khoadanh
Phượt thủ
Cù Lao Câu là một hòn đảo trẻ nổi lên giữa biển, cách bờ chừng 9km, có thể đến đảo từ nhiều điểm khác nhau như xã phước Thể, xã Vĩnh Hảo, xã Bình Thạnh hoặc từ Cà Ná. Tuỳ theo từng bến đi những trung bình ghe máy đi độ 40 phút sẽ đến đảo.
Cù Lao Câu cách Phan Thiết khoảng 110 km về hướng Đông bắc. Cù Lao Câu có chiều dài trên 1500 m và nơi rộng nhất gần 700m, nơi cao nhất hơn 7m. Từ đất liền nhìn ra trông như mộ chiến hạm lớn. Toàn đảo bao quanh bởi hàng vạn khối đá có nhiều màu sắc và hình thù khác nhau, trông như những đàn thú với nhiều loại lớn nhỏ, thật là kỳ thú khi có điều kiện quan sát kỹ hết đảo.
Theo một số tài liệu nghiên cứu lịch sử - văn hoá xưa có nói đến thì từ rất xa xưa người Chăm đã từng xây dựng ở đây một đền thờ Thánh Mẫu Thiên Y Ana. Hàng năm tại đền thờ có nhiều nghi thức lễ được tổ chức ở đây, một phần cầu mong cho sự phù hộ của vị thần với những người đi biển và làm ăn trên biển, phần cầu mong cho mưa thuận gió hoà mùa màng tươi tốt. Nhiều nguyên nhân khác nhau tác động đã làm cho đền thờ bị hủy hoại và mất dấu vết cũng như những đền thờ khác của người Chăm cùng thời đã bị hủy hoại chỉ còn lưu lại trong sử sách.
Kế thừa sự tín ngưỡng của người Chăm xưa, người Việt sau khi tiếp quản Cù Lao Câu đã đóng góp công, của xây dựng tại Đảo một đền thờ để thờ thần Nam Hải (cá voi) - vị thần mà theo tín ngưỡng của ngư dân rất linh thiêng và có nhiều lần cứu nguy cho ngư dân làm ăn trên biển bị nạn. Rất tiếc đến nay không ai biết ngôi đền do ai xây dựng và dựng và dựng vào thời nào nhưng phong tục tập quán và sự tín ngưỡng vị thần trong ngôi đền vẫn được giữ gìn, lưu truyền và thờ phụng một cách trang nghiêm từ xưa đến nay.
Lễ cúng lớn nhất ở Đền thờ thần Nam Hải trên Cù lao Câu là vào dịp rằm và 16 tháng Tư âm lịch hàng năm và tổ chức hát chèo bả trạo để tế Ngài.
Xung quanh đảo nước trong xanh, khi thủy triều xuống bờ biển làm lộ ra vô vàn vỏ ốc, vỏ sò đẹp làm say mê nhiều du khách. Quanh đảo có nhiều loại hải sản sinh sống, mà người giỏi nghề biển với dụng cụ đơn giản có thể kiếm được thức ăn tươi. Trên đảo có giếng cạn để lấy nước ít nhưng đó là dạng nước nhỉ nên có thường xuyên – sách xưa gọi là Giếng Tiên.
Hiện nay Cù lao Câu được quy hoạch làm khu bảo tồn sinh vật biển, trong tương lai hưá hẹn nhiều triển vọng về du lịch sinh thái.
Cù Lao Câu cách Phan Thiết khoảng 110 km về hướng Đông bắc. Cù Lao Câu có chiều dài trên 1500 m và nơi rộng nhất gần 700m, nơi cao nhất hơn 7m. Từ đất liền nhìn ra trông như mộ chiến hạm lớn. Toàn đảo bao quanh bởi hàng vạn khối đá có nhiều màu sắc và hình thù khác nhau, trông như những đàn thú với nhiều loại lớn nhỏ, thật là kỳ thú khi có điều kiện quan sát kỹ hết đảo.
Theo một số tài liệu nghiên cứu lịch sử - văn hoá xưa có nói đến thì từ rất xa xưa người Chăm đã từng xây dựng ở đây một đền thờ Thánh Mẫu Thiên Y Ana. Hàng năm tại đền thờ có nhiều nghi thức lễ được tổ chức ở đây, một phần cầu mong cho sự phù hộ của vị thần với những người đi biển và làm ăn trên biển, phần cầu mong cho mưa thuận gió hoà mùa màng tươi tốt. Nhiều nguyên nhân khác nhau tác động đã làm cho đền thờ bị hủy hoại và mất dấu vết cũng như những đền thờ khác của người Chăm cùng thời đã bị hủy hoại chỉ còn lưu lại trong sử sách.
Kế thừa sự tín ngưỡng của người Chăm xưa, người Việt sau khi tiếp quản Cù Lao Câu đã đóng góp công, của xây dựng tại Đảo một đền thờ để thờ thần Nam Hải (cá voi) - vị thần mà theo tín ngưỡng của ngư dân rất linh thiêng và có nhiều lần cứu nguy cho ngư dân làm ăn trên biển bị nạn. Rất tiếc đến nay không ai biết ngôi đền do ai xây dựng và dựng và dựng vào thời nào nhưng phong tục tập quán và sự tín ngưỡng vị thần trong ngôi đền vẫn được giữ gìn, lưu truyền và thờ phụng một cách trang nghiêm từ xưa đến nay.
Lễ cúng lớn nhất ở Đền thờ thần Nam Hải trên Cù lao Câu là vào dịp rằm và 16 tháng Tư âm lịch hàng năm và tổ chức hát chèo bả trạo để tế Ngài.
Xung quanh đảo nước trong xanh, khi thủy triều xuống bờ biển làm lộ ra vô vàn vỏ ốc, vỏ sò đẹp làm say mê nhiều du khách. Quanh đảo có nhiều loại hải sản sinh sống, mà người giỏi nghề biển với dụng cụ đơn giản có thể kiếm được thức ăn tươi. Trên đảo có giếng cạn để lấy nước ít nhưng đó là dạng nước nhỉ nên có thường xuyên – sách xưa gọi là Giếng Tiên.
Hiện nay Cù lao Câu được quy hoạch làm khu bảo tồn sinh vật biển, trong tương lai hưá hẹn nhiều triển vọng về du lịch sinh thái.