Chuyến đi khảo sát 10 ngày từ Pleiku qua Kon Tum lên Buôn Ma Thuật dọc theo đường Hồ Chí Minh cùng 2 người đồng nghiệp của tôi từ Đà Nẵng.
Câu chuyện đầu tiên là về lễ bỏ mả của người Jarai mà chúng tôi được chứng kiến trên đường đi bộ từ bản Daktu qua bản Dak Doa tại Pleiku. Chúng tôi đi bộ trên con đường đất nhỏ nối liền giữa hai bản. Đến quãng giữa đường nhìn thấy một số người xách 1 hoặc 2 can rượu đang đứng ven đường. Tuấn – HDV của chúng tôi nói là có một lễ bỏ mả của người Jarai gần đó và khuyến cáo chúng tôi chớ có đến gần và nếu họ có mời rượu thì chớ có uống mà nên mỉm cười từ chối, vì khi anh đã uống 1 chén thì tất cả mọi người sẽ xúm vào, nếu đã uống với người này thì không thể từ chối với người khác được vì như vậy là không tôn trọng những người mời sau. Tuấn kể có lần dẫn khách nước ngoài đi thăm quan, gặp 1 lễ bỏ mả tương tự. Vì muốn giới thiệu sâu về văn hóa bản địa nên đã chót dẫn khách đến gần để tìm hiểu. Điều gì xảy ra đã phải xảy ra. Kết quả là tour đi bộ ½ ngày thành cả ngày với quá nửa thời gian, thay vì đi bộ, là ngồi và nằm ngủ ngay tại nghĩa địa sau rất nhiều cái chạm cốc và những lời từ chối không thành.Đi quãng 100m tiếp theo, cách vệ đường khoảng 60m đang có 1 lễ bỏ mả ở đó. Thanh niên nam, nữ, già, trẻ đang hào hứng uống rượu.
Dừng lại từ xa khoảng 5 phút, có khá nhiều người trong làng cũng đang đến tham gia vào buổi lễ chúc mừng cho người chết chính thức được về với thế giới của ông bà tổ tiên và mừng cho những người trong gia đình đã làm được buổi lễ quan trọng này cho người đã khuất Đặc điểm của tất cả những người đến là đều mang 1 hoặc nhiều chai rượu đầy ắp. Một số người thì đang rời khỏi buổi lễ. Những người rời đi cũng có đặc điểm là ai cũng cầm theo những cái vỏ chai, vỏ can trống rỗng, mặt mũi hưng phấn và đôi chân loạng choạng (Chắc họ thích uống hết vì cái chai sẽ nhẹ, dễ cầm hơn khi không có tí rượu nào trong lúc những bước đi không được ngay ngắn J). Khi nhìn thấy chúng tôi từ xa, một số người đang tham dự bữa tiệc cười rất thân thiện và vẫy chúng tôi lại. Không muốn biến “walking tour” thành “drinking tour” và “sleeping tour” nên chúng tôi vội vã đáp lại bằng những nụ cười khôn ngoan và nhanh chóng rời khỏi vùng đất thân thiện này.
Trên đường về KonTum chúng tôi có ghé thăm một khu nhà mồ. Trong những ngôi nhà mồ này có đủ loại các vật dụng hàng ngày mà gia đình chia cho người thân đã chết như tivi, xe đạp, quần áo, bát đũa, xoong nồi. Nhiều nhất vẫn là ché rượu thủng đáy. Theo như lời của HDV, họ đục thủng những cái ché đó vì một thời gian dài có những người tìm đến để ăn cắp những ché cổ quý giá. Trên những nhà mồ trang trí khá đặc sắc với những tượng nam nữ khỏa thân thể hiện văn hóa phồn thực. Những ngôi nhà mồ này khá cổ và không còn được coi sóc nữa. Theo văn hóa của họ, trước khi làm lễ bỏ mả thì người chết vẫn còn quanh quẩn ở thế gian này, người sống hàng ngày phải mang thức ăn đến cho người đã khuất. Người chết chỉ thực sự đến với thế giới của tổ tiên sau khi gia đình họ làm lễ bỏ mả. Lễ bỏ mả thông thường kéo dài vài ngày và rất tốn kém. Có những gia đình do điều kiện kinh tế khó khăn chưa làm được lễ thì nó là sự đau khổ, một việc lớn chưa hoàn thành. Có khi phải đợi đến 5 năm, 10 năm tích lũy tiền, thực phẩm để tổ chức khao họ hàng, làng xóm và đưa người đã khuất về với tổ tiên.
Trên đường đến mừng lễ bỏ mả
Quang cảnh lễ bỏ mả
Sau khi tham dự lễ bỏ mả
Trang trí của một ngôi nhà mồ
........
Trần Thái - Hành Trình Phương Đông
Câu chuyện đầu tiên là về lễ bỏ mả của người Jarai mà chúng tôi được chứng kiến trên đường đi bộ từ bản Daktu qua bản Dak Doa tại Pleiku. Chúng tôi đi bộ trên con đường đất nhỏ nối liền giữa hai bản. Đến quãng giữa đường nhìn thấy một số người xách 1 hoặc 2 can rượu đang đứng ven đường. Tuấn – HDV của chúng tôi nói là có một lễ bỏ mả của người Jarai gần đó và khuyến cáo chúng tôi chớ có đến gần và nếu họ có mời rượu thì chớ có uống mà nên mỉm cười từ chối, vì khi anh đã uống 1 chén thì tất cả mọi người sẽ xúm vào, nếu đã uống với người này thì không thể từ chối với người khác được vì như vậy là không tôn trọng những người mời sau. Tuấn kể có lần dẫn khách nước ngoài đi thăm quan, gặp 1 lễ bỏ mả tương tự. Vì muốn giới thiệu sâu về văn hóa bản địa nên đã chót dẫn khách đến gần để tìm hiểu. Điều gì xảy ra đã phải xảy ra. Kết quả là tour đi bộ ½ ngày thành cả ngày với quá nửa thời gian, thay vì đi bộ, là ngồi và nằm ngủ ngay tại nghĩa địa sau rất nhiều cái chạm cốc và những lời từ chối không thành.Đi quãng 100m tiếp theo, cách vệ đường khoảng 60m đang có 1 lễ bỏ mả ở đó. Thanh niên nam, nữ, già, trẻ đang hào hứng uống rượu.
Dừng lại từ xa khoảng 5 phút, có khá nhiều người trong làng cũng đang đến tham gia vào buổi lễ chúc mừng cho người chết chính thức được về với thế giới của ông bà tổ tiên và mừng cho những người trong gia đình đã làm được buổi lễ quan trọng này cho người đã khuất Đặc điểm của tất cả những người đến là đều mang 1 hoặc nhiều chai rượu đầy ắp. Một số người thì đang rời khỏi buổi lễ. Những người rời đi cũng có đặc điểm là ai cũng cầm theo những cái vỏ chai, vỏ can trống rỗng, mặt mũi hưng phấn và đôi chân loạng choạng (Chắc họ thích uống hết vì cái chai sẽ nhẹ, dễ cầm hơn khi không có tí rượu nào trong lúc những bước đi không được ngay ngắn J). Khi nhìn thấy chúng tôi từ xa, một số người đang tham dự bữa tiệc cười rất thân thiện và vẫy chúng tôi lại. Không muốn biến “walking tour” thành “drinking tour” và “sleeping tour” nên chúng tôi vội vã đáp lại bằng những nụ cười khôn ngoan và nhanh chóng rời khỏi vùng đất thân thiện này.
Trên đường về KonTum chúng tôi có ghé thăm một khu nhà mồ. Trong những ngôi nhà mồ này có đủ loại các vật dụng hàng ngày mà gia đình chia cho người thân đã chết như tivi, xe đạp, quần áo, bát đũa, xoong nồi. Nhiều nhất vẫn là ché rượu thủng đáy. Theo như lời của HDV, họ đục thủng những cái ché đó vì một thời gian dài có những người tìm đến để ăn cắp những ché cổ quý giá. Trên những nhà mồ trang trí khá đặc sắc với những tượng nam nữ khỏa thân thể hiện văn hóa phồn thực. Những ngôi nhà mồ này khá cổ và không còn được coi sóc nữa. Theo văn hóa của họ, trước khi làm lễ bỏ mả thì người chết vẫn còn quanh quẩn ở thế gian này, người sống hàng ngày phải mang thức ăn đến cho người đã khuất. Người chết chỉ thực sự đến với thế giới của tổ tiên sau khi gia đình họ làm lễ bỏ mả. Lễ bỏ mả thông thường kéo dài vài ngày và rất tốn kém. Có những gia đình do điều kiện kinh tế khó khăn chưa làm được lễ thì nó là sự đau khổ, một việc lớn chưa hoàn thành. Có khi phải đợi đến 5 năm, 10 năm tích lũy tiền, thực phẩm để tổ chức khao họ hàng, làng xóm và đưa người đã khuất về với tổ tiên.
........
Trần Thái - Hành Trình Phương Đông