Thắm thoát đã hơn 1 năm trôi qua, kể từ ngày tôi dạo quanh khu phố cổ dưới tiết trời của mùa xuân Hà Nội. Và cũng tầm thời gian đấy, tôi muốn phơi bày ra, kể lại, chia sẽ nhau về những bức ảnh nơi này. Nhưng "hứa cho nhiều, rồi lại quên", nên mãi đến hôm nay tôi mới viết những dòng này đây. Hoàn toàn không phải là chờ đến năm nay cho tròn đại lễ, vì câu chuyện này diễn ra hết sức bình thường, và tôi tin rằng vài chục thậm chí vài trăm năm sau thì nó vẫn hết sức bình thường.
Cũng chả phải ảnh đẹp gì cho lắm, chỉ là một phóng sự đời thường.
Cũng chả phải sự kiện gì đặc biệt cho lắm, chỉ là một ngày mùa xuân nơi ấy.
Cũng chả phải nơi nào sầm uất cho lắm, chỉ là những con phố nhỏ đan xen vào nhau.
Và cũng chả phải con người nào nổi tiếng cho lắm, chỉ là một kẻ lữ hành có trái tim đã phải lòng Hà Nội.
Trong bài viết sau đây, do không có khả năng mô tả chính xác về những địa danh và sự kiện ở Hà Nội, nên tác giả sẽ nhiều lần sử dụng phép so sánh Hà Nội với Sài Gòn và một số địa điểm khác. Bài viết có dùng một số tư liệu mà nguồn trích dẫn sẽ liệt kê ở cuối bài. Một số địa danh, con người, câu chuyện hay các luật định có thể thiết sót, nhầm lẫn hay đã thay đổi, đều nằm ngoài chủ quan của tác giả.
Phố - theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc [1] - không phải là một "con đường" hay một khu bán hàng như ta đang hiểu, mà phố chỉ là một căn nhà, mà nơi đó có hoạt động kinh doanh, mua bán. Ví dụ "Tôi vừa mua được một căn phố". Dần về sau mới có nghĩa là "một khu phố" như ta hiểu hiện nay. Còn phường là một đơn vị hành chính, dưới thời vua Lê thì kinh đô Thăng Long có 36 phường, dần đà vì thói quen mà dẫn ra cụm từ "Hà Nội 36 phố phường". Trên thực tế, con số "phố" vượt ra ngoài 36 rất nhiều, và khu phố cổ ngày nay có phạm vi khác với "36 phố phường" mà ta thường gọi đó.
Bài học đầu tiên, hơi ngờ nghệch, nhưng ngẫm lại cũng vui, đó là trên một trục đường ở HN có thể có nhiều con đường mang tên khác nhau trên đó. Chẳng hạn ở Sài Gòn, nếu cứ thẳng lối mà đi, không rẽ ngang quẹo dọc thì con đường luôn mang một tên duy nhất, dù đôi lúc con đường rất dài, ví dụ 3/2, Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt. Chỉ có trường hợp duy nhất là đường Trần Hưng Đạo thì bị chia ra làm A-B (nhưng hình như cũng đã bỏ cái A-B rồi do bị phê phán bôi nhọ tên danh nhân). Nhưng ở HN thì không phải như vậy. Vi vu ở phố Hàng Than, chạy xe thẳng tấp một tí nữa, ta giật mình khi thấy đang ở Hàng Giấy (!?), và khi chưa hiểu mô tê gì thì lại thấy đây là phố Hàng Đào. Tương tự như loạt Quán Sứ - Hàng Da - Hàng Điếu ... Và quan trọng hơn, là các con phố rất giống nhau, về độ rộng mặt đường, cây trồng hai bên đường. Bài học này được rút ra khi tôi phải chạy đúng 3 vòng xoắn ốc mới về được phố Hàng Chiếu, và sau đó nghiên cứu kỹ lại bản đồ thì mới nhận ra cái đặc biệt của mê cung này.
Thật ra thì các con phố cũng có điểm khác nhau. Và đó chính là điểm đặc trưng cho từng con phố: hàng hóa hay dịch vụ gì? Cũng không hẳn phố mang tên gì thì bán cái đó. Hàng Chiếu thì bán chiếu, Hàng Bạc có dãy cửa hàng kim hoàn, nhưng phố Lãn Ông thì tất nhiên không phải bán ông Hãi Thượng Lãn Ông rồi. (j/K). Mặt khác, hàng hóa cũng không thuần nhất, mà xen một dãy phố đôi khi là những hàng chè quán cốc, hay một ngõ vắng, hay một ngôi đình hoặc một ngôi hàng cổ kính nào đó.
