Em ơi cứ đi đi
Đến nơi nào cũng được
Đi cho hết đau, hết điên, hết mê...
Phần 1: Singapore tráng lệ
Đi MRT thật sướng!
Điều tuyệt vời đầu tiên mà mình trải nghiệm ngay sau khi đặt chân xuống sân bay Changi chinh là hệ thống tàu điện ngầm MRT của Singapore. Hiện đại, thân thiện và vô cùng văn minh. Nó quả là một hệ thống giao thông thông minh và thuận tiện bởi đã được thiết kế để kết nối thông suốt khắp thành phố với một lộ trình kín kẽ và hợp lý không chê vào đâu được. Cứ nhìn bản đồ MRT này thì biết. Có 4 tuyến MRT tất cả: line đỏ NS từ Jurong East đến Marina Bay, line vàng CE từ Marina Bay đến HarbourFront, line tím NE từ HarbourFront đến Punggol và line xanh EW từ Joo Koon đến Paris Sir và Changi Airport. Trong đó có 3 tuyến chinh có lưu lượng nhiều nhất là line đỏ, xanh và vàng. Line tím là line phụ thôi, mà đúng là trong 10 ngày ở Sing mình đi rất ít line này thật, chỉ có mỗi lần ra khu Tiểu Ấn và Clarke Quay là đi line này thôi. Và điểm mình đi qua nhiều nhất là ga Dhoby Ghaut, vì đây là điểm trung chuyển (interchange) đông nhất, giao điểm của cả 3 lines. Các interchange khác thì nhiều nhất chỉ là giao giữa 2 lines thôi.
Ảnh chụp ở ga MRT City Hall – giao giữa line đỏ và line xanh nè- lúc 19h
Học đi MRT rất dễ, đến nỗi mà thậm chí ngay cả khi bạn không nói được tiếng Anh và chỉ có một mình, bạn vẫn yên tâm vi vu cả Singapore bằng MRT ngon ơ. Vì bảng hướng dẫn và bản đồ cũng như các tài liệu chỉ đương luôn có sẵn ở bất cứ một nhà ga nào, và được đặt ở những vị trí không thể hợp lý hơn. Không chỉ ở nhà ga mà bất cứ khu công cộng nào cũng thế, bảng chỉ dẫn rất rõ ràng, đầy đủ cũng như thiết kế bài trí rất ổn, thể hiện một tư duy tổ chức rất khoa học của người Singapore. Cộng thêm với tình hình an ninh trật tự vô cùng ổn định nữa, mình thề là kể cả những người lơ ngơ nhất cũng khó mà “bị làm sao” ở Sing .
Mình đi MRT bằng thẻ Ez-link, kiểu như vé tháng xe bus ở Việt Nam, có thể đi mọi tuyến. Cứ mỗi lần chuyển tuyến, ví dụ từ line đỏ sang line vàng chẳng hạn, bạn sẽ phải quẹt check out ra khỏi line đỏ và quẹt check-in vào line vàng, mỗi lần quẹt sẽ bị trừ đi khoảng 1,2 SGD trong thẻ. Nếu như đi một mạch trong cùng một line mà ko cần chuyển thì chỉ bị trừ một lần thôi. Như vậy, số tiền ko phụ thuộc vào độ dài đường đi mà phụ thuộc vào số lượng tuyến cần đi, càng ít chuyển tuyến thì càng đỡ tốn tiền, hì hì. Có một lần mình quẹt check-in ko được, barrier chắn ko mở cho đi, hóa ra là vì lúc mình check-out ở ga cũ ko được ghi nhận, nên nó khóa ko cho check-in sang chỗ khác, thế là mình phải nhờ bác trực nhà ga can thiệp bằng máy móc cho mới đi qua được. Hiện đại nhưng cũng ko tránh được lỗi nhé, hehe. Thẻ Ez-link này ko chỉ đi MRT mà đi bus cũng được, nó cùng một hệ thống, thật là tiện lợi. Nếu ko dung thẻ Ez-link thì cũng có thể dung vé đơn (như kiểu vé ngày xe bus VN) gọi là Standard ticket, mua ở máy bán tự động, tất nhiên giá sẽ đắt hơn đi bằng thẻ.
Ga MRT thường đông vào lúc 9h sáng và 8h tối vì đó là giờ tan tầm của họ. Bên Sing hay Mã đều bắt đầu ngày làm việc rất muộn, các khu shopping cũng thế, thường phải 10h sáng mới bắt đầu mở. Chiều thì tan làm muộn hơn và ngủ cũng muộn hơn. Sướng thật, giá mà bên mình cũng vậy nhỉ, rất hợp với thể loại cú đêm như mình, hihi.
Trong suốt những ngày lang thang đất Sing, có lẽ âm thanh quen thuộc và thân thương mà mình nhớ nhất là giọng loa tự động thông báo điểm đến trên tàu “Next station: Dhoby Ghaut…” nghe thật là êm ái, cả tiếng tàu u u lao đi vun vút nữa chứ, nhớ lắm. Đó là một cảm giác thư thái rất thành thị, tức là ở giữa một sự vận động hối hả kiểu công nghiệp hiện đại nhưng lại cảm thấy rất bình yên, thanh thản và văn minh, đối lập hoàn toàn với cảm giác khi đi giữa đường phố Hà Nội vào lúc 6h chiều và trời có mưa – cảm giác sợ hãi và xa lạ như đi giữa một bầy người vậy.
Châu Á thu nhỏ trong lòng Singapore
Ngay khi bạn đi một chuyến MRT thôi là bạn có thể cảm nhận ngay điều này: sự đa dạng về sắc tộc. Ở Sing có 3 chủng người: người Tàu chiếm số đông tới 70%, còn lại là dân Malaysia và dân Ấn độ. Ngay cả giọng loa thông báo ở bến ga cũng được đọc bằng 4 thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Tàu, tiếng Ấn và tiếng Malay. Đủ các thể loại người có thể đứng chung với bạn trên cùng một chuyến tàu: béo gầy, đen trắng, cao thấp, Hồi giáo, Hindu cho đến Phật giáo hay vô thần, quần đùi váy ngắn cho đến trùm kín mặt mũi, trọc đầu hay râu ria xồm xoàm đủ cả. Có thể nói là bạn sẽ thấy mọi thứ rất đa dạng, và con người thì thật khác nhau. Điều đó ko thể có ở Việt Nam, một dân tộc khá là thuần nhất và giống nhau, một xã hội dễ bị ảnh hưởng bởi trào lưu và xu hướng do đặc tính tâm lý cộng đồng làng xã còn lưu truyền lại từ xa xưa, nơi mà con người ta ít chấp nhận tính cá nhân hay những điều khác biệt. Thành ra cứ có cái gì khác lạ là hay bị soi mói bàn tàn, và người ta hay chạy theo đám đông. Xã hội Hàn Quốc hay Trung Quốc cũng là một kiểu xã hội thuần nhất như vậy. Ở Singapore hay nước láng giềng Malaysia thì không như vậy. Chính sự đa dạng sắc tộc khiến cho mọi thứ cởi mở và thoáng hơn. Vì quá khác nhau nên ngay từ đầu người ta không thể làm gì khác ngoài việc chấp nhận sự khác biệt của những người xung quanh mình như một cách để hòa đồng vào xã hội. Người ta không phải dằn vặt cố gắng tìm kiếm những điểm tương đồng từ môi trường mà chủ động chấp nhận cái khác biệt của bản thân và hòa hợp nó vào xã hội. Có lẽ bởi thế tính cá nhân ở đây được coi trọng hơn, và cũng bởi thế, sự sáng tạo được chấp nhận và phát triển rộng rãi ở đất nước này hơn chăng? Mình nghĩ là đúng thế.
Dạo gần đây mình có nghĩ nhiều về ảnh hưởng của “sự va chạm văn hóa” tới “sự phát triển nhân cách của con người”, và mình phát hiện ra là những cá nhân sống trong môi trường đa văn hóa – hay là môi trường tồn tại nhiều sự khác biệt thì sẽ có xu hướng trưởng thành sớm hơn những cá nhân sống trong môi trường thuần nhất một kiểu. Đơn giản là khi trải nghiệm sự xung đột, những khác biệt, những va chạm, thì con người ta mới hiểu bản thân mình hơn và phát triển đa dạng hơn với đầu óc cởi mở hơn.
