VTF
Rồng đất
Ngoài các lầu được xây cho những chuyến đi thì tầng hầm 1 này mở ra nhằm thỏa mãn cơn nghiện núi rừng của ace ta. Hiện giờ trên web có box Phượt theo chủ đề khám phá, nhưng sẽ khó 8 ở box này, nội dung tầng hầm 1 thì lại lan man, bàn tùm lum từ Việt Nam cho tới thế giới, từ trên trời đến dưới đất cho nên đây là topic tổng hợp về thể loại núi rừng, trekking, hiking để ace ta cùng chia sẻ và bình loạn. Thân mời (beer)
VTF khai trương mở hàng:
Tham gia hội chợ triễn lãm du lịch quốc tế 2012 (ITE 2012 - International Travel Expo) tại trung tâm hội nghị SECC quận 7 hôm thứ 6 vừa rồi, VTF tình cờ đọc nội dung trên brochure quảng cáo về du lịch Đài Loan và tìm tòi thì phát hiện 1 điều rất thú vị: Đài Loan - 1 đảo quốc bé nhỏ với diện tích chỉ có 35.801km vuông, dài 394km, rộng 144km nhưng:
1/ Có tới 8 Vườn quốc gia, bao gồm: Kenting, Kinmen, Shei-pa, Taroko, Yangminghan, Yushan, Dongsa Marine, Taijiang. Chiếm tổng cộng 8,6 % diện tích toàn lãnh thổ.
2/ Đáng chú ý nhất là VQG Yushan, rộng 1.054km vuông, tương đương 105,490 ha ! Đây là con số vượt trội so với hầu hết các VQG tại Việt Nam, chỉ đứng sau VQG Pù Mát 194.000 ha.
3/ So với Việt Nam chỉ có vỏn vẹn 3 ngọn cao trên 3000m là Phan Si Pang 3143m, Phu Ta Leng 3096m và Pu Si Lung 3076m thì Đài Loan có khoảng 165 đỉnh cao hơn 3000m và có 5 đỉnh cao trên 3500m. Cao nhất trong số đó là ngọn Yushan hay còn gọi là Jade hay còn gọi là Ngọc Sơn cao 3952m nằm trong VQG Yushan - nơi có tới hơn 30 ngọn núi cao trên 3000m !
Số liệu Wiki công bố cho thấy, riêng VQG Yushan thì trong năm 2005 đã có tới 1,349,281 lượt người tham quan, một con số không đáng tin mấy, nhưng rõ ràng đó 1 con số quá khủng khiếp so với 6,014,032 lượt khách quốc tế đến Việt Nam và 6,09 triệu lượt khách quốc tế đến Đài Loan năm 2011. Điều đó nói lên sự hấp dẫn của Yushan đến mức nào. Có rất nhiều lý do khiến các VQG Việt Nam cho đến nay mới chỉ là điểm đến của các nhà nghiên cứu khoa học, sinh vật học, địa lý, môi trường...và một số ít các phượt gia mà thôi chứ không phải là khách du lịch thuần túy. Vì sao? Câu trả lời là cả 1 phương trình toán học quá khó và khá nhạy cảm cho nên xin phép không lạm bàn tại đây. Và cảm nhận riêng của VTF về các VQG Việt Nam là đẹp nhưng có vẻ khá đơn điệu và giống nhau (Ở đây chỉ xét về khía cạnh cảnh quan thiên nhiên chứ không xét về khía cạnh đa dạng sinh học nhé).
Trở lại với các VQG tại Đài Loan. Chính quyền ĐL cực kỳ xem trọng công tác bảo vệ và bảo tồn. Hoàn toàn không hề có tình trạng dân được phép sinh sống trong vùng đệm như ở ta. Ví dụ, VQG Yushan được phân chia thành 2 vùng:
- Vùng tham quan giải trí (tạm dịch) - Recreational Area: được phép ra vào tự do mà không phải xin phép chính quyền.
- Vùng bảo vệ nghiêm ngặt (tạm dịch) - Protected Area: để vào khu vực này phải xin trước và được cấp phép vào vườn (Park Entry Permit) của BQL VQG mới được vào, bất kể người địa phương hay khách quốc tế, còn muốn leo núi thì phải có thêm giấy phép leo núi (Mountain Climbing Permit) của cảnh sát. Mọi hoạt động tham quan, leo núi trong khu vực này đều được kiểm soát rất chặt chẽ cùng với nhiều bộ luật và qui định ràng buộc rất nghiêm khắc từ chính quyền quốc gia cho đến BQL VQG. Đơn cử một số qui định chặt chẽ đến mức này: Để có được giấy phép vào VQG, phải
. Nộp hồ sơ trước từ 7 ngày đến 2 tháng trước ngày đến. Hồ sơ xin phép phải liệt kê đầy đủ: ngày giờ, danh sách đoàn kèm thông tin cá nhân chi tiết (việc vào VQG 1 mình là không được phép), lộ trình đi chi tiết...
. Kiểm tra phòng trống và phải đặt phòng trước tại campsite từ 35 ngày đến 4 tháng ! Chỉ được phép ngủ tại các campsite mà thôi, VQG không cho phép bạ đâu hạ trại đó hoặc đi lại lung tung ngoài lịch trình như ở ta. Do đó nếu ngày đó full rồi thì phải chọn ngày khác vì cho dù có giấy phép vào VQG cũng như không. Giá 1 đêm tại campsite để leo đỉnh Jade 3952m là 200 Đài tệ/người/đêm cho người Đài Loan và 700 Đài tệ cho người nước ngoài.
. Sẽ không có chuyện tự vạch lối băng rừng cầm GPS mà đi như ở ta mà phải theo route đã có sẵn. Câu/săn bắt cá, hái hoa bẻ cây cũng bị cấm tiệt luôn !
VTF khai trương mở hàng:
Tham gia hội chợ triễn lãm du lịch quốc tế 2012 (ITE 2012 - International Travel Expo) tại trung tâm hội nghị SECC quận 7 hôm thứ 6 vừa rồi, VTF tình cờ đọc nội dung trên brochure quảng cáo về du lịch Đài Loan và tìm tòi thì phát hiện 1 điều rất thú vị: Đài Loan - 1 đảo quốc bé nhỏ với diện tích chỉ có 35.801km vuông, dài 394km, rộng 144km nhưng:
1/ Có tới 8 Vườn quốc gia, bao gồm: Kenting, Kinmen, Shei-pa, Taroko, Yangminghan, Yushan, Dongsa Marine, Taijiang. Chiếm tổng cộng 8,6 % diện tích toàn lãnh thổ.
2/ Đáng chú ý nhất là VQG Yushan, rộng 1.054km vuông, tương đương 105,490 ha ! Đây là con số vượt trội so với hầu hết các VQG tại Việt Nam, chỉ đứng sau VQG Pù Mát 194.000 ha.
3/ So với Việt Nam chỉ có vỏn vẹn 3 ngọn cao trên 3000m là Phan Si Pang 3143m, Phu Ta Leng 3096m và Pu Si Lung 3076m thì Đài Loan có khoảng 165 đỉnh cao hơn 3000m và có 5 đỉnh cao trên 3500m. Cao nhất trong số đó là ngọn Yushan hay còn gọi là Jade hay còn gọi là Ngọc Sơn cao 3952m nằm trong VQG Yushan - nơi có tới hơn 30 ngọn núi cao trên 3000m !
Số liệu Wiki công bố cho thấy, riêng VQG Yushan thì trong năm 2005 đã có tới 1,349,281 lượt người tham quan, một con số không đáng tin mấy, nhưng rõ ràng đó 1 con số quá khủng khiếp so với 6,014,032 lượt khách quốc tế đến Việt Nam và 6,09 triệu lượt khách quốc tế đến Đài Loan năm 2011. Điều đó nói lên sự hấp dẫn của Yushan đến mức nào. Có rất nhiều lý do khiến các VQG Việt Nam cho đến nay mới chỉ là điểm đến của các nhà nghiên cứu khoa học, sinh vật học, địa lý, môi trường...và một số ít các phượt gia mà thôi chứ không phải là khách du lịch thuần túy. Vì sao? Câu trả lời là cả 1 phương trình toán học quá khó và khá nhạy cảm cho nên xin phép không lạm bàn tại đây. Và cảm nhận riêng của VTF về các VQG Việt Nam là đẹp nhưng có vẻ khá đơn điệu và giống nhau (Ở đây chỉ xét về khía cạnh cảnh quan thiên nhiên chứ không xét về khía cạnh đa dạng sinh học nhé).
Trở lại với các VQG tại Đài Loan. Chính quyền ĐL cực kỳ xem trọng công tác bảo vệ và bảo tồn. Hoàn toàn không hề có tình trạng dân được phép sinh sống trong vùng đệm như ở ta. Ví dụ, VQG Yushan được phân chia thành 2 vùng:
- Vùng tham quan giải trí (tạm dịch) - Recreational Area: được phép ra vào tự do mà không phải xin phép chính quyền.
- Vùng bảo vệ nghiêm ngặt (tạm dịch) - Protected Area: để vào khu vực này phải xin trước và được cấp phép vào vườn (Park Entry Permit) của BQL VQG mới được vào, bất kể người địa phương hay khách quốc tế, còn muốn leo núi thì phải có thêm giấy phép leo núi (Mountain Climbing Permit) của cảnh sát. Mọi hoạt động tham quan, leo núi trong khu vực này đều được kiểm soát rất chặt chẽ cùng với nhiều bộ luật và qui định ràng buộc rất nghiêm khắc từ chính quyền quốc gia cho đến BQL VQG. Đơn cử một số qui định chặt chẽ đến mức này: Để có được giấy phép vào VQG, phải
. Nộp hồ sơ trước từ 7 ngày đến 2 tháng trước ngày đến. Hồ sơ xin phép phải liệt kê đầy đủ: ngày giờ, danh sách đoàn kèm thông tin cá nhân chi tiết (việc vào VQG 1 mình là không được phép), lộ trình đi chi tiết...
. Kiểm tra phòng trống và phải đặt phòng trước tại campsite từ 35 ngày đến 4 tháng ! Chỉ được phép ngủ tại các campsite mà thôi, VQG không cho phép bạ đâu hạ trại đó hoặc đi lại lung tung ngoài lịch trình như ở ta. Do đó nếu ngày đó full rồi thì phải chọn ngày khác vì cho dù có giấy phép vào VQG cũng như không. Giá 1 đêm tại campsite để leo đỉnh Jade 3952m là 200 Đài tệ/người/đêm cho người Đài Loan và 700 Đài tệ cho người nước ngoài.
. Sẽ không có chuyện tự vạch lối băng rừng cầm GPS mà đi như ở ta mà phải theo route đã có sẵn. Câu/săn bắt cá, hái hoa bẻ cây cũng bị cấm tiệt luôn !
Last edited: