mickeyng14
Phượt tử
Chúng ta, những người yêu xe đạp, lúc nào cũng bị mê hoặc bởi những chiếc xe mới; đặc biệt là các cặp bánh carbon mà những tay đua chuyên nghiệp đang sử dụng, phá vỡ các biểu đồ vượt địa hình Strava. Và dĩ nhiên chúng luôn đi kèm với mức giá không dễ chịu chút nào. Vậy thì hãy quay lại chiếc xe của bạn và xem có cách nào làm cho chúng lăn bánh nhanh hơn không? Dưới đây là 5 lời khuyên từ tạp chí Enduro, bạn tham khảo nhé:
Nên sử dụng áp suất bánh xe như thế nào cho xe MTB?
Lần cuối cùng bạn kiểm tra áp suất bánh xe là khi nào? Thực tế, áp suất không khí bên trong vỏ xe có ảnh hưởng rất nhiều đến cảm giác đạp xe. Với áp suất quá thấp, bạn sẽ mất tốc ở những đoạn cua gắt; còn áp suất quá cao sẽ khiến bạn bị trượt vì mất độ ma sát. Áp suất hoàn hảo phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
(1) Cung đường bạn chọn
(2) Vành và vỏ xe
(3) Cách bạn đạp xe như thế nào
Và đáng buồn mà nói, không hề có con số chính xác nào cho một áp suất hoàn hảo.
Tuy nhiên, tin mừng là sau một ít trải nghiệm và đúc kết, bạn có thể tham khảo một số thông tin hữu ích sau: Nếu bạn sử dụng vỏ không ruột - tubeless, hãy thử áp suất từ 1,8 bar (26 psi) cho bánh trước và 2,0 bar (29 psi) cho bánh sau, và có thể thêm 2 psi nữa nếu bạn hơi quá ký một chút hoặc bạn vẫn đang sử dụng bánh xe có ruột.
Mỗi lần bạn đạp xe, hãy điều chỉnh áp suất lên và xuống 2 psi để tìm áp suất hoàn hảo phù hợp cho hành trình của bạn. Nhớ ghi lại mức áp suất mà bạn đang thử nghiệm, kèm theo đó là cảm giác về phản ứng của xe (trên đường mòn, lúc băng qua địa hình nhiều rễ cây hoặc những khu vực đường đá phức tạp). Sau khi thử một số mức áp suất khác nhau, bạn sẽ bắt đầu hiểu được điều này ảnh hưởng đến cảm giác lái như thế nào và đồng thời sẽ nắm được cách để tinh chỉnh mức áp suất phù hợp cho từng cung đường với địa hình khác nhau.. Rất nhanh sau khi làm chủ được áp suất, bạn sẽ có được công thức hoàn hảo để cùng lúc tăng tốc độ & khả năng bám đường cho chiếc xe yêu quý của mình.
Hãy nhớ kiểm tra áp suất bánh xe trước mỗi hành trình để tối đa hóa hiệu suất đạp xe.
Làm thế nào để điều chỉnh tốc độ phản hồi của phuộc nhún phù hợp?
Bạn cảm thấy chiếc xe đạp của mình quá chậm chạp, và phản ứng trước những cú va chạm quá khó khăn? Hãy kiểm tra tốc độ phản hồi của phuộc nhún. Khi bạn đạp xe nhanh hơn, va chạm với đá và cây cối nhiều hơn, nghĩa là phuộc nhún xe đạp của bạn phải làm việc vất vả hơn, cần phản xạ nhanh hơn. Nếu tốc độ phản hồi được thiết lập quá chậm, phuộc nhún của xe sẽ bị trì trệ khi xe phải vượt qua các chướng ngại vật, làm giảm tốc độ đạp xe. Hãy kiểm tra tốc độ bật phù hợp, làm các thí nghiệm, đi lại trên con đương cũ nhiều lần, vượt qua chướng ngại vật cũ nhiều lần, ghi nhớ lại các phản xạ của phuộc nhún để điều chỉnh tốc độ bật cho phù hợp những chặng đường tiếp theo.
Hãy chắc chắn rằng hệ thống phuộc của bạn đang được thiết lập ở mức tối ưu.
Chỉnh độ dài của cổ lái như thế nào cho phù hợp?
Nếu cổ lái ( stem ) của xe bạn vẫn đang sử dụng số lượng miếng chêm cổ ( spacer ) mặc định do cửa hàng xe đạp lắp đặt cho bạn, thì bạn nên kiểm tra lại lần nữa xem độ dài cổ lái có phù hợp với bạn chưa.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi dồn người về bánh trước, và cảm giác như chiếc bánh trước chạy xa khỏi tầm tay bạn, đặc biệt khi bạn chạy xe đạp đường dài, hãy thử gỡ bỏ một số miếng chêm bên dưới cổ lái.
Cổ lái hạ thấp hơn giúp bạn dồn trọng lượng về trước dễ dàng hơn, hỗ trợ bạn kiểm soát tay lái khi vào cua gắt, và dễ dàng qua các con đường hẹp. Tuy nhiên, nếu cổ lái quá thấp, bạn lại khó kiểm soát vì trọng tâm dồn về trước quá nhiều. Hãy tự mình trải nghiệm thử trên các trường hợp khác nhau để biết được sự thay đổi có ảnh hưởng như thế nào đến cách thức đạp xe và vị trí cổ lái nào là thật sự phù hợp với bạn.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi bẻ lái, hãy kiểm tra chiều cao hệ thống cổ lái.
Tránh bó thắng
Nhấc chiếc xe đạp của bạn lên và quay bánh xe để kiểm tra xem chúng có quay nhẹ nhàng không. Nếu bánh xe chỉ quay được vài vòng, thì có lẽ má thắng xe đã bị cọ xát trên các đĩa. Nếu thắng xe đạp không được thiết lập một cách chính xác, thì việc bạn đạp xe chỉ đơn giản là đốt cháy năng lượng và lãng phí tốc độ. Để đạt được hiệu suất tối đa của xe, bạn cần chắc chắn rằng má thắng được canh thẳng hàng và không có ma sát với đĩa thắng.
Đừng lãng phí năng lượng, hãy kiểm tra xe có đang bị bó thắng không?!
Một chiếc xe đạp êm ái sẽ giúp bạn đạp nhanh
Kiểm tra tất cả các vị trí siết ốc (ví dụ như bộ cổ, trục giữa hoặc là chốt phuộc) đều đã được siết cẩn thận và không có tiếng gì lọc xọc. Chắc chắn rằng dây cáp đề, cáp thắng,... đều được cố định gọn gàng và được bôi trơn đúng cách.
Kiểm tra mọi thứ trước hành trình, đảm bảo chiếc xe đạp vận hành êm ái và không có âm thanh nào làm phiền bạn trong quá trình đạp.
Sau khi chiếc xe đạp của bạn đã được kiểm tra đúng cách, bạn sẽ ngạc nhiên vì cảm thấy nó chạy nhanh hơn nhiều! Giờ hãy thể hiện phong độ của bạn đi!
Nguồn bài viết & ảnh: Trev Worsey
Dịch bởi đội ngũ Ride Plus (www.rideplus.vn)
Lần cuối cùng bạn kiểm tra áp suất bánh xe là khi nào? Thực tế, áp suất không khí bên trong vỏ xe có ảnh hưởng rất nhiều đến cảm giác đạp xe. Với áp suất quá thấp, bạn sẽ mất tốc ở những đoạn cua gắt; còn áp suất quá cao sẽ khiến bạn bị trượt vì mất độ ma sát. Áp suất hoàn hảo phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
(1) Cung đường bạn chọn
(2) Vành và vỏ xe
(3) Cách bạn đạp xe như thế nào
Và đáng buồn mà nói, không hề có con số chính xác nào cho một áp suất hoàn hảo.
Tuy nhiên, tin mừng là sau một ít trải nghiệm và đúc kết, bạn có thể tham khảo một số thông tin hữu ích sau: Nếu bạn sử dụng vỏ không ruột - tubeless, hãy thử áp suất từ 1,8 bar (26 psi) cho bánh trước và 2,0 bar (29 psi) cho bánh sau, và có thể thêm 2 psi nữa nếu bạn hơi quá ký một chút hoặc bạn vẫn đang sử dụng bánh xe có ruột.
Mỗi lần bạn đạp xe, hãy điều chỉnh áp suất lên và xuống 2 psi để tìm áp suất hoàn hảo phù hợp cho hành trình của bạn. Nhớ ghi lại mức áp suất mà bạn đang thử nghiệm, kèm theo đó là cảm giác về phản ứng của xe (trên đường mòn, lúc băng qua địa hình nhiều rễ cây hoặc những khu vực đường đá phức tạp). Sau khi thử một số mức áp suất khác nhau, bạn sẽ bắt đầu hiểu được điều này ảnh hưởng đến cảm giác lái như thế nào và đồng thời sẽ nắm được cách để tinh chỉnh mức áp suất phù hợp cho từng cung đường với địa hình khác nhau.. Rất nhanh sau khi làm chủ được áp suất, bạn sẽ có được công thức hoàn hảo để cùng lúc tăng tốc độ & khả năng bám đường cho chiếc xe yêu quý của mình.
Hãy nhớ kiểm tra áp suất bánh xe trước mỗi hành trình để tối đa hóa hiệu suất đạp xe.
Làm thế nào để điều chỉnh tốc độ phản hồi của phuộc nhún phù hợp?
Bạn cảm thấy chiếc xe đạp của mình quá chậm chạp, và phản ứng trước những cú va chạm quá khó khăn? Hãy kiểm tra tốc độ phản hồi của phuộc nhún. Khi bạn đạp xe nhanh hơn, va chạm với đá và cây cối nhiều hơn, nghĩa là phuộc nhún xe đạp của bạn phải làm việc vất vả hơn, cần phản xạ nhanh hơn. Nếu tốc độ phản hồi được thiết lập quá chậm, phuộc nhún của xe sẽ bị trì trệ khi xe phải vượt qua các chướng ngại vật, làm giảm tốc độ đạp xe. Hãy kiểm tra tốc độ bật phù hợp, làm các thí nghiệm, đi lại trên con đương cũ nhiều lần, vượt qua chướng ngại vật cũ nhiều lần, ghi nhớ lại các phản xạ của phuộc nhún để điều chỉnh tốc độ bật cho phù hợp những chặng đường tiếp theo.
Hãy chắc chắn rằng hệ thống phuộc của bạn đang được thiết lập ở mức tối ưu.
Chỉnh độ dài của cổ lái như thế nào cho phù hợp?
Nếu cổ lái ( stem ) của xe bạn vẫn đang sử dụng số lượng miếng chêm cổ ( spacer ) mặc định do cửa hàng xe đạp lắp đặt cho bạn, thì bạn nên kiểm tra lại lần nữa xem độ dài cổ lái có phù hợp với bạn chưa.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi dồn người về bánh trước, và cảm giác như chiếc bánh trước chạy xa khỏi tầm tay bạn, đặc biệt khi bạn chạy xe đạp đường dài, hãy thử gỡ bỏ một số miếng chêm bên dưới cổ lái.
Cổ lái hạ thấp hơn giúp bạn dồn trọng lượng về trước dễ dàng hơn, hỗ trợ bạn kiểm soát tay lái khi vào cua gắt, và dễ dàng qua các con đường hẹp. Tuy nhiên, nếu cổ lái quá thấp, bạn lại khó kiểm soát vì trọng tâm dồn về trước quá nhiều. Hãy tự mình trải nghiệm thử trên các trường hợp khác nhau để biết được sự thay đổi có ảnh hưởng như thế nào đến cách thức đạp xe và vị trí cổ lái nào là thật sự phù hợp với bạn.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi bẻ lái, hãy kiểm tra chiều cao hệ thống cổ lái.
Tránh bó thắng
Nhấc chiếc xe đạp của bạn lên và quay bánh xe để kiểm tra xem chúng có quay nhẹ nhàng không. Nếu bánh xe chỉ quay được vài vòng, thì có lẽ má thắng xe đã bị cọ xát trên các đĩa. Nếu thắng xe đạp không được thiết lập một cách chính xác, thì việc bạn đạp xe chỉ đơn giản là đốt cháy năng lượng và lãng phí tốc độ. Để đạt được hiệu suất tối đa của xe, bạn cần chắc chắn rằng má thắng được canh thẳng hàng và không có ma sát với đĩa thắng.
Đừng lãng phí năng lượng, hãy kiểm tra xe có đang bị bó thắng không?!
Một chiếc xe đạp êm ái sẽ giúp bạn đạp nhanh
Kiểm tra tất cả các vị trí siết ốc (ví dụ như bộ cổ, trục giữa hoặc là chốt phuộc) đều đã được siết cẩn thận và không có tiếng gì lọc xọc. Chắc chắn rằng dây cáp đề, cáp thắng,... đều được cố định gọn gàng và được bôi trơn đúng cách.
Kiểm tra mọi thứ trước hành trình, đảm bảo chiếc xe đạp vận hành êm ái và không có âm thanh nào làm phiền bạn trong quá trình đạp.
Sau khi chiếc xe đạp của bạn đã được kiểm tra đúng cách, bạn sẽ ngạc nhiên vì cảm thấy nó chạy nhanh hơn nhiều! Giờ hãy thể hiện phong độ của bạn đi!
Nguồn bài viết & ảnh: Trev Worsey
Dịch bởi đội ngũ Ride Plus (www.rideplus.vn)