Một ngày ở Sentosa
Sentosa đúng là thiên đường giải trí và chốn tiêu tiền nhanh ko kể xiết. Muốn chơi gì cũng có bởi nó đáp ứng nhu cầu giải trí đa dạng của tất cả mọi người. Trẻ em thì có khu xem phim, Underwater world, rồi Song of the sea, người lớn thì có sòng bạc Casino, rồi Universal Studio cho những ai mê phim ảnh và thích cảm giác mạnh – cái này thì quá nổi tiếng rồi, nó làm theo mô hình Universal Studio của Mỹ mà. Có cả bảo tang sáp Images of Singapore, vườn bướm, vương quốc côn trùng… Nhiều quá mình chẳng thể đi hết. Lượn lờ không thôi đã hết nguyên 1 ngày rồi.
Chụp ảnh Merlion- đây là con sư tử bố (đấy là mình gọi thế) Tại vì ở Sing có 3 con sư tử: sư tử mẹ và sư tử con được đặt ở khu Esplanade, đều phun nước. Riêng có sư tử bố ở Sentosa là ko phun nước thôi. Đợt mình tới là quốc khánh Sing và ở các biểu tượng sư tử ở các khu vui chơi giải trí đều ghi là Merlion đã được 40 tuổi.
Hôm đó ăn uống ở Malaysia Food Street, rất là thích cách bài trí không gian ở bên trong nhà: dàn dựng như một khu phố đêm, các hàng quán bày trong kios, đặc biệt là còn treo một ông trăng nhân tạo ở phía trên và trần nhà thì phủ một lớp đen tuyền đúng y như là đêm luôn. Mình rất thích ý tưởng này
À mình còn chơi trò Skyline Luge nữa. Trò này là đua xe chạy xuống dốc, cái xe naỳ ko biết gọi là xe gì – xe bệt, phanh cơ bằng chân. Mình đua với 2 anh bạn, vui xả láng luôn. Sau khi hoàn thành chặng đua thì được đóng một cái dấu LUGE ở trên bàn tay , rồi trèo lên cáp treo ngắm một vòng toàn cảnh Sentosa luôn. Ahhh such a feeling!
Đến nơi nào cũng được
Đi cho hết đau, hết điên, hết mê...
Phần 1: Singapore tráng lệ
Đi MRT thật sướng!
Điều tuyệt vời đầu tiên mà mình trải nghiệm ngay sau khi đặt chân xuống sân bay Changi chinh là hệ thống tàu điện ngầm MRT của Singapore. Hiện đại, thân thiện và vô cùng văn minh. Nó quả là một hệ thống giao thông thông minh và thuận tiện bởi đã được thiết kế để kết nối thông suốt khắp thành phố với một lộ trình kín kẽ và hợp lý không chê vào đâu được. Cứ nhìn bản đồ MRT này thì biết. Có 4 tuyến MRT tất cả: line đỏ NS từ Jurong East đến Marina Bay, line vàng CE từ Marina Bay đến HarbourFront, line tím NE từ HarbourFront đến Punggol và line xanh EW từ Joo Koon đến Paris Sir và Changi Airport. Trong đó có 3 tuyến chinh có lưu lượng nhiều nhất là line đỏ, xanh và vàng. Line tím là line phụ thôi, mà đúng là trong 10 ngày ở Sing mình đi rất ít line này thật, chỉ có mỗi lần ra khu Tiểu Ấn và Clarke Quay là đi line này thôi. Và điểm mình đi qua nhiều nhất là ga Dhoby Ghaut, vì đây là điểm trung chuyển (interchange) đông nhất, giao điểm của cả 3 lines. Các interchange khác thì nhiều nhất chỉ là giao giữa 2 lines thôi.
Ảnh chụp ở ga MRT City Hall – giao giữa line đỏ và line xanh nè- lúc 19h
Học đi MRT rất dễ, đến nỗi mà thậm chí ngay cả khi bạn không nói được tiếng Anh và chỉ có một mình, bạn vẫn yên tâm vi vu cả Singapore bằng MRT ngon ơ. Vì bảng hướng dẫn và bản đồ cũng như các tài liệu chỉ đương luôn có sẵn ở bất cứ một nhà ga nào, và được đặt ở những vị trí không thể hợp lý hơn. Không chỉ ở nhà ga mà bất cứ khu công cộng nào cũng thế, bảng chỉ dẫn rất rõ ràng, đầy đủ cũng như thiết kế bài trí rất ổn, thể hiện một tư duy tổ chức rất khoa học của người Singapore. Cộng thêm với tình hình an ninh trật tự vô cùng ổn định nữa, mình thề là kể cả những người lơ ngơ nhất cũng khó mà “bị làm sao” ở Sing .
Mình đi MRT bằng thẻ Ez-link, kiểu như vé tháng xe bus ở Việt Nam, có thể đi mọi tuyến. Cứ mỗi lần chuyển tuyến, ví dụ từ line đỏ sang line vàng chẳng hạn, bạn sẽ phải quẹt check out ra khỏi line đỏ và quẹt check-in vào line vàng, mỗi lần quẹt sẽ bị trừ đi khoảng 1,2 SGD trong thẻ. Nếu như đi một mạch trong cùng một line mà ko cần chuyển thì chỉ bị trừ một lần thôi. Như vậy, số tiền ko phụ thuộc vào độ dài đường đi mà phụ thuộc vào số lượng tuyến cần đi, càng ít chuyển tuyến thì càng đỡ tốn tiền, hì hì. Có một lần mình quẹt check-in ko được, barrier chắn ko mở cho đi, hóa ra là vì lúc mình check-out ở ga cũ ko được ghi nhận, nên nó khóa ko cho check-in sang chỗ khác, thế là mình phải nhờ bác trực nhà ga can thiệp bằng máy móc cho mới đi qua được. Hiện đại nhưng cũng ko tránh được lỗi nhé, hehe. Thẻ Ez-link này ko chỉ đi MRT mà đi bus cũng được, nó cùng một hệ thống, thật là tiện lợi. Nếu ko dung thẻ Ez-link thì cũng có thể dung vé đơn (như kiểu vé ngày xe bus VN) gọi là Standard ticket, mua ở máy bán tự động, tất nhiên giá sẽ đắt hơn đi bằng thẻ.
Ga MRT thường đông vào lúc 9h sáng và 8h tối vì đó là giờ tan tầm của họ. Bên Sing hay Mã đều bắt đầu ngày làm việc rất muộn, các khu shopping cũng thế, thường phải 10h sáng mới bắt đầu mở. Chiều thì tan làm muộn hơn và ngủ cũng muộn hơn. Sướng thật, giá mà bên mình cũng vậy nhỉ, rất hợp với thể loại cú đêm như mình, hihi.
Trong suốt những ngày lang thang đất Sing, có lẽ âm thanh quen thuộc và thân thương mà mình nhớ nhất là giọng loa tự động thông báo điểm đến trên tàu “Next station: Dhoby Ghaut…” nghe thật là êm ái, cả tiếng tàu u u lao đi vun vút nữa chứ, nhớ lắm. Đó là một cảm giác thư thái rất thành thị, tức là ở giữa một sự vận động hối hả kiểu công nghiệp hiện đại nhưng lại cảm thấy rất bình yên, thanh thản và văn minh, đối lập hoàn toàn với cảm giác khi đi giữa đường phố Hà Nội vào lúc 6h chiều và trời có mưa – cảm giác sợ hãi và xa lạ như đi giữa một bầy người vậy.
Châu Á thu nhỏ trong lòng Singapore
Ngay khi bạn đi một chuyến MRT thôi là bạn có thể cảm nhận ngay điều này: sự đa dạng về sắc tộc. Ở Sing có 3 chủng người: người Tàu chiếm số đông tới 70%, còn lại là dân Malaysia và dân Ấn độ. Ngay cả giọng loa thông báo ở bến ga cũng được đọc bằng 4 thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Tàu, tiếng Ấn và tiếng Malay. Đủ các thể loại người có thể đứng chung với bạn trên cùng một chuyến tàu: béo gầy, đen trắng, cao thấp, Hồi giáo, Hindu cho đến Phật giáo hay vô thần, quần đùi váy ngắn cho đến trùm kín mặt mũi, trọc đầu hay râu ria xồm xoàm đủ cả. Có thể nói là bạn sẽ thấy mọi thứ rất đa dạng, và con người thì thật khác nhau. Điều đó ko thể có ở Việt Nam, một dân tộc khá là thuần nhất và giống nhau, một xã hội dễ bị ảnh hưởng bởi trào lưu và xu hướng do đặc tính tâm lý cộng đồng làng xã còn lưu truyền lại từ xa xưa, nơi mà con người ta ít chấp nhận tính cá nhân hay những điều khác biệt. Thành ra cứ có cái gì khác lạ là hay bị soi mói bàn tàn, và người ta hay chạy theo đám đông. Xã hội Hàn Quốc hay Trung Quốc cũng là một kiểu xã hội thuần nhất như vậy. Ở Singapore hay nước láng giềng Malaysia thì không như vậy. Chính sự đa dạng sắc tộc khiến cho mọi thứ cởi mở và thoáng hơn. Vì quá khác nhau nên ngay từ đầu người ta không thể làm gì khác ngoài việc chấp nhận sự khác biệt của những người xung quanh mình như một cách để hòa đồng vào xã hội. Người ta không phải dằn vặt cố gắng tìm kiếm những điểm tương đồng từ môi trường mà chủ động chấp nhận cái khác biệt của bản thân và hòa hợp nó vào xã hội. Có lẽ bởi thế tính cá nhân ở đây được coi trọng hơn, và cũng bởi thế, sự sáng tạo được chấp nhận và phát triển rộng rãi ở đất nước này hơn chăng? Mình nghĩ là đúng thế.
Dạo gần đây mình có nghĩ nhiều về ảnh hưởng của “sự va chạm văn hóa” tới “sự phát triển nhân cách của con người”, và mình phát hiện ra là những cá nhân sống trong môi trường đa văn hóa – hay là môi trường tồn tại nhiều sự khác biệt thì sẽ có xu hướng trưởng thành sớm hơn những cá nhân sống trong môi trường thuần nhất một kiểu. Đơn giản là khi trải nghiệm sự xung đột, những khác biệt, những va chạm, thì con người ta mới hiểu bản thân mình hơn và phát triển đa dạng hơn với đầu óc cởi mở hơn.
Một ngày ở Sentosa
Sentosa đúng là thiên đường giải trí và chốn tiêu tiền nhanh ko kể xiết. Muốn chơi gì cũng có bởi nó đáp ứng nhu cầu giải trí đa dạng của tất cả mọi người. Trẻ em thì có khu xem phim, Underwater world, rồi Song of the sea, người lớn thì có sòng bạc Casino, rồi Universal Studio cho những ai mê phim ảnh và thích cảm giác mạnh – cái này thì quá nổi tiếng rồi, nó làm theo mô hình Universal Studio của Mỹ mà. Có cả bảo tang sáp Images of Singapore, vườn bướm, vương quốc côn trùng… Nhiều quá mình chẳng thể đi hết. Lượn lờ không thôi đã hết nguyên 1 ngày rồi.
Chụp ảnh Merlion- đây là con sư tử bố (đấy là mình gọi thế) Tại vì ở Sing có 3 con sư tử: sư tử mẹ và sư tử con được đặt ở khu Esplanade, đều phun nước. Riêng có sư tử bố ở Sentosa là ko phun nước thôi. Đợt mình tới là quốc khánh Sing và ở các biểu tượng sư tử ở các khu vui chơi giải trí đều ghi là Merlion đã được 40 tuổi.
Hôm đó ăn uống ở Malaysia Food Street, rất là thích cách bài trí không gian ở bên trong nhà: dàn dựng như một khu phố đêm, các hàng quán bày trong kios, đặc biệt là còn treo một ông trăng nhân tạo ở phía trên và trần nhà thì phủ một lớp đen tuyền đúng y như là đêm luôn. Mình rất thích ý tưởng này
À mình còn chơi trò Skyline Luge nữa. Trò này là đua xe chạy xuống dốc, cái xe naỳ ko biết gọi là xe gì – xe bệt, phanh cơ bằng chân. Mình đua với 2 anh bạn, vui xả láng luôn. Sau khi hoàn thành chặng đua thì được đóng một cái dấu LUGE ở trên bàn tay , rồi trèo lên cáp treo ngắm một vòng toàn cảnh Sentosa luôn. Ahhh such a feeling!
Last edited: