Tên: talentino
Địa chỉ email: [email protected]
Số điện thoại: 0985206806
Tên bài dự thi: Mùa thu vàng Bắc Ý
Danh mục bài viết
1. Genova đón tôi bằng một ngày đầy nắng
2. "Nice is nice!"
3. Gặp gỡ Trento - Hội sinh viên Việt Nam tại Ý
4. Trento - Mùa thu trên dãy Alps
5. Verona - Chuyện tình Romeo và Juliet
6. Venezia - Nơi tình yêu thăng hoa
7. Pisa - Đến ngọn tháp cũng phải nghiêng mình soi bóng nước Arno
8. Torino - Cố đô bên dòng sông Po
9. Roma - Thành phố vĩnh hằng
Không có gì là vội vàng cả
khi bỗng nhiên chỉ mỗi một chiều tà
ta khẽ thấy cái lạnh phả vào người nghe ran rát
bên ngoài cửa sổ lá vàng rơi xào xạc
là mùa thu đến rồi...
Mùa thu vàng Bắc Ý
1. Genova chào tôi bằng một ngày đầy nắng
Tôi đến Genova vào một ngày trời đầy nắng...
Đó là lần thứ hai tôi đi máy bay, và là lần đầu tiên tôi bay xa đến thế. Việt Nam của tôi đang ở lại sau lưng. Không biết phía trước là thế nào, chỉ biết rằng, sau lưng tôi là nỗi nhớ và lo lắng của cha mẹ và người thân. Họ lo cho tôi, vì tôi đi thật xa.
Chuyến bay hơn 13 ngàn cây đã an toàn vượt qua được cơn bão ở vịnh Bengal, và đáp xuống Charles de Gaulle - Paris an toàn. Đồng hồ điểm đúng 6:15. Đó là đêm dài nhất trong đời tôi, vì phải thay đổi múi giờ. Paris 7g vẫn còn tối. Quả thực cho đến lúc ấy, tôi vẫn chưa biết rằng châu Âu mặt trời mọc trễ đến như vậy. Đến sau này tôi mới biết chỉ do họ sử dụng múi giờ khá khoa học, cân đối giữa công việc và giấc ngủ, nên hiệu quả làm việc cao.
Hối hả hoà vào dòng người một cách choáng ngợp trước sự hoa lệ của sân bay, tôi mải miết bắt tàu điện ngầm, rồi xe buýt, rồi đi lên, đi xuống, check in máy bay để chờ bay tiếp sáng Genova. Cuối cùng cũng vào được phòng chờ terminal G. Đó là phòng chờ dành riêng cho máy bay từ Paris đi các nước châu Âu (trừ Pháp, tất nhiên). Mùi nước hoa sực nức, hàng trăm con người, số ngả lưng ngủ một giấc, số đọc báo, yên tĩnh, và lịch sự. Một chị châu Á ngồi cầm mấy bức vẽ, tôi đoán chị là người Việt Nam do trên tay chị đang cầm loại bút mà tôi thường hay sử dụng.
Tôi chờ ở Paris hơn 3 giờ đồng hồ. Chiếc máy bay nhỏ khác sau đó đưa tôi về Genova. Bầu trời quang đãng, trên phi cơ, tôi nhìn thấy đất Pháp là những cánh đồng xanh biếc, những đồi núi, những ngôi lang với nóc mái ngói đỏ. Băng qua một dãy núi mà trên đỉnh có những vệt trắng, tôi đoán là mây, nhưng nhìn kỹ lại thì đó là những mảng tuyết trên đỉnh núi Alps cao vút này. Hoá ra là tôi đang ở cao đến như vậy!
Vượt qua một cánh đồng và một dãy núi nữa, máy bay dần dần hạ cánh xuống sân bay Christoforo Colombo. Sở dĩ có tên như vậy là vì Genova chính là quê hương của ông, dù theo mọi người biết ông là người xứ Tây Ban Nha. Một bên là biển, một bên là núi. Và máy bay hạ cánh an toàn.
Sau một hồi chờ hành lý, tôi bắt xe Volabus về trung tâm thành phố. Quả là không lường trước trường hợp tiền mang theo đã đổi chỉ là tiền chẵn, nên tài xế từ chối. Tôi phải loanh hoanh một hồi mới có thể tìm được ATM mà rút tiền.
Chuyến xe đưa tôi đến ga Brignole. Trên đường là những toà nhà cổ kính, điển hình kiến trúc châu Âu thời Trung cổ. Genova lúc ấy trong tôi như chứa nét gì đó của xa xăm, của thời trung cổ, của sự vĩ đại đế chế La Mã, của Địa Trung Hải...
