DoKieuTrang90
Phượt tử
Năn bộp là tên gọi của một loài cỏ năn mọc hoang trên các cánh đồng ngập nước nhiễm phèn. Năn có hai loại. Năn kim cọng nhỏ, màu xanh đậm, nhiều nhất ở vùng đất nhiễm phèn. Năn bộp cọng suôn, tròn, to bằng đầu đũa, thường mọc trên ruộng nước sâu, nhiễm phèn. Gọi là năn bộp vì thân rỗng, khi vỗ vào sẽ phát ra tiếng “bộp”.
Loại cỏ nầy có mặt nhiều ở vùng Đồng Tháp, Long An, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau... Xưa kia, năn bộp là món ăn dân dã chỉ dành cho những gia đình nông thôn nghèo dùng qua bữa khi túng quẫn. Nay, năn bộp được xem là một loài rau sạch và được các bà nội trợ chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn; xuất hiện trên thực đơn của các nhà hàng, quán ăn...
Hằng năm sau mùa khô hạn, những cơn mưa đầu mùa bắt đầu rớt hột, ngoài đồng nước dâng cao là cỏ năn bắt đầu mọc lên xanh um, bà con tha hồ khai thác, giống như nhổ rau rừng. Người dân sành điệu ở Sóc Trăng và Bạc Liêu coi năn bộp như một thứ đặc sản trời cho. Tuy là món ăn dân dã, rẻ tiền nhưng hôm nào có nó, bữa cơm sẽ tăng thêm phần đậm đà thi vị.
Năn bộp có thể sử dụng được từ đọt tới củ. Đọt năn có màu vàng nâu vì nhiễm phèn nhưng khi lột bỏ lớp ngoài thịt nó trở nên nõn nà, giòn, xốp, vị ngọt. Mầm năn là chồi non mới mọc, mềm mại thường nhổ về làm dưa chua. Củ năn thường khai thác vào mùa khô, rửa sạch dùng luộc hoăc ăn sống.
Năn bộp có thể chế biến thành nhiều món ăn, thông thường là trộn gỏi, xào, nấu canh, làm dưa chua. Nhưng phổ biến nhất là dùng tươi chấm mắm kho, chấm nước cá kho, nhúng lẩu… tuy mộc mạc quê mùa nhưng không chê vào đâu được. Nếu nói như nhà văn Vũ Bằng “Cái ngon làm cho người ta thương mến nước non, thương mến từ cái cây ngọn cỏ” thì năn bộp đúng là món ăn đồng bưng thấm tình nước non, đáng cho người ta thương mến.
Cũng chính vì chất lượng thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng nên hiện nay nhiều nông dân đã trồng thử nghiệm để cung cấp năn bộp quanh năm cho thị trường tiêu dùng.
Bà con ở Bạc Liêu rất thích món năn xào thịt trâu, năn chấm mắm kho và năn làm dưa chua. Còn người dân ở thị trấn Ngã Năm, Sóc Trăng lại thích món gà xé phay trộn đọt năn và món bánh xèo nhưn thịt vịt xào chung với đọt năn. Món nào cũng vang danh thiên hạ, nhưng phổ biến nhất là xào tép hoặc nhúng lẩu.
Muốn làm món năn xào tép, trước hết chúng ta chọn cho được một mớ đọt năn thật tươi ngon, tách nhẹ phần ngoài bỏ, giữ lại cọng non và phần ngọn, cắt khúc và rửa sạch. Tép có thể là tép bạc, tép trấu hoặc tép đất, làm sạch, ướp với tiêu, hành, tỏi và bột nêm, nước mắm cho thấm đều.
Cho dầu ăn hoặc mỡ vào chảo nóng và phi tỏi trước khi xào. Khi tép vừa chín vàng mới cho đọt năn vào, đảo cho thật đều, nêm nếm, rắc thêm tiêu. Thế là chúng ta có được một đĩa năn bốc mùi thơm nhẹ, chỉ cần nhìn thôi đã thấy ngon rồi.
Với bàn tay khéo léo của người nội trợ, món đọt năn xào tép hoặc thịt có thể trở thành một món ăn hấp dẫn, vừa thơm thơm, giòn giòn, vừa mát dạ. Đặc biệt khi dùng lẩu hải sản, nếu có thêm một dĩa năn bộp tươi ngon kèm theo, thực khách như bị níu kéo, các loại rau củ khác sẽ nhường chỗ.
