What's new

tessuarai

Phượt tiên
Những topic trên 1 tháng không có trả lời / đã trả lời ở các topic khác

Lễ hội cúng trăng hay lễ “đút cốm dẹt” (Bon som pés prés khe hay Ok om bok) được tổ chức hàng năm vào đêm 15 tháng 10 âm lịch, nhằm tưởng nhớ và tạ ơn mặt trăng vốn được người Khơ me coi như một vị thần điều động mùa màng trong năm. Thức cúng đặc biệt trong lễ này là cốm dẹt nên người ta còn gọi là lễ “Đút cốm dẹt”.

Sở dĩ có Ok om bok là vì dân tộc Khơme đa số là nông dân, làm ruộng theo hai mùa trong năm. Mùa mưa từ 16 tháng 4 tới 15 tháng 10, mùa khô từ 16 tháng 10 tới 15 tháng 4 âm lịch. Hai mùa ấy tính theo đường quay vòng trái đất của mặt trăng. Vì thế ngày 15 tháng 10 là ngày cuối cùng mùa hạ và cũng là thời gian thu thoạch hoa màu đủ loại, trong đó có lúa nếp là sớm nhất, và để nhớ ơn mặt trăng, họ lấy lúa nếp giã thành cốm dẹt với các hoa màu khác để cúng trăng.

soctrang1116.jpg


Buổi lễ được tiến hành như sau: đúng đêm 15 tháng 10 trước khi mặt trăng lên đỉnh đầu, mọi người tập trung tại khuôn viên chùa, tại từng nhà, hay nhiều nhà cùng đến một nơi rộng rãi, không có bóng cây che khuất để làm lễ cúng mặt trăng.

Trước hết họ đào lỗ cắm hai cây trúc làm trụ, hình thức giống như một cái cổng bằng tre, có trang trí hoa lá. Dưới cổng, người ta kê một cái bàn bầy các vật cúng bo gồm cóm dẹt và các hoa màu nông sản khác: dừa, chuối, khoai lang, khoai mì, khoai môn, bánh kẹo… Sau đó họ trải chiếu mời bà con cô bác ngồi chắp tay quay mặt về mặt trăng để làm lễ, và đúng khi mặt trăng lên cao tỏa sáng, người ta đốt nhang, nến, rót trà và mời một cụ già làm chủ lễ. Cụ khấn vái, nói lên lòng biết ơn của đồng bào dâng và ban phước cho mọi người sức khỏe dồi dào, thời tiết mưa thuận gió hòa để đồng bào hưởng được nhiều thành quả lao động trong năm tới.

Cúng xong, cụ gọi các trẻ em đến gần, ngồi chắp tay hướng về mặt trăng, rồi lấy cốm dẹt cùng với các thức cúng bái khác, mỗi thứ một ít đút vào miệng các trẻ em, còn tay kia đấm lưng hỏi các em muốn gì. Những câu trả lời của các em sẽ là niềm tin của người lớn vào kết quả xấu tốt trong năm dứt.

Kế đó, họ mời mọi người dùng các thức cúng, còn các em múa hát, vui chơi cho tới khuya mới chấm dứt.

Lễ cúng trăng còn liên quan đến sự tích Con thỏ và mặt trăng như sau:

Trong một tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca, ngài là một con thỏ sống quanh quẩn bên sông Hừng. Thỏ kết bạn với khỉ, Rái Cá và Chó rừng. Trình độ hiểu biết của Thỏ cao hơn ba con thú kia, biết tham thiền để cầu mong được gần gũi các đáng cao cả. Thỏ cùng ba bạn sống một cuộc đời yên vui và có tình thương thân tương trợ lẫn nhau.

Nhiều năm trôi qua, một hôm, trước ngày trăng tròn, Thỏ gọi ba bạn đến bảo rằng:

- Trước kia chúng ta hứa rằng đến ngày trăng tròn thì nhịn đói để ngồi thiền, giữ thân thể sạch sẽ và lòng không bợn nhơ. Nay tôi xin nhắc các bạn sáng sớm mai nhớ tìm thức ăn như mọi ngày để dành cho những người ăn xin.
Cả ba cùng vui vẻ nhận lời rồi cùng chia tay.

Sáng sớm, cả ba cùng chia nhau kiếm mồi. Chẳng bao lâu, Rái Cá đem về 5 con cá; Chó rừng đem về một vò sữa, một hũ bơ, một gói ơm; Còn khỉ thì bẻ vài trái xoan chín. Cả ba cùng ngồi một chổ “tham thiền”. Riêng Thỏ không đi đâu mà chỉ ngồi “nhập định” trước của hang.

Ý định tốt đẹp của các con vật làm động lòng trời. Thần Sekra, chúa của các thần Deve, bèn giải làm người ăn xin xuống trần thử lòng bốn con vật. Trước tiên, thần đến chổ Rái cá ngôi xin ăn. Rái mời thần dùng cá, ông cám ơn và nói chờ ông tắm rửa sạch sẽ rồi ăn. Thần lại đến chổ Chó rừng và Khỉ thì cũng được mời như Rái cá và ông cũng nói cấu giống như nói với Rái.

Cuối cùng, thần dến chổ Thỏ và được Thỏ vui vẻ nói:
- Xin người chờ tôi đót lửa và sẽ dâng người một thức ăn ngon lành.
Nói xong, Thỏ đốt lửa lên. Khi ngon lửa bùng cháy to, Thỏ nhảy vào lửa và nói:
- Mời người dùng thịt này.
Những không ngờ khi nhẩy vào lửa, Thỏ không thấy nóng mà lại bị gió lạnh. Thỏ nhảy ra bỏ thêm củi vào đót cho lửa cháy to nửa.
Trong lúc ấy người ăn xin biến mất. Thần Sekra hiện ra cho biét tên mình và ngợi khen nghĩa cử cao đẹp của bốn con vật, nhất là Thỏ. Ông nói:
- Đối với lòng hi sinh cao đẹp của Thỏ, ta phải để cho đời đời làm gương.
Nói xong, Thần biến thân mình cao lớn đựng tới mây xanh, đưa tay vịn vào ngọn núi và vẽ hình thỏ lên mặt trăng.
Trước khi về trời, Thần Sekra nhắc lại:
- Ta muốn thế gian đời đời kiếp kiếp thấy hình thỏ trên mặt trăng để nhớ mãi việc hi sinh này.

Do truyền thuyết trên mà đồng bào người Khơ me cũng trăng để nhớ đến nghĩa cử cao đẹp của Thỏ mà chính là Đức Phật Thích ca.

Cũng trong lễ cúng trăng này, đồng bào Khơ me còn tổ chức lễ thả đèn nước gọi là “Coy prtip”. Từ xa xưa, tục thả đèn nước hoàn toàn mang tính chất tôn giáo, vì theo truyền thuyết, đèn nước tượng trưng cho hàm dưới Dức Phật ở lại hạ giới để độ trì chúng sinh. Thuyết khác lại cho đèn nước chính là chiếc răng Phật được loài rắn Naga giữ…

Do đó, đến ngày nay, đồng bào tổ chức lễ này để tưởng nhớ đến Đức Phật và cũng để dân làng xin lỗi nước và đất vì đã làm ô uế chúng trong năm; ngoài ra đây cũng là dịp để mọi người được ngắm lại cái đẹp, cái rực rỡ của chiếc đèn trôi trên dòng sông trong đêm lễ hội. Đèn nước có cấu tạo như một ngôi đền, làm bằng thân và bẹ chuối, có trang trí hoa lá. Đầu đèn, người ta treo cờ phướn (cờ Phật Giáo). Chung quanh, người ta cắm đèn cầy và nhang, bên trongbày các thức cúng như trái cây, bánh kẹo, gạo, muối…

Mở đầu buổi lễ thả đèn, sư sãi và đồng bào thắp nến và nhang xung quanh đèn rồi tụng kinh để tưởng nhớ đến Đức Phật và xin lỗi Đất và Nước. Sau đó, người ta rước đèn ra nơi thả có đoàn múa trống Xà-yam của chùa đi theo. Khi đèn được thr xuống, trẻ em đua nhau nhảy xuống tranh các lễ vật cúng để lấy phước.

Ở một số tỉnh, lễ thả đèn nước lại được tổ chức vào ngày xuất hạ của sư sãi, những mục đích cũng giống nhau, bởi trong lễ hội cúng trăng tại những tỉnh này đã có kèm theo một lễ hội tưng bừng náo nhiệt khác là “lễ đua ghe”

Nguồn: http://www.dulichbui.org/2009/10/tim-hieu-le-hoi-ok-om-bok-le-cung-trang.html


Thông tin lễ hội Ok-Om-Bok 2012:

Tên gọi: Lễ hội Ok-Om-Bok gắn với Hội chợ triển lãm Thương mại - Du lịch năm 2012 tỉnh Trà Vinh.

Khai diễn: từ ngày 24/11/2012 đến 28/11/2012 (05 ngày) tại các địa điểm như sau:

+ Tổ chức Lễ hội: Khu Văn hóa - Du lịch Ao Bà Om; Nhà thi đấu thể thao tỉnh; Sân vận động tỉnh và sông Long Bình - thành phố Trà Vinh.

Lễ hội chính khai mạc vào lúc 20 giờ, ngày 28/11/2012 tại khu văn hóa - du lịch Ao Bà Om, phường 8, TP Trà Vinh.

+ Tổ chức Hội chợ triển lãm Thương mại - Du lịch: Hội chợ triển lãm Thương mại - Du lịch lần này với quy mô cấp tỉnh, có mời mở rộng các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ, gồm có 400 gian hàng của các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh tham gia và 08 gian hàng trưng bày các hiện vật văn hóa dân tộc và các hàng hóa nông sản, hàng hóa do đông bào khmer trong tỉnh sản xuất. Địa điểm: Tại Trung tâm Văn hóa tỉnh và tại Khu văn hóa - du lịch Ao Bà Om, phường 8, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh; thời gian diễn ra từ ngày 24/11/2012 đến ngày 28/11/2012.

+ Hội chợ triển lãm khai mạc vào lúc 20 giờ 00, ngày 24/11/2012 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Trà Vinh.

+ Hoạt động thể thao dân gian truyền thống: Đua Ghe ngo (nam, nữ) với quy mô cấp tỉnh và cấp khu vực đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm các tỉnh: Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bạc Liêu, An Giang và thành phố Cần Thơ. Địa điểm: Đoạn sông Long Bình; thời gian diễn ra từ ngày 25/11/2012 đến ngày 27/11/2012.

Nguồn: http://www.travinh.gov.vn/wps/porta...uc/tinhoatdong/lehoiokomboktinhtravinhnam2012

Lưu ý: Topic này nhằm gợi ý cho các đồng chí một điểm đến đáng dừng chân khi phám phá miền Nam. Không nhằm mục đích tìm bạn đồng hành. Các đồng chí có thể tìm bạn đồng hành tại đây: https://www.phuot.vn/forums/62-Tìm-bạn-đồng-hành-Tổ-chức-chuyến-đi-TRONG-NƯỚC
 
Last edited:
Xin trợ giúp thông tin xe khách cà mau

Chào các bạn. Mình muốn hỏi thông tin xe khách đi từ cà mau sang rạch giá. Theo như mình hỏi thì ko có xe nào đi từ cà mau sang rạch giá hoặc hà tiên cả. Bạn nào ở cà mau có thể tư vấn giúp mình ko. Thanka
 
Re: Xin trợ giúp thông tin xe khách cà mau

Bạn ơi mình ko nhớ số xe nhưng có xe nhé, cứ ra bến xe là có, mình ở kiên giang ngày nào cũng thấy xe camau-hà tiên, cà mau-rạch giá chạy qua. nhưng xe như xe buz thôi nhé.
 
Xin tư vấn chọn địa điểm cắm trại ở Đồng Nai

Mình tính tổ chức cho lớp ĐH mình 1 buổi cắm trại lớp trước khi ra trường nhưng cũng đang phân vân lắm mọi người ạ, mình k biết đi đâu cho an toàn mà vui vẻ để có nhiều kỷ niệm sau này, tình cờ đọc được vài bài báo trên zing tư vấn vài địa điểm đi.
Đảo Ó - Ðồng Trường
Núi Chứa Chan
Thác Ba Zọt
Thác Mai
KDL sinh thái Vườn Xoài
Du lịch vườn Long Khánh
Rừng quốc gia Nam Cát Tiên
Đá Ba Chồng
Thác Giang Điền
Khu du lịch Bửu Long

Em cũng tính là Thác Mai nhưng đọc qua thì cũng có nhiều nơi thú vị lắm như đảo ó hay Nam cát tiên, mọi người ai có kinh nghiệm cắm trại đêm ở đây cho mình vài review, kinh nghiệm nha.
Cảm ơn mọi người nhiều lắm.
 
Chia sẻ kinh nghiệm ngủ nhờ ở Miền Tây.

Mấy tháng nữa mình sẽ có 1 chuyến phượt miền tây. Vì muốn ngắm nhìn thiên nhiên, tìm hiểu cách sống cách sinh hoạt của người miền tây non nước như thế nào nên mình sẽ xin ngủ nhờ nhà dân hay ở chùa. Và nghe nói người miền tây rất hiếu khách nên mình muốn trải nghiệm.
Bạn nào có kinh nghiệm xin ngủ nhờ nhà dân ở miền tây thì chia sẻ với mình nữa nha.
 
Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Bến Tre lần I năm 2013 từ ngày 06/9 đến ngày 12/9/2013

Hưởng ứng tuần lễ “Văn hóa – Du lịch tỉnh Bến Tre lần thứ I năm 2013”, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức 02 Hội thi “Hướng dẫn viên du lịch tỉnh Bến Tre lần I năm 2013” và "Lễ tân khách sạn tỉnh Bến Tre lần I năm 2013" vào tháng 9 năm 2013. Mọi thông tin chi tiết vui lòng xem tại:
- Hội thi Hướng dẫn viên du lịch tỉnh Bến Tre lần I năm 2013.
- Hội thi Lễ tân khách sạn tỉnh Bến Tre lần I năm 2013.
 
Xin kinh nghiệm Phượt Rừng Quốc gia Nam Cát Tiên ạ

Chào mọi người, em là mem theo dõi phuot.vn lâu nay nhưng chỉ mới tạo acc :D

NCT trước đây em từng đi ngang 1 lần nhưng chưa có dịp đi sâu vào trong, sẵn đây nhóm lớp em vừa bảo vệ đồ án xong muốn làm 1 chuyến phượt + cắm trại tại NCT 1 lần.
Trước khi lập topic này em cũng đã tham khảo ít nhất là 4 topic khác (và từ các forum khác) về kinh nghiệm phượt NCT. Tuy nhiên thông tin có vẻ không trùng khớp, vả lại cũng ở những thời điểm khác nhau, topic gần nhất là từ tháng 4 năm nay.
Nên em muốn lập topic này để xin kinh nghiệm phượt NCT 1 cách chính nhất ạ :D
(em có lời lẽ ko phải xin mấy anh mấy chị bỏ qua ạ, em mới 20 )

Thứ 1 ạ:
Đường từ QL20 vào Nam Cát Tiên mình đi xe máy được phải không ạ ?
Theo em biết thì trước khi vào rừng Nam Cát Tiên thì phải băng qua sông ĐN, tức là các phương tiện như xe máy, ô tô phải để gửi lại; có đúng không ạ?

Thứ 2:
Từ khu trung tâm rừng cách Bàu Sấu bao xa ạ?
Em nghe nói phương tiện duy nhất để vào Bàu Sấu là phải đi xe của Ban Quản Lý, và giá cả phải tầm 1tr mấy? Ngoài cách di chuyển đó còn cách di chuyển nào tiết kiệm hơn không ạ?

Thứ 3:
Nhóm em muốn cắm trại ở Nam Cát Tiên thì ở vị trí nào là được phép ạ?

Thứ 4:
Mùa này thời tiết có vẻ ẩm ướt, tham quan NCT có ok ko ạ?

Thứ 5:
Vào NCT có cần phải liên hệ đăng ký trước với Ban quản lí rừng không hay được tham quan tự túc.?

Em xin hết ạ! Mong các anh chị có kinh nghiệm hơn chỉ bảo ạ.
Nhân tiện anh chị nào có bản đồ đường đi nước bước chi tiết thì chia sẻ hộ em cảm ơn nhiều ạ :)

p/s: Em là dân Mỹ Tho, học ở SG, trước cũng thấy mấy chú mấy bác ở Mỹ Tho phượt NCT nên cũng muốn thử 1 lần :D
 
Nhờ các bạn giúp đỡ đi phượt xe máy từ VT đến Phan Thiết.

Chào các bác,

Em đang dự định đi phượt lần đầu cho biết và địa điểm đầu tiên chọn là Phan Thiết
Lý do: vô tình được biết từ VT tới PT có đg đi ven biển chỉ với khoản cách 150km.
Do đi lần đầu và ko có nhiều kinh nghiệm nên xin các bác tư vấn ở các điểm sau:

1/ Lộ trình đường đi là: "Từ Vũng Tàu đi Phan Thiết theo đường ven biển khoảng 150km (Vũng Tàu - Long Hải - Bình Châu - Lagi - Kê Gà - Phan Thiết). Nếu đi thẳng, không la cà, ghé dọc đường thì bạn mất khoảng 4 tiếng (tốc độ trung bình 40km/h để còn ngắm đường ven biển."
Nếu thế thì đi đg này đúng ko ạ?


Lúc đến Lagi mình ko đi theo đg bản đồ mà đi đg dọc bờ biển có đc ko?

2/ Ở PT nên ở đâu, ăn gì, đi đâu?

- Về chỗ ở: e định thuê 1 apartment (có thể là nhà hoặc biệt thự gì cũng đc) hay nhà nghỉ, nói chung e định tính toán kinh phí/chất lươngk là ok nhất. em có tham khảo có nơi cho thuê biệt thự ở đc 10 người giá 1tr5/1 ngày, tính ra 2 đên mất 300k/1 người so với nhà nghỉ thì ko mắc hơn bao nhiêu cả. Có bác nào rành về khoản này tư vấn e với, thanks.

- Về ăn uống: ở nhà nghỉ mình có nấu ăn đc ko ạ, nếu ở đc bt thì việc này chắc cũng đơn giản. Ngoài ra mình nên ăn 1 số đặc sản gì, ở đâu ạ?

- Về đi chơi: do đi xe máy đi nên việc đi lại cũng khá ok, nhờ các bro chỉ thêm địa điểm đi nữa là đc :)

3/ Chuẩn bị:

Việc đi lại bằng xe (có đi bộ) và nấu ăn như vậy thì nên chuẩn bị những gì vậy mấy bác.

Do đi lần đầu nên cũng chưa biết gì nên hỏi hơi nhiều, mong được các bro chỉ dẫn thêm, Thanks (c)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,321
Bài viết
1,175,213
Members
192,044
Latest member
monkey111
Back
Top