Bắt đầu từ Nhà thờ Lớn, tôi đi dọc trên phố Lý Quốc Sư, ở đoạn này thì đường phố còn vắng vẻ lắm, cái không khí hơi lạnh cũng đang dần bị xua tan. Ở Sài Gòn, lề đường nếu được phép kinh doanh thì sẽ có một vạch trắng, xe cộ và hàng hóa chỉ được bày từ vạch đó vào phía trong nhà. Người đi bộ - nếu còn chút may mắn - sẽ đi trên phần lề phía ngoài, sát với dòng xe. Còn ở Hà Nội, thì phần được dựng xe sát với phía lề đường, người đi bộ chen nhau trong cái lối giữa hàng xe và dãy phố đấy. Tất nhiên, cả 2 thành phố đều đã quá chật hẹp nên cảnh gánh hàng rong hay người đi bộ tràn xuống lòng đường là điều bất khả kháng. Người Hà Nội kinh doanh cũng bày hàng ra với nhiều màu sắc rực rỡ, cũng tràn ra lề đường với nhiều bảng panô, bảng đèn nhấp nháy, ... nhưng tuyệt nhiên không thấy cảnh người bán ngoắt tay chào mời khách.
Phần lớn các ngôi nhà đều mang dáng vẻ lâu năm, với những bức tường màu vôi vàng nhạt với nhiều mảng rêu xanh. Nhưng với dòng xe liên tục trôi và nhiều hoạt động buôn bán nên khu phố cũng mang dáng dấp sôi động. So với Hội An, khi đi dạo trong khu phố cổ Hà Nội, thì cần tỉnh táo, tuyệt đối không "phiêu", hồn bay bỗng lên mây, rồi lờ đờ đi ra giữa lòng đường. Xe nó tông vào thì khổ thân! Và khu phố cũng đa dạng hơn, màu sắc và nhộn nhịp hơn. Khu phố này đã cổ ư? Không hề, vì nó có rất nhiều đèn, nhiều điện và giao thương. Vậy khu phố này hiện đại? Cũng hoàn toàn không, hẳn ra đấy bao nhiêu hàng gánh[2], quán cốc và giao thông lộn xộn đấy thôi. Nói tóm lại: dường như khu phố cổ HN ngày một lớn lên nhưng vẫn ôm ấp trong mình một quá khứ.
-------------------
[1] Hà Nội - Cõi đất, con người - Nguyễn Vinh Phúc - NXB Trẻ.
[2] Từ 1/7/2008, Hà Nội cấm buôn bán hàng rong trên nhiều tuyến phố.
Cũng chả phải ảnh đẹp gì cho lắm, chỉ là một phóng sự đời thường.
Cũng chả phải sự kiện gì đặc biệt cho lắm, chỉ là một ngày mùa xuân nơi ấy.
Cũng chả phải nơi nào sầm uất cho lắm, chỉ là những con phố nhỏ đan xen vào nhau.
Và cũng chả phải con người nào nổi tiếng cho lắm, chỉ là một kẻ lữ hành có trái tim đã phải lòng Hà Nội.
Trong bài viết sau đây, do không có khả năng mô tả chính xác về những địa danh và sự kiện ở Hà Nội, nên tác giả sẽ nhiều lần sử dụng phép so sánh Hà Nội với Sài Gòn và một số địa điểm khác. Bài viết có dùng một số tư liệu mà nguồn trích dẫn sẽ liệt kê ở cuối bài. Một số địa danh, con người, câu chuyện hay các luật định có thể thiết sót, nhầm lẫn hay đã thay đổi, đều nằm ngoài chủ quan của tác giả.
Phố - theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc [1] - không phải là một "con đường" hay một khu bán hàng như ta đang hiểu, mà phố chỉ là một căn nhà, mà nơi đó có hoạt động kinh doanh, mua bán. Ví dụ "Tôi vừa mua được một căn phố". Dần về sau mới có nghĩa là "một khu phố" như ta hiểu hiện nay. Còn phường là một đơn vị hành chính, dưới thời vua Lê thì kinh đô Thăng Long có 36 phường, dần đà vì thói quen mà dẫn ra cụm từ "Hà Nội 36 phố phường". Trên thực tế, con số "phố" vượt ra ngoài 36 rất nhiều, và khu phố cổ ngày nay có phạm vi khác với "36 phố phường" mà ta thường gọi đó.
Bài học đầu tiên, hơi ngờ nghệch, nhưng ngẫm lại cũng vui, đó là trên một trục đường ở HN có thể có nhiều con đường mang tên khác nhau trên đó. Chẳng hạn ở Sài Gòn, nếu cứ thẳng lối mà đi, không rẽ ngang quẹo dọc thì con đường luôn mang một tên duy nhất, dù đôi lúc con đường rất dài, ví dụ 3/2, Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt. Chỉ có trường hợp duy nhất là đường Trần Hưng Đạo thì bị chia ra làm A-B (nhưng hình như cũng đã bỏ cái A-B rồi do bị phê phán bôi nhọ tên danh nhân). Nhưng ở HN thì không phải như vậy. Vi vu ở phố Hàng Than, chạy xe thẳng tấp một tí nữa, ta giật mình khi thấy đang ở Hàng Giấy (!?), và khi chưa hiểu mô tê gì thì lại thấy đây là phố Hàng Đào. Tương tự như loạt Quán Sứ - Hàng Da - Hàng Điếu ... Và quan trọng hơn, là các con phố rất giống nhau, về độ rộng mặt đường, cây trồng hai bên đường. Bài học này được rút ra khi tôi phải chạy đúng 3 vòng xoắn ốc mới về được phố Hàng Chiếu, và sau đó nghiên cứu kỹ lại bản đồ thì mới nhận ra cái đặc biệt của mê cung này.
Thật ra thì các con phố cũng có điểm khác nhau. Và đó chính là điểm đặc trưng cho từng con phố: hàng hóa hay dịch vụ gì? Cũng không hẳn phố mang tên gì thì bán cái đó. Hàng Chiếu thì bán chiếu, Hàng Bạc có dãy cửa hàng kim hoàn, nhưng phố Lãn Ông thì tất nhiên không phải bán ông Hãi Thượng Lãn Ông rồi. (j/K). Mặt khác, hàng hóa cũng không thuần nhất, mà xen một dãy phố đôi khi là những hàng chè quán cốc, hay một ngõ vắng, hay một ngôi đình hoặc một ngôi hàng cổ kính nào đó.
Bắt đầu từ Nhà thờ Lớn, tôi đi dọc trên phố Lý Quốc Sư, ở đoạn này thì đường phố còn vắng vẻ lắm, cái không khí hơi lạnh cũng đang dần bị xua tan. Ở Sài Gòn, lề đường nếu được phép kinh doanh thì sẽ có một vạch trắng, xe cộ và hàng hóa chỉ được bày từ vạch đó vào phía trong nhà. Người đi bộ - nếu còn chút may mắn - sẽ đi trên phần lề phía ngoài, sát với dòng xe. Còn ở Hà Nội, thì phần được dựng xe sát với phía lề đường, người đi bộ chen nhau trong cái lối giữa hàng xe và dãy phố đấy. Tất nhiên, cả 2 thành phố đều đã quá chật hẹp nên cảnh gánh hàng rong hay người đi bộ tràn xuống lòng đường là điều bất khả kháng. Người Hà Nội kinh doanh cũng bày hàng ra với nhiều màu sắc rực rỡ, cũng tràn ra lề đường với nhiều bảng panô, bảng đèn nhấp nháy, ... nhưng tuyệt nhiên không thấy cảnh người bán ngoắt tay chào mời khách.
Phần lớn các ngôi nhà đều mang dáng vẻ lâu năm, với những bức tường màu vôi vàng nhạt với nhiều mảng rêu xanh. Nhưng với dòng xe liên tục trôi và nhiều hoạt động buôn bán nên khu phố cũng mang dáng dấp sôi động. So với Hội An, khi đi dạo trong khu phố cổ Hà Nội, thì cần tỉnh táo, tuyệt đối không "phiêu", hồn bay bỗng lên mây, rồi lờ đờ đi ra giữa lòng đường. Xe nó tông vào thì khổ thân! Và khu phố cũng đa dạng hơn, màu sắc và nhộn nhịp hơn. Khu phố này đã cổ ư? Không hề, vì nó có rất nhiều đèn, nhiều điện và giao thương. Vậy khu phố này hiện đại? Cũng hoàn toàn không, hẳn ra đấy bao nhiêu hàng gánh[2], quán cốc và giao thông lộn xộn đấy thôi. Nói tóm lại: dường như khu phố cổ HN ngày một lớn lên nhưng vẫn ôm ấp trong mình một quá khứ.
-------------------
[1] Hà Nội - Cõi đất, con người - Nguyễn Vinh Phúc - NXB Trẻ.
[2] Từ 1/7/2008, Hà Nội cấm buôn bán hàng rong trên nhiều tuyến phố.