Anh Khoa đón tôi tại ga Brignole. Sau khi mua một vé xe buýt đắt nhất trong đời, 1,5euro một vé 100 phút, chúng tôi lên xe về Ostello. Ở đây người ta tính theo phút chứ không tính theo vé như ở Việt Nam. Anh Khoa là người bạn đầu tiên, giúp tôi biết thế nào là nước Ý. Anh chỉ dẫn tôi tận tình những thủ tục làm hồ sơ nhập học, cách ăn ở nhà ăn mensa, cách đi xe bus…
Ostello nằm trên lưng chừng núi, nên chiếc xe phải chạy theo đường zig-zag làm tôi khá mệt sau chuyến đi dài đằng đẵng. Từ trên cao, cả thành phố như thu mình lại dưới cái nắng vàng hanh của ngày đầu thu. Phía xa là Địa Trung Hải, xanh thẳm và dịu êm. Porto Antico (cảng cũ) như một cánh cung, ôm lấy vịnh biển nhấp nhô những chiếc du thuyền bóng loáng. Một con đường cao tốc nằm trên cao chạy dọc theo bờ cảng. Phía bên phải, ngọn hải đăng Lanterna sừng sững, chứng tích của một lịch sử huy hoàng của vương quốc.
Tôi và anh Khoa có một dịp may đúng vào cuối tuần sau đó. Lễ hội du thuyền rất lớn được tổ chức ngay tại Fiera di Genova, khu triển lãm lớn nằm ngay ven bờ biển. Hàng trăm chiếc du thuyền sang trọng được neo đậu vào khu triển lãm, vài chiếc được trưng bày hẳn trên bờ. Tự nhiên mình có một khát khao rất lạ mà chắc là ai cũng đã từng ước như thế: được tự do trên một chiếc du thuyền sang trọng, lênh đênh trên những con sóng ngoài biển khơi. Bởi vậy mới nói, sự kiện Titanic dẫu có kết cuộc bi thảm, nhưng cũng đủ diễn tả cái khao khát lớn lao đó của con người, khao khát vươn ra thế giới đại dương mênh mông, lúc hiền hoà, khi giận dữ.
Lễ hội du thuyền
Genova có hai đội bóng: Genoa và Sampdoria. Và bất hạnh thay, năm tôi ở đấy lại là năm hiếm có: Sampdoria bị xuống hạng khỏi Serie A, vì vậy tôi sẽ phải bỏ lỡ dịp để thấy cái thành phố lớn thứ sáu của Ý này điên cuồng lên đến mức độ nào trong hai lần derby mỗi năm. Hai ông giáo sư trong phòng lab anh Khoa là hai fan của hai đội bóng, dù hai người cộng tác làm việc rất tốt, nhưng mỗi lần nhắc tới bóng đá, là cái bản chất kẻ thù không đội trời chung của cả hai nổi dậy. Đương nhiên là một cuộc tranh luận, bằng tiếng Ý, cái ngôn ngữ ồn ào và sinh động đó khiến người nghe, chủ yếu là người nước ngoài như mình, thấy thú vị và đáng yêu vô cùng.
Chúng tôi được tham quan một lễ hội gặp gỡ fan của đội Sampdoria. Lần đầu tiên, tôi thấy người hâm mộ, cầu thủ và những người phục vụ cho lễ hội tiếp xúc với nhau gần gũi đến thế. Họ xem nhau như người thân trong nhà của mình, bắt tay, kể nhau nghe về bàn thắng này, trận thua nọ. Không có sự xa cách, không có bệnh “sĩ”, không có cảnh sát, không có xô đẩy, không có đốt pháo. Mỗi người một cái ly uống rượu vang của vùng, ăn một mẩu focaccia, bánh đặc sản của vùng. Những đứa trẻ thì được chơi với các cầu thủ trẻ tuổi. Một cậu bé mặc áo của đội, xanh dương sọc đen đỏ, biểu diễn những pha vờn bóng đẹp mắt. Mọi người xếp vòng tròn vỗ tay tán thưởng. Cô chủ quầy rượu hỏi xác nhận tôi đủ 18 chưa rồi mới tặng một ly vang miễn phí. Ngon. Ngọt. Và đúng chất Ý.
Một cầu thủ chơi bóng cùng anh Khoa
Nếu bạn đến châu Âu mà chưa được đi chợ truyền thống, được thấy người dân ra đường, nếm từng mẩu phô-mai thơm béo và trả giá trước khi mua thì chưa gọi là đầy đủ. Tôi và anh Khoa may mắn trong ngày hôm đó, vừa được tham quan khu chợ trời chủ nhật, vừa được xem một chương trình trò chơi dân gian do chính người Genova biểu diễn tại quảng trường San Lorenzo, trước nhà thờ cùng tên, nhà thờ chính của thành phố.
Nhiều người, đàn ông, đàn bà, phụ nữ, trẻ em, mặc những bộ quần áo truyền thống, sặc sỡ màu sắc, những vị công tước, bá tước, nhưng cô nàng gái hầu, những bà phù thuỷ, những em bé như trong Donkixote… Họ cười nói vui vẻ, khen với nhau về quần áo đẹp. Họ thoải mái khi mình yêu cầu chụp hình cùng họ, và thậm chí còn tặng mình một cái ôm, hôn lên má.
Sau đó là tiết mục kéo co. Hai đội mặc trang phục xanh và đỏ truyền thống, kiếm vắt ngang hông. Người đứng đầu hàng mỗi bên là đội trưởng, trang phục như một vị công tước. Hai bên hết sức cố gắng kéo. Và khi phần thắng đã thuộc về đội xanh, công tước đội đỏ trở nên hung tợn. Hắn vùng dao ra chém, kéo theo là màn tỉ thí võ cùng công tước đội xanh. Màn đấu kiếm kết thúc bằng một nhát kiếm cắt vào người người chiến binh áo xanh. Chàng té xuống, giả vờ nằm bất động.
Từ phía khán giả, một cô gái xinh đẹp tuyệt vời chạy ùa ra: No! Amore! (Không! Chàng ơi!). Nàng khóc thương cho người tình đã khuất. Sau đó cởi bộ áo choàng nặng nề, cầm kiếm, quay lại chiến đấu với tên công tước nọ. Màn đấu kiếm nam nữ diễn ra sôi nổi, mọi người vô tay tán thưởng trước vẻ đẹp đường kiếm của người thiếu nữ. Kết thúc là sự trả thù thành công của nàng. Nàng đã giết chết tên công tước.
Kéo co dưới nhà thờ San Lorenzo tráng lệ
Địa chỉ email: [email protected]
Số điện thoại: 0985206806
Tên bài dự thi: Mùa thu vàng Bắc Ý
Danh mục bài viết
1. Genova đón tôi bằng một ngày đầy nắng
2. "Nice is nice!"
3. Gặp gỡ Trento - Hội sinh viên Việt Nam tại Ý
4. Trento - Mùa thu trên dãy Alps
5. Verona - Chuyện tình Romeo và Juliet
6. Venezia - Nơi tình yêu thăng hoa
7. Pisa - Đến ngọn tháp cũng phải nghiêng mình soi bóng nước Arno
8. Torino - Cố đô bên dòng sông Po
9. Roma - Thành phố vĩnh hằng
Không có gì là vội vàng cả
khi bỗng nhiên chỉ mỗi một chiều tà
ta khẽ thấy cái lạnh phả vào người nghe ran rát
bên ngoài cửa sổ lá vàng rơi xào xạc
là mùa thu đến rồi...
Mùa thu vàng Bắc Ý
1. Genova chào tôi bằng một ngày đầy nắng
Tôi đến Genova vào một ngày trời đầy nắng...
Đó là lần thứ hai tôi đi máy bay, và là lần đầu tiên tôi bay xa đến thế. Việt Nam của tôi đang ở lại sau lưng. Không biết phía trước là thế nào, chỉ biết rằng, sau lưng tôi là nỗi nhớ và lo lắng của cha mẹ và người thân. Họ lo cho tôi, vì tôi đi thật xa.
Chuyến bay hơn 13 ngàn cây đã an toàn vượt qua được cơn bão ở vịnh Bengal, và đáp xuống Charles de Gaulle - Paris an toàn. Đồng hồ điểm đúng 6:15. Đó là đêm dài nhất trong đời tôi, vì phải thay đổi múi giờ. Paris 7g vẫn còn tối. Quả thực cho đến lúc ấy, tôi vẫn chưa biết rằng châu Âu mặt trời mọc trễ đến như vậy. Đến sau này tôi mới biết chỉ do họ sử dụng múi giờ khá khoa học, cân đối giữa công việc và giấc ngủ, nên hiệu quả làm việc cao.
Hối hả hoà vào dòng người một cách choáng ngợp trước sự hoa lệ của sân bay, tôi mải miết bắt tàu điện ngầm, rồi xe buýt, rồi đi lên, đi xuống, check in máy bay để chờ bay tiếp sáng Genova. Cuối cùng cũng vào được phòng chờ terminal G. Đó là phòng chờ dành riêng cho máy bay từ Paris đi các nước châu Âu (trừ Pháp, tất nhiên). Mùi nước hoa sực nức, hàng trăm con người, số ngả lưng ngủ một giấc, số đọc báo, yên tĩnh, và lịch sự. Một chị châu Á ngồi cầm mấy bức vẽ, tôi đoán chị là người Việt Nam do trên tay chị đang cầm loại bút mà tôi thường hay sử dụng.
Tôi chờ ở Paris hơn 3 giờ đồng hồ. Chiếc máy bay nhỏ khác sau đó đưa tôi về Genova. Bầu trời quang đãng, trên phi cơ, tôi nhìn thấy đất Pháp là những cánh đồng xanh biếc, những đồi núi, những ngôi lang với nóc mái ngói đỏ. Băng qua một dãy núi mà trên đỉnh có những vệt trắng, tôi đoán là mây, nhưng nhìn kỹ lại thì đó là những mảng tuyết trên đỉnh núi Alps cao vút này. Hoá ra là tôi đang ở cao đến như vậy!
Vượt qua một cánh đồng và một dãy núi nữa, máy bay dần dần hạ cánh xuống sân bay Christoforo Colombo. Sở dĩ có tên như vậy là vì Genova chính là quê hương của ông, dù theo mọi người biết ông là người xứ Tây Ban Nha. Một bên là biển, một bên là núi. Và máy bay hạ cánh an toàn.
Sau một hồi chờ hành lý, tôi bắt xe Volabus về trung tâm thành phố. Quả là không lường trước trường hợp tiền mang theo đã đổi chỉ là tiền chẵn, nên tài xế từ chối. Tôi phải loanh hoanh một hồi mới có thể tìm được ATM mà rút tiền.
Chuyến xe đưa tôi đến ga Brignole. Trên đường là những toà nhà cổ kính, điển hình kiến trúc châu Âu thời Trung cổ. Genova lúc ấy trong tôi như chứa nét gì đó của xa xăm, của thời trung cổ, của sự vĩ đại đế chế La Mã, của Địa Trung Hải...
Anh Khoa đón tôi tại ga Brignole. Sau khi mua một vé xe buýt đắt nhất trong đời, 1,5euro một vé 100 phút, chúng tôi lên xe về Ostello. Ở đây người ta tính theo phút chứ không tính theo vé như ở Việt Nam. Anh Khoa là người bạn đầu tiên, giúp tôi biết thế nào là nước Ý. Anh chỉ dẫn tôi tận tình những thủ tục làm hồ sơ nhập học, cách ăn ở nhà ăn mensa, cách đi xe bus…
Ostello nằm trên lưng chừng núi, nên chiếc xe phải chạy theo đường zig-zag làm tôi khá mệt sau chuyến đi dài đằng đẵng. Từ trên cao, cả thành phố như thu mình lại dưới cái nắng vàng hanh của ngày đầu thu. Phía xa là Địa Trung Hải, xanh thẳm và dịu êm. Porto Antico (cảng cũ) như một cánh cung, ôm lấy vịnh biển nhấp nhô những chiếc du thuyền bóng loáng. Một con đường cao tốc nằm trên cao chạy dọc theo bờ cảng. Phía bên phải, ngọn hải đăng Lanterna sừng sững, chứng tích của một lịch sử huy hoàng của vương quốc.
Tôi và anh Khoa có một dịp may đúng vào cuối tuần sau đó. Lễ hội du thuyền rất lớn được tổ chức ngay tại Fiera di Genova, khu triển lãm lớn nằm ngay ven bờ biển. Hàng trăm chiếc du thuyền sang trọng được neo đậu vào khu triển lãm, vài chiếc được trưng bày hẳn trên bờ. Tự nhiên mình có một khát khao rất lạ mà chắc là ai cũng đã từng ước như thế: được tự do trên một chiếc du thuyền sang trọng, lênh đênh trên những con sóng ngoài biển khơi. Bởi vậy mới nói, sự kiện Titanic dẫu có kết cuộc bi thảm, nhưng cũng đủ diễn tả cái khao khát lớn lao đó của con người, khao khát vươn ra thế giới đại dương mênh mông, lúc hiền hoà, khi giận dữ.
Lễ hội du thuyền
Genova có hai đội bóng: Genoa và Sampdoria. Và bất hạnh thay, năm tôi ở đấy lại là năm hiếm có: Sampdoria bị xuống hạng khỏi Serie A, vì vậy tôi sẽ phải bỏ lỡ dịp để thấy cái thành phố lớn thứ sáu của Ý này điên cuồng lên đến mức độ nào trong hai lần derby mỗi năm. Hai ông giáo sư trong phòng lab anh Khoa là hai fan của hai đội bóng, dù hai người cộng tác làm việc rất tốt, nhưng mỗi lần nhắc tới bóng đá, là cái bản chất kẻ thù không đội trời chung của cả hai nổi dậy. Đương nhiên là một cuộc tranh luận, bằng tiếng Ý, cái ngôn ngữ ồn ào và sinh động đó khiến người nghe, chủ yếu là người nước ngoài như mình, thấy thú vị và đáng yêu vô cùng.
Chúng tôi được tham quan một lễ hội gặp gỡ fan của đội Sampdoria. Lần đầu tiên, tôi thấy người hâm mộ, cầu thủ và những người phục vụ cho lễ hội tiếp xúc với nhau gần gũi đến thế. Họ xem nhau như người thân trong nhà của mình, bắt tay, kể nhau nghe về bàn thắng này, trận thua nọ. Không có sự xa cách, không có bệnh “sĩ”, không có cảnh sát, không có xô đẩy, không có đốt pháo. Mỗi người một cái ly uống rượu vang của vùng, ăn một mẩu focaccia, bánh đặc sản của vùng. Những đứa trẻ thì được chơi với các cầu thủ trẻ tuổi. Một cậu bé mặc áo của đội, xanh dương sọc đen đỏ, biểu diễn những pha vờn bóng đẹp mắt. Mọi người xếp vòng tròn vỗ tay tán thưởng. Cô chủ quầy rượu hỏi xác nhận tôi đủ 18 chưa rồi mới tặng một ly vang miễn phí. Ngon. Ngọt. Và đúng chất Ý.
Một cầu thủ chơi bóng cùng anh Khoa
Nếu bạn đến châu Âu mà chưa được đi chợ truyền thống, được thấy người dân ra đường, nếm từng mẩu phô-mai thơm béo và trả giá trước khi mua thì chưa gọi là đầy đủ. Tôi và anh Khoa may mắn trong ngày hôm đó, vừa được tham quan khu chợ trời chủ nhật, vừa được xem một chương trình trò chơi dân gian do chính người Genova biểu diễn tại quảng trường San Lorenzo, trước nhà thờ cùng tên, nhà thờ chính của thành phố.
Nhiều người, đàn ông, đàn bà, phụ nữ, trẻ em, mặc những bộ quần áo truyền thống, sặc sỡ màu sắc, những vị công tước, bá tước, nhưng cô nàng gái hầu, những bà phù thuỷ, những em bé như trong Donkixote… Họ cười nói vui vẻ, khen với nhau về quần áo đẹp. Họ thoải mái khi mình yêu cầu chụp hình cùng họ, và thậm chí còn tặng mình một cái ôm, hôn lên má.
Sau đó là tiết mục kéo co. Hai đội mặc trang phục xanh và đỏ truyền thống, kiếm vắt ngang hông. Người đứng đầu hàng mỗi bên là đội trưởng, trang phục như một vị công tước. Hai bên hết sức cố gắng kéo. Và khi phần thắng đã thuộc về đội xanh, công tước đội đỏ trở nên hung tợn. Hắn vùng dao ra chém, kéo theo là màn tỉ thí võ cùng công tước đội xanh. Màn đấu kiếm kết thúc bằng một nhát kiếm cắt vào người người chiến binh áo xanh. Chàng té xuống, giả vờ nằm bất động.
Từ phía khán giả, một cô gái xinh đẹp tuyệt vời chạy ùa ra: No! Amore! (Không! Chàng ơi!). Nàng khóc thương cho người tình đã khuất. Sau đó cởi bộ áo choàng nặng nề, cầm kiếm, quay lại chiến đấu với tên công tước nọ. Màn đấu kiếm nam nữ diễn ra sôi nổi, mọi người vô tay tán thưởng trước vẻ đẹp đường kiếm của người thiếu nữ. Kết thúc là sự trả thù thành công của nàng. Nàng đã giết chết tên công tước.
Kéo co dưới nhà thờ San Lorenzo tráng lệ
Last edited: