ngocthuy03037999
Phượt tử
Đi "phượt" nên sử dụng Xe đạp nào ?
Xe đạp địa hình (mountain bike):
Chức năng của loại xe này là đi trên đường núi dốc, gồ ghề đầy đá và hố lởm chởm. Sử dụng loại xe này, bạn sẽ bớt đi sự lo âu về vấn đề xì lốp, gặp những đoạn đường xấu. Bạn sẽ không ngần ngại chạy qua những đoạn đường đầy đá dăm. Tuy vậy, vì trọng lượng xe này tương đối nặng, bánh xe lại hơi to, nên người sử dụng phải tốn nhiều sức.
Đây không phải là loại xe chạy tốc độ nên thời gian đi trên đường sẽ hơi lâu. Nếu bạn đi xuyên Việt theo kiểu du lịch tự tải, xe của bạn phải có braze-on (bộ phận lắp đặt yên xe dùng cho việc chuyên chở hành lý...). Nên lắp thêm viền chắn cho bánh trước và sau để tránh đất cát văng lên mặt khi đi trong mưa. Để tránh vấn đề gãy nan hoa thường xuyên, bạn nên dùng bánh xe có từ 36 nan hoa trở lên.
Xe đạp đua (road bike):
Khi sử dụng loại xe này bạn có được điểm lợi về tốc độ, nhưng bù lại, bạn không thể đi quá nhanh ở những đoạn đường xấu, gập ghềnh. Vỏ và ruột xe của loại xe đạp đua lại rất mỏng nên rất dễ bị hỏng khi gặp chướng ngại vật. Nếu sử dụng loại xe này, tốt nhất bạn nên mang thêm vỏ và ruột xe dự phòng. Điểm khác cần lưu ý khi sử dụng loại xe này là phải hết sức cẩn thận trong lúc đi mưa vì xe rất dễ bị trượt.
Xe đạp thực dụng (touring bike):
"Touring bike" được thiết kế cho mục đích du lịch, du mục nên loại xe dap này không nặng, ngắn đòn như mountain bike và cũng không mảnh khảnh như road bike. Ghi đông, dàng thắng, hệ thống tăng/giảm líp xe đều có chất lượng cao. Ghi đông loại cụp như xe cuốc để người sử dụng dễ thay đổi tư thế điều khiển cho bớt mỏi mệt, bớt cản gió và thư thái hơn trên những đoạn đường dài, lộng gió.
Sườn xe cứng cáp, nhẹ và dài đòn để công việc chuyên chở hành lý không vướng víu, cản trở những vòng đạp. Vành xe rắn chắc vì có từ 36 nan hoa trở lên, vì thế vấn đề gãy nan hoa, cong vành hầu như không xảy ra. Loại bánh xe thích hợp cho du lịch ở Việt Nam là loại 700c x 28, hoặc 700c x 36.
Vận tải hành lý
Nên dùng một cặp giỏ treo và một rương nhỏ phía sau để chứa dụng cụ và đồ dùng cá nhân. Nếu bạn có loại chống thấm nước thì không cần chuẩn bị bọc chống mưa cho hành lý. Chuẩn bị những vật dụng tải phía sau này sẽ cất được gánh nặng hành lý trên đầu tay lái, vừa khó điều khiển lại vừa không an toàn cho bạn.
Cần chuẩn bị những dụng cụ nào cho chuyến đi?
- Một hoặc hai ổ khóa dài dùng để khóa tất cả xe của nhóm"phượt"
- 2 cây mỏ lết lớn
- 1 cây kìm.
- 1 hệ thống tăng giảm líp ở phía sau
- 1 bộ dây phanh
- Một ống bơm nhỏ
- 3-4 xăm xe
- Một lốp xe loại cuộn tròn
- Một bộ dụng cụ tháo lốp xe
- Một bộ dụng cụ vá xăm xe
- Một bộ khóa mở ốc nhỏ
- Một hoặc hai cặp phanh phụ
- Một bộ vặn nan hoa
- Một đồ tháo lắp xích và hộp xích
- Nan hoa xe: mang đúng loại, đúng cỡ.
- Một khóa xe đạp.
- Đồng hồ đo tốc độ, đường dài, nhiệt độ...
Xe đạp địa hình (mountain bike):
Chức năng của loại xe này là đi trên đường núi dốc, gồ ghề đầy đá và hố lởm chởm. Sử dụng loại xe này, bạn sẽ bớt đi sự lo âu về vấn đề xì lốp, gặp những đoạn đường xấu. Bạn sẽ không ngần ngại chạy qua những đoạn đường đầy đá dăm. Tuy vậy, vì trọng lượng xe này tương đối nặng, bánh xe lại hơi to, nên người sử dụng phải tốn nhiều sức.
Đây không phải là loại xe chạy tốc độ nên thời gian đi trên đường sẽ hơi lâu. Nếu bạn đi xuyên Việt theo kiểu du lịch tự tải, xe của bạn phải có braze-on (bộ phận lắp đặt yên xe dùng cho việc chuyên chở hành lý...). Nên lắp thêm viền chắn cho bánh trước và sau để tránh đất cát văng lên mặt khi đi trong mưa. Để tránh vấn đề gãy nan hoa thường xuyên, bạn nên dùng bánh xe có từ 36 nan hoa trở lên.
Xe đạp đua (road bike):
Khi sử dụng loại xe này bạn có được điểm lợi về tốc độ, nhưng bù lại, bạn không thể đi quá nhanh ở những đoạn đường xấu, gập ghềnh. Vỏ và ruột xe của loại xe đạp đua lại rất mỏng nên rất dễ bị hỏng khi gặp chướng ngại vật. Nếu sử dụng loại xe này, tốt nhất bạn nên mang thêm vỏ và ruột xe dự phòng. Điểm khác cần lưu ý khi sử dụng loại xe này là phải hết sức cẩn thận trong lúc đi mưa vì xe rất dễ bị trượt.
Xe đạp thực dụng (touring bike):
"Touring bike" được thiết kế cho mục đích du lịch, du mục nên loại xe dap này không nặng, ngắn đòn như mountain bike và cũng không mảnh khảnh như road bike. Ghi đông, dàng thắng, hệ thống tăng/giảm líp xe đều có chất lượng cao. Ghi đông loại cụp như xe cuốc để người sử dụng dễ thay đổi tư thế điều khiển cho bớt mỏi mệt, bớt cản gió và thư thái hơn trên những đoạn đường dài, lộng gió.
Sườn xe cứng cáp, nhẹ và dài đòn để công việc chuyên chở hành lý không vướng víu, cản trở những vòng đạp. Vành xe rắn chắc vì có từ 36 nan hoa trở lên, vì thế vấn đề gãy nan hoa, cong vành hầu như không xảy ra. Loại bánh xe thích hợp cho du lịch ở Việt Nam là loại 700c x 28, hoặc 700c x 36.
Vận tải hành lý
Nên dùng một cặp giỏ treo và một rương nhỏ phía sau để chứa dụng cụ và đồ dùng cá nhân. Nếu bạn có loại chống thấm nước thì không cần chuẩn bị bọc chống mưa cho hành lý. Chuẩn bị những vật dụng tải phía sau này sẽ cất được gánh nặng hành lý trên đầu tay lái, vừa khó điều khiển lại vừa không an toàn cho bạn.
Cần chuẩn bị những dụng cụ nào cho chuyến đi?
- Một hoặc hai ổ khóa dài dùng để khóa tất cả xe của nhóm"phượt"
- 2 cây mỏ lết lớn
- 1 cây kìm.
- 1 hệ thống tăng giảm líp ở phía sau
- 1 bộ dây phanh
- Một ống bơm nhỏ
- 3-4 xăm xe
- Một lốp xe loại cuộn tròn
- Một bộ dụng cụ tháo lốp xe
- Một bộ dụng cụ vá xăm xe
- Một bộ khóa mở ốc nhỏ
- Một hoặc hai cặp phanh phụ
- Một bộ vặn nan hoa
- Một đồ tháo lắp xích và hộp xích
- Nan hoa xe: mang đúng loại, đúng cỡ.
- Một khóa xe đạp.
- Đồng hồ đo tốc độ, đường dài, nhiệt độ...