lâng lâng tới cả khi đáp xuống giữa mênh mông sa mạc. Quá khứ chẳng bao giờ ngủ yên, trong gió cát vẫn còn những tiếng vọng từ ngàn xưa “Memnon, Memnon” thật da diết.
Tác giả: Mai Thanh Nga
Hình ảnh: Mai Thanh Nga
Nguồn: Tạp chí Đẹp