Đọt năn vừa ngon, ngọt, vừa đậm đà, mùi vị đặc trưng. Đọt năn xào có thể dùng nhâm nhi hoặc làm món chính trong bữa cơm. Món nầy hòa quyện với thứ nước chấm chua - cay - ngọt sẽ tạo thành một thứ hương vị lạ mà quen. Chỉ cần thưởng thức vài lần thôi cũng thấy phát ghiền.
Loại cỏ nầy có mặt nhiều ở vùng Đồng Tháp, Long An, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau... Xưa kia, năn bộp là món ăn dân dã chỉ dành cho những gia đình nông thôn nghèo dùng qua bữa khi túng quẫn. Nay, năn bộp được xem là một loài rau sạch và được các bà nội trợ chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn; xuất hiện trên thực đơn của các nhà hàng, quán ăn...
Hằng năm sau mùa khô hạn, những cơn mưa đầu mùa bắt đầu rớt hột, ngoài đồng nước dâng cao là cỏ năn bắt đầu mọc lên xanh um, bà con tha hồ khai thác, giống như nhổ rau rừng. Người dân sành điệu ở Sóc Trăng và Bạc Liêu coi năn bộp như một thứ đặc sản trời cho. Tuy là món ăn dân dã, rẻ tiền nhưng hôm nào có nó, bữa cơm sẽ tăng thêm phần đậm đà thi vị.
Năn bộp có thể sử dụng được từ đọt tới củ. Đọt năn có màu vàng nâu vì nhiễm phèn nhưng khi lột bỏ lớp ngoài thịt nó trở nên nõn nà, giòn, xốp, vị ngọt. Mầm năn là chồi non mới mọc, mềm mại thường nhổ về làm dưa chua. Củ năn thường khai thác vào mùa khô, rửa sạch dùng luộc hoăc ăn sống.
Năn bộp có thể chế biến thành nhiều món ăn, thông thường là trộn gỏi, xào, nấu canh, làm dưa chua. Nhưng phổ biến nhất là dùng tươi chấm mắm kho, chấm nước cá kho, nhúng lẩu… tuy mộc mạc quê mùa nhưng không chê vào đâu được. Nếu nói như nhà văn Vũ Bằng “Cái ngon làm cho người ta thương mến nước non, thương mến từ cái cây ngọn cỏ” thì năn bộp đúng là món ăn đồng bưng thấm tình nước non, đáng cho người ta thương mến.
Cũng chính vì chất lượng thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng nên hiện nay nhiều nông dân đã trồng thử nghiệm để cung cấp năn bộp quanh năm cho thị trường tiêu dùng.
Bà con ở Bạc Liêu rất thích món năn xào thịt trâu, năn chấm mắm kho và năn làm dưa chua. Còn người dân ở thị trấn Ngã Năm, Sóc Trăng lại thích món gà xé phay trộn đọt năn và món bánh xèo nhưn thịt vịt xào chung với đọt năn. Món nào cũng vang danh thiên hạ, nhưng phổ biến nhất là xào tép hoặc nhúng lẩu.
Muốn làm món năn xào tép, trước hết chúng ta chọn cho được một mớ đọt năn thật tươi ngon, tách nhẹ phần ngoài bỏ, giữ lại cọng non và phần ngọn, cắt khúc và rửa sạch. Tép có thể là tép bạc, tép trấu hoặc tép đất, làm sạch, ướp với tiêu, hành, tỏi và bột nêm, nước mắm cho thấm đều.
Cho dầu ăn hoặc mỡ vào chảo nóng và phi tỏi trước khi xào. Khi tép vừa chín vàng mới cho đọt năn vào, đảo cho thật đều, nêm nếm, rắc thêm tiêu. Thế là chúng ta có được một đĩa năn bốc mùi thơm nhẹ, chỉ cần nhìn thôi đã thấy ngon rồi.
Với bàn tay khéo léo của người nội trợ, món đọt năn xào tép hoặc thịt có thể trở thành một món ăn hấp dẫn, vừa thơm thơm, giòn giòn, vừa mát dạ. Đặc biệt khi dùng lẩu hải sản, nếu có thêm một dĩa năn bộp tươi ngon kèm theo, thực khách như bị níu kéo, các loại rau củ khác sẽ nhường chỗ.
Đọt năn vừa ngon, ngọt, vừa đậm đà, mùi vị đặc trưng. Đọt năn xào có thể dùng nhâm nhi hoặc làm món chính trong bữa cơm. Món nầy hòa quyện với thứ nước chấm chua - cay - ngọt sẽ tạo thành một thứ hương vị lạ mà quen. Chỉ cần thưởng thức vài lần thôi cũng thấy phát ghiền.