Gởi các bạn bài viết về An Giang quê mình .
Nằm giữa con sông Tiền hiền hòa cuộn chảy, Cù lao Giêng thuộc huyện Chợ Mới, An Giang, với lịch sử khai phá hơn 300 năm, nổi lên như một hòn đảo xanh mát cây trái, cư dân hiền hòa, mến khách. Ngoài ra, nơi đây còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời, đặc sắc với những công trình kiến trúc tôn giáo, văn hóa tín ngưỡng độc đáo.
Bến đò Nhà Thờ, xã Tấn Mỹ, Chợ Mới, nối liền Chợ Mới với cù lao Giêng
Tọa lạc gần đầu trên của cù lao là chùa Thành Hoa (còn có tên khác là Chùa Đạo Nằm với truyền thuyết về tôn sư khai đạo “Cửu niên diện bích” với cách tu nằm ). Không gian chùa yên tĩnh, trầm mặc, mát mẽ với những nhà giảng, chánh điện, ao sen, tháp mộ cổ kính khiến lữ khách như lạc vào một cõi riêng, tách biệt hẳn với nhịp sống đời thường ngoài kia. Đặc biệt tháp mộ của tôn sư với kiến trúc độc đáo, nổi bật sắc màu của Phật giáo, với dãy trường lang bao quanh làm bằng gốm sứ Biên Hòa với họa tiết Long, Lân, Quy, Phụng được sắp đặt xen kẽ, hài hòa.
Tháp mộ sư ông Chùa Thành Hoa, cù lao giêng.
Chánh điện Chùa Thành Hoa, cù lao giêng.
Vườn kiểng sân sau chùa.
Trường lang quanh tháp mộ.
Gian thờ bên trong chùa.
Tượng Tứ linh trên trường lang tháp mộ sư ông.
Sen trong hồ sân sau chùa.
Là nơi sớm có sự xuất hiện của các nhà truyền giáo phương Tây vào đầu thế kỷ 18 ( trốn tránh sự cấm đoán Thiên chúa giáo của nhà Nguyễn) nên nơi đây sớm có những công trình kiến trúc đạo Thiên Chúa được xây dựng, tiêu biểu là thánh đường cù lao Giêng, được xem là nhà thờ cổ nhất Nam Bộ, được xây ròng rã hơn 12 năm mới hoàn thành. Thánh đường được xây dựng theo kiến trúc phương Tây uy nghi và cổ kính với tháp chuông cao, các ô cửa nhỏ trên tháp, hệ thống cột đỡ trang trí họa tiết La Mã, tất cả được gìn giữ khá nguyên vẹn sau hơn một thế kỉ tồn tại.
Thánh đường cù lao Giêng.
Nằm giữa con sông Tiền hiền hòa cuộn chảy, Cù lao Giêng thuộc huyện Chợ Mới, An Giang, với lịch sử khai phá hơn 300 năm, nổi lên như một hòn đảo xanh mát cây trái, cư dân hiền hòa, mến khách. Ngoài ra, nơi đây còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời, đặc sắc với những công trình kiến trúc tôn giáo, văn hóa tín ngưỡng độc đáo.
Bến đò Nhà Thờ, xã Tấn Mỹ, Chợ Mới, nối liền Chợ Mới với cù lao Giêng
Tọa lạc gần đầu trên của cù lao là chùa Thành Hoa (còn có tên khác là Chùa Đạo Nằm với truyền thuyết về tôn sư khai đạo “Cửu niên diện bích” với cách tu nằm ). Không gian chùa yên tĩnh, trầm mặc, mát mẽ với những nhà giảng, chánh điện, ao sen, tháp mộ cổ kính khiến lữ khách như lạc vào một cõi riêng, tách biệt hẳn với nhịp sống đời thường ngoài kia. Đặc biệt tháp mộ của tôn sư với kiến trúc độc đáo, nổi bật sắc màu của Phật giáo, với dãy trường lang bao quanh làm bằng gốm sứ Biên Hòa với họa tiết Long, Lân, Quy, Phụng được sắp đặt xen kẽ, hài hòa.
Tháp mộ sư ông Chùa Thành Hoa, cù lao giêng.
Chánh điện Chùa Thành Hoa, cù lao giêng.
Vườn kiểng sân sau chùa.
Trường lang quanh tháp mộ.
Gian thờ bên trong chùa.
Tượng Tứ linh trên trường lang tháp mộ sư ông.
Sen trong hồ sân sau chùa.
Là nơi sớm có sự xuất hiện của các nhà truyền giáo phương Tây vào đầu thế kỷ 18 ( trốn tránh sự cấm đoán Thiên chúa giáo của nhà Nguyễn) nên nơi đây sớm có những công trình kiến trúc đạo Thiên Chúa được xây dựng, tiêu biểu là thánh đường cù lao Giêng, được xem là nhà thờ cổ nhất Nam Bộ, được xây ròng rã hơn 12 năm mới hoàn thành. Thánh đường được xây dựng theo kiến trúc phương Tây uy nghi và cổ kính với tháp chuông cao, các ô cửa nhỏ trên tháp, hệ thống cột đỡ trang trí họa tiết La Mã, tất cả được gìn giữ khá nguyên vẹn sau hơn một thế kỉ tồn tại.
Thánh đường cù lao Giêng.