Nhật ký những chuyến đi của vợ chồng nhà Lũng: Hà Giang và trái tim của đá
Hà Giang – đó là một trong những vùng đất luôn nằm ở vị trí đầu tiên trong wishlist của chúng tôi. Ấy vậy mà, kế hoạch khám phá vùng đất này cứ lần lữa mãi, và phải sau 5 mùa hoa nở chúng tôi mới có thể đặt chân đến Hà Giang lần đầu, để có thể trải nghiệm trọn vẹn cái chất núi rừng trong từng cảnh vật, con người và nếp sống nơi đây.
Chúng tôi không phải là phượt thủ, chỉ đơn giản là những người muốn khám phá và trải nghiệm qua từng bước chân đi, trước khi quá già để có thể làm được điều đó.
CHUYỆN THỨ NHẤT: CHUẨN BỊ
Cái cốt lõi để có thể thực hiện chuyến đi này đó là thời gian: sắp xếp thời gian để cả 2 vợ chồng cùng có thể nghỉ phép, để có người trông con … là cả một vấn đề. Việc này dù khó, nhưng có thể thu xếp được và nằm trong khả năng.
Vấn đề thứ hai là đặt vé máy bay. Vé máy bay đi về Sài Gòn – Hà Nội không khó, nhưng để có được vé giá rẻ thì phải … tùy duyên. Chúng tôi đặt mục tiêu săn vé rẻ vì còn tính đến phương án hủy vé nếu giờ chót không thu xếp được (do công việc khá bận rộn). Trong các hãng có vé rẻ, theo kinh nghiệm nên chọn Jetstar, vì hãng này ít delay (cá nhân tôi đi chưa bao giờ bị delay quá 15 phút) và ít gặp tình trạng vé ảo. Chúng tôi đã có được cặp vé khứ hồi cho chuyến đi từ 13-16/11 vào đầu tháng 9, chi phí cho 2 vợ chồng chưa đến 2 triệu đồng.
Vấn đề thứ ba là tìm bạn đồng hành. Vì chúng tôi sẽ di chuyển bằng xe máy ngay khi đặt chân đến Hà Nội, cung đường cực Bắc chúng tôi chưa thực hiện lần nào nên bạn đồng hành là không thể thiếu để hỗ trợ lẫn nhau. Sức hấp dẫn của Hà Giang giúp chúng tôi rủ rê thêm được 5 đồng chí, toàn những người dày dặn kinh nghiệm trong việc leo đèo vượt dốc.
Vấn đề thứ tư: phương tiện di chuyển. Sau khi bàn bạc, chúng tôi quyết giữ ý định di chuyển bằng xe gắn máy suốt chặng đường từ Hà Nội đến Hà Giang và ngược lại. Xe sẽ được thuê tại Hà Nội. Lịch trình cụ thể như sau:
- Ngày 1: Hà Nội – Vĩnh Phúc – Việt Trì – Tuyên Quang – Hà Giang – Quản Bạ - Yên Minh
- Ngày 2: Yên Minh – Đồng Văn: ghé thăm nhà Vương, Lũng Cú
- Ngày 3: Đồng Văn – Mèo Vạc – Bắc Kạn: chinh phục Mã Pì Lèng
- Ngày 4: Bắc Kạn – Hà Nội
Mọi chuyên có vẻ rất suôn sẻ.
Vấn đề cuối cùng: những chuyện không lường trước được.
Lễ hội hoa tam giác mạch được công bố sẽ tổ chức ngay đúng khoảng thời gian chúng tôi có mặt ở Hà Giang. Thông tin này thoạt đầu làm tôi vô cùng thích thú, cho đến khi gần đến ngày khởi hành, tôi nhận ra đó là một sai lầm: hàng loạt bài báo nói về cảnh quá tải du khách trên Hà Giang, cảnh kẹt xe trên đỉnh Mã Pì Lèng, cảnh các đồng hoa bị giẫm nát dưới chân các phượt thủ … Tôi sợ mình phải ngắm một Hà Giang không còn nguyên sơ như tưởng tượng.
Quả nhiên, việc đặt phòng ở thời điểm này là một việc khó hơn lên trời. Cái list phòng trọ dài dằng dặc đều trả lời hết phòng đến tận tháng 2 năm sau làm nản lòng các chiến sĩ. Không để chuyến đi ấp ủ bao lâu bị trì hoãn vô thời hạn, tôi phải tìm cách. Lúc này facebook bắt đầu phát huy tác dụng của nó. Tôi vào các trang fanpage của Hà Giang, trò chuyện với người dân bản xứ và có được trong tay một số địa chỉ cho du khách thuê dạng homestay. Tôi đặt được chỗ nghỉ ở Yên Minh cho đêm đầu, ở Đồng Văn cho đêm thứ hai. Hai người chủ nhà cho thuê rất nhiệt tình và tận tình tư vấn mọi thứ
Trước khởi hành 2 ngày, tôi nhận được tin nhắn Zalo của em gái cho thuê chỗ ở Yên Minh: “Chị này, đi cẩn thận nhé, trên này mưa dữ lắm. Mưa suốt từ mấy hôm nay”. Tối hôm đó trên tin tức thời sự cũng phát bản tin về áp thấp nhiệt đới đang tràn xuống Hà Giang.
Tôi bắt đầu nản.
Chồng tôi bảo, đã lên kế hoạch thì cứ đi. Đi và chuẩn bị tất cả mọi phương án.
Thế là nhóm chúng tôi mang theo lều, túi ngủ (để có thể ngủ lại bất cứ đâu trên đường), thật nhiều găng tay và tất chân, áo ấm…
Sáng sớm hôm sau khởi hành, mà tối đó Yên Minh vẫn đang chìm trong mưa…
Hà Giang – đó là một trong những vùng đất luôn nằm ở vị trí đầu tiên trong wishlist của chúng tôi. Ấy vậy mà, kế hoạch khám phá vùng đất này cứ lần lữa mãi, và phải sau 5 mùa hoa nở chúng tôi mới có thể đặt chân đến Hà Giang lần đầu, để có thể trải nghiệm trọn vẹn cái chất núi rừng trong từng cảnh vật, con người và nếp sống nơi đây.
Chúng tôi không phải là phượt thủ, chỉ đơn giản là những người muốn khám phá và trải nghiệm qua từng bước chân đi, trước khi quá già để có thể làm được điều đó.
CHUYỆN THỨ NHẤT: CHUẨN BỊ
Cái cốt lõi để có thể thực hiện chuyến đi này đó là thời gian: sắp xếp thời gian để cả 2 vợ chồng cùng có thể nghỉ phép, để có người trông con … là cả một vấn đề. Việc này dù khó, nhưng có thể thu xếp được và nằm trong khả năng.
Vấn đề thứ hai là đặt vé máy bay. Vé máy bay đi về Sài Gòn – Hà Nội không khó, nhưng để có được vé giá rẻ thì phải … tùy duyên. Chúng tôi đặt mục tiêu săn vé rẻ vì còn tính đến phương án hủy vé nếu giờ chót không thu xếp được (do công việc khá bận rộn). Trong các hãng có vé rẻ, theo kinh nghiệm nên chọn Jetstar, vì hãng này ít delay (cá nhân tôi đi chưa bao giờ bị delay quá 15 phút) và ít gặp tình trạng vé ảo. Chúng tôi đã có được cặp vé khứ hồi cho chuyến đi từ 13-16/11 vào đầu tháng 9, chi phí cho 2 vợ chồng chưa đến 2 triệu đồng.
Vấn đề thứ ba là tìm bạn đồng hành. Vì chúng tôi sẽ di chuyển bằng xe máy ngay khi đặt chân đến Hà Nội, cung đường cực Bắc chúng tôi chưa thực hiện lần nào nên bạn đồng hành là không thể thiếu để hỗ trợ lẫn nhau. Sức hấp dẫn của Hà Giang giúp chúng tôi rủ rê thêm được 5 đồng chí, toàn những người dày dặn kinh nghiệm trong việc leo đèo vượt dốc.
Vấn đề thứ tư: phương tiện di chuyển. Sau khi bàn bạc, chúng tôi quyết giữ ý định di chuyển bằng xe gắn máy suốt chặng đường từ Hà Nội đến Hà Giang và ngược lại. Xe sẽ được thuê tại Hà Nội. Lịch trình cụ thể như sau:
- Ngày 1: Hà Nội – Vĩnh Phúc – Việt Trì – Tuyên Quang – Hà Giang – Quản Bạ - Yên Minh
- Ngày 2: Yên Minh – Đồng Văn: ghé thăm nhà Vương, Lũng Cú
- Ngày 3: Đồng Văn – Mèo Vạc – Bắc Kạn: chinh phục Mã Pì Lèng
- Ngày 4: Bắc Kạn – Hà Nội
Mọi chuyên có vẻ rất suôn sẻ.
Vấn đề cuối cùng: những chuyện không lường trước được.
Lễ hội hoa tam giác mạch được công bố sẽ tổ chức ngay đúng khoảng thời gian chúng tôi có mặt ở Hà Giang. Thông tin này thoạt đầu làm tôi vô cùng thích thú, cho đến khi gần đến ngày khởi hành, tôi nhận ra đó là một sai lầm: hàng loạt bài báo nói về cảnh quá tải du khách trên Hà Giang, cảnh kẹt xe trên đỉnh Mã Pì Lèng, cảnh các đồng hoa bị giẫm nát dưới chân các phượt thủ … Tôi sợ mình phải ngắm một Hà Giang không còn nguyên sơ như tưởng tượng.
Quả nhiên, việc đặt phòng ở thời điểm này là một việc khó hơn lên trời. Cái list phòng trọ dài dằng dặc đều trả lời hết phòng đến tận tháng 2 năm sau làm nản lòng các chiến sĩ. Không để chuyến đi ấp ủ bao lâu bị trì hoãn vô thời hạn, tôi phải tìm cách. Lúc này facebook bắt đầu phát huy tác dụng của nó. Tôi vào các trang fanpage của Hà Giang, trò chuyện với người dân bản xứ và có được trong tay một số địa chỉ cho du khách thuê dạng homestay. Tôi đặt được chỗ nghỉ ở Yên Minh cho đêm đầu, ở Đồng Văn cho đêm thứ hai. Hai người chủ nhà cho thuê rất nhiệt tình và tận tình tư vấn mọi thứ
Trước khởi hành 2 ngày, tôi nhận được tin nhắn Zalo của em gái cho thuê chỗ ở Yên Minh: “Chị này, đi cẩn thận nhé, trên này mưa dữ lắm. Mưa suốt từ mấy hôm nay”. Tối hôm đó trên tin tức thời sự cũng phát bản tin về áp thấp nhiệt đới đang tràn xuống Hà Giang.
Tôi bắt đầu nản.
Chồng tôi bảo, đã lên kế hoạch thì cứ đi. Đi và chuẩn bị tất cả mọi phương án.
Thế là nhóm chúng tôi mang theo lều, túi ngủ (để có thể ngủ lại bất cứ đâu trên đường), thật nhiều găng tay và tất chân, áo ấm…
Sáng sớm hôm sau khởi hành, mà tối đó Yên Minh vẫn đang chìm trong mưa…
Last edited: